Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng nho

Tên nghề: Trồng nho

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối t¬¬ượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề trồng nho.

Số l¬ượng mô đun đào tạo: 5 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

 

doc37 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng nho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hại nho; - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ hiệu quả. - Có trách nhiệm trong công việc, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung của bài: 1. Sâu xanh da láng 1.1. Triệu chứng và tác hại 1.2. Đặc điểm hình thái 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Nhện vàng 2.1. Triệu chứng và tác hại 2.2. Đặc điểm hình thái 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Nhện đỏ 3.1. Triệu chứng và tác hại 3.2. Đặc điểm hình thái 3.3. Biện pháp phòng trừ 4. Bọ trĩ 4.1. Triệu chứng và tác hại 4.2. Đặc điểm hình thái 4.3. Biện pháp phòng trừ 5. Rệp sáp 5.1. Triệu chứng và tác hại 5.2. Đặc điểm hình thái 5.3. Biện pháp phòng trừ 6. Rệp vảy 6.1. Triệu chứng và tác hại 6.2. Đặc điểm hình thái 6.3. Biện pháp phòng trừ 7. Phòng trừ một số sâu hại khác Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2. Phòng trừ bệnh hại Thời gian: 32 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được điều kiện phát sinh, phát triển, triệu chứng, tác hại của các loại bệnh hại nho - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ hiệu quả - Có trách nhiệm trong công việc, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung của bài: 1. Bệnh mốc sương 1.1. Triệu chứng 1.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Bệnh nấm trắng 2.1. Triệu chứng 2.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Bệnh rỉ sắt 3.1. Triệu chứng 3.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 3.3. Biện pháp phòng trừ 4. Bệnh nấm cuống 4.1. Triệu chứng 4.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 4.3. Biện pháp phòng trừ 5. Tuyến trùng 5.1. Đặc điểm chung các bệnh do tuyến trùng 5.2. Triệu chứng 5.3. Biện pháp phòng trừ 6. Một số bệnh hại khác Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3. Quản lý dịch hại tổng hợp Thời gian: 36 giờ Mục tiêu: -Nêu được biện pháp phòng trừ dịch hại theo hướng an toàn hiệu quả; - Thực hiện được các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và hóa học không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng; - Có trách nhiệm trong công việc. Nội dung của bài: 1. Hiểu biết về quản lý dịch hại tổng hợp 2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại nho 2.1. Biện pháp canh tác 2.2. Biện pháp vật lý, cơ giới 2.2. Biện pháp sinh học 2.3. Biện pháp hóa học Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun ”Quản lý dịch hại nho” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng nho. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh hướng dẫn các công việc phòng trừ dịch hại nho 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - ≥ 2 - 5 ha vườn đã trồng nho đang trong giai đoạn khai thác (liên hệ trước để mượn vườn của các cơ sở gần nơi tổ chức lớp học); - Các loại máy bơm nước, máy phun thuốc phù hợp với diện tích vườn, máy cắt cỏ, các dụng cụ, trang thiết bị này có thể liên kết hay thuê, mướn ở các cơ sở trồng nho gần nơi tổ chức lớp học, - Các dụng cụ, vật tư để phòng trừ dịch hại: : sổ theo dõi, dao, kéo, thuốc bảo vệ thực vật, găng tay, khẩu trang.. 4. Điều kiện khác: - Có nông dân tay nghề lâu năm hỗ trợ làm mẫu các công việc phòng trừ dịch hại nho. - Đồ bảo hộ lao động, V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi. - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện các công việc có tính liên hoàn với nhau; Kiểm tra cá nhân: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá. 2. Nội dung đánh giá + Trình bày được đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại của các loại sâu, bệnh hại nho + Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nho có hiệu quả - Thực hành: + Phân biệt được đối tượng sâu, bệnh hại nho + Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “ Quản lý dịch hại nho” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “ Quản lý dịch hại nho” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho những vùng trồng nho duyên hải miền trung và một số tỉnh khác có khả năng thích hợp trồng sau khi đã khảo sát. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn phòng trừ dịch hại để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo cách lấy ví dụ thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Trình bày được đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại của các loại sâu, bệnh hại nho + Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nho có hiệu quả - Thực hành: + Phân biệt được đối tượng sâu, bệnh hại nho + Sử dụng đúng loại thuốc để phòng trừ sâu, bệnh hại nho + Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận. Kỹ thuật trồng nho an toàn.2012. [2]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [3]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [4]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình hóa bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. [6]. Thái Hà, Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2011. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 68 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 54 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng nho; được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị cây giống”, “ Trồng mới”, “Chăm sóc nho” và “Quản lý dịch hại nho”. - Tính chất: Mô đun ” Thu hoạch và tiêu thụ” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Nêu được các khâu công việc trong kỹ thuật thu hoạch và đóng gói nho; - Xác định đúng độ chín thu hoạch; - Thực hiện được các khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật và tính toán được hiệu quả kinh tế; - Có ý thức và cẩn trọng trong công việc. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Tiêu thụ sản phẩm 26 4 20 2 2 Thu hoạch nho 24 4 18 2 3 Phân loại, đóng gói và bảo quản 14 2 10 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 68 10 48 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Tiêu thụ sản phẩm Thời gian: 26 giờ Mục tiêu: Tìm được người mua nho hoặc thị trường bán nho Thương thảo hợp đồng mua bán nho Ký hợp đồng mua bán nho Nội dung của bài: 1. Tìm hiểu thị trường 1.1. Thu thập và xử lý thông tin 1.2. Nhu cầu: 1.3. Dự kiến khả năng tiêu thụ quả nho 2. Quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm: 3. Nghiên cứu các điều khoản hợp đồng: 3.1. Hợp đồng kinh tế là gì? 3.2.Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế 4. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng 4.1. Lựa chọn đối tác 4.2. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng 5. Soạn thảo và ký kết hợp đồng 5.1. Soạn thảo hợp đồng: 5.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng: Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2. Thu hoạch nho Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của quả và chùm nho chín; - Xác định đúng độ chín của chùm nho và thời điểm thu hoạch hiệu quả; - Thực hiện được thao tác cắt chùm quả; - Cẩn thận, có trách nhiệm. Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị thu hoạch 2. Thu hoạch Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3. Phân loại, đóng gói và bảo quản Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Nêu được cách phân loại, đóng gói và bảo quản nho; - Thực hiện đóng gói, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Cẩn thận, có trách nhiệm. Nội dung của bài: 1. Phân loại 1.1. Mục đích 1.2. Tiến hành phân loại 2. Đóng gói 3. Giao sản phẩm 4. Bảo quản nho Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1.Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun ” Thu hoạch và tiêu thụ” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng nho. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh hướng dẫn các công việc thu hoạch vào bảo quản nho 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - ≥ 1 - 2 ha vườn đã trồng nho giai đoạn chuẩn bị thu hoạch (liên hệ trước để mượn vườn của các cơ sở gần nơi tổ chức lớp học); - Các dụng cụ, vật tư thu hoạch và bảo quản nho: :dao, kéo, bao đóng gói, thùng bảo quản, bình xịt... 4. Điều kiện khác: - Có giáo viên hỗ trợ dạy thực hành có khả năng làm mẫu V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi. - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện thực hiện các công việc có tính liên hoàn với nhau; Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: + Cách xác định thời điểm thu hoạch + Cách đóng gói và bảo quản nho - Thực hành: + Tiến hành thu hái, phân loại, đóng gói và bảo quản nho VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “ Thu hoạch và tiêu thụ” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho những vùng trồng nho duyên hải miền trung và một số tỉnh khác có khả năng thích hợp trồng sau khi đã khảo sát. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn thu hái, bảo quản để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo cách lấy ví dụ thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Cách xác định thời điểm thu hoạch + Cách đóng gói và bảo quản nho - Thực hành: + Tiến hành thu hái, phân loại, đóng gói và bảo quản nho 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận. Kỹ thuật trồng nho an toàn.2012. [2]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [3]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [4]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình hóa bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. [6]. Thái Hà, Đặng Mai . Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_nghe_trong_nho.doc
Tài liệu liên quan