Tên nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt”.
Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
73 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng sầu riêng, măng cụt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết: 14 giờ; Thực hành: 68 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun 06: Phòng trừ dịch hại được bố trí học sau các mô đun Chuẩn bị trước khi trồng; Chuẩn bị cây giống; Trông cây sầu riêng, măng cụt; Chăm sóc sầu riêng và Chăm sóc măng cụt. Học trước mô đun Thu hoạch và tiêu thu sầu riêng măng cụt
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây, cơ sở sản xuất măng cụt.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Kiến thức:
+ Mô tả được 5 loại cỏ thường có trong vườn sầu riêng, măng cụt và 5 loại sâu, bệnh hại chính trong vườn sầu riêng, măng cụt.
+ Nêu được cách phòng trừ tổng hợp đối với cỏ dại và sâu, bệnh hại sầu riêng, măng cụt.
- Kỹ năng:
+ Phát hiện, nhận biết được các đối tượng cỏ dại, sâu, bệnh hại chủ yếu trong vườn sầu riêng, măng cụt.
+ Phòng trừ tổng hợp cỏ dại, sâu, bệnh hại cho vườn sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Thái độ: Có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Cẩn thận, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra (sản phẩm theo hướng GAP).
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (Giờ chuẩn)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Phòng trừ cỏ dại hại sầu riêng, măng cụt
14
2
12
2
Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng
20
2
16
2
3
Phòng trừ sâu hại măng cụt
12
2
10
4
Phòng trừ bệnh hại sầu riêng
16
2
12
2
5
Phòng trừ bệnh hại măng cụt
8
2
6
6
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
6
2
4
7
Phòng trừ tổng hợp
6
2
4
Kiểm tra hết mô đun
4
4
Cộng
86
14
64
8
Ghi chú: *Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Phòng trừ cỏ dại hại sầu riêng, măng cụt Thời gian: 14 giờ
Mục tiêu:
- Nhận dạng đúng loại cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt
- Lựa chọn được phương pháp làm cỏ thích hợp cho sầu riêng, măng cụt
- Làm cỏ cho sầu riêng, măng cụt bằng cả phương pháp thủ công, cơ giới và dùng thuốc hóa học đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài:
1. Khái niệm và tác hại của cỏ dại
1.1. Khái niệm
1.2. Tác hại
1.3. Phân nhóm cỏ dại
2. Xác định loại cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt
3. Xác định các thời điểm làm cỏ
4. Phòng cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt
4.1. Trồng xen
4.2. Che phủ
5. Trừ cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt
5.1. Trừ cỏ dại bằng phương pháp thủ công
5.2. Trừ cỏ dại bằng phương pháp cơ giới
5.3. Trừ cỏ dại bằng thuốc hóa học
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 2: Phòng trừ sâu hại sầu riêng Thời gian: 20 giờ
Mục tiêu:
- Xác định đúng các triệu chứng gây hại của xén tóc; rầy nhảy; rệp sáp; sâu đục cành; sâu đục quả; nhện đỏ; sâu ăn bông; Ruồi đục quả hại sầu riêng;
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại sầu riêng theo nguyên tắc 4 đúng;
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV và có trách nhiệm sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nông nghiệp sạch Theo hương GAP).
Nội dung của bài:
1. Khái niệm
2. Đặc điểm chung của côn trùng
3. Phòng trừ xén tóc hại sầu riêng
3.1. Đặc điểm của xén tóc
3.2. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại
3.3. Phòng và trừ
4. Phòng trừ rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng
4.1. Xác định đặc điểm của rầy nhảy
4.2. Xác định triệu chứng và tác hại
4.3. Phòng và trừ
5. Phòng trừ rệp sáp phấn hại sầu riêng
5.1. Xác định đặc điểm của rệp sáp phấn hại sầu riêng
5.2. Xác định triệu chứng và tác hại
5.3. Phòng và trừ
6. Phòng trừ sâu đục cành (sâu mình đỏ)
6.1. Xác định đặc điểm của sâu đục cành
6.2. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại
6.3. Phòng và trừ
7. Phòng trừ sâu đục quả
7.1. Xác định đặc điểm của sâu đục quả
7.2. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại
7.3. Phòng và trừ
8. Phòng trừ nhện đỏ hại sầu riêng
8.1. Xác định đặc điểm của nhện đỏ
8.2. Xác định triệu chứng và tác hại
8.3. Phòng và trừ
9. Phòng trừ sâu ăn bông sầu riêng
9.1. Xác định đặc điểm của sâu ăn bông
9.2. Xác định triệu chứng và tác hại
9.3. Phòng và trừ
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 3: Phòng trừ sâu hại măng cụt Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Xác định đúng triệu chứng gây hại của một số sâu hại măng cụt như rệp dính; bọ trĩ; sâu vẽ bùa; nhện đỏ hại măng cụt
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại măng cụt theo nguyên tắc 4 đúng;
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV và có trách nhiệm sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nông nghiệp sạch Theo hương GAP).
Nội dung của bài:
1. Phòng trừ rệp dính (rệp sáp dính) hại măng cụt
1.1. Xác định đặc điểm của rệp sáp dính
1.2. Xác định triệu chứng và tác hại
1.3. Phòng và trừ
2. Phòng trừ bọ trĩ hại măng cụt
2.1. Xác định đặc điểm của bọ trĩ
2.2. Xác định triệu chứng và tác hại
2.3. Phòng và trừ
3. Phòng trừ sâu vẽ bùa
3.1. Xác định đặc điểm của sâu vẽ bùa
3.2. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại
3.3. Phòng và trừ
4. Phòng trừ nhện đỏ hại măng cụt
4.1. Xác định đặc điểm của nhện đỏ
4.2. Xác định triệu chứng và tác hại
4.3. Phòng và trừ
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 04: Phòng trừ bệnh hại sầu riêng Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu:
- Nhận dạng chính xác triệu chứng của các bệnh thường gặp gây hại sầu riêng như bệnh xì mủ, cháy lá chết đọt, thán thư, đốm rong, thối hoa, thối quả, đốm hồng và thối rễ;
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ bệnh hại sầu riêng theo nguyên tắc 4 đúng;
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV và có trách nhiệm sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nông nghiệp sạch Theo hương GAP).
Nội dung của bài:
1. Phòng trừ bệnh xì mủ
1.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh xì mủ
1.2. Xác định triệu chứng và tác hại
1.3. Phòng và trừ
2. Phòng trừ bệnh cháy lá chết đọt
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chảy lá, chết đọt
2.2. Xác định triệu chứng và tác hại
2.3. Phòng và trừ
3. Phòng trừ bệnh thán thư
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
3.2. Xác định triệu chứng và tác hại của bệnh
3.4. Phòng và trừ
4. Phòng trừ bệnh đốm rong
4.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
4.2. Xác định triệu chứng và tác hại
4.3. Phòng và trừ
5. Phòng trừ bệnh thối hoa
5.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
5.2. Xác định triệu chứng bệnh
5.3. Phòng và trừ
6. Phòng trừ bệnh thối quả
6.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
6.2. Xác định triệu chứng bệnh
6.3. Phòng và trừ
7. Phòng trừ bệnh đốm hồng
7.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
7.2. Xác định triệu chứng bệnh
7.3. Phòng và trừ
8. Bệnh thối rễ
8.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
8.2. Xác định triệu chứng bệnh
8.3. Phòng và trừ
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 5: Phòng trừ bệnh hại măng cụt Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
- Xác định được triệu chứng của một số bệnh thường gây hại măng cụt như bệnh cháy lá và vàng lá; đốm nâu đốm lá; bồ hóng đốm rong và bệnh thán thư
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ bệnh hại măng cụt theo nguyên tắc 4 đúng;
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV và có trách nhiệm sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nông nghiệp sạch Theo hương GAP).
Nội dung của bài:
1. Phòng trừ bệnh chết nhánh măng cụt
1.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
1.2. Xác định triệu chứng và tác hại
1.3. Phòng và trừ
2. Phòng trừ bệnh đốm lá
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
2.2. Xác định triệu chứng và tác hại của bệnh
2.3. Phòng và trừ bệnh
3. Phòng trừ bệnh đốm rong
3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
3.2. Xác định triệu chứng bệnh
3.3. Phòng và trừ bệnh
4. Phòng trừ thán thư
4.1. Xác định nguyên nhân bệnh
4.2. Xác định triệu chứng bệnh
4.3. Phòng và trừ
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 6: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Áp dụng được nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả,.
Nội dung của bài:
1. Giới thiệu về thuốc bảo vệ thực vật
1.1. Tính độc của thuốc BVTV
1.2. Dạng thuốc
1.3. Xác định thời gian cách ly
2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng
2.1. Sử dụng đúng thuốc
2.2. Sử dụng đúng liều
2.4. Sử dụng đúng cách
3. Các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
3.1. Vận chuyển
3.2. Bảo quản
3.2. Sử dụng
4. Vệ sinh sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
4.1. Vệ sinh dụng cụ
4.2. Vệ sinh môi trường xung quanh
4.3. Vệ sinh thân thể
5. Sơ cứu
5.1. Đường xâm nhập của thuốc BVTV vào cơ thể con người
5.2. Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
5.3. Các biện pháp sơ cứu khi nhiễm thuốc BVTV
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 7: Phòng trừ dịch hại tổng hợp Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Áp dụng được nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả,.
Nội dung của bài:
1. Biện pháp chọn giống
2. Áp dụng biện pháp canh tác
3. Áp dụng biện pháp chọn sinh học
4. Áp dụng biện pháp cơ lý
5. Áp dụng biện pháp hóa học
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy:
- Giáo trình dạy nghề mô đun Phòng trừ dịch hại trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng sầu riêng, măng cụt.
- Các tài liệu như: Bài giảng, câu hỏi, hướng dẫn thực hiện bài tập/bài thực hành (nếu có).
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh, mẫu vật sâu, bệnh, cỏ dại, thiên địch, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn Phòng trừ dịch hại sầu riêng, măng cụt;
3. Điều kiện về cơ sở vật chất
- 01 phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người.
- 10 000 m2 (1 ha) vườn trồng sầu riêng/măng cụt có cỏ dại, cây bị sâu, bệnh. Vườn này có thể thuê (mượn) của cơ sở trồng sầu riêng, măng cụt ở gần lớp học.
- Các vật tư, dụng cụ, trang thiết bị để chuẩn bị và phòng trừ dịch hại như thuốc bảo vệ thực vật, bình phun thuốc, liềm, dao, máy cắt cỏ Một số dụng, trang thiết bị này có thể kết hợp với các mô đun khác (dùng được nhiều lần) hay liên kết/thuê, mượn của các cơ sở trồng sầu riêng, măng cụt ở nơi gần lớp học. Các dụng cụ vật tư cần như sau:
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
1
Máy cắt cỏ
Bộ
6
3
Cuốc, dao làm cỏ, cào, liềm
Bộ
6
4
Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cỏ, sâu, bệnh
Kg/loại
3
5
Dụng cụ pha chế và xử lý thuốc BVTV
Bộ
6
6
Dụng cụ an toàn lao động như: Quần áo, kính, mũ bảo hộ lao động, thang ...
Bộ
12
4. Điều kiện khác
- Trợ giảng: Một giáo viên trợ giảng dạy thực hành.
- Bảo hộ: Mô đun này bắt buộc phải có quần áo, kính, mũ bảo hộ lao động cho học viên khi thực hành.
V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, trao đổi.
- Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiếm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc dược thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước như mô tả các loại cỏ dại, sâu, bệnh thường có tròng vườn sầu riêng, măng cụt. Cách phòng trừ và cách chọn thuốc để phòng trừ. Nêu nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun như xác định loại cỏ dại, sâu, bệnh thường có trong vườn sầu riêng, măng cụt, đề xuất biện pháp phòng trừ, chọn thuốc và thực hiện phòng trừ cỏ dại, sâu, bệnh hại trong vườn sầu riêng, măng cụt, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết:
+ Cách phòng và trừ cỏ dại, sâu, bệnh trong vườn sầu riêng, măng cụt
+ Nêu nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vậ.;
- Thực hành:
+ Xác định cỏ dại, sâu, bệnh trong vườn sầu riêng, măng cụt;
+ Đề xuất biện pháp phòng và trừ;
+ Chọn thuốc, tính thuốc, pha thuốc và phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun Phòng trừ dịch hại áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun Phòng trừ dịch hại có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên)
- Chương trình áp dụng cho vùng sản xuất có trồng sầu riêng, măng cụt. Khi trồng sầu riêng, măng cụt như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền Đông và Tây Nguyên, nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: phun thuốc = xịt thuốc; liềm = lưỡi hái ...
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
- Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn về Phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành xác định cỏ dại, sâu, bệnh hại chính, chọn thuốc, thực hiện phòng trừ cỏ dại, sâu, bệnh hại chính cho vườn sầu riêng/măng cụt ... và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Phần lý thuyết: Cần chú ý nội dung phòng cỏ dại, sâu, bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.
- Phần thực hành: Xác định đúng dịch hại trên sầu riêng, măng cụt, chọn cách phòng trừ, chọn thuốc phòng trừ dịch hại và bảo vệ thiên địch.
4. Tài liệu cần tham khảo
1. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng nghĩa, Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sầu riêng, măng cụt, Quyển 12, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh 2012.
2. Trần Văn Minh, Nguyễn Lân Hùng, Kỹ thuật trồng măng cụt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2005.
3. Trần Thế Tục, Chu Doãn Thành, Cây sầu riêng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2004.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
Mã số mô đun: MĐ 07
Nghề: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
Mã số mô đun: MĐ 07
Thời gian mô đun: 60 giờ
(Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 44 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 2 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun 07: Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt được bố trí học sau tất cả các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng sầu riêng, măng cụt
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã, nơi có các vườn cây đang có quả chuẩn bị cho thu hoạch và cho thu hoạch.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Kiến thức:
+ Nêu được cách xác định thời điểm và cách thu hoạch sầu riêng, măng cụt;
+ Hiểu biết được cách tính chênh lệch thu - chi trong một năm cho 1 ha trồng sầu riêng, măng cụt.
- Kỹ năng:
+ Xác định được thời điểm thu hoạch sầu riêng, măng cụt phù hợp với điều kiện thực tế;
+ Thu hoạch, bảo quản sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt là có lợi nhất;
+ Tính được chênh lệch thu-chi trong năm của diện tích vườn trồng sầu riêng, măng cụt thực tế.
- Thái độ: Có trách nhiệm khi cung cấp sản phẩm ra thị trường.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (Giờ chuẩn)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Xác định thời điểm thu hoạch sầu riêng
8
2
6
2
Thu hoạch sầu riêng
12
2
8
2
3
Xác định thời điểm thu hoạch măng cụt
6
2
4
4
Thu hoạch măng cụt
8
2
6
5
Phân loại và bảo quản riêng, măng cụt
10
2
8
6
Tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
14
4
8
2
Kiểm tra hết mô đun
2
2
Cộng
60
14
40
6
Ghi chú: *Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Xác định thời điểm thu hoạch sầu riêng Thời gian: 08 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu biết được sự chín của quả sầu riêng;
- Xác định được thời điểm thu hoạch sầu riêng phù hợp với mục đích sử dụng và đạt chất lượng cao nhất.
- Chọn được phương thức thu hoạch sầu riêng phù hợp với điều kiện thực tế trồng sầu riêng.
Nội dung của bài:
1. Đặc điểm chín của quả
1.1. Hình dạng quả
1.2. Màu sắc vỏ quả
1.3. Đường thẳng trên giữa vỏ múi
1.4. Tầng rời cuống quả
1.5. Mùi thơm
2. Căn cứ biểu hiện chín của quả trên cây
2.1. Quả chín bói
2.2. Đợt quả chín rộ
2.3. Độ chín phù hợp để thu quả
3. Căn cứ từ thời gian ra hoa đậu quả đến quả chín
4. Xác định thời điểm thu hoạch sầu riêng
5. Chọn phương thức thu hoạch sầu riêng
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 2: Thu hoạch sầu riêng Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Thu hái sầu riêng và vận chuyển (hay tổ chức vận chuyển) về nơi bảo quản đúng quy trình kỹ thuật;
- Học viên có ý thực về an toàn lao động trong khi thu hái quả.
Nội dung của bài:
1. Thu quả sầu riêng
1.1. Xác định quả trên cây để thu hoạch
1.2. Xác định độ chín cơm quả
1.3. Thu (hái) quả
2. Xếp quả đã thu vào dụng cụ
3. Gom quả mới thu
4. Vận chuyển sầu riêng về nơi chứa
4.1. Xếp sầu riêng để vận chuyển
4.2. Để sầu riêng vào kho nơi chứa
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 03: Xác định thời điểm thu hoạch măng cụt Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu biết được sự chín và các độ chín của quả măng cụt;
- Xác định được thời điểm thu hoạch măng cụt phù hợp với mục đích sử dụng và đạt chất lượng cao nhất.
- Chọn được phương thức thu hoạch măng cụt phù hợp với điều kiện thực tế trồng măng cụt.
Nội dung của bài:
1. Đặc điểm chín của quả măng cụt
1.1. Các độ chín của quả măng cụt
1.2. Biểu hiện đợt quả chín trên cây
1.3. Độ chín phù hợp để thu quả
2. Căn cứ để xác định độ chín của quả
2.1. Căn cứ thời gian ra hoa
2.2. Ghi nhận từ ra hoa đến có thể thu hoạch quả
3. Quan sát biểu hiện chín của quả trên cây
3.1. Quan sát hình dạng quả
3.2. Quan sát màu sắc quả
4. Xác định thời điểm thu hoạch măng cụt
5. Chọn phương thức thu hoạch măng cụt
5.1. Liệt kê các phương thức thu hoạch
5.2. Chọn lựa phương thức thu hoạch phù hợp
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 4: Thu hoạch măng cụt Thời gian: 08 giờ
Mục tiêu:
- Xác định đúng độ chín của quả khi thu phù hợp với mục đích sử dụng và thu hái măng cụt đúng quy trình kỹ thuật;
- Xếp quả mới thu vào dụng cụ để quả không bị dập nát, dính nhựa (mủ) bên ngoài vỏ quả;
- Có ý thức về an toàn lao động trong khi thu (hái) quả.
Nội dung của bài:
1. Xác định quả để thu
1.1. Căn cứ thời gian ra hoa, đậu quả
1.2. Căn cứ màu sắc của vỏ quả trên cây
2. Thu quả măng cụt
2.1. Xác định vị trí đứng để hái quả
2.2. Thu (hái) quả
3. Xếp quả đã thu vào dụng cụ
4. Vận chuyển măng cụt về kho chứa
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 5: Phân loại và bảo quản sầu riêng, măng cụt Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được các loại sầu riêng, măng cụt và cách xếp đặt sau khi phân loại.
- Phân đúng các loại và sắp đặt riêng từng loại sầu riêng, măng cụt sau khi phân loại;
- Bảo quản và xử lý được những bất thường trong quá trình bảo quản;
Nội dung của bài:
1. Phân loại quả sầu riêng, măng cụt
1.1. Phân loại quả sầu riêng
1.2. Phân loại quả măng cụt
2. Xử lý quả sầu riêng để bảo quản
3. Đóng gói sầu riêng, măng cụt
3.1. Đóng gói sầu riêng
3.2. Đóng gói măng cụt
4. Bảo quản sầu riêng, măng cụt
5. Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản
6. Xử lý những bất thường trong quá trình bảo quản
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
Bài 6: Tiêu thụ sầu riêng, măng cụt Thời gian: 14 giờ
Mục tiêu:
- Xác định được giá và chọn được phương thức tiêu thụ sầu riêng, măng cụt phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thỏa thuận mua bán sầu riêng, măng cụt sao cho thuận tiện và có lợi nhất
- Tính được chênh lệch thu-chi của 1 ha trồng sầu riêng, măng cụt trong một năm sản xuất.
Nội dung của bài:
1. Xác định giá bán tại thời điểm thu hoạch
2. Bán sầu riêng, măng cụt
2.1. Bán lẻ
2.2. Bán sỉ
3. Tính hiệu quả trồng sầu riêng, măng cụt
3.1. Tính chênh lệch thu chi ở giai đoạn cơ bản (kiến thiết cơ bản)
3.2. Tính chênh lệch thu chi ở giai đoạn thu quả (giai đoạn kinh doanh)
Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
2. Bài tập, thực hành
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy
- Giáo trình dạy nghề mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng sầu riêng, măng cụt.
- Các tài liệu như: Bài giảng, câu hỏi, hướng dẫn thực hiện bài tập/bài thực hành (nếu có).
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: 01 bộ máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
3. Điều kiện về cơ sở vật chất
- 01 phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người.
- 01 ha vườn sầu riêng, măng cụt đang ở giai đoạn cho thu hoạch (mượn của cơ sở trồng sầu riêng/măng cụt ở gần nơi tổ chức lớp học;
- Các dụng cụ giản đơn như dụng cụ an toàn dao, kéo, rổ, cần xé đủ dùng cho lớp học có 30 người (có thể kết hợp với các mô đun khác vì một số dụng cụ dùng được nhiều lần) như sau:
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
1
Dụng cụ an toàn: Thang, dây bảo hiểm
Bộ
6
2
Dụng cụ giản đơn như dao, kéo, rổ, cần xé ...
Bộ
6
3
Cân các loại (cân được từ 1-100 kg)
Bộ
3
4
Nơi để quả sau thu hoạch (diên tích 100-200 m2)
Kho
1
4. Điều kiện khác: Trợ giảng: Một giáo viên trợ giảng để dạy thực hành
V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
- Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiếm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân.
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thwujc hiện mô đun, + Cách xác định thời điểm thu hoạch sầu riêng/măng bằng phương pháp trắc nghiệm hay vấn đáp.
+ Thực hiện thu hoạch sầu riêng, măng cụt ở độ chin theo yêu cầu của đầu bài như: Chọn quả để thu, thu đúng độ chin và thu đủ số lượng theo yêu cầu của đầu bài. giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về cách xác định thời điểm thu quả và cách thu quả sầu riêng, măng cụt. Cách thỏa thuận mua bán sầu riêng, măng cụt.
- Thực hành:
+ Xác định thời điểm thu quả và thu quả sầu riêng, măng cụt ở độ chin theo yêu cầu như: Chọn quả để thu, thu đúng độ chin và thu đủ số lượng theo quy định.
+ Giao kèo, thỏa thuận mua bán sầu riêng, măng cụt;
+ Tính chênh lệch thu - chi của 1 ha vườn sầu riêng, măng cụt trong năm thu quả.
Giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_nghe_trong_sau_rieng_m.doc