Tên nghề: Trồng rau công nghệ cao
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, có trình độ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng rau công nghệ cao”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
37 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng rau công nghệ cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên và học viên.
- 200 m2 nhà lưới sản xuất các loại rau như: rau diếp, rau cải ngọt, rau muống. (có thể thuê, mượn của cơ sở trồng rau công nghệ cao ở gần địa điểm của lớp học).
- Dung dịch dinh dưỡng
- Dụng cụ pha chế
4. Điều kiện khác: Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun
Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết:
- Trình bày quy trình trồng và chăm sóc một số loại rau theo hệ thống thủy canh động và hệ thống thủy canh tĩnh
- Xác định được các loại giá thể, dụng cụ và nguyên liệu để pha chế dung dịch dinh dưỡng
- Thực hành:
- Pha chế được các loại dung dịch dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Phối trộn giá thể trồng rau
- Thực hiện trồng và chăm sóc các loại rau theo hệ thống thủy canh
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun các điều kiện cần thiết để trồng rau công nghệ cao áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun dạy cùng các mô đun 3 cho dạy nghề dưới 3 tháng
- Chương trình áp dụng cho cả nước
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
- Là mô đun thực hành đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc;
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Lý thuyết: Quy trình trồng và chăm sóc một số loại rau theo hệ thống thủy canh động và hệ thống thủy canh tĩnh; các loại giá thể, dụng cụ và nguyên liệu để pha chế dung dịch dinh dưỡng.
- Thực hành: Pha chế các loại dung dịch dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng; phối trộn giá thể trồng rau; trồng và chăm sóc các loại rau theo hệ thống thủy canh.
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
[1]. Ngô Xuân Chinh , Quy trình kỹ thuật trồng cà chua trong nhà màng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
[2] https:// www.rauthuycanh.com
[3] https:// www.saigonthuycanh.com
[4] https:// www.thuycanh.com
[5] https:// www.dungdichthuycanh.com
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Mã số mô đun: MĐ 05
Nghề: Trồng rau công nghệ cao
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã số của mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 96 giờ
(Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 76giờ
Kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1.Vị trí: Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau công nghệ cao; được giảng dạy cuối chương trình.
2.Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau công nghệ cao được thực hiện ở nhà có mái che.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Trình bày được các bước trong quy trình thu hoạch, sơ chế, phân loại, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau;
- Thực hiện được công việc thu hái, loại bỏ sản phẩm hỏng, đóng gói và bán sản phẩm rau;
- Hạch toán được hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau;
- Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm rau cà chua, bắp cải, đậu cô ve, dưa chuột, rau diếp, rau muống;
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Thu hoạch, phân loại sản phẩm rau
40
6
32
2
2
Sơ chế, bảo quản sản phẩm rau
24
4
18
2
3
Tiêu thụ sản phẩm rau
28
6
20
2
Kiểm tra kết thúc mô đun
4
4
Cộng
96
16
70
10
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Thu hoạch, phân loại sản phẩm rau
Thời gian:40 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được các bước trong quy trình thu hái, phân loại sản phẩm một số cây rau;
- Thực hiện được các bước công việc trong quy trình thu hái, phân loại sản phẩm một số cây rau như: Xác định thời điểm thu hoạch, chuẩn bị dụng cụ, thu hái và phân loại sản phẩm rau;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Thu hoạch sản phẩm rau
1.1. Xác định thời điểm thu hoạch
1.1.1. Xác định thời điểm thu hoạch cây dưa chuột
1.1.2. Xác định thời điểm thu hoạch cây cà chua
1.1.3. Xác định thời điểm thu hoạch cây ớt ngọt
1.1.4. Xác định thời điểm thu hoạch rau xà lách
1.1.5. Xác định thời điểm thu hoạch rau muống
1.1.6. Xác định thời điểm thu hoạch cải ngọt
1.2. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch
1.3. Tiến hành thu hái sản phẩm rau
1.3.1. Dưa chuột
1.3.2. Cà chua
1.3.3. Ớt ngọt
1.3.4. Xà lách
1.3.5. Rau muống
1.3.6. Cải ngọt
2. Phân loại sản phẩm rau
2.1. Dưa chuột
2.2. Cà chua
2.3. Ớt ngọt
2.4. Các loại rau ăn lá
B. Bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 2: Sơ chế, bảo quản sản phẩm
Thời gian:24 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm một số cây rau ;
- Thực hiện được các bước trong quy trình sơ chế, bảo quản sản phẩm một số cây rau;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Sơ chế sản phẩm rau
1.1. Loại bỏ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn
1.2. Làm sạch sản phẩm
2. Đóng gói sản phẩm
3. Bảo quản sản phẩm
3.1. Xác định thời gian bảo quản
3.2. Lựa chọn phương pháp bảo quản
3.3. Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng
3.4. Tiến hành bảo quản
3.5. Kiểm tra theo dõi quá trình bảo quản
B. Bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm Thời gian: 28 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày các bước trong quy trình tiêu thụ sản phẩm;
- Thực hiện được các công việc giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị địa điểm bán hàng và tiến hành bán hàng
- Tính toán được lợi nhuận trong sản xuất cây rau.
A. Nội dung
1. Giới thiệu sản phẩm
1.1. Công bố sản phẩm rau
1.2. Giới thiệu các phương phương pháp Marketing sản phẩm rau
1.3. Thực hiện chương trình quảng bá sản phẩm
2. Chuẩn bị địa điểm và thực hiện bán hàng
2.1. Thiết lập hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rau.
2.2. Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng.
2.3. Quy trình thực hiện bán hàng.
2.4. Các phương thức thanh toán.
2.5. Tổ chức, trưng bày các sản phẩm rau tại quầy hàng.
3. Bán hàng
3.1. Giới thiệu sản phẩm cho các nhà bán buôn
3.2. Xúc tiến bán hàng
3.3. Kỹ năng bán hàng
3.4. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
4. Tính hiệu quả kinh tế
4.1. Nhận dạng doanh thu và chi phí
4.1.1. Nhận dạng chi phí
4.1.2. Nhận dạng về doanh thu
4.2. Lợi nhuận
4.3. Nhận dạng doạn thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất
4.3.1. Tính chi phí cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh
4.3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ kinh doanh
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng rau công nghệ cao;
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh
3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, nhà sơ chế, bảo quản, vườn trồng rau đang đến Giai đoạn thu hoạch sản phẩm (Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại ) 01 gian trưng bày, bán sản phẩm rau an toàn, xe máy, thùng đóng và vận chuyển rau.
4. Điều kiện khác: Dao, kéo, bao tải, sọt, túi ni long, máy đóng gói sản phẩm, nước sạch
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun
Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
a. Lý thuyết:
- Thời điểm thu hoạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, sơ chế sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phương pháp bảo quản rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Quản bá sản phẩm, tính hiệu quả kinh tế
b. Thực hành:
- Thực hiện thu hái sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, làm sạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Đóng gói sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Bảo quản sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Sắp xếp gian hàng
- Tính hiệu quả kinh tế
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun thu hoạch và bảo quản sản phẩm áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun dạy cùng các mô đun 3, mô đun 4 cho dạy nghề dưới 3 tháng
- Chương trình áp dụng cho cả nước
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
- Là mô đun thực hành đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa ... để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành ... và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
a. Lý thuyết:
- Thời điểm thu hoạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, sơ chế sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phương pháp bảo quản rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Giới thiệu sản phẩm rau , tính hiệu quả kinh tế
b. Thực hành:
- Thực hiện thu hái sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, làm sạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Đóng gói sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Bảo quản sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Thực hiện bán hàng, tính hiệu quả kinh tế
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
[1]. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình Bảo quản nông sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2006
[2]. Trần Minh Tâm, Bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 1997
[3]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hoa. Nhà xuất bàn Lao động xã hội.
[4]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội.
[5]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB. Tổng hợp TP HCM 2010
[6]. Lê Minh Cẩn . Huấn luyện kỹ năng bán hàng . NXB Thanh niên.
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 5 tháng 4 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông: Phạm Thanh Hải
2. Bà: Trần Thị Anh Thư
3. Ông: Phùng Trung Hiếu
4. Bà : Kiều Thị Thuyên
5. Bà: Nguyễn Thị Thao
6. Bà: Lê Phương Hà
7. Ông: Hoàng Văn Niên
Chủ tịch
Phó chủ tịch
Thư ký
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 1374 /BNN-TCCB - ngày 17 tháng 06 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông: Đỗ Văn Chung
2. Bà: Đào Thị Hương Lan
3. Ông: Nguyễn Bình Nhự
4. Ông: Hồ Tấn Mỹ
5. Bà: Trịnh Thị Nga
Chủ tịch
Thư ký
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_nghe_trong_rau_cong_ng.doc