Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành đang trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay. Lợi ích mà các phần mềm quản lý mang lại chính là việc tổng hợp các thông tin một cách nhanh, gọn và tính toán chính xác.
“Chương trình Quản lý học sinh PTTH” được xây dựng cho trường PTTH Lý Thái Tổ - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh nhằm mục đích “Tin học hoá công tác quản lý” trong trường học. Với mong muốn được góp một phần vào sự phát triển chung của ngôi trường – nơi em đã học tập và trưởng thành, em hi vọng sẽ xây dựng chương trình ngày một hoàn thiện hơn để có thể sử dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường PTTH Lý Thái Tổ:
Thầy Nguyễn Ngọc Thanh (Hiệu trưởng )
Thầy Nguyễn Đắc Cao ( Phó hiệu trưởng)
Thầy Nguyễn Trọng Thà (Phó hiệu trưởng)
Thầy Lê Xuân Long (Tổ trưởng tổ Hoá – Tin)
70 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình Quản lý học sinh PTTH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành đang trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay. Lợi ích mà các phần mềm quản lý mang lại chính là việc tổng hợp các thông tin một cách nhanh, gọn và tính toán chính xác.
“Chương trình Quản lý học sinh PTTH” được xây dựng cho trường PTTH Lý Thái Tổ - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh nhằm mục đích “Tin học hoá công tác quản lý” trong trường học. Với mong muốn được góp một phần vào sự phát triển chung của ngôi trường – nơi em đã học tập và trưởng thành, em hi vọng sẽ xây dựng chương trình ngày một hoàn thiện hơn để có thể sử dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường PTTH Lý Thái Tổ:
Thầy Nguyễn Ngọc Thanh (Hiệu trưởng )
Thầy Nguyễn Đắc Cao ( Phó hiệu trưởng)
Thầy Nguyễn Trọng Thà (Phó hiệu trưởng)
Thầy Lê Xuân Long (Tổ trưởng tổ Hoá – Tin)
Cùng toàn thể các thầy cô giáo trường PTTH Lý Thái Tổ đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu, các thông tin cần thiết và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo thuộc bộ môn Công nghệ thông tin - trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình giảng dạy chúng em trong suốt khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo - Thạc sỹ Phạm Minh Hoàn đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp : “Chương trình quản lý học sinh PTTH”.
Sinh viên
Nguyễn Thị Khánh Chi
CHƯƠNG I : KHẢO SÁT CƠ SỞ THỰC TẬP
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG PTTH LÝ THÁI TỔ:
Trường PTTH Lý Thái Tổ được xây dựng trên địa bàn xã Đình Bảng - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh là một ngôi trường có truyền thống dạy tốt - học tốt trong toàn tỉnh.
Với chiều dài lịch sử gần 80 năm, từ năm 1929 đến nay, trường đã trải qua rất nhiều biến cố lịch sử:
Thời Pháp thuộc, năm 1929, ngôi trường mới được xây dựng do ông Nguyễn Phụ Nai khởi xướng, thiết kế, thi công bằng tiền vốn của nhân dân xã Đình Bảng. Năm 1930 trường hoàn thành, đặt tên là trường tiểu học Kiêm bị Đình Bảng. Trường thu nhận học sinh Nam Phần Bắc Ninh do thầy Hoàng Hữu Khánh - giáo thụ phủ Từ Sơn kiêm hiệu trưởng. Sau đó là thầy Ngô Đức Kính rồi thầy Nguyễn Khánh làm hiệu trưởng. Trường hoạt động đến ngày toàn quốc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) kết thúc, hoà bình lập lại ở miền Bắc. Tháng 8 năm 1955 trường cấp 2 Từ Sơn được thành lập, xây dựng trên nền trường Kiêm bị cũ, kế tục chức năng giáo dục đào tạo học sinh của nửa tỉnh Bắc Ninh, do thầy Nguyễn Trọng Nguyên làm hiệu trường (từ 1958-1959). Năm 1959 trường mở 2 lớp 8 (tức lớp 10 ngày nay) phát triển thành trường cấp 2, 3 Từ Sơn, thầy Nguyễn Tiến Thư làm Hiệu trưởng.
Do nhu cầu phát triển của giáo dục, từ năm 1961, trường cấp 2, 3 Từ Sơn tách phần cấp 2 về xã Đình Bảng, còn lại là trường phổ thông cấp 3 Từ Sơn do thầy Nguyễn Anh Hào làm hiệu trưởng, tiếp theo là thầy Nguyễn Phiên làm hiệu trưởng (từ năm 1967- đến năm 1982).
Năm 1984, trường đổi tên thành PTTH Từ Sơn do thầy Lê Đăng Dong làm hiệu trưởng ( 1982- 1986). Năm 1994, trường mang tên PTTH Lý Thái Tổ do thầy Nguyễn Phú Trai làm hiệu trưởng(1986-1999). Tiếp theo là thầy Nguyễn Văn Mười (1999-2002). Hiện tại thầy Nguyễn Ngọc Thanh làm hiệu trưởng từ năm 2002.
Trường PTTH Lý Thái Tổ nằm trên địa bàn xã Đình Bảng (nơi có đền thờ 8 vị vua Triều Lý), vùng quê Từ Sơn giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng. Thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành của nhà trường. Thăng trầm của lịch sử, thử thách của chiến tranh, kho khăn thách thức trong khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, nhưng trường cấp 3 Từ Sơn, PTTH Từ Sơn, PTTH Lý Thái Tổ vẫn giữ vững truyền thống dạy tốt, học tốt.
Trong thời kỳ đổi mới, nhất là những năm trở lại đây, trường liên tục được sở giáo dục đào tạo Hà Bắc; Bắc Ninh công nhận trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, “Lá cờ đầu” toàn ngành giáo dục phổ thông, UBND tỉnh tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu”.
Năm 1989, chủ tịch nước tặng thưởng cho trường Huân chương lao động hạng ba, năm 1999 được tặng thưởng Huân chương lao động hạng hai. Và được tỉnh đề nghị nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập trường (1929-2004).
Các thế hệ thầy cô giáo và các thế hệ học sinh cùng phụ huynh đã phấn đấu không mệt mỏi tạo dựng nên truyền thống, bề dày lịch sử và sự toả sáng của trường. Những phần thưởng cao quý mà nhà trường đạt được trong nhiều năm liền chính là sự chứng minh cho những cố gắng không mệt mỏi trong công tác dạy và học của thầy và trò nhà trường. Sau đây là một thống kê về thành tích học tập của học sinh trường PTTH Lý Thái Tổ (năm học 2003-2004):
94,2 % học sinh được xếp loại tốt, khá về đạo đức.
121 học sinh (chiếm 3,9%) được xếp loại học lực giỏi.
1517 (chiếm 48,7%) học sinh được xếp loại khá về văn hoá.
01 học sinh đạt giải thi học sinh giỏi quốc gia.
Thi tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,8% .
Thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 58 giải, xếp thứ hai so với các trường PTTH trong toàn tỉnh.
Riêng học sinh lớp 12 hàng năm thi đỗ Đại Học đạt bình quân 50%, năm học 2003-2004 vượt trên bình quân 10 %, nhiều học sinh đạt 28, 29 điểm..
Ngoài ra các hoạt động khác đều đạt giải thưởng cờ thứ hạng chuyên ngành: thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội v.v…
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG:
Năm học 2007-2008, trường có hơn 126 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 2000 học sinh ở 44 lớp (khối 12 đào tạo theo chương trình phổ thông cũ, khối 10 và khối 11 đào tạo theo chương trình chuyên ban mới của bộ Giáo dục và đào tạo, gồm 2 ban là ban A và ban C). Các học sinh toàn bộ là hệ A, tối đa mỗi lớp có 45 học sinh.
Cán bộ giáo viên nhà trường:
Lãnh đạo nhà trường
Thầy Nguyễn Ngọc Thanh - Hiệu trưởng , bí thư chi bộ.
Thầy Nguyễn Đắc Cao – Phó hiệu trưởng, phó bí thư chi bộ.
Thầy Nguyễn Trọng Thà – Phó hiệu trưởng.
Thầy Đàm Công Lưu - Chủ tịch công đoàn.
Thầy Trịnh Xuân Hoàng – Bí thư Đoàn thanh niên.
Các tổ, bộ môn:
Tổ Ngữ Văn
Tổ Sinh vật, kỹ thuật nông nghiệp
Tổ Hoá học – Tin học
Tổ toán
Tổ Vật Lý - Kỹ thật công nghiệp
Tổ Lịch sử - địa lý – giáo dục công dân
Tổ ngoại ngữ
Tổ giáo dục thể chất
Tổ hành chính phục vụ
HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
CẤP UỶ
CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN TN
TỔ NỮ CÔNG
BCH CÔNG ĐOÀN
CHI ĐOÀN GV
CHI ĐOÀN HS
BAN GIÁM HIỆU
TỔ HÀNH CHÍNH
VĂN THƯ
KẾ TOÁN
THƯ VIỆN
THÍ NGHIỆM
TỔ BẢO VỆ
TỔ VỆ SINH
TỔ CHUYÊN MÔN
TỔ TOÁN
TỔ LÝ-KT CÔNG NGHIỆP
TỔ HOÁ-TIN
TỔ SINH-KT NÔNG NGHIỆP
TỔ NGỮ VĂN
TỔ SỬ ĐỊA - GDCD
TỔ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TỔ NGOẠI NGỮ
CHI BỘ ĐẢNG
Hình 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý - Trường PTTH Lý Thái Tổ
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH:
Mọi hoạt động trong lĩnh vực quản lý của nhà trường hầu như thực hiện theo phương pháp “truyền thống”. Nghĩa là, cơ cấu quản lý hoàn toàn dựa trên việc lưu trữ thủ công các giấy tờ, sổ sách, công văn, hồ sơ học sinh, hồ sơ cán bộ…theo từng năm. Các hồ sơ đó được lưu trữ tại phòng văn thư của trường, do nhân viên văn thư của trường chịu trách nhiệm quản lý.
Quy trình quản lý học sinh trong một khoá học của trường được diễn ra như sau:
Quản lý hồ sơ học sinh:
Việc tiếp nhận hồ sơ đầu vào:
Học sinh khi thi đỗ vào trường sẽ nộp hồ sơ trúng tuyển bao gồm: sơ yếu lý lịch, bản sao giấy khai sinh, giấy báo trúng tuyển và kết quả thi đầu vào.
Học sinh phải đăng ký nguyện vọng mình học theo chuyên ban nào. Nhà trường đang áp dụng giảng dạy 3 chương trình chuyên ban là: Ban KHTN (ban khoa học tự nhiên - ban A), Ban KHXH (ban Khoa học xã hội - ban C) và ban Cơ Bản. Ban KHTN có các môn học chính là Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh học; Ban KHXH có các môn học chính là Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh. Riêng ban Cơ Bản có các môn chính là Toán và Văn, học theo chương trình mới của Bộ giáo dục.
Việc xếp lớp:
Các học sinh có cùng nguyên vọng đăng ký được xếp vào một ban. Trong trường hợp những ban có ít học sinh để thành lập một lớp (thí dụ ban C), nhà trường căn cứ vào điểm văn hoặc ngoại ngữ khá mà có kế hoạch điều chuyển các em từ ban A sang.
Căn cứ vào điểm thi đầu vào, trường xếp những em có điểm toán cao và hai điểm còn lại đạt khá vào các lớp A1, A2, A3 là những lớp chọn của trường. Từ lớp A4 trở đi, mỗi xã có một vài em học sinh được xếp học chung một lớp. Số học sinh một lớp quy định không quá 45 em.
Việc quản lý hồ sơ:
Sau khi đã xếp lớp, sơ yếu lý lịch của các học sinh ở mỗi lớp được ghi vào Sổ Đăng Bộ của trường. Mỗi một khoá học có một Sổ Đăng Bộ lưu thông tin cơ bản và tên lớp của từng học sinh trong khoá học đó.
Các hồ sơ của học sinh được xếp theo từng lớp để trong các ngăn tủ có dán nhãn đặt trong văn phòng nhà trường. Khi cần thiết, nhân viên phụ trách văn thư sẽ tìm kiếm hồ sơ trong những ngăn tủ đó.
Cuối khoá học, nhân viên phụ trách văn thư phải hoàn tất công việc kiểm tra đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết của bộ hồ sơ kết thúc khoá học để trả lại cho học sinh sau khi tốt nghiệp.
Biểu mẫu 1: Sổ đăng bộ:
Sở GD ĐT Bắc Ninh
Trường PTTH Lý Thái Tổ
SỔ ĐĂNG BỘ
Stt
Họ và tên
Ngày sinh
Hộ khẩu
Họ tên bố
Họ tên mẹ
Năm học
lớp
1
Nguyễn Mai Anh
24/08/1982
Phù lưu
Nguyễn Hải Đường
Đào Thị Quế
1997-1998
10A1
Quản lý điểm của học sinh:
Mỗi lớp có một cuốn Sổ gọi tên và ghi điểm (thường gọi là Sổ cái) ghi toàn bộ các thông tin cá nhân và thông tin về điểm, số buổi nghỉ học của từng học sinh trong lớp đó. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản lý và ghi chép chính vào cuốn sổ này.
Mỗi giáo viên bộ môn có một cuốn Sổ điểm cá nhân ghi các loại điểm của các học sinh ở mỗi lớp tham gia giảng dạy.
Việc ghi các loại điểm của học sinh:
Mỗi học sinh, trong một học kỳ, mỗi môn học phải có tối thiểu các điểm: Điểm KT Miệng, điểm KT 15 phút, điểm KT 45 phút và điểm thi học kỳ. Tuỳ thuộc vào một số môn học chuyên ban mà có thể có hơn một bài kiểm tra viết. (Quy định về số lượng điểm kiểm tra trong từng môn học ở một học kỳ dựa theo cuốn “Phân phối chương trình” của Bộ giáo dục đào tạo).
Giữa kỳ hoặc cuối kỳ, giáo viên bộ môn phải ghi toàn bộ các con điểm từ Sổ điểm cá nhân vào Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp tham gia giảng dạy.
Biểu mẫu 2: SỔ ĐIỂM
Bìa:
SỔ ĐIỂM
Tên giáo viên: Lê Xuân Long
Môn dạy: Hoá học
Năm học 2007-2008
Bên trong:
Lớp: 12A1 Giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thu Hằng
STT
HỌ VÀ TÊN
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
TBCN
M
15’
45’
HK
TBM
M
15’
45’
HK
TBM
Biểu mẫu 3: Khung phân phối chương trình, môn Hoá học lớp 10
LỚP 10
(THEO SGK HOÁ HỌC 10)
Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết
Học kỳ I: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết
Nội dung
Số tiết
Lý thuyết
Luyện tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Ôn tập đầu năm
2
Chương 1. Nguyên tử
6
3
1
Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học
6
6
1
Chương 3. Liên kết hoá học
5
2
Chương 4. Phản ứng hoá học
3
2
1
Ôn tập học kỳ I
1
Kiểm tra học kỳ I
1
Tổng số học kỳ I: 36 tiết
20
9
1
3
3
Chương 5: Nhóm Halogen
7
2
2
1
Chương 6. Oxi – Lưu Huỳnh
7
2
2
1
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
4
2
1
Ôn tập học kỳ II
2
Kiểm tra học kỳ II
1
Tổng số học kỳ II: 34 tiết
18
6
5
2
3
LỚP 10
(THEO SGK HOÁ HỌC NÂNG CAO)
Cả năm: 35 tuần x 2,5 tiết/tuần=87,5 tiết
Học kỳ I: 18 tuần x 3 tiết/tuần
Học kì II: 17 tuần x 2 tiết/tuần =34 tiết
Nội dung
Số tiết
Lý thuyết
Luyện tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Ôn tập đầu năm
2
Chương 1. Nguyên tử
7
4
1
Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học
7
2
1
Chương 3. Liên kết hoá học
10
4
1
Chương 4. Phản ứng hoá học
4
2
1
1
Chương 5: Nhóm Halogen
8
2
2
Chương 6. Oxi – Lưu Huỳnh
9
3
2
1
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
5
2
1
Ôn tập học kỳ II
3
Kiểm tra học kỳ II
2
Tổng số tối thiểu: 87 tiết
50
19
7
5
6
Việc tính điểm trung bình:
Sau khi có đầy đủ các loại điểm của từng môn học (bao gồm: điểm KT Miệng, KT 15 phút, KT 45 phút, điểm KT học kỳ), giáo viên bộ môn phải tính điểm trung bình cho học sinh trong lớp tham gia giảng dạy. Sau đó ghi vào Sổ điểm cá nhân và ghi vào Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp tham gia giảng dạy.
Kết thúc mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các điểm từ Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp, tính điểm trung bình học kỳ của từng học sinh trong lớp chủ nhiệm, tính tổng số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong lớp, kết quả ghi vào sổ Gọi tên và ghi điểm.
Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm được Bộ Giáo Dục và Đào tạo quy định như sau:
Ban Khoa học tự nhiên(KHTN):
Hệ số 2 các môn: Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh học.
Hệ số 1 các môn còn lại.
Ban Khoa học xã hội và nhân văn(KHXH - NV):
Hệ số 2 các môn: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý, Ngoại ngữ thứ nhất (Tiếng Anh)
Hệ số 1: Các môn còn lại.
Ban cơ bản:
Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:
Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo SGK nâng cao hoặc theo SGK biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng cao của môn học đó) thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán và Ngữ Văn.
Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho hai môn Toán và Ngữ Văn.
Hệ số 1 các môn còn lại.
Điểm trung bình môn học được tính như sau:
Tổng các hệ số
ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk=
Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk ) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx,KTđk , KThk với các hệ số quy định ở trên.
Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2
ĐTBmcn=
ĐTBhkI+ 2 x ĐTBmhkII
3
Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học được tính như sau:
Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a,b…) của từng môn học.
ĐTBhk =
Tổng các hệ số
a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lý+…
ĐTBcn =
a x ĐTBcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lý
Tổng các hệ số
Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của tất cả các môn học với hệ số (a,b…) của từng môn học:
Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
Đối với các môn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn âm nhạc, môn Mỹ thuật, thực hành môn Giáo dục Quốc Phòng và An ninh(GDQP-AN):
Học sinh trường THPT, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học được miễn học môn thể dục, học sinh THCS được miễn học môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, học sinh THPT được miễn học phần thực hành môn GDQP-AN nếu thuộc một trong các trường hợp: Mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật bẩm sinh, bị tại nạn hoặc bị bệnh phải điều trị
Hồ sơ xin miễn học gồm: đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viên từ cấp huyện trở lên cấp,
Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật bẩm sinh hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.
Hiệu trưởng cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, phần thực hành môn GDQP-AN trong 1 học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm thì môn học kỳ này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá xếp loại học lực cả năm.
Đối với môn Giáo dục Quốc Phòng và An ninh: nếu học sinh được miễn học phần thực hành thì điểm trung bình môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra phần lý thuyết.
Quản lý quá trình học tập:
Toàn bộ quá trình học tập của học sinh được giáo viên chủ nhiệm theo dõi và ghi vào Sổ Gọi tên và Ghi điểm của lớp (bao gồm các loại điểm và số ngày nghỉ học trong từng tháng). Cuối mỗi học kỳ và mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm tính ĐTBmhk và ĐTBhk của mỗi học sinh, ghi vào sổ Học bạ của học sinh đó. Căn cứ vào kết quả rèn luyện hạnh kiểm và học lực, dựa vào quy chế đánh giá xếp loại, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả xếp loại của mỗi học sinh vào Học bạ. Với những học sinh lưu ban, giáo viên chủ nhiệm chuyển Học bạ của học sinh đó cho nhà trường để xếp lớp vào khoá sau.
Đánh giá và xếp loại học sinh dựa vào những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
Loại tốt:
Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu.
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn.
Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập
Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
Loại khá:
Thực hiện được những quy định tại khoản 1, nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt, đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1 nhưng mức độ chưa nghiêm trọng sau khi được nhắc nhở, giáo dục.
Loại Yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.
Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường.
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác, đánh nhau gây rối trật tự, trị an trong nhà trường, ngoài xã hội.
Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí chất nổ, chất độc hại, lưu hành văn hoá độc hại, đồi truỵ hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
Tiêu chuẩn xếp loại học lực:
Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém( viết là: kém).
Loại Giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
Điểm trung bình hoặc các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó đối với học sinh THPT chuyên thì điểm các môn chuyên từ 8,0 trở lên, đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có một trong hai môn Toán hoặc Ngữ Văn từ 8,0 trở lên.
Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
Loại Khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có một trong hai môn Toán, Ngữ Văn từ 6,5 trở lên.
Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
Loại Trung bình nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn từ 5,0 trở lên
Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5.
Loại Yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
Loại Kém: Các trường hợp còn lại.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 nhưng ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y hoặc Kém thi được điều chỉnh xếp loại Tb.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K, nhưng đo ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K, nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:
Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
Hạnh kiểm và học lực trung bình trở lên.
Nghỉ không quá 45 buổi học trong 1 năm học( nghỉ có phép hoặc không có phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp
Nghỉ quá 45 buổi trong 1 năm học( nghỉ có phép hoặc không có phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu.
Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại về hạnh kiểm.
Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến:
Công nhận danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Kiểm tra lại các môn học:
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học loại yếu được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học, cả năm học và xếp loại về học lực. Nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè:
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã phường thị trấn, nơi học sinh cư chú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được UBND cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Môn học
Điểm TB môn học
Điểm KT lại
Chữ ký
HK1
HK2
CN
Toán
Lý
Hoá
Sinh
Tin học
Ngữ Văn
Lịch sử
Địa lý
Ngoại ngữ
GDCD
Công nghệ
Thể dục
GDQP-AN
ĐTB các môn
Học kỳ/CN
Kết quả xếp loại
Số ngày nghỉ học
Xếp lại sau khi KT lại các môn hoặc rèn luyện
HK
HL
HK
HL
HK 1
Tbình
Yếu
HK2
Tbình
Yếu
CN
TB
Yếu
02
Tbình
Yếu
HỌC BẠ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và Tên:………………………………..
Giới tính………………………
Ngày sinh………………………………..
Nơi sinh………………………………….,
Dân tộc
Thàn phần GĐ/ chế độ( con Thương binh - liệt sỹ)
Chỗ ở hiện tại
Họ và tên cha……………Nghề nghiêp………………..
Họ và tên mẹ…………….Nghề nghiệp………………..
Họ và tên người giám hộ…………..Nghề nghiệp……
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm học: 2006-2007
Lớp: 10A7
Tên trường: PTTH Lý Thái Tổ
Vào sổ đăng bộ số: LTT/06/07/BTN/25
Biểu mẫu 4: Sổ Học bạ
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:
Trường hiện được trang bị 02 phòng máy, phục vụ cho công tác giảng dạy môn “Tin học”, các máy tính không nối mạng với nhau. Ngoài ra còn có 07 bộ máy tính phục vụ cho công tác văn phòng, văn thư và kế toán, trong đó chỉ có 01 máy nối mạng Internet. Việc khuyến khích các giáo viên soạn và giảng dạy các môn học bằng giáo án điện tử được ban lãnh đạo nhà trường hết sức chú trọng. Trường cũng đã được trang bị 01 máy chiếu và 01 màn chiếu phục vụ cho công việc này. Phần mềm được sử dụng phổ biến trong nhà trường là bộ chương trình Microsotft Office. Các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong nhà trường chủ yếu là dạy và học. Trường rất mong muốn có một phần mềm quản lý cho riêng mình để quản lý trường học một cách hiệu quả hơn.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT BÀI TOÁN
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CŨ:
Việc quản lý của hệ thống cũ có một số mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Ưu điểm:
Nhân viên văn thư và nhân viên kế toán thường đã quen với các hoạt động nghiệp vụ của mình nên các công việc diễn ra vẫn trôi chảy.
Hồ sơ quản lý thủ công sẽ có được đầy đủ các giấy tờ cần thiết, các văn bằng, chứng chỉ trực quan. Có thể phát hiện được thiếu sót hoặc mất mát nếu thây thiếu một số giấy tờ nào đó.
2. Nhược điểm:
Nhân viên văn thư của trường phải quản lý tất cả các giấy tờ, sổ sách liên quan đến học sinh và cán bộ trong trường. Do đó áp lực công việc lớn, hiệu quả làm việc không cao.
Văn phòng nhà trường chứa quá nhiều hồ sơ, sổ sách, chiếm nhiều diện tích lưu trữ. Việc tìm kiếm thông tin hết sức khó khăn.
Muốn tìm kiếm các thông tin về học sinh phải tìm đến hồ sơ học sinh. Việc tìm kiếm rất mất thời gian.
Công tác quản lý điểm và quản lý quá trình học tập của học sinh phải qua nhiều người và qua giáo viên chủ nhiệm. Công việc rất tốn thời gian và không có kết quả tức thì.
Việc tổng hợp và tính toán chất lượng đào tạo, kết quả học tập của các học sinh trong trường. Ban giám hiệu chưa thể có một báo cáo tổng h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QL23.doc