Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng dứa (khóm, thơm)

Tên nghề: Trồng dứa (khóm, thơm)

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

 

doc50 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng dứa (khóm, thơm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1 .Kiến thức: - Liệt kê được một số loại sâu, bệnh chính gây hại cho dứa; - Nêu được cách phòng trừ sâu, bệnh hại dứa. 2. Kỹ năng: - Phát hiện và nhận biết được các đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu; - Thực hiện được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại có hiệu quả. 3. Thái độ: Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Cẩn thận, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ môi trường và có trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Nội dung tổng quát và phân phối thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Thuốc bảo vệ thực vật 12 2 10 0 2 Phòng trừ sâu hại 20 2 16 2 3 Phòng trừ bệnh hại 26 2 22 2 4 Phòng trừ dịch hại khác 12 2 10 5 Phòng trừ tổng hợp 14 2 10 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng cộng 88 10 68 10 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Thuốc bảo vệ thực vật Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; - Áp dụng được nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả. 1. Tìm hiểm về thuốc bảo vệ thực vật 1.1. Khái niệm 1.2. Dạng thuốc 1.3. Tính độc của thuốc 1.4. Xác định thời gian cách ly 2. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 2.1. Đúng liều lượng, nồng độ 2.2. Đúng thuốc 2.3. Đúng lúc 2.4. Đúng cách 3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn 3.1. Vận chuyển 3.2. Bảo quản 3.3. Sử dụng 4. Vệ sinh sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 4.1. Vệ sinh dụng cụ 4.2. Vệ sinh môi trường 4.3. Vệ sinh thân thể 5. Sơ cứu khi bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật 5.1. Biểu hiện 5.2. Sơ cứu Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2: Phòng trừ sâu hại Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các đặc điểm chung của rệp sáp, bọ cánh cứng, nhện đỏ và tuyến trùng hại dứa; - Xác định đúng các triệu chứng gây hại của rệp sáp, bọ cánh cứng, nhện đỏ và tuyến trùng hại dứa; - Chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại dứa theo nguyên tắc 4 đúng; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái. 1. Rệp sáp Dysmycocus sp. 1.1. Đặc điểm của rệp sáp 1.2. Triệu chứng gây hại 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Bọ cánh cứng Antitrogus sp. 2.1. Đặc điểm của bọ cánh cứng 2.2. Triệu chứng gây hại 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Nhện đỏ Dolichotetranycus sp. 3.1. Đặc điểm của nhện đỏ 3.2. Triệu chứng gây hại 3.3. Biện pháp phòng trừ 4. Tuyến trùng 4.1. Đặc điểm của tuyến trùng 4.2. Triệu chứng gây hại 4.3. Biện pháp phòng trừ Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3: Phòng trừ bệnh hại Thời gian: 26 giờ Mục tiêu: - Nhận dạng chính xác triệu chứng của các bệnh thường gặp gây hại dứa; - Chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh hại dứa theo nguyên tắc 4 đúng; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái. 1. Bệnh thối đọt, thối rễ (nấm Phytophthora sp.) 1.1. Nguyên nhân gây bệnh 1.2. Triệu chứng gây hại 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Bệnh thối trái, thối gốc chồi (nấm Thielaviopsis paradoxa) 2.1. Nguyên nhân gây bệnh 2.2. Triệu chứng gây hại 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Bệnh thối nhũn trái (vi khuẩn Erwinia carotovora) 3.1. Nguyên nhân gây bệnh 3.2. Triệu chứng gây hại 3.3. Biện pháp phòng trừ 4. Bệnh khô nâu mắt trái (vi khuẩn Erwinia ananas) 4.1. Nguyên nhân gây bệnh 4.2. Triệu chứng gây hại 4.3. Biện pháp phòng trừ 5. Bệnh héo khô đầu lá (virus Wilt) 5.1. Nguyên nhân gây bệnh 5.2. Triệu chứng gây hại 5.3. Biện pháp phòng trừ 6. Thối đen (nấm Cerastomella paradoxa) 6.1. Nguyên nhân gây bệnh 6.2. Triệu chứng gây hại 6.3. Biện pháp phòng trừ 7. Nấm xám (nấm Penicillium fusarium) 7.1. Nguyên nhân gây bệnh 7.2. Triệu chứng gây hại 7.3. Biện pháp phòng trừ 8. Bệnh luộc lá 8.1. Nguyên nhân gây bệnh 8.2. Triệu chứng gây hại 8.3. Biện pháp phòng trừ Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 4: Phòng trừ dịch hại khác Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được đặc tính sinh học và tác hại của các loại dịch hại khác (chuột, kiến và mối) trên dứa; - Chọn và sử dụng đúng các loại thuốc để phòng trừ đạt hiệu quả cao nhất; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái. 1. Phòng trừ chuột 1.1. Tác hại 1.2. Đặc tính sinh học 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Phòng trừ kiến 2.1. Tác hại 2.2. Đặc tính sinh học 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Phòng trừ mối 3.1. Tác hại 3.2. Đặc tính sinh học 3.3. Biện pháp phòng trừ Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 5: Phòng trừ tổng hợp Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các nguyên tắc của quản lý dịch hại tổng hợp trên dứa; - Nêu được các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng trừ đạt hiệu quả cao nhất; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái. 1. Tìm hiểu về quản lý dịch hại tổng hợp 1.1. Khái niệm 1.2. Tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1.3. Phương hướng phòng trừ sâu bệnh 2. Các nguyên tắc của IPM 2.1. Trồng cây khỏe 2.2. Bảo vệ thiên địch 2.3. Thăm đồng thường xuyên 2.4. Nông dân trở thành chuyên gia 3. Các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp 3.1. Biện pháp kiểm dịch và khử trùng 3.2. Biện pháp cơ giới 3.3. Biện pháp canh tác 3.4. Biện pháp sinh học 3.5. Biện pháp hóa học Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Quản lý sâu bệnh hại dứa trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng dứa. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh, mẫu vật sâu, bệnh, thiên địch, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn Quản lý sâu bệnh hại dứa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất (cho lớp học 30 người) - Phòng học có đủ bảng, bàn, ghế cho lớp học có 30 người. - Khoảng 01 ha vườn đã trồng cây dứa, có cây bị sâu, bệnh hại. - Bình phun thuốc bảo vệ thực vật, kính lúp, dụng cụ giản đơn như dao, kéo, xô, ca, đủ dùng cho lớp học có 30 người. - Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu, bệnh hại, Mỗi loại 02 mẫu (chai hay gói, loại 1kg/chai hay gói) để dùng trong phòng trừ. 4. Điều kiện khác - Bảo hộ lao động: Nón, quần áo, giầy,... - Trợ giảng: Một giáo viên trợ giảng dạy thực hành. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm hoặc vấn đáp. b) Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. c) Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: - Về lý thuyết: cho học viên thực hiện mô tả một hoặc một số công việc trong nội dung mô đun hoặc thực hiện bài trắc nghiệm dựa theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước như mô tả các loại sâu, bệnh thường xuất hiện trên cây dứa, cách phòng trừ và cách chọn thuốc, nêu nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Về thực hành: cho học viên thực hiện một hoặc một số công việc trong nội dung mô đun như xác định loại sâu, bệnh thường có trên cây dứa, đề xuất biện pháp phòng trừ, chọn thuốc và thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây dứa. Giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và sản phẩm cuối cùng của học viên. 2. Nội dung đánh giá a) Lý thuyết: - Cách phòng và trừ sâu, bệnh hại trong ruộng dứa; - Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. b) Thực hành: - Xác định sâu, bệnh hại trong ruộng dứa; - Đề xuất biện pháp phòng và trừ; - Chọn thuốc, tính lượng thuốc, pha thuốc và phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình Chương trình mô đun Quản lý sâu bệnh hại dứa áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Quản lý sâu bệnh hại dứa có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc cùng với một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho vùng sản xuất có trồng dứa. Khi trồng dứa như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền Đông và Tây Nguyên, nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương; ví dụ: phun thuốc = xịt thuốc; liềm = lưỡi hái ... - Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy (có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành). 2. Hướng dẫn phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường, để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về Quản lý sâu bệnh hại dứa để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. - Ở mỗi bài thực hành, giáo viên hướng dẫn thực hành cùng mời một học viên (đã thạo việc thực hành đó) làm mẫu trước lớp. Cả lớp quan sát, giáo viên nhắc nhở, bổ sung các thao tác chưa hoàn chỉnh. Sau đó tổ chức cho mỗi học viên trong lớp tự thực hiện bài thực hành cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật trong giới hạn thời gian quy định; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Cần chú ý nội dung phòng trừ sâu, bệnh hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. - Phần thực hành: Xác định đúng dịch hại trên cây dứa, chọn cách phòng trừ, chọn thuốc phòng trừ dịch hại và bảo vệ thiên địch. 4. Tài liệu cần tham khảo - Lê Thanh Phong và Nguyễn Bảo Vệ, Giáo trình cây ăn trái, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ, 2000. - Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu và Lê Thanh Phong, Giáo trình cây đa niên, Phần II: Cây công nghiệp, Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 2004. - Nguyễn Thanh Triều, Kỹ thuật trồng cây đa niên, Khoa Nông nghiệp và TNTN, Trường Đại học An Giang, 2002. - Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, Sâu hại cây trồng chính ở Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ, 2008. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thu hoạch và tiêu thụ dứa Mã số mô đun: MĐ 06 Nghề: Trồng dứa (khóm, thơm) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ DỨA Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 48 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ dứa là một trong các mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng dứa (khóm, thơm)”, được giảng dạy sau cùng trong chương trình. Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ dứa có thể giảng dạy độc lập hoặc giảng kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Là mô đun chuyên môn được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề trồng dứa và thực hiện chủ yếu ở ngoài thực địa. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được cách xác định thời điểm và cách thu hoạch dứa; - Hiểu biết cách hạch toán kinh tế khi trồng dứa. 2. Kỹ năng - Xác định được thời điểm thu hoạch và phương thức thu hoạch dứa phù hợp với điều kiện trồng trọt thực tế; - Thu hoạch, bảo quản dứa đúng yêu cầu kỹ thuật và tiêu thụ dứa theo hướng có lợi nhất; - Hạch toán kinh tế ruộng trồng dứa. 3. Thái độ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Cẩn thận, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ môi trường và có trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra (sản xuất theo hướng GAP). III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Nội dung tổng quát và phân phối thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Chuẩn bị thu hoạch 12 2 10 2 Thu hoạch dứa 16 2 12 2 3 Phân loại và bảo quản 14 2 12 4 Tiêu thụ dứa 14 2 10 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng cộng 60 8 44 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Chuẩn bị thu hoạch Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Xác định được thời điểm thu hoạch dứa; - Chuẩn bị được những dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch dứa; - Chuẩn bị đủ số lượng nhân công để thu hoạch dứa. 1. Xác định thời điểm thu hoạch 1.1. Dựa vào màu sắc và hình thái quả 1.2. Căn cứ vào độ nhớt của quả 1.3. Căn cứ vào thời gian từ khi ra hoa đến khi chín 1.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng 1.5. Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu 1.6. Căn cứ vào quy mô sản xuất 2. Chuẩn bị điều kiện thu hoạch 2.1. Xác định năng suất trước khi thu hoạch 2.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị 2.3. Chuẩn bị nhân công Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2: Thu hoạch dứa Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Xác định đúng độ chín của quả và thu hái dứa đúng quy trình kỹ thuật; - Xếp quả mới thu vào dụng cụ để không bị dập bên ngoài vỏ quả; - Vận chuyển (hay tổ chức vận chuyển) quả dứa về nơi bảo quản đúng quy trình kỹ thuật; - Có ý thực về an toàn lao động trong khi thu hái quả. 1. Thu quả 1.1. Yêu cầu kỹ thuật 1.2. Kỹ thuật thu hái 1.3. Xếp quả đã thu vào dụng cụ 2. Vận chuyển quả 2.1. Bảo vệ quả trong quá trình vận chuyển 2.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 2.3. Vận chuyển về nơi chứa Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3: Phân loại và bảo quản Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Xác định được mục đích của việc phân loại, bao gói và bảo quản quả dứa; - Phân loại đúng và sắp đặt riêng từng loại dứa; - Bao gói và bảo quản dứa sau phân loại đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Phân loại quả 1.1. Mục đích 1.2. Tiêu chuẩn phân loại 2. Bao gói quả 2.1. Mục đích 2.2. Yêu cầu và đặc điểm của bao bì 3. Bảo quản quả 3.1. Yêu cầu của công tác bảo quản 3.2. Kỹ thuật bảo quản Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 4: Tiêu thụ dứa Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Xác định được thị trường tiêu thụ dứa; - Chọn được phương thức tiêu thụ dứa phù hợp với điều kiện thực tế; - Hạch toán kinh tế cho ruộng trồng dứa. 1. Khái quát chung về tiêu thụ sản phẩm 2. Xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm 2.1. Tiêu dùng trong nước 2.2. Xuất khẩu 3. Các phương thức mua bán 3.1. Trực tiếp 3.2. Theo hợp đồng 4. Tính hiệu quả sản xuất Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Thu hoạch và tiêu thụ dứa trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng dứa. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn thu hoạch và tiêu thụ dứa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người - Phòng học có đủ bảng, bàn, ghế cho lớp học 30 người. - Khoảng 01 ha ruộng dứa đang ở giai đoạn thu hoạch; - Các loại dụng cụ, trang thiết bị phục vụ thu hoạch dứa: dụng cụ cắt (dao, liềm), đồ chứa (sọt, gùi, cần xé) và thiết bị vận chuyển phù hợp đủ dùng cho lớp học có 30 người. 4. Điều kiện khác - Bảo hộ lao động: Mũ, quần áo, găng tay, ủng, giày ... - Trợ giảng: Một giáo viên trợ giảng dạy thực hành. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm hoặc vấn đáp. b) Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học viên qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và chất lượng sản phẩm cuối cùng học viên làm ra. c) Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân. - Về kiểm tra lý thuyết: Đề nghị học viên mô tả một hoặc một số công việc trong nội dung mô đun hoặc làm bài trắc nghiệm dựa theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. - Về kiểm tra thực hành: Đề nghị học viên thực hiện một hoặc một số công việc có trong nội dung mô đun. 2. Nội dung đánh giá a) Lý thuyết: - Cách xác định thời điểm thu quả và cách thu quả dứa; - Các phương thức mua bán dứa. b) Thực hành: - Xác định thời điểm thu hoạch; - Thực hiện quy trình thu hoạch dứa; - Thỏa thuận mua bán dứa; - Tính toán chi phí, lỗ lãi, thu nhập. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình mô đun - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ dứa áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ dứa có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng kết hợp với một số mô đun khác cho các khóa tập huấn chuyển giao công nghệ hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình này được áp dụng trong phạm vi cả nước; tổ chức dạy nghề ở các vùng có đặc điểm riêng biệt, giáo viên có thể vận dụng cách tổ chức, phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ dứa là mô đun thực hành, đòi hỏi học viên phải tuân theo nội quy an toàn lao động, khi thực hiện các bước công việc phải cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. - Giáo viên chỉ định một học viên của lớp làm mẫu. Cả lớp chú ý theo dõi. Sau đó giáo viên bổ sung các thao tác chưa hoàn chỉnh và tổ chức cho học viên của cả lớp cùng thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật của bài thực hành trong khoảng thời gian quy định; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Cách xác định thời gian thu hoạch dứa. - Phần thực hành: Xác định thời gian thu hoạch, thu hoạch, phương thức mua bán và hạch toán kinh tế. 4. Tài liệu cần tham khảo - Đường Hồng Dật, Nghề làm vườn, Phát triển cây ăn quả ở nước ta, Nxb. Văn hóa dân tộc Hà Nội, 2000. - Nguyễn Văn Kế, Cây ăn quả nhiệt đới, Nxb. Nông nghiệp TP HCM, 2001. - Phạm Văn Duệ, Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả, Nxb. Hà Nội, 2005. - Trần Thượng Tuấn - Lê Thanh Phong - Dương Minh và Nguyễn Thanh Hối, Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long, Sở Khoa học công nghệ môi trường An Giang, 1997. - Vũ Công Hậu, Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_nghe_trong_dua_khom_th.doc
Tài liệu liên quan