Theo các nhà tâm lí học thì hoạt động nghệ thuật xuất hiện như một bản
năng của trẻ em. Trẻ em luôn có cố gắng vươn tới sự biểu hiện những xúc
động một cách trực tiếp, biểu cảm, chính vì vậy, cần hướng trẻ vào các hoạt
động nghệ thuật. Ở trường mầm non, thực chất đó là việc tổ chức các trẻ hoạt
động ở duới dạng luyện tập, trò chơi có tính chất mô phỏng, sáng tạo xuất
hiện trong mối liên hệ với những cảm xúc nghệ thuật mang màu sắc thẩm mĩ.
Các hoạt động nghệ thuật nhằm đưa trẻ vào những tình huống và hoạt động
văn học bao gồm: Kể chuyện, đọc thơ, diễn cảm,đóng kịch và hoạt động tạo
hình theo tác phẩm văn học. Có thể coi đây là quá trình biến chủ thể tiếp nhận
thành chủ thể văn học. Trẻ được nhập thân vào các nhân vật, các tình huống
trong tác phẩm. Như vậy, nguyên tắc chung là, trước khi đưa trẻ vào hoạt
động nghệ thuật cô phải tạo không khí văn chương và chuẩn bị tâm thế cho
trẻ để trẻ có thể cảm thụ tác phẩm được tốt.
49 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương III: Tổ chức hoạt động văn học nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dù có biến đổi thế nào cũng đều là công việc chuẩn bị cho mùa đông.
(Mẹ kể bé nghe – Hoàng Lan dịch, NXB Trẻ,
1999)
CÂU HỎI – GỢI Ý TRẢ LỜI VÀ BÀI TẬP
PHẦN CÂU HỎI
Câu 1. Hãy phân tích vai trò của tác phẩm văn họctrong việc giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non.
Gợi ý trả lời
- Giáo dục thẩm mĩ giữ vị trí trung tâm trong giáo dục mầm non,
bởi với lứa tuổi mầm non, nhận thức thường thông qua con đường cụ thể, trực
tiếp, cảm tính, gắn liền với những cảm xúc, tức là thông qua con đường thẩm
mĩ.
Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục thẩm mĩ có thểmang lại một hiệu
quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
- Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể
hiện cái đẹp. Chính vì thế, văn học có khả năng chiếm ưu thế trong việc giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non.
- Văn học mang đến cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng;
gởi mởtrong các em những xúc cảm thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ (phân tích ví
dụ cụ thể).
- Không chỉ cung cấp cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi
sáng, văn học còn giúp cho các em trí tưởng tượng phong phú, bay bổng để tự
tạo ra cái đẹp hoặc tìm đến và thưởng thúc cái đẹp (cho ví dụ).
Câu 2. Tác phẩm văn học có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục
lòng nhân ái cho trẻ lứa tuổi mầm non?
Gợi ý trả lời
- Giáo dục lòng nhân ái là cơ sở hàng đầu trong giáo dục mầm
non, giúp trẻ xác lập được các mối quan hệ tích cực với môi trường xung
quanh và cuộc sống để từ đó, trẻ có thể phát triển nhân cách một cách toàn
diện.
- Giáo dục lòng nhân ái cho con người từ lứa tuổi mầm non là thời
điểm giáo dục thuận lợi và hiệu quả nhất. Về phương diện này, văn học có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ “văn học là nhân học”, “là một nghệ thuật
nhân văn hơn cả”.
- Văn học giáo dục cho các em tình yêu thương giữa con người với
con người.
+ Tình cảm gia đình (tình mẹ con – cha con, tình anh em, tình bà cháu –
ông cháu).
+ Tình cảm với cô thầy, bạn bè và với những người xung quanh.
(Cần có ví dụ phân tích cụ thể)
- Văn học không chỉ giáo dục cho các em tình yêu thương giữa
con người với con người mà còn hướng các em tới những tình cảm tốt đẹp và
thái độ nâng niu, trân trọng đối với thiên nhiên.
+ Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Giao cảm với thiên nhiên.
+ Giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên như một kho báu vô tận.
(Có ví dụ chứng minh)
Câu 3. Tầm quan trọng của các tác phẩm văn học trong việc phát triển
trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mầm non?
Gợi ý trả lời
- Giáo dục trí tuệ có vị trí hết sức quan trọng và cần thiết trong
giáo dục mầm non, bởi trí tuệ là một trong những nhân tố đặc biệt giúp con
người phát triển một cách toàn diện.
- Văn học có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục trí tuệ cho trẻ lứa
tuổi mầm non.
- Văn học góp phần mở rộng sự hiểu biết của các em về thế giới
môi trường xung quanh.
+ Văn học giúp trẻ nhận biết thế giới đồ vật (Qua những tác phẩm miêu
tả đồ vật như: Bài thơ Bảng chỉ đường, Hòm thư,của Phạm Hổ)
+ Văn học giúp trẻ hiểu biết về thế giới loài vật (Qua những tác phẩm
miêu tả đồ vật, ví dụ: Bài thơ Chú Bò tìm bạn, Mười quả trứng tròn,của
Phạm Hổ, Ba chi gà mái, Gà đẻ, Con Bê lông vàng,của Võ Quảng”
+ Văn học giúp trẻ nhận biết về thế giới cỏ cây, hoa lá, ví dụ: Bắp cải
xanh, rong và cá, Na, Củ cà rốt,của Phạm Hổ,
+ Văn học giúp trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên, ví dụ: Truyện
Giọt nước tí xíu, giọng hót chim sơn ca, cây gạo,
- Văn học cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm, những bài học về
phép đối nhân xử thế trong những hoàn cảnh, những tình huống cụ thể của
cuộc đời. (Qua những truyện ngụ ngôn, truyện đồng thoại,)
- Văn học giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ phong phú và mạch
lạc.
+ Mở rộng vốn từ.
+ Cảm nhận được cái đẹp của ngôn từ của tiếng nói mẹ đẻ qua ngôn
ngữ nghệ thuật.
+ Phát triển năng lực lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng biểu đạt,
Câu 4. Hãy phân tích những đặc điểm tâm lí có liên quan đến việc tiếp
nhận văn học của trẻ lứa tuổi mầm non.
Gợi ý trả lời
Việc tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻphuj thuộc rất nhiều vào đặc
điểm tâm lí của trẻ.
- Những xúc cảm, tình cảm của trẻ.
+ Trẻ có nhu cầu được yêu thương và thích yêu thương.
+ Những tình cảm của trẻ dễ được chuyển hóa vào các nhân vật khi trẻ
nghe tác phẩm văn học (trẻ dễ rung cảm và có sự đồng cảm sâu sắc).
- Tu duy “Vật ngã đồng nhất”, ngây thơ và trong trẻo giúp cho trẻ có
thể đồng cảm được với các yếu tố tưởng tượng trong tác phẩm văn học.
Câu 5. hãy nêu vắn tắt dạy học theo quan điểm tích hợp ở trường mầm
non hiện nay?
Gợi ý trả lời
- Dạy học theo quan điểm tích hợp là sự nhìn nhận thế giới tự
nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất không chia cắt rạch ròi các
sự vật và hiện tượng.
- Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được thể hiện cụ
thể ở mối liên quan chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em; ở sự lồng
ghép, đan cài các hoạt động, trong đó hoạt động chơi là chủ đạo.
Câu 6. Phân tích những ưu điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp ở
trường mầm non hiện nay?
Gợi ý trả lời
Với quan điểm dạy học theo hướng tích hợp như hiện nay, cả cô và trẻ
đều có nhiều thuận lợi:
- Hoạt động của trẻ được xuất phát từ những đặc điểm tâm lí
chung và những năng lực chung nhất nhằm phát triển toàn diện nhân cách của
trẻ.
- Nội dung giáo dục được thiết kế theo những chủ đề gần gũi, thể
hiện mối quan hệ qua lại, đòng tâm phát triển giữa trẻ vói môi trường văn hóa
– xã hội – con người và thế giới tự nhiên, trong đó trẻ là trung tâm.
- Được phép tích hợp các tri thức khác nhau của các môn học
trong các hoạt động của trẻ.
- Giáo viên được linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ
chức những hoạt động giáo dục phong phú, tạo sự hứng thú cho trẻ.
- Giáo viên sử dụng phương pháp dạy sáng tạo. Trẻ được tham gia
một cách mạnh dạn và tự tin,
Câu 7. Trong hoạt động góc thư viện, trẻ được xem, được nghe nhiều
tác phẩm văn học (Vì đây là góc sách và truyện), đồng thời trẻ cũng rèn luyện
được nhiều kĩ năng, ví dụ:
- Kỹ năng giao tiếp:
+ Trẻ biết lắng nghe cô hoặc bạn kể chuyện.
+ Trẻ được mở rộng vốn từ do học được trong tác phẩm;
+ Trẻ biết trả lời câu hỏi theo nội dung truyện;
- Kỹ năng nhận thức:
+ Trẻ nhớ được cốt truyện và tự lể lại truyện;
+ Trẻ dự đoán nội dung diễn biến tiếp theo của truyện;
+ Trẻ hiểu được cách thức giải quyết vấn đề trong truyện;
+ Trẻ biết liện hệ giữa tác phẩm với cuộc sống;
- Kỹ năng đọc sớm:
+ Trẻ biết được các ký hiệu chữ viết có ý nghĩa;
+ Trẻ biết được quy luật đọc sách;
- Kỹ năng vận động tĩnh:
+ Trẻ biết cách mở sách, biết cách lật từng trang sách,
Câu 8. Tại sao lại phải đọc,kể tác phẩm văn học cho trẻ em nghe?
Gợi ý trả lời
- Văn học là loại hình nghệ thuật rất gần gũi với trẻ thơ và dễ được
trẻ em tiếp nhận.
- Văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho việc phát triển
nhân cách trẻ một cách toàn diện:
+ Văn học góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
+ Văn học có tác động tích cực giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
+ Văn học có ý nghĩa nâng cao khả năng nhận thức và phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
- Chính vì văn học có ý nghĩa đặc biệt như vậy nên phải tích cực đưa
văn học đến cho trẻ, và việc đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe phải được
nâng lên thành nghệ thuật.
Câu 9. Đọc truyện khác so với kể chuyện như thế nào?
- Đọc là truyền đạt nguyên văn như văn bản được in.
- Kể là truyền đạt văn bản một cách tự do,không cần phải chính
xác tới từng từ, từng câu, từng chữ, thậm chí từng chi tiết, thay đổi từ ngữ cho
phù hợp. Hoặc vừa kể vừa xen giải thích, bình luận.
Câu 10. Thế nào là đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học? Khi đọc, kể
diễn cảm cần lưu ý tới những vấn đề gì?
Gợi ý trả lời
- Đọc, kể diển cảm tác phẩm văn học (hay còn gọi là đọc, kể tác
phẩm văn học một cách có nghệ thuật) là người đọc, kể sử dụng mọi sắc thái
của giọng để trình bày tác phẩm, giúp cho người nghe có thể nhìn thấy những
cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những cảm xúc ở họ.
- Khi đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học, cần lưu ý một số vấn đề
sau:
+ Xác định giọng điệu cơ bản của tác phẩm đọc, kể;
+ Xác định ngữ điệu: Ngữ điệu chung và ngữ điệu của từng phần, đoạn.
Muốn xác định đúng ngữ điệu phải lưu ý tới:
Đọc chính âm;
Cách ngừng giọng;
Nhịp điệu và cường điệu.
+ Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Câu 11. Trình bày các phương pháp đọc và kể tác phẩm văn học cho trẻ
nghe?
Gợi ý trả lời
a) Đọc, kể tác phẩm một cách có nghệ thuật (diễn cảm)
- Phân biệt đọc và kể.
- Nắm được các thủ thuật cơ bản của việc đọc, kể có nghệ thuật:
+ Xác định giọng điệu;
+ Xác định ngữ điệu;
+ Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Giáo viên phải làm chủ tác phẩm và phải chủ động sử dụng các
sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ.
- Có thể kết hợp cả đọc và kể khi trình bày một tác phẩm.
b) Đọc, kể lại tác phẩm hoặc một đoạn trong tác phẩm. Quy trình
diễn ra như sau:
- Giáo viên đọc, kể diễn biến toàn bộ tác phẩm;
- Sau đó để thời gian cho trẻ cảm nhận sơ bộ tác phẩm, giáo viên
hỏi trẻ có thích nghe lại tác phẩm không;
- Giáo viên đọc lại tác phẩm (chú ý hứng thú của trẻ, trong trường
hợp trẻ không muốn nghe nữa, cô phải ngừng lại không nên cố đọc, kể).
Những tác phẩm dài, cô có thể đọc, kể lại phần chủ yếu nhất để trẻ nhớ
nội dung cốt truyện, hoặc những hình ảnh, những từ ngữ nghệ thuật trong tác
phẩm (những phần khác cô có thể đọc, kể ở những tiết khác nhau hoặc ở
ngoài tiết học)
c) Đọc, kể kết hợp với trao đổi, gợi mở (phương pháp đàm thoại)
Trong hoạt động đọc, kể tác phẩm văn học, cô trao đổi, gợi mở với trẻ
về những gí trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhằm giúp trẻ cảm thụ
tác phẩm tốt hơn. Hệ thống câu hỏi trao đổi, gợi mở của cô xoay quanh:
- Các sự kiện trong tác phẩm có liên quan đến cuộc sống của trẻ.
- Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm;
- Sự nhận thức của trẻ về tác phẩm(ví dụ).
Với những truyện dài phải chia nhiều tiết, hệ thống câu hỏi trao đổi gợi
mở của cô trong từng tiết học phải tăng dần mức độ khó (cho ví dụ).
d) Đọc, kể kết hợp với sử dụng tranh ảnh minh họa.
- Yêu cầu chọn tranh, ảnh: đẹp, hấp dẫn (đảm bảo tính nghệ thuật;
kích thước, bố cục, màu sắc phải phù hợp với tâm kí của trẻ và không gian
lớp học.
- Yêu cầu sử dụng tranh, ảnh:
+ Cô đọc, kể cho trẻ nghe toàn bộ văn bản, sau đó mới cho trẻ xem
tranh, ảnh để tránh sự phân tán tư tưởng khi trẻ nghe cô đọc, kể. (Có thể cho
trẻ xem tranh, ảnh trước rồi đọc, kể sau)
+ Sau khi trẻ đã được xem tranh, ảnh, cô đọc, kể lại tác phẩm.
+ Đối với trẻ bé, có thể dùng teanh, ảnh nhiều hơn.
+ Lưu ý tranh, ảnh chỉ là việc bổ trợ cho việc đọc, kể tác phẩm, không
nên lạm dụng quá nhiều.
e) Đọc, kể tác phẩm văn học kêt hợp với phương tiện khác, ví dụ:
- Máy chiếu hình: Cô vừa cho máy chiếu những hình ảnh, vừa đọc, kể
tác phẩm (máy chiếu hình cũng có những đặc điểm giống với tranh minh họa
nhưng đọng hơn)
- Xem phim hoặc rối nước: Sau khi trẻ đã được nghe đọc, kể tác phẩm,
cô tổ chức cho các cháu xem phim hoặc rối nước về các tác phẩm đó nhằm
giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc về tác phẩm,
Câu 12. Hãy phân tích những ảnh hưởng của việc sử dụng tranh ảnh, tài
liệu minh họa đến sự lĩnh hội tác phẩm văn học của trẻ lứa tuổi mầm non.
Gợi ý trả lời
- Việc sử dụng tranh, ảnh và tài liệu minh họa trong hoạt động
đọc, kể tác phẩm văn học rất có ý nghĩa đối với sự lĩnh hội tác phẩm của trẻ.
+ Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, vì vậy tranh, ảnh và tài
liệu minh họa sẽ tác động trực tiếp tới giác quan, giúp trẻ dễ hình dung, tưởng
tượng, tạo ấn tượng để lĩnh hội tác phẩm tốt hơn và khả năng ghi nhớ sâu hơn.
+ Đọc, kể kết hợp với sử dụng tranh, ảnh và tài liệu minh họa dễ gây
hứng thú cho trẻ. Đó là tiền đề để lĩnh hội tác phẩm được tốt hơn.
Câu 13. Việc sử dụng những câu hỏi trao đổi, gợi mở khi đọc, kể tác
phẩm văn học cho trẻ có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời
- Làm cho tiết học đỡ nhàm chán (Nếu cô chỉ độc thoại).
- Đàm thoại là nội dung của phương pháp dạy học hiện đại, lấy trẻ
làm trung tâm. Trẻ được phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo.
- Đàm thoại giữa cô với cháu về tác phẩm văn học sẽ giúp cho trẻ
cảm thụ tác phẩm tốt hơn. Trẻ hiểu hơn, ghi nhớ sâu hơn về các nhân vật,
những chi tiết trong tác phẩm (Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm).
Câu 14.Yêu cầu của việc dạy trẻ học thuộc thơ
Gợi ý trả lời
a) Việc dạy trẻ học thuộc thơ được thục hiện theo lối thuyền khẩu,
vì thế, yêu cầu cô phải truyền đạt đúng tính chất nhịp điệu của bài thơ (đọc
diễn cảm).
b) Dạy trẻ học thuộc thơ có thể thực hiện trong một tiết, hoặc hai,
ba tiết; cả bài hoặc một đoạn, nhưng phải lưu ý tác phẩm văn họclaf một
chỉnh thể nghệ thuật, cho dù dạy thế nào thì cô cũng phải cho cháu hiểu toàn
bộ ý nghĩa của nó vũng như cấu trúc hình ảnh và sự hài hòa về âm thanh nhịp
điệu của tác phẩm.
c) Để tích cực hóa sự chú ý của trẻ, cô có thể bổ sung những công
việc khác cho đỡ nhàm chán, mệt mỏi kích thích sự hứng thú của trẻ.
d) Khi cho trẻ đọc, cô phải hướng cho trẻ đọc đúng, không giọng,
sau đó tiến tới đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ.
Câu 15. Yêu cầu của việc dạy trẻ kể lại truyện?
Gợi ý trả lời
- Việc dạy trẻ kể lại truyện bắt đầu bằng việc cô kể diễn cảm nhiều lần
câu chuyện đó
- Sau khi đã kể nhiều lần, cô dùng hệ thống câu hỏi nhằm giúp trẻ nhớ
lại nội dung của truyện. Các câu hỏi này phải tăng dần mức độ khó và mức độ
chi tiết.
- Sau khi trẻ đã hiểu và nhớ được nội dung truyện, cô bắt đầu cho trẻ
tập kể lại.
- Trong quá trình kể lại truyện, cô chú ý sửa cho trẻ các lỗi về ngôn
ngữ, động viên các cháu diễn đạt bằng ngôn ngữ mạch lạc và bằng ngôn ngữ
của trẻ.
Câu 16. Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, cần lưu ý những điểm gì?
Gợi ý trả lời
- Cô phải cho trẻ nhớ được nội dung câu chuyện và biết cách kể lại
truyện, nắm được kỹ năng sáng tạo.
- Nếu kể truyện theo tranh, cô phải cho trẻ hiểu và có cảm xúc với
những bức tranh đó.
- Trong khi kể, trẻ có thể sáng tạo về từ ngữ, sáng tạo về chi tiết và thể
hiện sắc thía tình cảm.
Cô giáo cần động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, không gò bó, cứng
nhắc (Không ép trẻ phải theo ý của cô).
Cô phải theo dõi lô gích và giá trị của truyện, tránh để trẻ tự do đi qua
làm cho câu chuyện bị lệch hướng.
Câu 17. Những lưu ý khi tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn
học cho trẻ mầm non?
Gợi ý trả lời
- Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một kiểu học mang tính
chất trò chơi, giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu quả, đồng thời
giúp trẻ phát triển nhân cách về nhiều mặt, nhất là phát triển ngôn ngữ.
- Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học không đơn thuần là trò chơi
mà còn là hoạt động mang tính nghệ thuật.
Hai yếu tố hoạt động trò chơi và hoạt động nghệ thuật phải được kết
hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi.
- Khi tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học, phải lưu ý:
+ Yếu tố chơi phải được thể hiện rõ ràng. Trong khi chơi trẻ phải được
vui thích, tự nguyện và được thỏa mãn với việc đóng kịch. Trẻ phải được thỏa
thuận khi phân vai và được thể hiện vai diễn một cách tự nhiên, không gò bó
(Cô không can thiệp quá sâu vào cách diễn và cuộc chơi của trẻ).
+ Yếu tố nghệ thuật trong trò chơi được biểu hiện trước tiên ở kịch bản.
Vì vậy, cô phải chuẩn bị kịch bản thật chu đáo. Kịch bản vừa là nội dung của
cốt truyện, vừa là kế hoach sẽ thực hiện trong quá trình tổ chức trò chơi.
Cô giúp đỡ trẻ nhập vai, “hóa thân” vào nhân vạt mà mình tham gia để
trẻ phát huy cao độ các chức năng tâm lí như: Ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng và xúc cảm,
Câu 18. Các tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học chuyển thể sang kịch
bản để tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mầm non?
Gợi ý trả lời
Khi lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể sang kịch bản, cần chú ý
những tiêu chí sau đây:
a) Tác phẩm được lựa chọn chuyển thể cần có một cốt truyện mạch lạc,
các tình tiết hấp dẫn mang tính kịch, thu hút được sự chú ý của trẻ.
b) những tác phẩm được lựa chọn phải chứa nhiều mâu thuẫn.
c) Các tác phẩm được lựa chọn có các tuyến nhân vật rõ ràng.
d) Các tác phẩm được lựa chọn phải có hệ thóng ngôn ngữ giản dị, dễ
hiểu, phù hợp với trẻ thơ.
Câu 19. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học khác với trò chơi ở
điểm nào?
Gợi ý trả lời
- Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một hoạt động vui chơi
đặc biệt của trẻ ở trường mầm non. Nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là
hoạt động mang tính nghệ thuật.
- Trong khi chơi trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học, trẻ phải
nhập vai, phải “hóa thân” vào các nhân vật mà mình tham gia (không chỉ là
ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ, diệu bộ,mà còn là xúc cảm thực sự).
PHẦN BÀI TẬP
Câu 1. Hãy phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong bài
thơ Trăng sáng của Nhược Thủy.
- Trăng là một đề tài lớn trong văn học nói chung và thơ cho trẻ nói
riêng. Hầu hết các tác giả viết cho các em đều có những bài thơ viết về trăng
(ví dụ: Phạm Hổ viết Một ông trăng, Trần Đăng Khoa viết Trăng ơiTừ đâu
đến!, Trăng sáng sân nhà em, Trông trăng, Tiếng đàn bầu và đêm trăng,)
- Bài thơ Trăng sáng của Nhược Thủy gồm 2 khổ, mỗi khổ vẽ lên một
bức tranh đẹp tại những thời khắc khác nhau của trăng:
+ Khổ 1: Vẻ đẹp trong đêm rằm, khi trăng tròn và sáng tỏ.
+ Khổ 2: Vẻ đẹp trong những đêm đầu tháng, khi trăng khuyết.
Với 2 bức tranh này, tác giả cho các em thấy được hiện tượng trăng
khuyết, trăng tròn (sự nhận biết về thời gian).
- chú ý những hình ảnh so sánh và các từ tượng hình:
+ Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
+ Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Với các từ tượng hình (Nhừng từ in nghiêng) cùng với lối so sánh cụ
thể, tác giả giúp cho trẻ hình dung một cách rõ ràng trăng tròn, trăng khuyết
(Có thể so sánh với cách miêu tả trăng cử Trần Dăng Khoa trong bài Trăng
ơitừ đâu đến!:
+ Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
+ Trăng tròn như mát cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
+ Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời
- Hình ảnh trăng được nhân cách hóa, như một người bạn của em bé.
Con người và thiên nhiên giao hòa quấn quýt trong bài thơ Trăng sáng của
Nhược Thủy – Phương Hoa:
“Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi”
Câu 2. Bài thơ Hoa cúc vàng (Nguyễn Văn Chương) có ý nghĩa như thế
nào đối với việc phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non?
Gợi ý trả lời
- Bài thơ giúp trẻ nhận biết được một hiện tượng thiên nhiên: Hoa cúc
nở vào mùa xuân (Tết).
- Trẻ nhận biết được hoa cúc màu vàng (vàng rực rỡ như nắng) và lá
cúc màu xanh biếc.
- Những hình ảnh so sánh, nhân hóa (Trời đắp chăn bông – còn cây chịu
rét), những câu hỏi tu từ (Thấy mùa xuân đẹp – nắng lại về chăng?),Giúp
trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa cúc; niềm vui của con người khi hoa cúc
nở chào năm mới; sự chắt chiu, gom nhặt và cống hiến:
Mùa đông nắng ít,
Cúc gom nắng vàng
Vào trong lá biếc
Chờ cho đến tết
Nở bung thành hoa
Rực vàng hoa cúc
Ấm vui mọi nhà
- Trẻ tiếp thu được những ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ: Đi đâu
miết, gom nắng, nở bung, rực vàng, và học được cách miêu tả đầy ấn
tượng.
Câu 3. Phân tích hình ảnh chú Bồ Nông trong truyện Bồ Nông có hiếu
để thấy rõ tấm lòng hiếu thảo của người con đối với người mẹ.
Gợi ý trả lời
- Hình ảnh chú Bồ Nông đi kiếm ăn:
+ Một mình dìu mẹ đến chỗ mát;
+ Mò mẫm trong đêm khuya vắng;
Bắt được con nào cũng ngậm vào miệng phần mẹ.
- Điều kiện khó khăn:
+ Trên đồng nẻ, dưới ao khô, mặt sông cũng chỉ còn xăm xắp nước;
+ Cua cá chết gần hết;
+ Phải đi rất xa, có khi gần sáng vẫn chư xúc được gì.
- Tâm trạng của chú Bồ Nông:
+ Khi qua mệt định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ lại gắng gượng mò
thêm;
+ Hồi tưởng khi còn bé, mẹ đã phải vất vả , thậm chí nhịn ăn để nuôi
đàn con, Bồ Nông rất thương mẹ.
- Hình ảnh chú Bồ Nông sau một thời gian chăm nuôi mẹ:
+ Chú ta gầy quá;
+ Cái mỏ vốn gọn ghẽ, nay chảy xệ xuống;
+ Bồ Nông rất vui vì mẹ đã khỏe mạnh.
Câu 4. Xác định giọng điệu cơ bản và ngữ điệu khi đọc các tác phẩm
sau:
Gợi ý trả lời
- Bài thơ Bác Hồ của em (Phan Thị Thanh Nhàn)
+ Giọng nhẹ nhàng, trang trọng
Sáu câu đầu: Giọng hơi trầm lắng, vẻ nuối tiếc.
Bốn câu sau: tự hào và thiết tha.
+ Ngữ điệu chung: Độ cao của giọng vừa phải, chậm rãi, thể hiện tâm
trạng tiếc nuối (đượm buồn)
Sáu câu đầu: ngữ điệu thấp hơn, da diết;
Bốn câu sau: ngữ điệu cao hơn một chút.
- Bài thơ Rong và Cá (Phạm Hổ)
+ Giọng vui tươi, trìu mến
+ Ngữ điệu vừa phải, có điểm nhấn vào các từ miêu tả (các tính từ: đẹp,
đỏ,và các từ tượng hình: nhẹ nhàng, uốn lượn,).
- Bài thơ Làm anh (Phan Thị Thanh Nhàn)
+ Giọng điệu vui, hóm hỉnh, thiết tha và tự hào.
+ Ngữ điệu cao
- Truyện Cây khế
+ Giọng điệu chung: Thủ thỉ, tâm tình (Giọng kể chuyện cổ tích)
Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật:
Giọng người em: nhỏ nhẹ, buồn rầu.
Giọng người anh: giả dối, đanh và thô;
Giọng chim Phượng Hoàng: trung tính.
+ Ngữ điệu:
Kể với độ cao vừa phải. Chỉ lên giọng (hơi cao) khi kể yowis những
điểm nhấn, ví dụ:
“Người em chỉ may cái túi dài đúng ba gang”;
“Người anh may cái túi dài tới sáu gang”;
“Khi ra đảo, người anh hoa mắt, nhét đầy vàng vào túi sáu gang, lại còn
dắt thêm vào đầy các túi áo”,
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I ....................................................................................................................... 3
Vai trò của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non .............. 3
I. Tác phẩm văn học với giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. ................... 4
II. Tác phẩm ván học với giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em lứa tuổi mầm non ............. 10
III. Tác phảm văn học với giáo dục nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi mầm non 16
CHƯƠNG II:................................................................................................................... 19
NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM
NON ............................................................................................................................... 19
II. KHÁI NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ
EM.............................................................................................................................. 20
III. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN
HỌC CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON. ........................................................... 22
IV. NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM. ................................................................ 24
1.Xác định giọng điệu cơ bản ...................................................................................... 26
2. Xác định ngữ điệu .............................................................................................. 28
V. LUYỆN CÁCH ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM .................................................................. 34
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ KỂ CHUYỆN. .................................................. 35
VII. CÁC HÌNH THỨC ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ Ở MẦM NON
................................................................................................................................... 43
Giáo án ....................................................................................................................... 48
KỂ CHUYỆN CHO TRẺ NGHE ................................................................................ 48
Giáo án ....................................................................................................................... 50
DẠY TRẺ KỂ LẠI TRUYỆN ..................................................................................... 50
Giáo án ....................................................................................................................... 51
ĐỌC THƠ CHO TRẺ NGHE ..................................................................................... 51
CHƯƠNG III: ................................................................................................................. 54
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM
NON ............................................................................................................................... 54
I. Dạy trẻ học thuộc thơ ............................................................................................... 54
II.Dạy trẻ kể lại truyện ................................................................................................ 56
III. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH THEO TÁC PHẨM VĂN HỌC ................. 60
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ............................................................................................ 71
PHỤ LỤC .......................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tkmn0011_p2_8353.pdf