Chương trình quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam kinh nghiệm và bài học từ các dự án tài trợ nhỏ

Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam là chương trình hợp tác giữa giữa Cộng

đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu tổng thể là cải thiện chất lượng quy hoạch

đô thị góp phần cải thiện điều kiện môi trường ở các đô thị cấp tỉnh tại Việt Nam. Chương trình

được thực hiện qua 4 năm (2005-2009) ở ba hợp phần chính là Hợp phần Dự án tài trợ nhỏ

(DATTN), Hợp phần Nâng cao năng lực và Đào tạo (NCNL&ĐT), và Hợp phần Kết nối đô thị và

Tăng cường thể chế (KNĐT&TCTC).

Hợp phần DATTN nhằm tạo cơ hội nâng cao nhận thức và năng lực quy hoạch địa phương cho

các thành phố và đô thị cấp tỉnh ở Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long để tìm các giải pháp bền

vững cho các vấn đề môi trường đô thị nhằm mang lợi trực tiếp cho các cộng đồng địa phương,

đặc biệt là các nhóm hộ nghèo. Khoản tài trợ 2,9 triệu ơ-rô dành cho các dự án địa phương dựa

trên những sáng kiến, mô hình triển vọng và sự đa dạng về môi trường. Các Ban liên hiệp (gồm

các đơn vị chính quyền đô thị, các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp)

đề xuất tài trợ các DATTN thông qua quá trình Kêu gọi đề xuất và hai vòng lựa chọn cạnh tranh.

Sau chuyến đi giới thiệu việc Kêu gọi đề xuất DATTN dành cho các đơn vị hợp lệ ở tất cả các

tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian từ tháng 10/2005 – 02/2006, Vòng

1 Kêu gọi đề xuất được khởi động qua Hội thảo đối tác quốc gia vào ngày 25/12/2006 tại Cần

Thơ để kêu gọi các tỉnh nộp đăng ký tóm tắt. Đến tháng 5/2006 có 32 dự án tóm tắt gửi tới Văn

phòng Dự án (VPDA) và Ban thẩm định đã lựa chọn 16 dự án vào vòng 2 để đề xuất dự án chi

tiết trong khoảng thời gian từ tháng 6-8/2006.

Vào tháng 11/2006, 10 dự án tốt nhất được chọn dựa trên các tiêu chí lựa chọn và được Ban chỉ

đạo Bộ Xây dựng và Phái đoàn Ủy ban Châu Âu phê duyệt tài trợ. Sau khi ký kết các hợp đồng

tài trợ này, các Ban liên hiệp địa phương đã chịu trách nhiệm triển khai các DATTN trong giai

đoạn từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2009 theo cơ chế phân quyền hậu kiểm. Văn phòng Dự án

đóng vai trò là cơ quan chủ hợp đồng và hỗ trợ quá trình triển khai các DATTN.

Mặc dù hầu hết các DATTN mang các chủ đề hỗn hợp nhưng có thể phân theo 3 loại chủ đề

chính. Bốn DATTN (Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Cà Mau) tập trung vào nâng cấp đô thị

(đường, thoát nước, vệ sinh, và nhà ở). Ba dự án khác (Kiên Giang, Long An và Cao Lãnh) về

quản lý chất thải rắn. Hai dự án Cần Thơ và An Giang là về quản lý chất thải và cây xanh đô

thị. DATTN Trà Vinh chỉ tập trung vào phủ xanh đô thị.

Trên cơ sở mục tiêu của Chương trình, đặc trưng của các DATTN (xét về tính chất, nội dung

và bối cảnh) và hiện trạng quy hoạch môi trường đô thị ban đầu ở Hợp đồng tài trợ, VPDA đã

chuẩn bị và tổ chức các đợt đào tạo cho các thành viên Ban liên hiệp để họ giải quyết các vấn

đề chung (quy hoạch và quản lý dự án, sự tham gia của cộng đồng, tài chính và hành chính),

và các chủ đề kỹ thuật (thoát nước và vệ sinh, quản lý chất thải rắn, và phủ xanh đô thị) trong

các Kế hoạch hoạt động năm. Sau đó, tất cả các chuyến công tác tư vấn và các ghi chép kỹ

thuật được ghi lại thành cuốn sổ tay thực hiện DATTN để hỗ trợ các Ban liên hiệp DATTN trong

công tác vận hành hàng ngày.

Giai đoạn từ 10/2005 đến tháng 3/2009 là cả một giai đoạn thực sự sôi động từ lúc khởi đầu,

xây dựng cho đến khi thực hiện các DATTN nhằm cải thiện hiện trạng môi trường ở các thành

phố thuộc tỉnh. Nắm bắt cơ hội từ các chuyến đi hướng dẫn lộ trình và Kêu gọi đề xuất, các

Ban liên hiệp DATTN gồm các tổ chức địa phương đã tích cực tham gia và gửi đề xuất tới VPDA.

Trong giai đoạn nộp đề xuất từ tháng 2/2006 đến tháng 12/2006, từ tổng số 32 đăng ký tóm

tắt đã có 10 DATTN tốt nhất được chọn cấp tài trợ (khoảng 300.000 ơ rô cho một dự án) và đã

đi vào thực hiện đến cuối tháng 3/2009.

pdf26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam kinh nghiệm và bài học từ các dự án tài trợ nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn, hoặc email info@uepp.org Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam là chương trình hợp tác giữa giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu tổng thể là cải thiện chất lượng quy hoạch đô thị góp phần cải thiện điều kiện môi trường ở các đô thị cấp tỉnh tại Việt Nam. Chương trình được thực hiện qua 4 năm (2005-2009) ở ba hợp phần chính là Hợp phần Dự án tài trợ nhỏ (DATTN), Hợp phần Nâng cao năng lực và Đào tạo (NCNL&ĐT), và Hợp phần Kết nối đô thị và Tăng cường thể chế (KNĐT&TCTC). Hợp phần DATTN nhằm tạo cơ hội nâng cao nhận thức và năng lực quy hoạch địa phương cho các thành phố và đô thị cấp tỉnh ở Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long để tìm các giải pháp bền vững cho các vấn đề môi trường đô thị nhằm mang lợi trực tiếp cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các nhóm hộ nghèo. Khoản tài trợ 2,9 triệu ơ-rô dành cho các dự án địa phương dựa trên những sáng kiến, mô hình triển vọng và sự đa dạng về môi trường. Các Ban liên hiệp (gồm các đơn vị chính quyền đô thị, các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp) đề xuất tài trợ các DATTN thông qua quá trình Kêu gọi đề xuất và hai vòng lựa chọn cạnh tranh. Sau chuyến đi giới thiệu việc Kêu gọi đề xuất DATTN dành cho các đơn vị hợp lệ ở tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian từ tháng 10/2005 – 02/2006, Vòng 1 Kêu gọi đề xuất được khởi động qua Hội thảo đối tác quốc gia vào ngày 25/12/2006 tại Cần Thơ để kêu gọi các tỉnh nộp đăng ký tóm tắt. Đến tháng 5/2006 có 32 dự án tóm tắt gửi tới Văn phòng Dự án (VPDA) và Ban thẩm định đã lựa chọn 16 dự án vào vòng 2 để đề xuất dự án chi tiết trong khoảng thời gian từ tháng 6-8/2006. Vào tháng 11/2006, 10 dự án tốt nhất được chọn dựa trên các tiêu chí lựa chọn và được Ban chỉ đạo Bộ Xây dựng và Phái đoàn Ủy ban Châu Âu phê duyệt tài trợ. Sau khi ký kết các hợp đồng tài trợ này, các Ban liên hiệp địa phương đã chịu trách nhiệm triển khai các DATTN trong giai đoạn từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2009 theo cơ chế phân quyền hậu kiểm. Văn phòng Dự án đóng vai trò là cơ quan chủ hợp đồng và hỗ trợ quá trình triển khai các DATTN. Mặc dù hầu hết các DATTN mang các chủ đề hỗn hợp nhưng có thể phân theo 3 loại chủ đề chính. Bốn DATTN (Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Cà Mau) tập trung vào nâng cấp đô thị (đường, thoát nước, vệ sinh, và nhà ở). Ba dự án khác (Kiên Giang, Long An và Cao Lãnh) về quản lý chất thải rắn. Hai dự án Cần Thơ và An Giang là về quản lý chất thải và cây xanh đô thị. DATTN Trà Vinh chỉ tập trung vào phủ xanh đô thị. Trên cơ sở mục tiêu của Chương trình, đặc trưng của các DATTN (xét về tính chất, nội dung và bối cảnh) và hiện trạng quy hoạch môi trường đô thị ban đầu ở Hợp đồng tài trợ, VPDA đã chuẩn bị và tổ chức các đợt đào tạo cho các thành viên Ban liên hiệp để họ giải quyết các vấn đề chung (quy hoạch và quản lý dự án, sự tham gia của cộng đồng, tài chính và hành chính), và các chủ đề kỹ thuật (thoát nước và vệ sinh, quản lý chất thải rắn, và phủ xanh đô thị) trong các Kế hoạch hoạt động năm. Sau đó, tất cả các chuyến công tác tư vấn và các ghi chép kỹ thuật được ghi lại thành cuốn sổ tay thực hiện DATTN để hỗ trợ các Ban liên hiệp DATTN trong công tác vận hành hàng ngày. Giai đoạn từ 10/2005 đến tháng 3/2009 là cả một giai đoạn thực sự sôi động từ lúc khởi đầu, xây dựng cho đến khi thực hiện các DATTN nhằm cải thiện hiện trạng môi trường ở các thành phố thuộc tỉnh. Nắm bắt cơ hội từ các chuyến đi hướng dẫn lộ trình và Kêu gọi đề xuất, các Ban liên hiệp DATTN gồm các tổ chức địa phương đã tích cực tham gia và gửi đề xuất tới VPDA. Trong giai đoạn nộp đề xuất từ tháng 2/2006 đến tháng 12/2006, từ tổng số 32 đăng ký tóm tắt đã có 10 DATTN tốt nhất được chọn cấp tài trợ (khoảng 300.000 ơ rô cho một dự án) và đã đi vào thực hiện đến cuối tháng 3/2009. GIỚI THIỆU 2Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn, hoặc email info@uepp.org Cho đến nay, tất cả các Ban liên hiệp đã hoàn thành các mục tiêu dự án và đảm bảo đóng góp nhiều tiền mặt và vật chất. Ban liên hiệp An Giang đã lắp đặt hệ thống thu gom rác 10 tấn/ngày, cùng với các cây xanh được chăm tưới và 12.000 cây trồng mới trong khu vực du lịch núi Sam ở thị xã Châu Đốc. Ban liên hiệp Cà Mau đã thiết kế dự án, huy động cư dân địa phương và phục hồi lại khu phố và khu ven sông của 128 hộ gia đình, trở thành mô hình cho thành phố đi vào nâng cấp tất cả các khúc sông trong thành phố. Ban liên hiệp Cần Thơ vận động quần chúng, cung cấp các công cụ truyền thông và sách báo, trồng mới cây xanh các khu chợ, trường học, khu dân cư tại 13 phường thuộc huyện Ninh Kiều, cùng với mô hình nhỏ về quản lý chất thải rắn cho 400 hộ gia đình khu vực 8, phường An Bình. Ban liên hiệp Đồng Tháp đã huy động 2.200 hộ gia đình thuộc phường 2 phân loại đúng 65% lượng rác, ủ phân vi sinh 5 tấn rác và hỗ trợ 75 hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh. Ban liên hiệp tỉnh Hậu Giang thành công khắc phục các kênh ô nhiễm, xây dựng nhà vệ sinh trường học cho các khu 4 và 5, phường 4, thị xã Vị Thanh. Ban liên hiệp Kiên Giang đã xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tại phường Vĩnh Bảo với việc phân loại đúng 45% lượng rác và ủ 8 tấn phân vi sinh/ngày. Ban liên hiệp Long An đã xây dựng mô hình nhỏ về quản lý chất thải rắn cho các hộ gia đình ở phường 1 để thực hiện phân loại, thu gom và ủ 3 tấn rác/ngày tại xưởng ủ phân được xây khá tốt. Ban liên hiệp Sóc Trăng khắc phục được 648 m kênh rạch ô nhiễm cho 489 hộ gia đình và xây dựng nhà vệ sinh cho 58 hộ gia đình thuộc Khóm 2, phường 3. Ban liên hiệp Trà Vinh bảo dưỡng trên 1.000 cây cổ thụ và trồng mới 10.000 cây dọc các tuyến phố và khu công nghiệp. Ban liên hiệp tỉnh Vĩnh Long cải thiện được khu chợ Phước Thọ không còn đọng nước, vệ sinh ô nhiễm và thu gom rác kém hiệu quả để phục vụ cho 200 hộ kinh doanh và 2.000 người đi chợ. Qua những quá trình này, còn có các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực và hành động hiệu quả. Những khía cạnh chính từ các thành tích nêu trên có thể được tổng kết dưới đây: Hình thành và thực hiện thể thức Ban liên hiệp: Đây là lần đầu tiên một Chương trình ở Việt Nam áp dụng rộng thể thức đối tác địa phương này, song hành với mô hình chung là Ban quản lý dự án. Các thành viên Ban liên hiệp (ít nhất là 3 thành viên và trong đó có một thành thành viên là tổ chức đoàn thể như trường hợp Cà Mau) cùng làm việc theo trách nhiệm và quyền lực nêu rõ trong Thỏa thuận cộng tác. Hầu hết các Ban liên hiệp áp dụng tốt mô hình này cho hoạt động kết nối ở các đô thị địa phương, ở cấp vùng và quốc gia. Các đối tác chính quyền và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và đóng góp kinh phí cho các DATTN. Tuy nhiên, một số Ban liên hiệp cũng gặp một số khó khăn như các thành viên chưa thực sự tích cực tham gia, thiếu thành viên cần thiết để phối hợp các bên liên quan, hoặc thiếu cán bộ chuyên trách, vv. Điều hành DATTN trong bối cảnh địa phương: Việc điều hành các quy chế dự án và hệ thống tài chính kép là những cách làm phức tạp nhất. Việc tuân thủ các Hướng dẫn thủ tục của EC, các quy định địa phương, các yêu cầu và phê duyệt kiểm toán là rất phức tạp và chiếm nhiều thời gian trong quá trình thực hiện vốn đã rất ngắn ngủi của VPDA và các DATTN. Trong bối cảnh những văn bản thông thường ở cấp địa phương chỉ là tiếng Việt, việc áp dụng ngôn ngữ tiếng Anh là chính cũng làm mất nhiều thời gian và không mang tính linh hoạt. Tuy nhiên, VPDA đã làm việc cùng với các DATTN dần xây dựng được nền tảng phối kết hợp, các thủ tục hành chính và tài chính để có thể vận hành được. Phát triển cộng đồng: Đây thực là những kinh nghiệm năng động và ý nghĩa về những hỗ trợ của VPDA và những nỗ lực của các DATTN trong các hoạt động huy động con người. Có được nhận thức cao, sự tham gia tích cực và tinh thần làm chủ địa phương, tất cả những điều này đều là do sự quan tâm và những giải pháp chu đáo đối với lợi ích của cộng đồng sở tại, thông qua các đối tác phù hợp (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, và các nhóm cộng tác viên liên quan). Quy chế cộng đồng được xây dựng và nhất trí nhằm đảm bảo các thành tích thu được. Những bài học chính có được là các Ban liên hiệp phải hành động như người làm dâu trăm họ để thông báo, giải thích và vận động sự tham gia của cư dân địa phương vào tất cả các giai đoạn dự án. Giải pháp kỹ thuật: Hầu hết các DATTN đã kết hợp điều kiện tài trợ (thời gian ngắn, ngân sách ít) và yêu cầu (mô hình có thể nhân rộng) với tính phù hợp với bối cảnh địa phương (chi phí thấp cho các khu vực nghèo, dọn dẹp khu thực địa, thiết kế theo tập quán của địa phương, vv). Các DATTN về nâng cấp đô thị (như Cà Mau, Sóc Trăng và Hậu Giang) chủ yếu áp dụng các ống cống có nắp (cấu trúc gạch bê tông) để thay thế các cống đất, rạch ứ đọng nước. Các dự án này 3Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn, hoặc email info@uepp.org cũng thiết kế hệ thống thu gom rác thường xuyên để rác không làm tắc nghẽn hệ thống cống vào mùa mưa bão. Các bên liên quan và sự tham gia từ cộng đồng trong quá trình quy hoạch và xây dựng đã giúp họ khắc phục nhiệm vụ khó khăn nhất, nhất là khâu giải phóng mặt bằng. Các nhóm tư vấn địa phương cũng có ý kiến phản hồi trong quá trình thực hiện. Bài học chính thu được là thiết kế thi công dự án (ví dụ Cà Mau và Châu Đốc) cần phải đầy đủ. Trong tất cả các trường hợp, quá trình thiết kế-thầu- phê duyệt các công trình thi công theo yêu cầu của chính quyền địa phương thường rất lâu. Về quản lý chất thải rắn: Hầu hết các Ban liên hiệp thực hiện các hoạt động quản lý chất thải rắn theo các dạng khác nhau. Nhóm thứ nhất gồm Cần Thơ, Cao Lãnh, Kiên Giang và Long An, đã hoàn thành hầu hết quy trình, từ phân loại rác tại hộ gia đình, thu gom và xử lý rác vô cơ và hữu cơ bằng kỹ thuật than thiện môi trường. Các Ban liên hiệp An Giang, Sóc Trăng, và Hậu Giang thiết lập hệ thống thu gom rác mới nhằm ngăn ô nhiễm ở các khu trọng điểm (khu du lịch, khu dân cư nghèo). Vĩnh Long và Cà Mau cải thiện các dịch vụ thu gom cho các khu chợ và dân cư ven sông. Các hoạt động theo hình thức trình diễn cho thấy các giải pháp cho các vấn đề chất thải đô thị là có thể. Nhưng để đảm bảo tính bền vững cần có những nỗ lực thường xuyên, quy hoạch đúng và cơ chế tài chính phù hợp đối với toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn. Cây xanh đô thị: Phủ xanh đô thị là yếu tố quan trọng trong môi trường thị xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các DATTN đã thực hiện một số hoạt động can thiệp điển hình. Ban liên hiệp Trà Vinh tập trung gìn giữ hệ thống cây xanh đô thị trong toàn bộ khu vực thị xã Trà Vinh. Ban liên hiệp tỉnh An Giang thực hiện nâng chất cây xanh ở khu vực du lịch nổi tiếng Núi Sam. Ban liên hiệp Cần Thơ thiết kế và trồng mới các các loại cây xanh cho quận trung tâm Ninh Kiều. Những DATTN này cho thấy việc trồng mới cây xanh và bảo dưỡng cây lâu năm phục vụ cộng đồng đô thị là có thể ở tất cả các thành phố (chi phí thấp, các kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản), nhưng chúng cần những nỗ lực và sự quan tâm thường xuyên của thành phố trong việc quy hoạch, sự tham gia của quần chúng, việc trồng và bảo dưỡng cây xanh. Tính bền vững: Những kinh nghiệm thu được cho thấy sự quan tâm và nỗ lực duy trì các DATTN và nhân rộng/áp dụng trên diện rộng tới các thành phố/khu vực khác. Đối với hoạt động nâng cấp và phủ xanh đô thị, những kinh nghiệm gồm việc thiết kế, thực hiện, kế hoạch vận hành và bảo dưỡng, chuyển giao và giám sát các kết quả dự án. Với hệ thống đường nước hiện tại, việc chăm tưới cây xanh ở khu vực núi Sam tỉnh An Giang mang tính bền vững hơn việc tưới nước bằng xe tưới. Dự án Cà Mau đưa ra được kế hoạch và những kinh nghiệm hữu ích đối với thị xã để tiếp tục phục hồi khu ven sông ở các đoạn sông khác. Đối với các dự án quản lý chất thải rắn, việc tiếp tục sau dự án gặp nhiều thách thức hơn, vì cách tiếp cận và hoạt động can thiệp tài trợ rất khác với các điều kiện thông thường. Tuy nhiên, một số hoạt động nhân rộng và áp dụng trên diện rộng cũng đang được tìm kiếm ở các DATTN. Dự án Long An đã chuyển giao xưởng ủ phân vi sinh cho một đơn vị tư nhân và nhân rộng mô hình sang 6 thị trấn khác bằng việc sử dụng ngân sách môi trường tỉnh. Dự án Kiên Giang chuyển giao hệ thống sang huyện Châu Thành. Cao Lãnh và Cần Thơ chuyển giao hệ thống ủ phân vi sinh cho các công ty công trình công cộng tỉnh, và cam kết áp dụng sang các khu vực khác ở đô thị. Bên cạnh những đánh giá giữa kỳ, những đánh giá nội bộ của những bên liên quan (lãnh đạo thành phố, cá cơ quan ngành dọc, hội phụ nữ), tình hình thực tế và nhận xét của các thành viên DATTN cho thấy đã có những thay đổi đáng kể về nhận thức, năng lực nâng cao và cải thiện về môi trường mang lại từ quá trình thực hiện các DATTN. Mặc dù những kết quả thu được từ các DATTN vẫn tùy thuộc vào đánh giá cuối cùng của địa phương cũng như đoàn đánh giá EC, song Văn phòng Dự án và các Ban liên hiệp tin tưởng rằng các DATTN sẽ là các tài liệu tham khảo hữu ích để các đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long và nơi khác cải thiện môi trường của họ. 4Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn, hoặc email info@uepp.org THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI VÀ NÂNG CHẤT CÂY XANH Ở KHU DU LỊCH NÚI SAM, TỈNH AN GIANG 5 DỰ ÁN THIẾT KẾ, CHỈNH TRANG TUYẾN DÂN CƯ VEN SÔNG RẠCH TRUNG TÂM THÀNH PHỐ CÀ MAU 7 CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 9 DỰ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN VÀ HỖ TRỢ VỆ SINH Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 11 XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỞNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG 13 MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 15 PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI BÃI RÁC HIỆN HỮU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN AN, TỈNH LONG AN 17 CẢI THIỆN HẠ TẦNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở KHÓM 2, PHƯỜNG 3 THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG 19 BẢO DƯỠNG CÂY CỔ THỤ VÀ TRỒNG MỚI CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ VÀ TRONG CÔNG VIÊN THỊ XÃ TRÀ VINH 21 QUY HOẠCH VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG CHỢ PHƯỚC THỌ TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG 23 MỤC LỤC 5Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án An Giang là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Núi Sam, theo như lời ông Lê Lộc - nguyên Phó Trưởng Ban liên hiệp dự án “Thu gom, vận chuyển, xử lý rác và nâng chất cây xanh khu du lịch Núi Sam” - hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lượt người hành hương và khách du lịch đến viếng đền chùa và tham gia lễ hội vía Bà. Và các nhu cầu khác nhau về dịch vụ du lịch đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn hai phần ba trong số 4.600 hộ sinh sống trên khu vực núi thuộc phường Núi Sam. Nhưng theo thời gian môi trường lại trở thành nạn nhân của phát triển du lịch. Khách du lịch xả rác và rác bị gom thành đống không được thu gom, nhà vệ sinh công cộng không có đủ số lượng và chất lượng và cây xanh chết khô dần. Vì vậy vào tháng 12/2006 UBND thị xã đã thiết kế và bắt đầu một dự án nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân và gìn giữ Núi Sam xanh tươi quanh năm. Quá trình thực hiện Điều đầu tiên chúng tôi làm là thành lập một Ban liên hiệp quản lý dự án với các thành viên là đại diện của các tổ chức liên quan nhiều nhất đến dự án. Tiếp theo chúng tôi tiến hành thông tin cho tất cả các ban ngành liên quan và người dân địa phương về dự án và các hợp phần của dự án. Sau đó chúng tôi đã chuẩn bị, thẩm tra và chỉnh sửa thiết kế ban đầu cho đến khi tất cả các thành phần liên quan đồng ý rằng nó có thể tạo ra được sự cải thiện bền vững của khu vực. Trong hợp phần cây xanh, chúng tôi phân phát 6.000 cây con cho các hộ dân tình nguyện đảm bảo trồng và chăm sóc cây trên Núi Sam. Và để giữ cho cây luôn xanh, chúng tôi đã một lần nữa thay đổi thiết kế hệ thống tưới nước, thay vì dùng các xe chở nước, chúng tôi đã thi công một hệ thống tưới cố định với các máy bơm, các bể chứa nước, và hệ thống ống phân phối nước. Trong hợp phần rác thải, chúng tôi tiến hành khảo sát theo hệ thống hiện trạng khu vực và lập kế hoạch quản lý rác thải. Chúng tôi đặt 220 thùng rác mới gần các đống rác tự phát và ở những nơi cần đặt thùng rác công cộng như là các điểm du lịch, khu dân cư và khách sạn. Sau đó chúng tôi vận động cộng đồng tham gia tổng vệ sinh rác ứ đọng trên Núi Sam. Và chúng tôi cũng đã thành lập đội thu gom và vận chuyển rác được trang bị trang phục bảo hộ và xe đẩy tay. Sau cùng, thông qua hình thức tờ rơi và pano, chúng tôi cũng khuyến khích người dân và khách du lịch không xả rác bừa bãi. Từ khởi điểm không có gì, hiện có khoảng 10 tấn rác thải đã được thu gom và đưa ra khỏi địa bàn. Trong hợp phần hệ thống vệ sinh, chúng tôi đã thiết lập hai nhà vệ sinh công cộng lưu động và thi công 4 nhà vệ sinh công cộng cố định. Nước từ hệ thống tưới mới được dùng trong nhà vệ sinh. Vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện Chúng tôi đã đối mặt với nhiều khó khăn và rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Đầu tiên, chúng tôi cho rằng để đạt được những gì mà chúng ta chưa có là khó khăn, nhưng để giữ vững được những gì mà chúng ta đang có cũng khó khăn không kém. Do đó, duy trì nhận thức cao và dịch vụ thu gom rác tốt ở Núi Sam yêu cầu phải có những nỗ lực không ngừng từ người dân địa phương sau khi dự án kết thúc. Thứ hai, chúng tôi nhận thấy rằng rất khó để thực hiện các sự thay đổi về thiết kế của dự án. Các qui định của Việt Nam và Ủy ban Châu Âu yêu cầu phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ, văn bản liên quan. Và sau này chúng tôi phát hiện ra là các trạm bơm cần phải có hệ thống cung cấp điện riêng, mà dự án đã không thể hỗ trợ được. Thứ ba, chi phí cho việc xây dựng các trạm trung chuyển rác đã tăng lên đáng kể do sự chậm trễ trong quá trình đấu thầu. Điều này cũng đã đòi hỏi chúng tôi phải tìm kiếm các nguồn kinh phí khác để xây dựng các trạm trung chuyển rác. Thứ tư, sau khi nhiều cây bị chết do thiếu nước, chúng tôi đã nhận ra rằng cần phải hoãn lại việc trồng cây đến khi hệ thống tưới được đưa vào vận hành hoặc trồng mẫu vào mùa mưa. THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI VÀ NÂNG CHẤT CÂY XANH Ở KHU DU LỊCH NÚI SAM, TỈNH AN GIANG Cây chết khô và rác năm 2007 6Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án An Giang là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Thu gom rác trên núi Sam Thứ năm, mặc dù đã có biển hiệu và thùng rác mới nhưng nhiều du khách vẫn tiếp tục xả rác. Và cho dù có những can thiệp của chúng tôi nhưng dịch vụ thu gom rác vẫn bị quá tải trong mùa lễ hội cao điểm. Bài học kinh nghiệm Chúng tôi rất tự hào về các kinh nghiệm tốt đã có được trong dự án. Đầu tiên là Ban quản lý dự án của chúng tôi là một Ban liên hiệp bao gồm các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể và cộng đồng. Chúng tôi nhận thấy rằng mô hình Ban liên hiệp khuyến khích sự tham gia đa dạng, tăng cường mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên, điều này dẫn tới việc có được quyết định và thông tin tốt hơn, cân bằng giữa điểm mạnh và yếu của các thành viên và giúp tiếp cận được nhiều thành phần cán bộ trong các tổ chức thành viên. Do đó, sự tham gia của cộng động địa phương là rất chủ động. Thứ hai, chúng tôi bảo đảm sự đóng góp hiệu quả bằng hiện vật từ nhiều nguồn khác nhau như UBND Thị xã Châu Đốc, Chùa Bà. Họ đã đóng góp 2 nhà vệ sinh lưu động và xây 4 nhà vệ sinh cố định, đất làm trạm trung chuyển rác, một trạm cấp điện 3 pha và cây con với tổng giá trị 1,555 tỷ đồng. Thứ ba, chúng tôi cũng đã được các hộ kinh doanh buôn bán đóng góp vào hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách sản xuất tài liệu truyền thông như là panô, áp phích, bảng nhắc nhở khách du lịch “bỏ rác vào thùng”. Cuối cùng, chúng tôi đã khuyến khích người dân địa phương nhận cây con miễn phí nếu họ cam kết trồng cây đúng cách và bảo đảm cây trồng không chết. Tính bền vững và kế hoạch tương lai. Trồng mới cây xanh UBND thị xã đã cấp ngân sách để xây dựng hệ thống điện và sẽ tài trợ xây dựng trạm trung chuyển rác và dịch vụ thu gom rác bằng nguồn thu từ hoạt động du lịch. Đồng thời, chính quyền địa phương sẽ thực hiện giám sát tình hình vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. UBND Phường Núi Sam và Ban Công trình công cộng sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động dự án, nâng cấp dịch vụ thu gom rác và đầu tư thêm vào trang thiết bị chuyên dùng trong quản lý và xử lý rác thải. Hội Phụ nữ và Phòng Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục vận động các hộ kinh doanh buôn bán gìn giữ môi trường sạch đẹp và nhắc nhở du khách bỏ rác vào thùng và lập quy định bảo vệ môi trường tại khu du lịch. Một số thống kê cơ bản Tổng giá trị dự án: €350.204 (80% tài trợ của Ủy ban Châu Âu; 20% đối ứng địa phương) Số người hưởng lợi: 23.000 người trong 4.600 hộ trên Núi Sam Ban quản lý dự án UBND thị xã Châu Đốc (lãnh đạo Ban liên hiệp), Ban Công trình công cộng, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Quản lý Đô thị, Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Đài phát thanh thị xã. Liên hệ: Ông Phan Hồng Vân – Trưởng ban Liên hiệp Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Châu Đốc 76 Lê Lợi, Thị xã Châu Đốc, An Giang Tel: 0780.3866211 7Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Dự án Cà Mau là một trong 10 dự án nhỏ được Chương trình Quy hoạch Môi trường đô thị Việt Nam (UEPP-VN) hỗ trợ. Đây là Chương trình được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu và do Bộ Xây dựng thực hiện. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn hoặc email info@uepp.org Khởi động từ tháng 12 năm 2006 và hoàn tất vào tháng 03/2009, Dự án “Thiết kế, chỉnh trang tuyến dân cư ven sông rạch trung tâm thành phố Cà Mau (sông Tắc Thủ, từ cầu Gành Hào đến kênh 16)” đã hỗ trợ cải thiện môi trường và sức khỏe của cư dân địa phương sinh sống dọc đoạn sông Tắc Thủ, trung tâm thành phố Cà Mau. Tại địa bàn trình diễn, Dự án đã thực hiện hoạt động nâng cấp vỉa hè và hệ thống thoát nước, điều chỉnh chỉ giới xây dựng đường sông cho các hộ dân, xây dựng hành lang ven sông và một bể tự hoại chung, đồng thời triển khai hoạt động thu gom rác ven sông. Nằm ở trung tâm khu vực 1-3, thuộc phường 2 và khu vực 1 thuộc phường 9, khu dân cư ven sông thuộc địa bàn trình diễn có 125 hộ với khoảng 700 người. Kết quả dự kiến đạt được từ địa bàn trình diễn của dự án là quy hoạch chi tiết mô hình nâng cấp đô thị làm cơ sở phát triển cho khoảng khu dân cư dọc 13,5km bờ sông trung tâm thành phố Cà Mau. Địa bàn trước khi có dự án – rất nhiều rác thải và các hộ gia đình lấn chiếm hành lang sông “Ý tưởng dự án xuất phát từ một nhận thức là đường thủy đã đóng vai trò rất quan trọng, nhưng đang dần bị ô nhiễm bởi cư dân đã xả rác và nước bẩn xuống sông”, ông Nguyễn Hữu Đô – Trưởng ban Liên hiệp, PGĐ Sở Xây Dựng phát biểu. Trưởng ban nói thêm, có khoảng 85% hộ không có trang bị bể tự hoại. Đồng thời, ông cũng cho biết, trong hoàn cảnh còn thiếu các quy định quy hoạch và việc thực hiện luật chưa nghiêm, rất nhiều người dân đã xây dựng lấn chiếm đường sông và vi phạm hành lang an toàn. Cuối cùng, ông nhấn mạnh, Dự án này rất phù hợp đối với những khu vực nhà ven sông đô thị, chiếm gần 14% tổng số hộ trong đô thị tỉnh. Quy trình thực hiện Ông Hồ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cà Mau nói, Ban Liên hiệp đã có biện pháp quản lý dự án, quản lý môi trường, quy hoạch và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường. “Trước hết, chúng tôi khảo sát tất cả hộ gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện vật chất. Sau đó chúng tôi tổ chức tập huấn cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_hoach_moi_truong_5678.pdf