Chương trình giáo dục phổ thông mới và vấn đề giáo dục công dân toàn cầu

Bài viết trình bày quan điểm về mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu,

trên cơ sở đó phân tích một cách khái quát chương trình giáo dục phổ thông

mới xét từ góc độ giáo dục công dân toàn cầu. Kết quả cho thấy, trong chương

trình giáo dục phổ thông mới, những yếu tố của giáo dục công dân toàn cầu

cũng đã được phản ánh trong yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp giáo

dục và đánh giá kết quả giáo dục.Tác giả cũng khuyến nghị, để thực hiện

có hiệu quả mục tiêu này ở các môn học/ hoạt động giáo dục và cho các đối

tượng cụ thể, sẽ cần có sự cụ thể hóa cho phù hợp trong hướng dẫn và quá

trình thực hiện chương trình, trong đó cần có vai trò quan trọng của tác giả

sách, cán bộ quản lí, chỉ đạo ở các cấp, các nhà trường và mỗi giáo viên.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông mới và vấn đề giáo dục công dân toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác em. Sự quan tâm tới việc cho HS có điều kiện trải nghiệm, giải quyết các vấn đề thực tiễn sẽ giúp các em có những hiểu biết về các vấn đề của cộng đồng, có kĩ năng tìm hiểu, phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề, cũng như bồi dưỡng cho các em ý thức thái độ quan tâm tới người khác, tới cộng đồng, từ ở môi trường xung quanh rồi mở rộng hơn. Đây là những yếu tố quan trọng để hình thành những năng lực công dân toàn cầu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cũng giúp các em có cơ hội giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề trong môi trường số, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, chẳng hạn thực hiện các “chuyến đi thực địa ảo”, trao đổi “từ xa” với các trường kết nghĩa, ... Các định hướng này được cụ thể trong các môn học, hoạt động GD. Ví dụ, với môn GD công dân, CT đưa ra những định hướng phương pháp GD như: Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; Tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống HS trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ; Coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: Giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; Xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; Thảo luận nhóm; Đóng vai; Dự án;... Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: Dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; Dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; Tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; Tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HS. Phối hợp GD trong nhà trường với 11Số 14 tháng 02/2019 GD ở gia đình và xã hội. Trong CT Hoạt động trải nghiệm, một số phương thức tổ chức chủ yếu được chú trọng là: 1/ Khám phá, bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa, ...Trong đó, tổ chức các hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước; 2/ Thể nghiệm, tương tác như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi, ... tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng; 3/ Cống hiến là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác; 4/ Nghiên cứu bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật, ... trong đó tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Về đánh giá việc học tập của HS, căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong CT tổng thể và CT môn học, hoạt động GD. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS. Như vậy, những yêu cầu liên quan tới GD công dân toàn cầu như đã trình bày ở trên sẽ được chú trọng đánh giá. Điều này rất quan trọng bởi khi đánh giá chú ý tới các năng lực công dân toàn cầu (chẳng hạn khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề thực tiễn, thì sẽ có tác động tới quá trình dạy và học, giúp thực hiện các mục tiêu phát triển năng lực này đạt hiệu quả. 2.2.6. Một số vấn đề về giáo dục công dân toàn cầu khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới Các yếu tố của GD công dân toàn cầu đã được thể hiện với mức độ tường minh, cụ thể khác nhau trong CT GDPT mới (qua định hướng, mục tiêu, nội dung GD, ...). Để đạt được mục tiêu GD công dân toàn cầu thì cần quan tâm thực hiện nội dung GD này một cách thích hợp ở các môn học, hoạt động GD và ở từng cấp học. Trong triển khai CT mới, GD công dân toàn cầu có thể được thực hiện qua các môn học, qua các hoạt động GD (Ví dụ, các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ quốc tế, hoạt động nâng cao nhận thức, tham gia các hoạt động cộng đồng, tổ chức các câu lạc bộ, kết nối các trường học,...) và có thể qua các chuyên đề tự chọn về GD công dân toàn cầu. Một số khía cạnh đặc trưng của GD công dân toàn cầu cần được quan tâm một cách thích hợp trong việc xác định nội dung cụ thể, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, chẳng hạn tổ chức các hoạt động học tập trong đó HS trao đổi, phản biện, phân tích các vấn đề mang tính toàn cầu; Phân tích những mối quan hệ tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề (chẳng hạn phát triển kinh tế và môi trường, ..., giữa những vấn đề của địa phương và toàn cầu; Tham gia giải quyết vấn đề thực tiễn; Tạo cơ hội cho các em trải nghiệm học tập trong các bối cảnh đa dạng, tương tác xã hội trong các nhóm ở các phạm vị khác nhau bao gồm ở lớp, ở trường và trong cộng đồng, và ở phạm vi vượt ra ngoài địa phương, quốc gia; ... Một điểm quan trọng của CT GDPT mới là CT mở, theo đó địa phương, nhà trường, GV có nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình phát triển, triển khai CT cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. Đây cũng là một thuận lợi cho GD công dân toàn cầu. Khi thực hiện những nội dung của GD công dân toàn cầu, tùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể mà các nhà trường có thể lựa chọn cách thức phù hợp. Để triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả CT GDPT mới nói chung và các nội dung GD công dân toàn cầu nói riêng, việc chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị dạy học, môi trường GD trong và ngoài nhà trường, ... đóng vai trò hết sức quan trọng. Những năm qua, khi thực hiện CT GD hiện hành, các trường phổ thông đã đổi mới GD, đặc biệt đổi mới về phương pháp và đánh giá kết quả GD, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Qua đó, những nội dung của GD công dân toàn cầu cũng được quan tâm hơn. Những kinh nghiệm, thành tựu mà nhà trường, GV, ... có được qua đổi mới là những thuận lợi cho việc triển khai CT mới, cần tiếp tục phát huy. Đồng thời, cũng cần đánh giá những khó khăn, bất cập trong quá trình đổi mới để có những giải pháp tích cực, đồng bộ trong triển khai CT mới sắp tới. 3. Kết luận Trong CT GDPT mới, những yếu tố của GD công dân toàn cầu đã được phản ánh trong yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp GD và đánh giá kết quả GD. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này ở các môn học, hoạt động GD và cho các đối tượng cụ thể ở từng cấp học, sẽ cần có sự cụ thể hóa cho phù hợp trong hướng dẫn và quá trình thực hiện CT, trong đó cần có vai trò quan trọng của tác giả sách, cán bộ quản lí, chỉ đạo ở các cấp, các nhà trường và mỗi GV. Lương Việt Thái và nhóm nghiên cứu NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN 12 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NEW GENERAL EDUCATION CURRICULUM IN VIETNAM AND GLOBAL CITIZENSHIP EDUCATION Luong Viet Thai and research team The Vietnam National Institute of Educational Sciences 101 Tran Hung Dao, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam Email: lvthai2000@yahoo.com ABSTRACT: The article presents the views on the objectives of global citizenship education. On that basis, a general analysis of the new general education curriculum is considered from the perspective of global citizenship education. The results show that, in the new curriculum, elements of global citizenship education have been reflected in the learning outcomes, content, teaching and learning methods and the evaluation of learning outcomes. The author also recommends that in order to effectively implement this goal in the subjects/educational activities and for specific learner groups, it will be necessary to concretize and apply properly in curriculum implementation process, which should have an important role of textbook authors, the educational managers at different levels, schools and each teacher. KEYWORDS: Global citizenship; global citizenship education; new general education curriculum; global citizenship education in the general education curriculum. Tài liệu tham khảo [1] United Nations, Goal 4: Ensure inclusive and quality education for all and promote lifelong learning, Sustain- able Development Goals: [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình một số môn học. [4] Oxfam, (2015), Education for global citizen ship: A guide for schools. [5] UNESCO, (2015), Global Citizenship Education - Topics and Learning Objectives. [6] UNICEF, (2013), Exploring our roles as global citizens.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_moi_va_van_de_giao_duc_cong.pdf
Tài liệu liên quan