“Các hợp chất hóa học có thành phần hóa họcgiống nhau thường có hình dạng tinh thể
giống nhau, nghĩa là đồng hình với nhau. Ngược lại, các chất đồng hình, thường có thành
phần hóa học giống nhau”.
Ví dụ:Xác định KLNT của Mn, biết Mn tạo vớ iK, O2 hợp chất đồng hình với hợp chất Clo
(M=35,64) là KClO4.
Trong KClO4có 64g Oxi; 39 g K và 35, 64 g Clo. Kết quả phân tích hợp chất của Mn với K
và Oxi là 64g Oxi, 39 g K và 54,93 g Mn. Vậy hợp chất của Mn với Kali, Oxi cũng là
KMnO4 và KLNT của Mn là 54,93.
35 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình môn hóa đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA ĐẠI CƯƠNG
ThS. Hoàng Minh Hảo
CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ SỞ CỦA HÓA HỌC
CHƯƠNG II: NHIỆT HÓA HỌC VÀ HIỆU ỨNG NHIỆT CỦA CÁC QUÁ TRÌNH
HÓA HỌC
CHƯƠNG III: CHIỀU HƯỚNG VÀ GIỚI HẠN CỦA CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC
CHƯƠNG IV: CÂN BẰNG HÓA HỌC
CHƯƠNG V: TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG
CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH
CHƯƠNG VII: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Chung (1997), Bài tập và trắc nghiệm Hóa Đại
Cương, NXB Tp. HCM.
2. Nguyễn Đình Soa (1989), Hóa Đại Cương, NXB Tp. HCM.
3. Trần Văn Nhân (1998), Hóa lý, Tập 1, NXB Giáo Dục.
4. Trần Văn Nhân (1998), Hóa Lý, Tập 2, NXB Giáo Dục.
5. Paul B. Kelter (2002), Chemical Principles, Fourth Edition,
New York.
6. Steven S. Zumdahl (2002), Chemical Principles, Fourth
Edition, New York.
CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ SỞ
CỦA HÓA HỌC
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM
1.1.1. NGUYÊN TỬ
Về phương diện hóa học: Nguyên tử là tiểu phân nhỏ
nhất của một nguyên tố hóa học, không thể chia nhỏ hơn
nữa về mặt hóa học và trong các phản ứng hóa học
nguyên tử không thay đổi.
Nguyên tử được đặc trưng bởi số nguyên tử Z và số
khối A.
XAZ
O168
A: Số khối (khối lượng nguyên tử)
Z: Số thứ tự trong bảng HTTH; số điện tích hạt nhân
A = 16
Z = 8
Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố Oxi
GV: ThS. Hoàng Minh Hảo
Cấu hình electron (điện tử) của các nguyên tố
Qui tắc Klechkowski: Cấu hình điện tử theo mức năng lượng.
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s…
¾n = 1, 2, 3, 4… là thứ tự số lớp hay số lượng tử chính.
¾Lớp n có n phân lớp, người ta thường ký hiệu các phân lớp bằng các
chữ cái nhỏ: s, p, d, f,…
l = 0, 1, 2, 3, …, n-1
s, p, d, f…
¾Orbital s chứa tối đa 2e; orbital d chứa tối đa 10e.
p 6 ; f 14e.
Ví dụ: Nguyên tử Canxi (Z=20): 1s22s22p63s23p64s2
¾Các orbital thuộc phân lớp s có dạng hình cầu, thuộc phân lớp
p có dạng hình số 8 nổi…
¾Phân lớp l có 2l+1 orbital, mỗi orbital biểu diễn bằng 1 ô vuông
¾Phân lớp s (l = 0) → 2.0 + 1 = 1 orbital →
¾Phân lớp p (l = 1) → 2.1 + 1 = 3 orbital →
¾Phân lớp d (l = 2) → 2.2 + 1 = 5 orbital →
Mỗi orbital chứa tối đa 2 electron, mỗi electron biểu diễn bằng
một mũi tên đi lên hoặc đi xuống trong các orbital.
Mỗi lớp n có tối đa 2n2 electron
Ví dụ: Nguyên tử Kali (Z=19): 1s22s22p63s23p64s1
s p
Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH dựa vào cấu
hình electron
9Tổng số electron là số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng HTTH.
9Số lớp electron là số thứ tự của chu kỳ.
9Nguyên tố phân nhóm chính A: số thứ tự nhóm bằng tổng số
electron lớp ngoài cùng.
9Nguyên tố phân nhóm phụ B: Số thứ tự nhóm bằng tổng số
electron trên phân lớp s và d ngoài cùng.
Tổng electron phân lớp: (s) + (d) = 8, 9, 10: Nhóm VIIIB
(s) + (d) = 11, 12: nhóm IB và IIB
Ví dụ: Nguyên tử Canxi (Z=20): 1s22s22p63s23p64s2
Số thứ tự là 20, Chu kỳ 4, nhóm IIA, kim loại
1.1.2. PHÂN TỬ
Dựa trên cơ sở liên kết hóa học: Phân tử là tập hợp nhóm các
nguyên tử (có thể cùng loại (O2) hoặc khác loại (H2SO4)), các
nguyên tử này liên kết với nhau trong phân tử theo những liên kết
khác nhau.
Ví dụ:
9Phân tử O2 gồm 2 nguyên tử Oxi liên kết với nhau bằng liên kết
cộng hóa trị
9Phân tử KCl gồm nguyên tử Kali và Clo liên kết với nhau bằng
liên kết ion
1.1.3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (NTHH)
Nguyên tố hóa học là chất đầu tham gia vào thành phần các hợp
chất và đơn chất mà các nguyên tử của nó có cùng điện tích hạt nhân
và cùng chiếm một chỗ trong bảng HTTH.
Ký hiệu: Ký hiệu bằng 1 chữ hay 2 chữ cái lấy trong tên gọi
Latinh của nó:
9Nguyên tố Hydro, ký hiệu là H (hydrogenium)
9Nguyên tố Natri, ký hiệu là Na (natrium)
Đồng vị: Có điện tích hạt nhân (Z) giống nhau nhưng số khối (A)
khác nhau
Ví dụ: Oxi có 3 đồng vị
O168 O178 O188
1.1.4. CHẤT HÓA HỌC
Chất hóa học được đặc trưng bằng hai tính chất quan trọng là
đồng nhất và có thành phần cố định.
9Đồng nhất: Tính chất và thành phần của chất trong toàn bộ thể
tích là đều giống nhau.
9Thành phần cố định: Dù điều chế bằng cách nào đi nữa thì thành
phần của chất vẫn không đổi.
Ví dụ:
Dầu hỏa: có tính đồng nhất nhưng không phải là chất vì không có
thành phần cố định vì bằng phương pháp chưng cất có thể tách từ
dầu hỏa ra nhiều chất khác nhau.
Khí CO2, Al, H2O: Chúng là chất hóa học khi chúng là tinh khiết.
1.1.5. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT
Đơn chất: là chất mà phân tử của nó chỉ gồm các nguyên tử của một
nguyên tố liên kết với nhau.
Ví dụ: N2, Cl2, các nguyên tố hóa học (Na, S, P…) là các đơn chất.
Mỗi đơn chất được đặc trưng bằng các tính chất lý và hóa xác
định. Khi một đơn chất nào đó tham gia phản ứng hóa học và tạo
thành chất mới thì đồng thời nó mất đi đa số tính chất của mình.
Ví dụ: Fe có tính dễ rèn, có từ tính, có ánh kim nhưng khi kết hợp
với S tạo thành FeS thì Fe mất các tính chất trên.
Có nhiều nguyên tố ở trạng thái tự do tồn tại dưới dạng một số
đơn chất khác nhau: Ptrắng và Pđỏ. Sự tồn tại này gọi là tính thù hình.
Hợp chất: là chất mà phân tử của nó gồm những nguyên tử của
các nguyên tố khác loại liên kết với nhau.
Ví dụ:
H2O gồm nguyên tử của nguyên tố Hydro và nguyên tử của
nguyên tố Oxi.
Có nhiều hợp chất tuy có cùng thành phần nhưng lại là các chất
khác nhau, chúng gọi là đồng phân của nhau.
Ví dụ:
Rượu Etylic C2H5OH và Dimetyl eter (CH3)2O có cùng CTPT là
C2H6O nhưng là 2 chất hoàn toàn khác nhau vì chúng có cấu tạo
hóa học khác nhau.
1.1.6. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÀ PHÂN TỬ
Khối lượng nguyên tử (KLNT): là khối lượng tính bằng đơn vị
qui ước của một nguyên tử nguyên tố đó (Mngt).
Tính bằng đơn vị qui ước vì khối lượng thực của nguyên tử
(cả phân tử) tính bằng gam là rất bé mO=2,6561.10-23g,
mH=1,6731.10-24g, mC=1,9926.10-23g.
Thang đơn vị carbon (đ.v.C).
1đ.v.C → 1,6731.10-24 gam = 1/12mC
Ví dụ: MO = 16 đ.v.C
MC = 12 đ.v.C
KLNT các nguyên tố thực ra là khối lượng trung bình của hỗn
hợp các đồng vị tự nhiên của nguyên tố đó.
Ví dụ: MCl =35,453 đ.v.C là giá trị trung bình của các đồng vị
35Cl (75,53%) và 37Cl (24,47%).
Khối lượng phân tử (KLPT): là khối lượng tính bằng đơn vị qui
ước của một phân tử chất đó (Mpt).
Mpt = ∑Mcác nguyên tử tạo thành phân tử
Ví dụ: Mpt(H2SO4) = 2.1+32+16.4 = 98 đvC
Nguyên tử gam: là lượng tính bằng gam của nguyên tố đó, có
giá trị bằng KLNT của nó (mntg).
Ví dụ: mngtg(Cl) = 35,453 g
Phân tử gam: là lượng tính bằng gam của nguyên tố đó, có giá
trị bằng KLPT của nó.
Ví dụ: mptg(H2O) = 18 g
1.1.7. ĐƯƠNG LƯỢNG (Đ, đ.v.C)
¾Các nguyên tố kết hợp với nhau theo những khối lượng nhất
định chứ không phải tùy ý.
Ví dụ:
Khi phân tích các hợp chất: MgCl2; AlCl3; PCl3; Cl2O và HCl
cho thấy:
Cứ 100 phần khối lượng (pkl) Clo thì có 34,2 pkl Mg
25,35 pkl Al; 29,14 pkl P; 22,5 pkl O và 2,81 pkl H.
Nếu giữa các nguyên tố đó có thể xảy ra phản ứng thì chúng
cũng kết hợp với nhau theo những pkl nói trên:
34,2 pkl Mg + 22,5 pkl O →MgO
34,2 pkl Mg + 29,14 pkl P →Mg3P2
Dalton chọn số pkl của Hydro làm đơn vị so sánh và gọi số pkl
của các nguyên tố khác là đương lượng.
¾Như vậy, đương lượng của các nguyên tố Mg; Al; P; O và H là:
12,2; 9; 10,04; 8 và 1. Về sau, để thuận lợi, người ta chọn thêm 8
pkl của Oxi làm đơn vị so sánh.
Đương lượng: Đương lượng của một nguyên tố là số pkl của
nguyên tố đó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với 1 pkl Hydro hoặc 8
pkl Oxi.
Đương lượng còn áp dụng cho cả hợp chất: Đương lượng của một
nguyên tố, một hợp chất là số pkl của nguyên tố đó, hợp chất đó kết
hợp hoặc thay thế vừa đủ với 1 pkl Hydro hoặc 8 pkl Oxi.
Ví dụ 1: Hợp chất CuO, Cu chiếm 79,9% khối lượng
Oxi chiếm 20,1% khối lượng
Tính Đ(Cu) = ?
79,9 pkl của Cu kết hợp với 20,1 pkl của Oxi
Vậy X pkl 8 pkl
X = (8×79,9)/20,1 = 31,8
Vậy đương lượng của Cu: ĐCu = 31,8 (đvC)
Ví dụ 2: Tính Đ (H2SO4) trong phản ứng
H2SO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + 2H2O ?
Mỗi ptg H2SO4 có 2 nguyên tử H bị thay thế, nghĩa là:
98 pkl H2SO4 có 2 pkl H bị thay thế
Vậy X pkl 1 pkl
X = (1×98)/2 = 49; Đ (H2SO4) = 49 (đvC)
Định luật đương lượng (ĐLĐL): Các nguyên tố hóa học kết hợp
với nhau theo những khối lượng tỷ lệ với đương lượng của chúng.
Gọi mA, ĐA là khối lượng và đương lượng của nguyên tố A
mB, ĐB B
A và B kết hợp với nhau, theo ĐLĐL thì:
=
m A
mB
D
D
A
B
=
m
A
mB
D D
A
B
hay
=mD D
nTỷ số : Số đương lượng
Vậy ĐLĐL có thể phát biểu như sau: Trong một phản ứng hóa
học, số đương lượng (nĐ) của các chất tham gia phản ứng phải
bằng nhau.
Một nguyên tố có thể có nhiều đương lượng. Trong trường hợp
này, tỷ lệ giữa các đương lương của một nguyên tố là tỷ lệ của các
số nguyên đơn giản.
Ví dụ: Nitơ có 5 oxyt: N2O; NO; N2O3; NO2; N2O5.
Đ(N2O) = 14 Đ(NO) = 7
Đ(N2O3) = 4,67 Đ(NO2) = 3,5
Đ(N2O5) = 2,8
Các tỷ lệ: 14:7 = 2:1; 7:4,67 = 3:2; 14:2,8 = 5:1….
¾Từ các giá trị đương lượng của Nitơ, ta thấy mối tương quan giữ
đương lượng và hóa trị như sau:
=AD n
A: Khối lượng nguyên tử
n: Hóa trị của nguyên tố
Đương lượng của một hợp chất tùy thuộc vào cách phản ứng của
nó nên khi xét đương lượng của hợp chất cần phải xét trong phản
ứng cụ thể.
Ví dụ: Trong phản ứng:
H2SO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + 2H2O → Đ (H2SO4) = 49 (đvC)
Nhưng trong phản ứng
H2SO4 + NaOH→ NaHSO4 + H2O → Đ (H2SO4) = 98 (đvC)
Vậy: Giữa đương lượng của hợp chất và số ion trao đổi và KLPT
có mối quan hệ như sau:
=D n
M M: Khối lượng phân tử
n: Số ion hóa trị I mà phân tử đã trao đổi (nếu phân tử
đó trao đổi các ion hóa trị 2,3… thì ion hóa trị 2,3…
được coi tương ứng với 2,3… ion hóa trị I.
=D n
M
Đối với phản ứng oxi hóa-khử:
M: Khối lượng phân tử
n: Số electron trao đổi của một phân tử chất oxi hóa
hay chất khử.
Đương lượng gam: là đương lượng tính bằng gam của chất đó có
số đo bằng đương lượng của nó.
Ví dụ: Đương lượng của H2SO4 là 49 g hay 98 g
Ví dụ:
Zn(r) + CuSO4(dd) → ZnSO4(dd) + Cu(r)
Đ(Zn) = 65/2 = 32,5 Đ(CuSO4) = 160/2 = 80
1.2. NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ SỞ
1.2.1. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
(LOMONOSOV-LAVOIRSIER)
Lomonosov: Khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng
khối lượng của các sản phẩm phản ứng.
Ví dụ: Mg + 1/2O2→MgO
mMgO = mMg phản ứng + mO2 phản ứng
Lavoirsier: Khối lượng của từng nguyên tố trong các phản ứng
hóa học luôn luôn được bảo toàn.
¾Các định luật này có sự hạn chế: Phản ứng có sự tăng khối
lượng và giảm khối lượng.
E = m.c2 m: khối lượng; c: vận tốc ánh sáng truyền
trong chân không.
Ví dụ: Xét phản ứng H2 + 1/2O2 → H2O E = 57800 cal
m E
C2
= =
57800. 4,184. 107 (g. cm2. sec-2)
(2,998. 1010)2 cm2. sec-2
= 2.69. 10-9g
1.2.2. ĐỊNH LUẬT THÀNH PHẦN KHÔNG ĐỔI (PROUST)
“Mỗi hợp chất hóa học dù được điều chế cách nào cũng luôn có
thành phần không đổi”
Ví dụ: NaCl dù điều chế trực tiếp bằng cách cho Na tác dụng trực
tiếp với Cl2, hay kết tinh từ nước biển, hoặc khai thác từ các mỏ muối
cũng đều chứa 39,34% Natri và 60,66% Clo.
1.2.3. ĐỊNH LUẬT TỶ LỆ BỘI (DALTON)
“Nếu hai nguyên tố hóa hợp với nhau tạo thành một số hợp chất thì
những khối lượng của một nguyên tố so với cùng một khối lượng
của nguyên tố kia (nguyên tố có hóa trị thay đổi trong các hợp
chất) sẽ tỷ lệ với nhau như những số nguyên đơn giản”.
Ví dụ: Fe + S → FeS hoặc FeS2
-Đối với FeS: mS : mFe = 32 : 56 = 16 : 28
-Đối với FeS2: mS : mFe = 64 : 56 = 32 : 28
Vậy: Tỷ lệ S trong FeS và FeS2 là 16 : 32 = 1 : 2
¾ĐLTLB không đúng đối với các hợp chất hydrocarbon: C20H42
hay C21H44
1.2.4. ĐỊNH LUẬT ĐƯƠNG LƯỢNG (DALTON)
“Các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau theo những lượng khối
lượng tỷ lệ với đương lượng của chúng”.
A và B kết hợp với nhau:
=
m A
mB
D
D
A
B
=
m
A
mB
D D
A
B
hay
=mD D
nTỷ số : Số đương lượng
Ví dụ:
Tính số đương lượng của 49 gam H2SO4. Biết Đ(H2SO4) = 98 ?
nH2SO4 = m/Đ = 49/98 = 0,5
1.2.5. ĐỊNH LUẬT TỶ LỆ THỂ TÍCH (GAY-LUSSAC)
“Thể tích các khí tham gia phản ứng tỷ lệ với nhau và cùng tỷ lệ
với thể tích các sản phẩm khí của phản ứng như những số nguyên
đơn giản”.
Ví dụ: H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k)
Cứ 1V (H2) + 1V (Cl2) → 2V (HCl)
1.2.6. ĐỊNH LUẬT AVOGADRO
(1)“Những thể tích khí bằng nhau, ở cùng một nhiệt độ và áp suất sẽ
chứa số phân tử như nhau”.
(2)“Thể tích mol (thể tích của một phân tử gam) của tất cả các khí ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau, không phụ
thuộc vào bản chất hóa học của chúng”
Ở điều kiện tiêu chuẩn (00C và 1atm) thể tích mol của khí bất kỳ
bằng 22,4 lít.
Một mol khí bất kỳ ở đktc có, N= 6,023.1023 hạt. (số Avogadro)
Ví dụ:
1 mol O2 (đktc) có 6,023.1023 phân tử O2
1.2.7. CÁC PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI KHÍ
Ở trạng thái khí, các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của
chất khí là nhiệt độ (T), áp suất (P) và thể tích (V).
Đối với khí lý tưởng, PTTT (Clapeyron-Mendeleev), PTTT khí
có dạng như sau:
PV = nRT hay PV = (m/M)RT
P: áp suất; V: thể tích; n: số mol khí; R: hằng số khí; T: nhiệt độ
tuyệt đối.
9Nếu P (atm) và V (lít) thì R = (1.22,414)/273 = 0,082 (atm.l/mol.độ).
9Nếu P (dyn/cm3) và V (cm3) thì R = (1,013.106.22414)/273 = 8,314.107
(erg/mol.độ).
9Nếu P (mmHg) và V (ml) thì R = (760.22414)/273) = 62400
(mmHg.ml/mol.độ)
Đối với khí thực, PTTT (van der Waals) khí có dạng:
(P + a/V2).(V-b) = nRT
a, b là các hằng số đối với mỗi khí nhất định.
a/V2: ảnh hưởng của lực hút giữa các phân tử khí thực.
b: ảnh hưởng của thể tích riêng của các phân tử khí thực.
1.2.8. ĐỊNH LUẬT ÁP SUẤT RIÊNG PHẦN (DALTON)
“Áp suất của hỗn hợp khí không tương tác với nhau về phương
diện hóa học bằng tổng các áp suất riêng phần của các chất khí
tạo nên hỗn hợp”.
Ví dụ:
Không khí là hỗn hợp của O2 (21%) và N2 (79%). Ở 2730K, 1 mol
không khí chiếm V = 22,4 lít.
→ Pkk = P(O2) + P(N2) = 0,21 + 0,79 = 1 (atm).
1.3. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ-NGUYÊN TỬ. TÍNH TOÁN HÓA HỌC
1.3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ
1.3.1.1. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ THEO TỶ KHỐI CỦA KHÍ
Phương pháp này dùng cho chất khí, lỏng, rắn dễ bay hơi
¾MA, MB là khối lượng phân tử của 2 khí A và B
¾mA, mB là khối lượng của 2 khí đo cùng điều kiện T, P, V. Theo
định luật Avogadro thì số mol của 2 khí bằng nhau.
n =
mA
mB
M
M
A
B
D=n =
mA mB
M MA B
= =hay
D: gọi là tỷ khối của khí A đối với khí B.
¾Trong thực tế, người ta hay tiến hành xác định KLPT của một
chất khí dựa vào sự so sánh với khí H2, O2 và không khí (ở đktc
Mkk=29).
1.3.1.2. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ DỰA TRÊN PTTT KHÍ LÝ TƯỞNG
¾Phương pháp này dùng cho chất khí, lỏng và rắn dễ bay hơi.
PV=(m/M)RT →M = (m/PV)RT
1.3.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIỆM SÔI, NGHIỆM ĐÔNG VÀ THẨM THẤU
1.3.1.4. PHƯƠNG PHÁP SỨC CĂNG BỀMẶT
1.3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
1.3.2.1. XÁC ĐỊNH KLNT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CANNIZARO
1.3.2.2. XÁC ĐỊNH KLNT BẰNG PHƯƠNG PHÁP DULONG-PETIT
1.3.2.3. XÁC ĐỊNH KLNT DỰA TRÊN ĐỊNH LUẬT ĐỒNG HÌNH
(MITCHENLICH)
“Các hợp chất hóa học có thành phần hóa học giống nhau thường có hình dạng tinh thể
giống nhau, nghĩa là đồng hình với nhau. Ngược lại, các chất đồng hình, thường có thành
phần hóa học giống nhau”.
Ví dụ: Xác định KLNT của Mn, biết Mn tạo với K, O2 hợp chất đồng hình với hợp chất Clo
(M=35,64) là KClO4.
Trong KClO4 có 64g Oxi; 39 g K và 35, 64 g Clo. Kết quả phân tích hợp chất của Mn với K
và Oxi là 64g Oxi, 39 g K và 54,93 g Mn. Vậy hợp chất của Mn với Kali, Oxi cũng là
KMnO4 và KLNT của Mn là 54,93.
1.3.2.4. TÍNH TOÁN ĐƯƠNG LƯỢNG
Để tính đương lượng của chất chúng ta có thể dựa vào:
¾Dựa vào định nghĩa đương lượng.
¾Dựa vào định luật đương lượng.
Ví dụ: Khi oxi hóa 0,253 g Mg, người ta thu được 0,42 g MgO.
Tính ĐMg biết đương lượng của Oxi là 8.
Theo ĐLĐL ta có:
D
=D
Mg
O m
mMg m
m
O
DMg DO=
. Mg
O
=8 0,253
0,420-0,253
. =12,15
Dựa vào biểu thức:
Đ= A/n
A: Khối lượng nguyên tử; n: hóa trị
Ví dụ: Trong SO2; ĐS = 32/4 = 8
Trong SO3; ĐS = 32/6 = 5,33
Dựa vào biểu thức:
Đ = M/n
M: Khối lượng phân tử; n: số ion hóa trị I mà phân tử đã trao đổi.
Ví dụ: Trong phản ứng:
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
Đ (H3PO4) = M/2 = 49
Dựa vào biểu thức:
Đ = M/n
M: Khối lượng phân tử; n: số electron trao đổi của chất oxi hóa
hoặc chất khử
Trong phản ứng:
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4→ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Đ (KMnO4) = (39+55+16.4)/5 = 31,6
Đ (FeSO4) = (56+32+16.4)/1 = 152
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong_I.pdf