Hơn 30 năm trước (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy Điển, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường và con người. Tại hội nghị này những người đứng đầu thế giới đã nhất trí rằng " việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân lọai". Hội nghị này đã đánh dấu sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững (PTBV).
Năm 1987 , Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo cáo "Tương lai chung của chúng ta", trong đó đã phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Báo cáo này cũng đưa ra định nghĩa về PTBV là "sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai". Năm 1987 được coi là thời điểm hình thành khái niệm phát triển bền vững.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển họp vào tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro đã thiết lập được ủy ban phát triển bền vững. Thành quả lớn nhất của Hội nghị này là Chương trình nghị sự 21 – Một kế hoạch hành động chi tiết cho PTBV toàn cầu của thế kỳ 21. Chương trình này bao gồm sự tổng hợp các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường. Hội nghị này đánh dấu sự cam kết toàn cầu vì sự PTBV.
Tại Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường đầu tiên tổ chức tại Malmo tháng 05/2000 đã ra Tuyên bố Malmo kêu gọi biến các cam kết vì sự PTBV thành hành động. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9/2000, Tổng thư ký LHQ đã nêu ra những thách thức và những khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện các cam kết vì PTBV. Diễn đàn Malmo -2000 được coi là lời kêu gọi hành động vì PTBV.
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, tháng 9/2002 đánh dấu một mốc quan trọng của loài người trong nỗ lực tiến tới PTBV toàn cầu. Hội nghị đã khẳng định trách nhiệm chung xây dựng 3 trụ cột của PTBV là : Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002 các nước ASEAN đã trình bày 1 báo cáo về PTBV trong khu vực .
Ở cấp khu vực ASEAN, trong thời gian qua đã có nhiều tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN về Môi trường và Phát triển bao gồm các tuyên bố tại Manila (30/04/1981), Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/06/1990); Banda Seri Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000).
Trong thời gian qua Chương trình nghị sự 21 của một số guốc gia (Trung Quốc, Philipin, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Đan Mạch ) đã được hình thành. Mặc dù cách tiếp cận của mỗi Quốc gia khác nhau, nhưng tất cả các chương trình đều dựa trên điều kiện thực tế của mỗi nước và đề xuất các vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong thời gian gần 20 năm qua, đất nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, CNH, HĐH đất nước đến năm 2020, xây dựng đất nước phát triển bền vững về kinh tế – xã hội và môi trường. Tuy nhiên, song hành với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn, là các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tích lũy quy mô và nhu cầu cấp bách, đòi hỏi phải có những chính sách mới về sự gắn kết chặt chẽ giữa nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa hiệu quả tệ nạn ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.
66 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (nre agenda 21): (dự thảo lần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 QUỐC GIA VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (NRE AGENDA 21): (Dự thảo lần 2)(10:13 11/05/2007)
MỞ ĐẦU
Hơn 30 năm trước (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy Điển, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường và con người. Tại hội nghị này những người đứng đầu thế giới đã nhất trí rằng " việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân lọai". Hội nghị này đã đánh dấu sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững (PTBV).
Năm 1987 , Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo cáo "Tương lai chung của chúng ta", trong đó đã phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Báo cáo này cũng đưa ra định nghĩa về PTBV là "sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai". Năm 1987 được coi là thời điểm hình thành khái niệm phát triển bền vững.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển họp vào tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro đã thiết lập được ủy ban phát triển bền vững. Thành quả lớn nhất của Hội nghị này là Chương trình nghị sự 21 – Một kế hoạch hành động chi tiết cho PTBV toàn cầu của thế kỳ 21. Chương trình này bao gồm sự tổng hợp các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường. Hội nghị này đánh dấu sự cam kết toàn cầu vì sự PTBV.
Tại Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường đầu tiên tổ chức tại Malmo tháng 05/2000 đã ra Tuyên bố Malmo kêu gọi biến các cam kết vì sự PTBV thành hành động. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9/2000, Tổng thư ký LHQ đã nêu ra những thách thức và những khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện các cam kết vì PTBV. Diễn đàn Malmo -2000 được coi là lời kêu gọi hành động vì PTBV.
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, tháng 9/2002 đánh dấu một mốc quan trọng của loài người trong nỗ lực tiến tới PTBV toàn cầu. Hội nghị đã khẳng định trách nhiệm chung xây dựng 3 trụ cột của PTBV là : Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002 các nước ASEAN đã trình bày 1 báo cáo về PTBV trong khu vực .
Ở cấp khu vực ASEAN, trong thời gian qua đã có nhiều tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN về Môi trường và Phát triển bao gồm các tuyên bố tại Manila (30/04/1981), Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/06/1990); Banda Seri Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000).
Trong thời gian qua Chương trình nghị sự 21 của một số guốc gia (Trung Quốc, Philipin, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Đan Mạch …) đã được hình thành. Mặc dù cách tiếp cận của mỗi Quốc gia khác nhau, nhưng tất cả các chương trình đều dựa trên điều kiện thực tế của mỗi nước và đề xuất các vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong thời gian gần 20 năm qua, đất nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, CNH, HĐH đất nước đến năm 2020, xây dựng đất nước phát triển bền vững về kinh tế – xã hội và môi trường. Tuy nhiên, song hành với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn, là các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tích lũy quy mô và nhu cầu cấp bách, đòi hỏi phải có những chính sách mới về sự gắn kết chặt chẽ giữa nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa hiệu quả tệ nạn ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.
Trong những năm qua Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý làm cơ sở đẩy mạnh phát triển bền vững tại Việt Nam. Một trong những kế hoạch phát triển bền vững đầu tiên của Việt Nam là “ Kế hoạch Quốc gia về MT và PTBV giai đoạn 1991-2000”. Ngày 17 tháng 04 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21). Đây là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làmcơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân phối hợp hành động nhằm đảm bảo PTBV đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược PTBV gồm 5 phần, trong đó nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên. Định hướng chiến lược được xây dựng trên 8 nguyên tắc cơ bản. Định hướng chiến lược cũng đề ra 19 vấn đề cần ưu tiên bao gồm 05 vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, 4 vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội và 9 vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Định hướng chiến lược PTBV không thay thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ cụ thể hoá Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2010, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản, các nội dung cần ưu tiên về PTBV, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động của các cấp, các ngành, các địa phương đã và đang được xây dựng và triển khai vào thực tiễn.
Trong những năm gần đây đã có nhiều văn bản pháp đã được ban hành nhằm định hướng cho quá trình PTBV tại Việt Nam, bao gồm Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 41/NQ-TU ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Luật BVMT sửa đổi (2005)…
Quan điểm, kế hoạch và cam kết thực hiện PTBV tại Việt Nam còn được thể hiện trong Bài phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002; Dự thảo văn kiện Đại hội X của Đảng.
Quá trình triển khai Dự án VIE/01/021 về "Hỗ trợ việc xây dựng và triển khai Chương trình nghị sự Agenda 21 của Việt Nam" do UNDP, DANIDA và SIDA tài trợ, Bộ KH &ĐT là cơ quan thực hiện đang triển khai 04 hợp phần chính là :(1). Hỗ trợ về thể chế và chính sách thực hiện Agenda 21 của Việt Nam; (2). Triển khai Agenda 21 tại các ngành và các địa phương; (3). Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững; (4). Nghiên cứu chính sách và hình thành cơ sở dữ liệu về PTBV tại Việt Nam. Trong kế hoạch thực hiện hợp phần 4 của Agenda 21 của Việt Nam, Bộ KH &ĐT dự kiến sẽ hình thành khoảng 17 đề tài nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực sau :(i). Phân tích mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT trong các chính sách hiện hành trên quan điểm PTBV; (ii). Nghiên cứu và áp dụng các công cụ phân tích chi phí –lợi ích và kinh tế trong việc đảm bảo PTBV; (iii). Giám sát và báo cáo tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam; (iv). Xây dựng cơ sở dữ liệu về PTBV tại Việt Nam.
Theo Thông tư hướng dẫn số 01/2005/TT-BKH ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của ngành TN-MT là cần thiết và cấp bách.
Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường được xây dựng dựa trên cách tiếp cận, theo đó mỗi Bộ chủ chốt liên quan đến tài nguyên và môi trường và mỗi tỉnh sẽ soạn thảo các hợp phần của mình trong chương trình. Các hợp phần tài nguyên và môi trường đó sẽ được lồng ghép với toàn bộ các Chương trình Nghị sự 21 và các chiến lược, kế hoạch hành động kinh tế-xã hội của ngành và địa phương. Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường không phải là chương trình chỉ một mình Bộ TN&MT hoặc các nhóm độc lập nào xây dựng và thực hiện. Chương trình này sẽ được xây dựng trên cơ sở và là một phần các hoạt động hàng ngày của các Bộ, ngành và địa phương tham gia. Chương trình phải do chính các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai thực hiện.
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có thể xác định các nội dung chính của Chương trình Nghị 21 ngành và địa phương về TN-MT như sau:
- Đánh giá thực trạng tài nguyên và môi trường ngành, địa phương; rút ra những điểm mạnh, những yếu kém, tồn tại về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đó đối chiếu với yêu cầu của các mục tiêu phát triển bền vững nêu trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của cả nước.
- Cụ thể hoá các quan điểm phát triển bền vững về TN-MT trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 về TN-MT của từng ngành và từng tỉnh, thành phố.
- Xác định hệ thống các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững về TN-MT của ngành, của địa phương trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Dự báo nguồn lực phát triển và khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về TN-MT của ngành và địa phương. Từng Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các chương trình, các dự án phát triển về TN-MT cụ thể của ngành, địa phương mình.
- Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về TN-MT của ngành và địa phương; bao gồm hệ thống các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển bền vững TN-MT; hệ thống điều hành, giám sát; huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về TN-MT.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TN-MT VIỆT NAM
1.1. Vị trí Địa lý, điều kiện tự nhiên-Kinh tế xã hội của Việt nam.
- Xét về tọa độ Địa lý, Việt nam có điểm cực Bắc nằm ở vĩ độ 3302 Bắc thuộc xã Lũng cú, huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Nam có vĩ độ 8030 Bắc thuộc xóm Mũi huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Điểm cực Tây nằm ở 102010 kinh Đông thuộc xã Apa Chải, huyện Mường Tè, tỉnh Lai châu. Điểm cực Đông trên đất liền nằm ở 109024 Kinh Đông trên bán đảo Hòn gốm, tỉnh khánh Hòa.
Ngoài lãnh thổ đất liền, Việt Nam còn có thềm lục địa có nhiều đảo và quần đảo bao bọc, gần nhất là các đảo thuộc vịnh Hạ Long, xa nhất là các quần đảo hoàng sa và Trường sa trong biển Đông, các đảo Phú Quốc và Thổ Chu ở vịnh Thái Lan.
- Về điều kiện tự nhiên: lãnh thổ và lãnh hải Việt nam hoàn toàn nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam á. Chịu tác động sâu sắc của áp thấp Tây Thái Bình Dương về mùa hè và áp cao về mùa Đông. Đặc điểm này gây ảnh hưởng bao trùm lên nhiều yếu tố môi trường tự nhiên Việt nam, đặc biệt là các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật.
Địa hình lãnh thổ đất nước với 3/4 diện tích là đồi núi, do lịch sử kiến tạo địa chất vùng Đông Nam á phức tạp nên lãnh thổ bề mặt nước ta nhiều màu nhiều vẻ, không đơn điệu nhưng nền móng lãnh thổ tương đối ổn định và vững chắc. Việt nam nằm trong vành đai địa hóa Thái Bình Dương do vậy có nhiều mỏ kim loại, đặc biệt là kim loại màu. Mặt khác do chịu ảnh hưởng của vận động kiến tạo Himalaya gần đây, do vậy trên lãnh thổ Việt nam đã hình thành các vết nứt nẻ, đoạn tầng, làm cho dung nham phun trào hình thành các vùng đất đỏ ngày nay.
Do vị trí địa lý lãnh thổ đất nước là một góc của lục địa châu Á, vừa tiếp nối với bờ Đông, vừa tiếp nối với bờ Nam của lục địa khiến cho nước ta có sự gặp gỡ của các loài động thực vật từ Trung Hoa xuống, từ Âns Độ sang làm cho lớp động, thực vật nước ta thêm phong phú.
- Về điều kiện Kinh tế-xã hội: Với vị trí gần trung tâm Đông Nam Á, khiến cho nước ta có thể liên hệ kinh tế, văn hóa với nhiều nước ở châu Á một cách thuận lợi, có thể xây dựng những trục giao thông có ý nghĩa khu vực và quốc tế. Hiện nay đây là khu vực được đánh giá có phát triển kinh tế năng động nhất toàn cầu.
1.2. Hiện trạng TN-MT tại Việt Nam
1.2.1. Các vấn đề tài nguyên Việt Nam
(1). Tài nguyên đất
- Hoang mạc hoá diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là do cát di động ở dải cồn cát ven biển Miền Trung với diện tích 430.000ha. Cồn cát ven biển chuyển dịch sâu dần vào phía lục địa, hàng năm bồi lấp hàng chục ha diện tích đất nông nghiệp. Hoang mạc hoá ở các tỉnh nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận do khô hạn kéo dài. Hoang hóa ở các tỉnh miền Tây Bắc: Lao Cai, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình do rừng bị tàn phá, do canh tác nương rẫy. Thoái hoá đất do sức ép nghèo đói và do mất rừng ở Tây Bắc đã thực sự trở thành điểm nóng.
- Diện tích đất bị thoái hoá do đá ong hoá ở rìa Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, miền gò đồi trung du Trung Bộ và vùng đồi đông Nam Bộ ngày càng gia tăng.
- Diện tích đất ngập nước tiếp tục bị lấn chiếm trái phép, bị thu hẹp nhiều, đặc biệt ở dải đầm phá và vùng cửa sông các tỉnh ven biển miền Trung, các hồ chứa nước thủy lợi, thuỷ điện trong nội địa, để nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động kinh tế khác.
- Sự chuyển đổi đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng, sang sử dụng cho mục đích công nghiệp và đô thị đang diễn ra quá nhanh, quá nhiều, gây áp lực lớn đến vấn đề an toàn lương thực và sinh kế của nông dân, làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp.
- Diện tích đất dốc, đất rừng ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên bị chuyển đổi sang trồng sắn không hợp lý, không theo quy hoạch, làm cho thảm rừng bị tàn phá nhiều, đất dốc càng bị xói mòn, rửa trôi mạnh, đất bị suy thoái nặng, nghèo dinh dưỡng, khó có khả năng hồi phục.
- Xói mòn đất xảy ra trên diện rộng. Sử dụng phương trình tổng quát của Wischmeier và Smith để tính lượng đất xói mòn:
A = R. K. L. S. C. P
A: Lượng đất bị mất do xói mòn (tấn/ha.năm)
R: Yếu tố mưa
K: Yếu tố khả năng xói mòn của đất
L: Yếu tố độ dài sườn
S: Yếu tố độ dốc sườn
C: Yếu tố phương thức canh tác
P: Yếu tố kiểm soát xói mòn
Cho thấy: Vùng đồi núi Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 khu vực đất bị xói mòn với tốc độ lớn nhất, làm cho đất suy thoái nhanh và mạnh.
(2). Tài nguyên nước
- Tổng lượng tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm nước tại chỗ và nước đến từ ngoài biên giới quốc gia là rất lớn, tính bình quân theo đầu người hoàn toàn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, nhưng nguy cơ thiếu nước ngọt do hạn kéo dài nhiều tháng trong năm ở một số vùng nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vấn đề bức xúc, làm tăng nhanh quá trình hoang mạc hoá ở những vùng đất này.
- Trữ lượng nước ngầm trong lòng đất, tuy thường xuyên được bổ cấp, nhưng không phải là vô hạn. Việc khai thác không theo quy hoạch, khai thác quá mức lượng nước ngầm tại các đô thị lớn, nhất là ở Hà Nội, đã tạo nên xu thế hạ thấp mực nước ngầm không đảo ngược được, gây ra nguy cơ sụt lún mặt đất; ở thành phố Hồ Chí Minh đó là xu thế mở rộng diện tích nước ngầm bị nhiễm mặn không sử dụng được.
- Nguồn nước trên các dòng sông liên tỉnh chưa được quản lý tốt theo phương thức quản lý lưu vực. Quản lý theo lưu vực mới chỉ là nhận thức và định hướng nghiên cứu. Các dòng sông như Đồng Nai - Sài Gòn, sông Ba, sông Đáy, sông Cầu, sông Hồng... đều chưa có quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước và đảm bảo chất lượng nước.
(3). Tài nguyên khoáng sản
- Sử dụng khoáng sản - loại tài nguyên không tái tạo, chưa tuân thủ định hướng chính là khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
- Nhiều loại khoáng sản đưa đi xuất khẩu chủ yếu ở dạng quặng thô, quặng nguyên khai, hoặc mới qua sơ tuyển như các loại quặng mangan ở Cao Bằng, quặng chì kẽm ở Thái Nguyên, Bắc Cạn; quặng Inmenit - Titan ở ven biển các tỉnh Miền Trung; quặng cromit ở Thanh Hoá…gây lãng phí lớn.
- Than đá Việt Nam phân bố ở nhiều nơi, nhưng tổng lượng tài nguyên than không nhiều, trữ lượng đã được điều tra, đánh giá khoảng 3,5 tỷ tấn, song hàng năm khai thác với khối lượng rất lớn (năm 2006 khoảng 40 triệu tấn), phần lớn là xuất khẩu, không có ý đồ dự trữ chiến lược loại nhiên liệu hoá thạch này rất cần cho nền kinh tế Việt Nam hôm nay và mai sau.
- Xuất khẩu nhiều loại khoáng sản thô qua đường tiểu ngạch không thể kiểm soát được.
- Tổn thất về tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác còn quá lớn, nhất là trong khai thác hầm lò. Nguyên nhân cơ bản là công nghệ khai thác còn lạc hậu, ý thức tiết kiệm tài nguyên chưa được nâng cao.
- Môi trường sau khai thác mỏ khoáng sản chưa được kịp thời hoàn phục, nhất là sau khai thác than ở Quảng Ninh và khai thác quặng Inmenit - Titan ở dải cồn cát ven biển miền Trung. Khai thác vàng dạng thổ phỉ vẫn là hiểm hoạ tàn phá đất rừng và tài nguyên rừng, gây ô nhiễm nước đầu nguồn bằng các chất độc hại: thuỷ ngân, xianua và asen.
- Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo, nhưng lại rất cần thiết cho nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế quốc dân trước mắt và lâu dài. Cho đến nay chưa lập được danh mục các loại khoáng sản quan trọng, quý hiếm cần được ưu tiên dự trữ và bảo vệ, các loại khoáng sản cấm hoặc được phép xuất khẩu.
1.2.2. Các vấn đề môi trường ở Việt Nam
(1). Môi trường đất
- Hoá chất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn bị lạm dụng quá mức, chưa hạn chế đợc sự gia tăng dư lượng của chúng trong đất, làm cho đất bị ô nhiễm, hàm lượng của chúng trong đất và trong cây trồng nông nghiệp ở một số vùng tăng cao.
- Một số khu vực ngoại ô đô thị và phụ cận các khu công nghiệp, nhất là ở Hà Nội, đất bị ô nhiễm kim loại nặng, làm gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong rau quả lên mức đáng lo ngại.
- Nuôi tôm nước lợ trên cát và các thuỷ vực do chuyển đổi từ đất canh tác nông nghiệp đang gây nhiễm mặn tại nhiều vùng ở ven biển Miền Trung và đồng bằng sông Hồng.
(2). Mỗi trường nước
- Ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng về mức độ và diện phân bố. Một số dòng sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Thị vải, sông Tô Lịch Hà Nội, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hoá - Lò Gốm thành phố Hồ chí Minh thực tế đã thành thuỷ vực chết do quá tải vì nước thải sinh hoạt đô thị và nước thải công nghiệp.
- Biên mặn trên các dòng sông lớn ở Miền Trung: sông Hương, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Cái Nha Trang... có xu hướng lấn sâu vào phía lục địa trong mùa khô. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của mực nước biển, do sự biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là do con người tàn phá rừng ở khưc vực đầu nguồn.
(3) Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam - vấn đề còn nhiều bất cập
Với tầm quan trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, tháng 7/1999 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến 2020”, trong đó đa ra các mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rất rõ ràng, nhưng cho đến nay ô nhiễm do chất thải rắn vẫn còn là vấn đề nan giải.
Theo các công trình nghiên cứu và các tư liệu đã công bố có thể thấy:
- Lượng chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp bình quân đầu người trong cả nước năm 2000 là từ 0,52 kg/người-ngày đến 0,8 kg/người-ngày tuỳ thuộc vào loại hình đô thị.
- Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, năm 2001 lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 18% tổng lượng chất thải rắn cả nước, trong đó chất thải nguy hại chiếm tỷ trọng 18 – 47% lượng chất thải công nghiệp tùy theo từng ngành sản xuất.
- Tổng lượng chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam ước tính trên 7 triệu tấn (năm 2002), trong số đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 80,3%, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chiếm khoảng 12%. Các thành phố lớn phát thải nhiều chất thải rắn là: Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 37% rác sinh hoạt và 30% rác công nghiệp; Thành phố Hà Nội chiếm 11% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2002 đã đạt đến 0,8kg/người-ngày, phát thải rác nhiều nhất là ở các đô thị loại 1: thành phố Hồ Chí Minh 1,3 kg/ngời, tiếp theo là Hà Nội 0,98 kg/người, Đà Nẵng 0,76 kg/người.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt rất đa dạng và phức tạp. Nó phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, mức độ đô thị hoá, mức sống, thói quen tiêu dùng của người dân. Đặc điểm chung của chất thải rắn sinh hoạt là thành phần rác nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ lệ cao (50-65%), có độ ẩm cao (35-45%) và chứa nhiều vật liệu xây dựng: đất, cát, sỏi, đá vụn, gạch vụn.
- Thu gom CTR: Tuy lượng phát thải chất thải rắn bình quân đầu người ở các đô thị Việt Nam còn thấp so với một số thành phố lớn trong khu vực: Băng Cốc 1,6 kg/người; Xingapo 2kg/người; Hồng Kông 2,2 kg/người, nhng tỷ lệ rác đợc thu gom, xử lý ở nước ta còn quá thấp, đó là điều rất đáng quan tâm. Ví dụ theo số liệu thống kê, năm 2002 tỷ lệ thu gom rác ở một số đô thị phía Bắc được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1 : Tỷ lệ thu gom rác ở một số đô thị phía Bắc (năm 2002)
Đô thị
Lượng rác phát sinh(tấn/ngày)
Lượng rác thu gom (tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom (%)
Hà Nội
1756
1405
80
Hải Phòng
636
500
78,6
Hải Dương
108
55
50,9
Việc thu gom chất thải rắn tại các thành phố thường do Công ty Môi trường đô thị đảm nhận. ở một số đô thị như Lạng Sơn, Thái Bình, Buôn Ma Thuột… có các Công ty tư nhân tham gia thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức và quản lý của các địa phương. Tỷ lệ này dao động trong một khoảng lớn, từ 45% ở Long An đến cao nhất là 90% ở Thừa Thiên Huế (năm 2003). Nhìn chung, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị trong cả nước tăng dần, từ 65% năm 2000 lên 71% năm 2003.
Xử lý và chôn lấp: Hiện tại trong cả nước đã có một số nhà máy chế biến phân compost từ rác thải công suất 30-250 tấn/ngày nh ở Cầu Diễn, Hà Nội; Việt Trì, Phú Thọ; Phúc Khanh, Thái Bình; Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu… Ngoài ra, còn có một số nhà máy chế biến chất thải rắn đô thị thành phân bón và sản phẩm nhựa như ở thị xã Ninh Thuận, ở thành phố Huế... Sản phẩm của các nhà máy này được thị trường chấp nhận, khối lượng chất thải rắn còn phải chôn lấp sau chế biến chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Mặt khác, gần đây nhất, tại thành phố Hồ Chí Minh, lượng khí phát ra từ bãi rác cũ Gò Cát đã được thu gom để chạy máy phát điện.
Tất cả các đô thị của nước ta đều có bãi chôn lấp rác với quy mô khác nhau, từ rất lớn như bãi rác Tam Tân ở huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, bãi rác Nam Sơn ở huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, đến các bãi rác nhỏ cho các thị trấn. Phần lớn, các bãi rác hiện có là bãi rác lộ thiên, hoặc nửa chìm nửa nổi. Ngoại trừ một số bãi chôn lấp rác được thiết kế xây dựng hoàn chỉnh như bãi rác Thuỷ Phương của thành phố Huế, bãi rác Nam Sơn của thành phố Hà Nội, còn lại phần lớn là những bãi chôn lấp rác không đúng quy cách, đang gây ô nhiễm môi trường cho vùng phụ cận bãi. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển đô thị, nhiều bãi chôn lấp rác lại nằm ngay trong khu vực đô thị, điển hình là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hoặc rất gần các khu dân cư đô thị như ở Bình Dương, Bình Định, Bắc Ninh…
Nhìn chung, cho đến nay tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn thấp, đa số các tỉnh thành phố chưa có quy hoạch xử lý chất thải rắn; các bãi chôn lấp chất thải rắn chưa theo đúng quy cách đảm bảo bảo vệ sinh môi trường. Vì vậy, chất thải rắn và nước rỉ từ các bãi chôn lấp rác đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa phương, có thể xem đây là một vấn nạn về môi trường.
(4) Bức xúc môi trường làng nghề
Theo tiêu chí “làng nghề là các làng nông thôn Việt Nam tồn tại hoạt động của các nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp, có tối thiểu 30% số lao động của làng tham gia và đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng”, thì cả nước có khoảng 1450 làng nghề, trong đó có trên 300 làng nghề truyền thống, phân bố trên 58/61 tỉnh thành thuộc cả ba miền (Xem bảng 2).
Bảng 2 : Phân bố các làng nghề ở Việt Nam
Khu vực
Số tỉnh có nghề
Số làng nghề (làng)
Phần trăm %
Miền Bắc
25/25
972
67
Miền Trung
13/16
290
20
Miền Nam
18/20
188
13
Tổng
56/61
1.450
100
Tại các làng nghề trong cả nước hiện có khoảng 10 triệu lao động thường xuyên và khoảng 4 triệu lao động thời vụ, chiếm khoảng 29% lực lượng lao động nông thôn với thu nhập bình quân của lao động nghề gấp 3-4 lần thu nhập của lao động thuần nông. Năm 2000, hoạt động tại các làng nghề cả nước đạt giá trị sản lượng khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị hàng xuất khẩu từ các làng nghề là 562 triệu USD với các mặt hàng như gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan, dệt lụa, gỗ mỹ nghệ, thảm và đồ gỗ gia dụng.
Sản xuất tại các làng nghề chủ yếu là quy mô nhỏ, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư tập trung. Phần lớn làng nghề không có ranh giới rõ rệt giữa khu sản xuất và khu vực sinh hoạt dân cư. Công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề không đồng đều, truyền nghề chủ yếu qua kinh nghiệm và tự học, thiếu các thợ lành nghề được đào tạo toàn diện ở các trường đào tạo nghề cơ bản và chính quy, do vậy năng suất lao động không cao, phát sinh nhiều chất thải ra môi trường, làm cho ô nhiễm tại làng nghề càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống con người và tới sự phát triển bền vững của làng nghề.
Có nhiều cách phân loại về làng nghề, nhưng phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là hợp lý nhất vì nó có những đặc điểm chung về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ nguyên nhiên liệu và nguồn phát sinh, cũng như dạng và tính chất của chất thải và gây ô nhiễm môi trường (Xem bảng 3).
Bảng 3 : Phân loại các làng nghề Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_trinh_nghi_su_21_quoc_gia.doc