Chương trình giáo dục về sức khỏe tâm thần được xây dựng và phát
triển lần đầu tiên trên thế giới từ những năm 1997 giúp cung cấp kiến thức, niềm
tin về các bệnh tâm thần và giúp cộng đồng nhận biết, phòng ngừa, quản lý và
tìm kiếm trợ giúp khi gặp các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần. Nội dung
chính của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần thường bao gồm thông tin về
mối liên hệ giữa não bộ và sức khỏe tâm thần, cách thức quản lý căng thẳng hiệu
quả, các hoạt động và nguồn lực để tăng cường sức khỏe tâm thần cũng như các
chiến lược tìm kiếm sự trợ giúp. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ thảo luận một số
khái niệm công cụ có liên quan và điểm luận các nghiên cứu đi trước về tính hiệu
quả của các chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần đến nhận thức, thái độ và
hành vi của cộng đồng.
16 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần: Bằng chứng về tính hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4) một số chương trình kết hợp thêm các
hoạt động như triển lãm, trao đổi trực tiếp với người đã từng trải nghiệm bệnh
(Essler, 2006), thực hiện tuần dự án cho HS (Conrad, 2009), hội thảo (Nazish Imran,
2016). Đa số triển khai trực tiếp, số ít chương trình được tập huấn, đào tạo thông qua
mạng Internet như: Massive Open Online Course của Agar Almeida thực hiện ở Bồ
Đào Nha năm 2016; nghiên cứu của tác giả Daniel L Costin (Úc, 2009); nghiên cứu
của Kathleen tại Anh năm 2014.
Người thực hiện: Để triển khai chương trình can thiệp, người tập huấn; đào tạo
có vai trò quan trọng. Trong các chương trình đã được triển khai, người tập huấn
chủ yếu là chuyên gia trong lĩnh vực SKTT gồm bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý lâm
sàng như nghiên cứu của Tolulope (2014), Naylor (Mỹ, 2009), Battaglia (1990). Một
số nghiên cứu cho HS trao đổi trực tiếp với người trải nghiệm bệnh tật (nghiên cứu
của tác giả Conrad, 2009 ; Rickwood, 2004 ; Pinfold, 2003). Ngoài ra, các chương
trình áp dụng trong trường học được thực hiện theo cách: các chuyên gia tập huấn
cho GV, GV dạy lại cho HS trong 5, 6 tiết hoặc 10 tuần. Theo cách này có thể kể đến
nghiên cứu của các tác giả như Watson (2004) thực hiện tại Mỹ; chương trình “The
Guide” của Kutcher thực hiện tại Canada, Mỹ, Malawi, Pháp (2017); chương trình
của Ingunn Skre triển khai tại Na Uy (2013), chương trình “HeadStrong” được thực
hiện bởi Yael Perry tại Úc năm 2014 hay nghiên cứu của Alan Mcluckie 2014 và
Yasutaka Ojio (Nhật Bản, 2015).
Về kết quả: Hầu hết chương trình đã cải thiện được hiểu biết về SKTT của người
tham gia sau can thiệp. Cụ thể như:
Khả năng nhận diện các rối loạn tăng lên trong phần lớn các nghiên cứu (p < 0,05)
và được duy trì sau 1, 2, 3 và 6 tháng sáu. Chỉ một vài nghiên cứu không có sự thay
đổi như nghiên cứu của Naylor tại Hoa Kỳ năm 2009 hay chương trình của Jorm và
cộng sự triển khai ở Úc năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu do chương trình can thiệp
chỉ tập trung vào một rối loạn chuyên biệt trong khi bảng khảo sát lại tìm hiểu nhiều
thông tin liên quan đến các rối loạn khác.
Niềm tin vào nguyên nhân gây bệnh tâm thần: các chương trình can thiệp đã
cải thiện được nhận thức của người dân về nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần.
Trước khi được tập huấn, 58,3% GV trong nghiên cứu của Kutcher tại Malawi (2015)
trả lời đúng (M = 17,5, S.D. = 4,07) những kiến thức liên quan. Sau khi chương trình
can thiệp hoàn thành, tỉ lệ này tăng lên 76,3% (M = 22,94, S.D. = 2,89), t (217) = 17,10,
p <0,0001. Tương tự với nghiên cứu của Yael Perry (2014 tại Úc), nhóm thực nghiệm
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành500
cũng có sự thay đổi rõ rệt so với nhóm chứng, M (nhóm thử nghiệm) = 14,97; SD =
0,605) M (nhóm chứng) = 14,52, SD = 0,415), t (358) = 8,44, p <0,05.
Thái độ kỳ thị đối với người có rối loạn tâm thần: một số chương trình can thiệp
chưa thay đổi được thái độ kỳ thị của khách thể đối với rối loạn tâm thần. Điều này
thể hiện trong nghiên cứu của Agar Almeida (Bồ Đào Nha, 2016). Đây là chương
trình can thiệp được thực hiện trực tuyến nên chưa hiệu quả trong việc thay đổi sự
kỳ thị. Do đó, hình thức tổ chức chương trình cũng là một yếu tố cần xem xét. Tác giả
Tolulope với chương trình can thiệp tại Nigeria cũng có kết quả tương tự. Sau khi
tham gia chương trình, người dân không thay đổi thái độ và vẫn giữ khoảng cách
xã hội với người bệnh như trước. Điều đáng lưu ý trong nghiên cứu này là việc can
thiệp chỉ diễn ra thông qua hình thức hội thảo trong 3 giờ. Nghiên cứu của Essler
cùng cộng sự tại Anh năm 2006 cũng có cùng kết quả. Sau can thiệp, nhận thức về
SKTT của người tham gia tăng, đồng thời thái độ kỳ thị cũng tăng. Hình thức can
thiệp của chương trình này là HS tổ chức các hoạt động như diễn kịch, trò chơi, thi
đố. Ngoài ra, tác giả Rickwood thực hiện chương trình can thiệp tại Úc năm 2004
bằng hình thức để người bệnh chia sẻ về những trải nghiệm bệnh tật của mình cũng
cho kết quả tương tự. Sự kỳ thị được hình thành trên cơ sở niềm tin và nhận thức
nên thật khó để có thể thay đổi trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu trên đã cho
thấy mối liên hệ giữa hình thức tổ chức và tính hiệu quả trong việc làm giảm định
kiến. Bên cạnh đó, vẫn có những chương trình can thiệp làm thay đổi thái độ của
người dân nói chung; GV cũng như HS nói riêng. Nghiên cứu của Watson tại Hoa
Kỳ năm 2014 hay Pinfold ở Anh năm 2003 cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ về thái độ.
HS, GV sẵn sàng chia sẻ và giảm khoảng cách xã hội với người bệnh. Tác giả Chan
với chương trình can thiệp thực hiện trên 117 HS Hồng Kông đã giúp các em có thể
tiếp xúc với người bệnh một cách bình thường, các em hướng đến người bệnh nhiều
hơn và cho biết không còn sợ người bệnh như trước (Chan, 2001). Chương trình The
Guide hay chương trình của Yasutaka Ojio cũng đã giảm sự kỳ thị ở HS. Sau khi
tham gia, HS đã thay đổi khoảng cách và sẵn sàng hỗ trợ người bệnh.
Đối với kết quả về hành vi tìm kiếm trợ giúp: một số chương trình đã thúc đẩy
hành vi trợ giúp chuyên nghiệp như nghiên cứu của Yael Perry (2014), chương trình
“Mental Health First Aid” của Hart (2013). Nghiên cứu của Kutcher tại các nước
cũng cho kết quả tương tự.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình can thiệp, nghiên cứu của
Ingunn Skre (2013) đã chỉ ra các biến về độ tuổi, người tập huấn, tôn giáo có ảnh
hưởng đến hiệu quả của chương trình. Trong đó, mức độ thay đổi về nhận thức,
hành vi và sự kỳ thị ở người lớn tuổi có xu hướng thấp hơn so với người trẻ tuổi,
đặc biệt là thanh thiếu niên. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 501
giáo viên như kỹ năng giảng dạy và tuân thủ chương trình là những yếu tố tiên đoán
cho sự thành công của nó. Theo Ingunn Skre, việc chọn và kiểm soát người tham gia
cũng ảnh hưởng đến tính hiệu quả. Nếu nhóm thực nghiệm và nhóm chứng cùng
một trường sẽ không kiểm soát được thông tin (Ingunn Skre, 2013).
Nghiên cứu của Agar Almeida (2013) trong trường học đã chỉ ra yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả chương trình là nội dung và GV tham gia giảng dạy. Nếu nội
dung được thiết kế thành các module thì việc thực hiện sẽ dễ dàng, cụ thể hơn là
thiết kế theo hình thức truyền thống. Đối với GV, người giảng dạy và triển khai
chương trình cho HS thì năng lực và nhu cầu là yếu tố ảnh hưởng (Agar Almeida,
2013). Bên cạnh đó, độ tuổi của người tham gia cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của
chương trình (nghiên cứu của Marie Sutton tại Ailen). Người lớn tuổi cần những
thông tin về SKTT khác so với người trẻ tuổi. Vì thế khi xây dựng nội dung chương
trình cần lưu ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người tham gia. Nghiên cứu của các
tác giả Swagata Bapat (2009), Pinfold, (2003), Watson cũng chỉ ra phương pháp, hình
thức thực hiện chương trình có ảnh hưởng đến kết quả về mặt nhận thức và thái độ.
Tóm lại, hầu hết các chương trình đã đạt được mục tiêu, chứng minh tính hiệu
quả khi đã làm tăng nhận thức, giảm thái độ kỳ thị, qua đó thúc đẩy hành vi tìm
kiếm trợ giúp chuyên nghiệp cho người dân, GV cũng như HS.
2. Kết luận
Có thể nói các chương trình giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về SKTT được
thực hiện tại Úc, Mỹ từ những năm 1997, sau đó lan rộng ở các nước châu Âu vào
những năm 2000. Tuy nhiên, các chương trình này chỉ mới được thực hiện tại một số
quốc gia đang phát triển hay một số nước có sự kỳ thị cao về bệnh tâm thần trong
những năm gần đây. Các chiến dịch nâng cao nhận thức, hội thảo, các chương trình
giáo dục, tập huấn đã được triển khai tập trung vào các nhóm đối tượng như cộng
đồng, nhà chuyên môn, nhóm thanh thiếu niên, cá nhân và trường học.
Mỗi chương trình được triển khai trong điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị
khác nhau nên thật khó để so sánh tính hiệu quả của các chương trình song không
thể phủ nhận kết quả của nó. Hầu hết các chương trình đã thay đổi nhận thức, giảm
thái độ kỳ thị, tăng hành vi tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp cho các nhóm khách
thể (được phân tích trong chương 1, tổng quan các nghiên cứu về chương trình giáo
dục SKTT). Tuy nhiên, tại một số quốc gia thu nhập thấp, việc thực hiện các chương
trình giáo dục, hội thảo hay các khóa tập huấn gặp nhiều khó khăn do rào cản về
văn hóa, kinh tế hay tỉ lệ mù chữ ở nước này có thể lên đến 50% song có thể kết luận
rằng, các chương trình giáo dục, khóa tập huấn, hội thảo ít nhiều đã làm tăng hiểu
biết về SKTT cho người dân nói chung, GV, HS nói riêng.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành502
Còn tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một chương trình giáo dục
SKTT nào được thực hiện trong cộng đồng nói chung và trường học nói riêng. Việc
nâng cao hiểu biết về SKTT cũng được đề cập trên các phương tiện truyền thông hay
trong các chương trình hội thảo hưởng ứng ngày SKTT thế giới (10.10). Tuy nhiên,
để thay đổi nhận thức, giảm định kiến và thay đổi hành vi tìm kiếm trợ giúp cho
người dân, GV, HS thì cần thực hiện chương trình can thiệp một cách cụ thể và được
đánh giá bằng nghiên cứu. Vì vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu đánh giá hiệu
quả tác động của chương trình giáo dục SKTT đến hiểu biết về SKTT của GV, HS
trong thời gian tới.
LỜI CẢM ƠN: Nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đề
tài mã số B2018-ĐHQG-01.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christopher Lui (2016). Mental health literacy in Hong Kong. International Journal
of Social Psychiatry 2016, Vol. 62(6) 505– 511.
2. Demyttenaere K, Bruffaerts R, Posada-Villa J, et al (2014). WHO World Mental
Health Survey Consortium. Prevalence, severity, and unmet need for treatment of
mental disorders in the World Health Organization World Mental Health Surveys.
JAMA 2004; 291:2581- 2590.
3. Helen Bartlett và cộng sự (2006). Mental health literacy in rural Queensland:
results of a community survey. Australian and New Zealand Journal of
Psychiatry 2006; 40:783–789.
4. Gemma García-Soriano và cộng sự (2017).What do Spanish adolescents think
about obsessive - compulsive disorder? Mental health literacy and stigma
associated with symmetry/order and aggression-related symptoms. Psychiatry
Research 250 (2017) 193–199.
5. Gur Ka, Sener N, Kucuk Lc, Cetindag Zd.Basar Me (2012). The beliefs of teachers
toward mental illness. Procedia - Social and Behavioral Sciences 47 (2012) 1146
– 1152.
6. Jessica Whitley (2012). Promoting Mental Health Literacy among Educators:
Critical in School- Based Prevention and Intervention. Article in Canadian
Journal of school Psychology. March 2013. DOI: 10.1177/0829573512468852.
7. Jorm AF, Korten AE, Jacomb PA, Christensen H, Rodgers B, Pollitt P (1997).
“Mental health literacy”: a survey of the public’s ability to recognize mental disorders
and their beliefs about the effectiveness of treatment. MJA 1997; 166: 182-186.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 503
8. KA Ganasen (2008). Mental health literacy: focus on developing countries. Afr J
Psychiatry 2008; 11:23-28.
9. Kausar Suhail và cộng sự (2005). A study investigating mental health literacy in
Pakistan. Journal of Mental Health, April 2005; 14(2): 167 – 181.
10. The World Health Report (2001). Mental Health: New understanding; new hope,
WHO, Geneva.
11. S. Kutcher (2015). Improving Malawian teachers’ mental health knowledge and
attitudes: an integrated school mental health literacy approach. Global Mental Health,
2, e1, page 1 of 10. doi:10.1017/gmh.2014.8.
12. Stan Kutcher (2016).A school mental health literacy curriculum resource training
approach: effects on Tanzanian teachers’ mental health knowledge, stigma and help-
seeking efficacy.Global Mental Health (2016), 3, e1, page 11 of 22. doi:10.1017/
gmh.2014.8.
13. Yael Perry (2014). Effects of a classroom-based educational resource on adolescent
mental health literacy: A cluster randomized controlled trial. Journal of Adolescence
37 (2014) 1143e1151.
14. Yasutaka Ojio (2015). Effects of school-based mental health literacy education
for secondary school students to be delivered by school teachers: A preliminary
study. Psychiatry and Clinical Neurosciences 2015; 69: 572–579.
MENTAL HEALTHEDUCATION PROGRAM: EVIDENCES ABOUT
EFFECTIVENESS
Abstract: The mental health education program was first developed in 1997 which
provided knowledge and beliefs about mental disorders that aid community’s
recognition, management, or prevention and is considered to be an important
determinant of help-seeking. The main program content included facts about the
brain’s connection to mental health, information about healthy ways to manage
stress, resources and activities to promote mental health, common mental health
problems, and how to seek help for mental health problems. In this paper, we
discussed some working definitions and reviewed the effectiveness of such
programs in knowledge, attitude and help-seeking behaviors of communities.
Keywords: Mental health, Education program, Effectiveness.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_trinh_giao_duc_suc_khoe_tam_than_bang_chung_ve_tinh_h.pdf