Chương 5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒLÂM NGHIỆP

Đo đạc là bộmôn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong. nền kinh tếquốc dân.

Quản lý kinh tếlâm nghiệp cớkếhoạch không thểthiếu việc khảo sát, điều tra tài

nguyên rừng. Kỹthuật hiện đại của công tác đo đạc và chụp ảnh đảm bảo cung cấp các

loại bản đồ địa hình chính xác, phản ánh được các cảnh quan địa lý theo các yếu tốcơbản

của chúng. Bản đồ địa hình ngoài việc phục vụtrực tiếp nhu cầu của nền kinh tếquốc dân

còn cung cấp cơsở đểnghiên cứu lãnh thổvềmặt địa chất, thuỷvăn, thổnhưỡng thực vật

và các mặt khác. Dựa trên cơsởbản đồ địa hình ta xây dựng các bản đồchuyên đềkhác

nhau.

pdf32 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương 5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒLÂM NGHIỆP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP 5.1. KHÁI NIỆM BÀN ĐỒ LÂM NGHIỆP 5.1.1. Khái niệm Đo đạc là bộ môn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong. nền kinh tế quốc dân. Quản lý kinh tế lâm nghiệp cớ kế hoạch không thể thiếu việc khảo sát, điều tra tài nguyên rừng. Kỹ thuật hiện đại của công tác đo đạc và chụp ảnh đảm bảo cung cấp các loại bản đồ địa hình chính xác, phản ánh được các cảnh quan địa lý theo các yếu tố cơ bản của chúng. Bản đồ địa hình ngoài việc phục vụ trực tiếp nhu cầu của nền kinh tế quốc dân còn cung cấp cơ sở để nghiên cứu lãnh thổ về mặt địa chất, thuỷ văn, thổ nhưỡng thực vật và các mặt khác. Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình ta xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau. Những kiến thức toàn diện về sử dụng bản đồ cho phép giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thật có liên quan tới việc tổ chức và phát triển lâm nghiệp. Bản đồ được sử dụng trong công tác chỉ đạo sản xuất, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế trồng rừng, điều tra nguồn tài nguyên rừng khó tìm thấy những lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nào mà không sử dụng bản đồ ở mức độ này hay mức độ khác. Trong công tác điều tra quy hoạch rừng, bản đồ hiện trạng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên rừng, đồng thời cố:ỷ nghĩa to lớn trong công tác nghiên cứu quy hoạch tổng thể. Theo quan điểm địa lý, khi chú ý chủ yếu đến đặc điểm của thảm thực vật trên lãnh thổ nhất định thì việc nghiên cứu kiểu rừng mang tính khái quát hơn. Vì vậy, việc tính toán tài nguyên rừng, phát hiện quy luật đặc thù có tầm quan trọng đặc biệt. Để nhận được những thông tin như chuyên đề lâm nghiệp người ta dựa vào bản đồ địa hình có sẵn. Công tác thành lập bản đồ lâm nghiệp có ba nhiệm vụ chủ yếu: Phân chia thảm thực vật thành những khu đồng nhất. Phân loại thảm thực vật. + Vạch ra mối liên hệ lẫn nhau giữa các quần xã đã phân chia, xác định về sự phụ thuộc về phân bố các quần thể xã riêng biệt và mối quan hệ của chúng với nhau. 5.1.2. Bản đồ lâm nghiệp Bên cạnh bản đồ địa hình, trong sản xuất lâm nghiệp còn có những bản đồ phản ánh nội dung, tính chất về rừng gọi là bản đồ chuyên đề lâm nghiệp. Nét khác nhau giữa bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề lâm nghiệp thể hiện ở phương pháp xây dựng ở mức độ diễn tả chi tiết các hiện tượng trong nội dung của bản đồ. Đặc điểm cơ bản của bản đồ địa hình là diễn tả trung thành các hiện tượng trên mặt đất theo một tỷ lệ nhất định. Còn bản đồ chuyên đề lâm nghiệp chỉ diễn tả một hiện tượng, một nội dung của bản đồ địa hình. Tài liệu để xây dựng bản đồ chuyên đề lâm nghiệp được xây dựng dựa vào các số liệu thống kê. Các số liệu này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp biểu diễn các hiện tượng và nhiều mặt khác nhau của công tác xây dựng bản đồ. Mục đích của bản đồ lâm nghiệp đó là phương hướng kinh tế rõ rệt của chúng. Hiện nay người ta phân biệt hai kiểu thành lập bản đồ lâm nghiệp: Điều tra rừng và sự đo vẽ các kiểu rừng, trong đó điều tra rừng phổ biến hơn. Ý nghĩa của việc đo vẽ các kiểu rừng chưa được đánh giá đầy đủ, mặc dù nó đóng vai trò quan trọng để hiểu biết một cách đúng đắn kinh tế rừng, việc kế hoạch hoá các vùng nghỉ mát cho nhân dân lao động và việc đánh giá thẩm mỹ cảnh quan. Sựđo vẽ các kiểu rừng một cách trực tiếp có thể được phân chia thành đo vẽ lộ trình, chọn điểm và đo vẽ lộ trình chi tiết. Để thành lập bản đồ các kiểu rừng, người ta xây dựng lộ trình và trong lộ trình người ta theo dõi sự thay đổi các kiểu rừng và đánh dấu ranh giới của chúng. Những quan sát trên lộ trình được ghi vào nhật ký thực địa. Sau này bằng phương pháp nội suy bản đồ các kiểu rừng được thành lập. Việc phân loại bản đồ một cách đấy đủ, toàn diện và chi tiết theo nội dung của nó. Cho đến nay chưa thể làm được. Thông thường việc phân loại các bản đồ này chỉ hạn chếở mức độ nội dung thể hiện các hiện tượng trên bản đồ và tỷ lệ bản đồ. Bản đồ thực vật bao gồm bản đồ chuyên ngành và bản đồ tổng hợp. Bản đồ tổng hợp phản ánh những quy luật địa lý chung về sự phân bố của thảm thực vật các loại riêng biệt. Bản đồ chuyên ngành được thành lập từ các mục đích thực tế cụ thể. Chủ yếu là mục đích kinh tế. Bản đồ lâm nghiệp nằm trong nhóm bản đồ chuyên ngành. Theo nội dung chia bản đồ lâm nghiệp thành bản đồ lâm nghiệp tổng hợp và bản đồ chuyên đề. Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp là bản đồ phản ánh tình hình phân bố tài nguyên rừng và tình hình sản xuất lâm nghiệp trong phạm vi một khu vực (anh, vùng, quốc gia). Bản đồ chuyên đề chỉ phản ánh từng mặt riêng lẻ các hiện tượng hay nội dung của sản xuất lâm nghiệp. Dưới đây là một số bản đồ chuyên đề và nội dung thể hiện của nó. (1) Bản đồ lập địa tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích: -Phục vụ công tác quy hoạch, phân chia đất đai trên địa bàn xã, huyện. -Cung cấp tài liệu chuyên môn về mặt đất đai phục vụ cho việc thiết kế trồng rừng trong những năm trước mắt Sơ bộ đề xuất tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp. Nội dung thể hiện: -Định ranh giới các lập địa -Xác định loại đất và tầng dầy tàng đất. -Phân chia cấp hàm lượng nước (độ ẩm). (2) Bản đồ hiện trạng thảm che tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích: -Phục vụ công tác quy hoạch tổng thể và thiết kế kinh doanh rừng -Cung cấp tài liệu chuyên môn về vốn rừng, sự phân bố tài nguyên rừng, tình hình dân sinh kinh tế. b. Nội dung thể hiện: Các địa danh, địa vật quan trọng. Các đường đồng mức 5 - 10m. Ranh giới hành chính xã Ranh giới các đơn vị phân chia khoảnh, lô. -Các công trình xây dựng: Cơ quan, xí nghiệp, điểm dân cư, ao hồ, đường xá, sông ngòi.... -Phân chia các loại đất: Đất thổ cư, vườn, đất trống không có cây, đất trống có cây bụi, cây rải rác... -Đất có rừng (phân chia theo cấp rừng)... -Rừng trồng. -Lúa nước -Nương rẫy cố định. (3) Bản đồ kinh doanh rừng phân khu tỉ lệ 1:25.000 a. Mục đích: -Phục vụ cho việc tổ chức quản lý kinh doanh ở cấp cơ sở như: Xác định biện pháp kinh doanh rừng, bố trí mạng lưới quản lý, bảo vệ và thiết kế sản xuất hàng năm. b. Nội dung thể hiện: -Địa hình thể hiện bằng đường đồng mức 20 - 25m cho những nơi có bản đồ địa hình gốc lệ 25.000. Ranh giới các loại rừng, các loại đất như bản đồ hiện trạng tài nguyên (4) Bản đồ thiết kế trồng rừng tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích: Phục vụ cho công tác trồng rừng và tính toán giá thành cho mỗi ha rừng trồng Nội dung thể hiện -Yếu tốđịa hình (đường đồng mức 5 - 10m -Sông suối. -Điểm dân cư. - Các công trình xây dựng… -Đường ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu. -Ranh giới xã, hợp tác xã, lâm trường, phân trường -Số hiệu lô (đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải -Kí hiệu trên một lô gồm Số hiệu lô, loài cây/ Diện tích. (5) Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp (bản đồ đại cương khu rừng) tỉ lệ 1:50.000 a. Mục đích: -Dùng cho các lâm trường. -Phục vụ công tác khảo sát, thiết kế các công trình cụ thể, trong công tác mở mang xây dựng khu rừng. b. Nội dung thể hiện: Ranh giới hành chính xã, huyện. Ranh giới phân khụ, phân khoảnh. -Rừng và đất rừng do lâm trường quốc doanh quản lý, rừng và đất rừng giao cho hợp tác xã. Rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi bảo vệ, rừng phục hồi... Rừng kinh doanh, đất trồng rừng. -Những công trình hiện có và dự kiến mở mang như đường xá, cầu cống, kho, bãi, bến, xưởng, vườn ươm -Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày -Mầu sắc trên bản đồ dược thể hiện đúng quy định. 5.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP Ô TIÊU CHUẨN, Ô DẠNG BẢN PHỤC VỤĐIỀU TRA RỪNG THU THẬP SỐ LIỆU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 5.2.1. Khái niệm ô tiêu chuẩn (ÔTC) Để điều tra nắm bắt tình hình diễn biến tài nguyên rừng, đặc biệt trong quá trình kinh doanh trồng rừng được hiệu quả. Đo đạc còn phục vụ cho quá trình điều tra lâm sinh học, đa dạng sinh học và điều tra sâu bệnh * Khái niệm ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn là một phần diện tích được rút ra ngẫu nhiên từ tổng thể của lâm phần, có tính đặc trưng (hay đại diện) cao về thực bì, địa hình và đất đai. 5.2.2. Đặc điểm ô tiêu chuẩn -Ô tiêu chuẩn có 2 loại ÔTC cố định và ÔTC tạm thời. -ÔTC có diện tích khác nhau (từ 500 m 2 đến vài nghìn, vài chục nghìn ha), tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Thông thường ÔTC lập ở rừng trồng nhỏ hơn ÔTC lập tại rừng tự nhiên bởi tính đồng nhất của rừng trồng cao hơn rừng tự nhiên. 5.2.3. Phương pháp tập ô tiêu chuẩn Để tiến hành lập ÔTC có các phương pháp sau:  Bước 1: Chuẩn bị: Bản đồ hiện trạng, bản đồ địa hình, dụng cụ, máy móc và vật tư. Bước 2: Sơ thám hiện trường nhằm khảo sát lựa chọn vị trí ÔTC thích hợp Bước 3: Xác định vị trí đặt ÔTC và xác định hình dạng, kích thức ÔTC Bước 4: Tiến hành lập ÔTC: Có hai cách đó là dùng địa bàn và không dùng địa bàn. Bảng địa bàn ta đo góc phương vị của 4 góc ÔTC, mỗi góc hơn kém nhau 90 0 . Lập ÔTC khi không có địa bàn ta ứng dụng định lý Py-ta-go để lập, đo từ góc(điểm A) điểm lập ÔTC đến một điểm B có chiều dài 3 m, cũng từđiểm góc (A) đo đến cạnh khác đến điểm C dài 4 m và dịch chuyển sao cho khoảng cách điểm B và C cách nhau 5 m. Sau đó dùng thẳng hàng từ A qua B đến một điểm D, sao cho khoảng cách từ A đến D bằng chiều dài ÔTC cần lập Tại D ta làm tương tự tại điểm A và cứ thế ta lập được ÔTC không cần địa bàn đểđo góc phương vị.  Bước 5: Đo tính các chỉ tiêu cần đo tính trên ÔTC (như HVN; D1,3; DT) Ngoài ra trong công tác nghiên cứu chúng ta còn bắt gặp một loại ô dạng bản (ÔDB) thường phục vụ nghiên cứu sâu bệnh, nghiên cứu tái sinh rừng, nghiên cứu sinh trưởng cây giống… ÔDB có kích thước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, điều tra. Thông thường điều tra sâu bệnh vườn ươm thì ÔDB được bố trí ở đầu luống, giữa luống và cuối luống có chiều rộng bằng chiều rộng luống, có chiều dài 1 đến 2 m. Đối với nghiên cứu tái sinh rừng thì thông thường ÔDB được bố trí ở 5 điểm trong ÔTC theo đường chéo 4 góc là 4 ÔDB và tâm ÔTC là 01 ÔDB. Để đáp ứng vẽ mặt trắc đồ lâm học người ta thường sử dụng ngay ÔTC được lập tiến hành đo vẽ theo mặt cắt ngang hoặc dọc gọi là trắc đó ngang hay trắc đồ dọc lâm học. 5.3. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG Hiện nay ngành lâm nghiệp đang sử dụng một phương pháp thống nhất để đánh giá nguồn tài nguyên rừng. Phương pháp đang được áp dụng để thực hiện. Chỉ thị 286'ng ngày 2/5/1997 của thủ tướng Chính phủ về việc điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc. Có thể mô tả tóm tắt phương pháp đo như sau: 5.3.1. Các bước tiến hành - Khoanh vẽ ranh giới các lô rừng, đất đai khác nhau lên bản đồ địa hình có tỷ lệ 1:25.000 -Đo đếm, ghi chép thu thập đầy đủ các nhân lốđiều tra cần thiết -Tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và các loại đất dai từ các loại bản đồ khoanh vẽ và các số liệu đo đếm thu thập ngoài hiện trường. -Tính toán các nhân tốđiều tra để xây dựng hệ thống các biểu thống kê diện tích, trữ lượng. -Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quảđiều tra. Công tác kiểm kê tiến hành phân biệt theo hai mức độ cho các vùng và đối tượng kiểm kê khác nhau Mức độ 1: Diện tích rừng, đất rừng tối thiểu trên thực địa được khoanh vẽ lên bản đồ là 1 hai. Đơn vị thống kê là khoảnh với diện tích khoảnh từ 50 ha đến 150 ha. Về trữ lượng thì đi với rừng trồng tiến hành đo đếm thu thập số liệu mới theo phương pháp rút mẫu điển hình đối với rừng tự nhiên thì sử dụng tài liệu điều tra theo phương pháp rút mẫu hệ thống đảm bảo yêu cầu, độ chính xác của chương trình điều tra đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, sử dụng tài liệu đã được phúc tra đánh giá là đạt yêu cấu sử dụng Mức độ 2: Diện tích rừng, đất rừng tối thiểu trên thực địa được khoanh vẽ lên bản đồ là 4 ha. Đơn vị thống kê là tiểu khu, tiểu khu có diện tích từ 500 ha đến 1.500 ha. Về trữ lượng thì sử dụng các nguồn tài liệu tin cậy đã cố trước đó để phân tích tính toán xác định các trị số bình quân về các nhân tốđiều tra (D, H, G, M/ha…) của các trạng thái rừng để tính toán và thống kê trữ lượng. 5.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Việc kiểm kê được tiến hành theo hệ thống phân loại đất đai, phân loại rừng thống nhất. Loại đất đai được chia thành 3 nhóm là đất có rừng, đất trống đồi núi trọc đất đai khác. Loại rừng phân thành những nhóm khác nhau theo nguồn gốc phát sinh, đặc điểm tính chất, mục đích sử dụng chủ yếu khác nhau 5.3.2.1. Điều tra đánh giá diện tích rừng -Nơi không có ảnh máy bay, không có tài liệu cũ thích dụng. Ở vùng có tầm nhìn không bị che khuất: Dùng phương pháp khoanh lô theo diện tích đối điện (góc đối diện). Ở vùng tầm nhìn bị che khuất: Dùng phương pháp khoanh lô theo hệ thống đường điều tra song song cách đều với cự ly giữa các đường điều tra là 400 m. -Nơi có ảnh máy bay (hay ảnh vệ tinh với tỷ lệ xích và chất lượng giải đoán tương đương). Tiến hành chuyển họa kết quả khoanh lô trên ảnh sang bản đồ địa hình (bản đồ khoanh lô) tỷ lệ 1.25.000, ra hiện trường tiến hành đối chiếu, phân tích, hiệu chỉnh thành bản đồ khoanh lô chính thức, chính xác. -Nơi có kết quảđiều tra cũ: Phải tiến hành nghiên cứu, phúc tra theo rút mẫu ngẫu nhiên để đánh giá. Nếu chênh sai giữa tài liệu cũ và mới phúc tra nằm trong hạn sai cho phép ( ± 5%) thì được phép sử dụng tài liệu cũ, nếu vượt quá hạn sai cho phép thì phải làm mới. 5.3.2.2. Điều tra đánh giá trữ lượng rừng -Đối với rừng trồng: Tiến hành đo đếm ghi chép các nhân tốđiều tra như đường kính, chiều cao... theo từng loại cây trong lô theo phương pháp rút mẫu điển hình với tỷ lệ diện tích đo đếm so với diện tích lô quy định như sau Rừng trồng ở cấp tuổi I: 0,5% Rừng trồng ở cấp tuổi II: 1,0% Rừng trồng ở cấp tuổi m trở lên: 2% Rừng trồng chưa có trữ lượng: Đếm số cây dong dải đo đếm, mục trắc đường kính, chiều cao. Tất cả số liệu đo đếm rừng trồng được ghi vào phiếu kiểm kê rừng trồng. -Đối với rừng tự nhiên Sử dụng phương pháp nhưđã nêu ở trên. Trường hợp loại rừng tự nhiên có trong thực tế kiểm kê nhưng không xuất hiện trong các ô sơ cấp của chương trình điều tra đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng thì sẽ áp dụng phương pháp kiểm kê như đối với rừng trồng. Đối với những nơi đã có tài liệu trước thời điểm kiểm kê không quá 2 năm thì phải phúc tra để kiểm tra sai dị giữa hai số bình quân của tài liệu điều tra cũ và mới theo công thức U là tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn, X1 và X2 là trị số bình quân trữ lượng trên ha của số liệu điều tra cũ và số liệu mới phúc tra; S1 và S2 là sai tiêu chuẩn của số bình quân trong lần điều tra cũ và trong lần phúc tra mới; n1 và n2 là dung lượng mẫu của lần điều tra cũ và lần mới phúc tra n1 ≥ 30 và n2 ≥ 30. Nếu U ≤ 1,96 thì tài liệu điều tra cũ được phép sử dụng. Nếu U > 1,96 thì tài liệu điều tra cũ không được phép sử dụng. 5.3.3. Tính toán nội nghiệp Toàn bộ kết quả kiểm kê ở ngoại nghiệp sau khi đã được kiểm tra và đánh giá là đạt yêu cầu mới cho phép đưa vào tính toán nội nghiệp, nếu không đạt yêu cầu phải bổ sung, làm lại cho đạt yêu cầu.  Tính diện tích Ranh giới hành chính lấy theo công bố của Nhà nước. Nơi nào chưa thật rõ ràng và thống nhất giữa các bên hữu quan thì ranh giới hành chính lấy theo quyết định của chủ tịch UBND tỉnh sở tại với các ghi chú rõ ràng đồng bộ, để khi tổng hợp kết quả kiểm kê trên cả nước không trùng lặp hay bỏ sót diện tích Việc tính diện tích trong từng tỉnh phải tuân thủ nguyên tắc bình sai khống chế từ tỉnh đến huyện, từ huyện xuống xã, từ xã xuống tiểu khu, từ tiểu khu xuống khoảnh. Khi đơn vị thống kê là tiểu khu thì diện tích tự nhiên của tiểu khu sẽ khống chế các lô đất đai trong tiểu khu đó. Khi đơn vị thống kê là khoảnh thì diện tích tự nhiên của khoảnh sẽ khống chế diện diện tích các lô đất đai trong khoảnh đó. Diện tích được tính trên máy vi tính với các phần mềm chuyên dụng thông qua số hoá (digitizing) hoặc bằng máy quét (scanner hoặc vectoring) các bản đồ góc. Nơi chưa có điều kiện nói trên, cho phép tính diện tích bằng phương pháp thủ công với quy định về sai số tương đối và: Sai số tương đối giữa tổng diện tích các tiểu khu trong xã với diện tích xã phải không lớn hơn 1:200. Sai số tương đối giữa tổng diện tích các khuđlul trong tiểu khu với diện tích tiểu khu phải không lớn hơn 1:100. Sai số tương đối giữa tổng diện tích các lô trong khoảnh với diện tích khoảnh phải không lớn hơn 1:50  Tính trữ lượng Dừng các biểu thể tích thích hợp (có trong sổ tay điều tra quy hoạch rừng xuất bản năm 1995) để tra tính lượng cụ thể, tập hợp theo trạng thái lô để tính trữ lượng bình quân trên ha của trạng thái. Trữ lượng tăng của lô được xác định bằng tích số của diện tích lô với trữ lượng bình quân trên ha của trạng thái tương ứng. Các khâu tính toán trữ lượng cụ thể được thực hiện trên máy vi tính. Nơi không có điều kiện thì trực tiếp làm bằng phương pháp thủ công.  Thống kê xây dựng các biểu thành quả kiểm kê Trên cơ sở diện tích và trữ lượng đã tính được của các lô, tiến hành tổng hợp diện tích theo loại đất đai, tổng hợp trữ lượng theo trạng thái rừng với cấp trữ lượng tương ứng đối với từng tự nhiên và tổng hợp trữ lượng theo loài cây và cấp tuổi đối với rừng trồng. Từđó tập hợp tài liệu theo thuộc tính để xây dựng các biểu báo cáo tổng hợp về diện tích và trữ lượng theo đơn vị hành chính, theo ba loại rừng, theo chủ quản lý sử dụng cho tất cả các xã, huyện, tỉnh và toàn quốc.  Xây dựng bản đồ thành quả kiểm kê Bản đồ thành quả kiểm kê rừng ngoài các yếu tố địa lý, địa hình, địa vật..., phải thể hiện rõ ranh giới các loại rừng, ranh giới hành chính, ranh giới chủ quản lý sử dụng tăng và các nội dung hữu quan khác phù hợp với nội dung yêu cầu của công tác kiểm kê rừng và tỷ lệ xích của bản đồ. Hệ thống ký hiệu, màu sắc, ghi chú trên bản đồ thực hiện theo quy trình của Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Bản đồ thành quả kiểm kê rừng của xã và cả sở để biên tập thành bản đồ thành quả kiểm kê rừng của huyện. Sau đó biên tập bản đồ thành quả kiểm kê rừng của tỉnh và toàn quốc theo nguyên tắc là bản đồ thành quả kiểm kê rừng của cấp hành chính bên trên phải căn cứ vào bản đồ thành quả kiểm kê rừng của cấp hành chính bên dưới kề với tỷ lệ xích quy định cho xã: l:25.000; cho huyện: 1:50.000; cho tỉnh: 1:100.000 và cho toàn quốc 1:1.000.000. 5.4. NGUYÊN TẮC VẼ BẢN ĐỒ 5.4.1. Nguyên tắc chung -Tính toán công việc vẽ có liên quan đến bản đồ (kích thước hình vẽ trên giấy, vị trí vẽ trên giấy, kích thước của khung bản đồ, các kiểu chữ, số thể hiện trên bản đồ. -Sắp xếp các hình vẽđúng trên giấy. -Dựng hình chữ nhật phụ -Tiến hành vẽ bằng bút chì -Biểu thị các yếu tố nội dung và yếu tố bổ sung (khung, tên bản vẽ, chú dẫn…) -Kiểm tra, chỉnh sửa bản vẽ. -Vẽ mực và tô màu sắc cho bản đồ -Hoàn thiện bản đồ (làm sạch bản vẽ...) 5.4.2. Những quy định riêng của bản đồ lâm nghiệp Quy định điều vẽảnh ngoại nghiệp đã được quy định trong quyển "Quy định điều vẽảnh ngoại nghiệp bản đồ địa hình tỷ lệ 1 ~ 1O~000 thành lập theo phương pháp toàn năng - chuyên ngành Lâm nghiệp" do viện điều tra quy hoạch rừng soạn thảo năm 1998. Ởđây chỉ hệ thống lại như sau 5.4.2.1. Xác định đường khoanh diện tích điều vẽ Đường khoanh điều vẽ phải là đường khép kín. Các đỉnh gãy khúc phải là địa vật rõ rệt dễ nhận biết ở tất cả các ảnh tiếp biên với nhau (chỗ giao nhau của địa vật, các đỉnh núi, cây độc lập...) Đường khoanh diện tích phải là các đoạn thẳng nối giữa hai địa vật rõ rệt, do ảnh hưởng của sai số chiếu hình để tránh điều vẽ hở diện tích thì đường phía Bắc, phía Đông kẻ thẳng, đường phía Tây và phía Nam kẻ đường gãy khúc hoặc đường cong Đường khoanh diện tích điều vẽ phải ở trung tuyến độ gối phủ của các tờảnh. Đường khoanh diện tích điều vẽ phải kẻ bằng màu lơ, cạnh khung bản đồ tiếp biên với các khu đo khác dùng màu đỏ kẻ thẳng. 5.4.2.2. Tu chỉnh ảnh điều vẽ Phía Bắc cách mép ảnh 5 mm ghi phiên hiệu mảnh cao 5 mm bằng màu đen, phía dưới ghi sốảnh điều vẽ gồm số đường bay và số tờảnh. Vídụ: F-48-44-A-c-1 VI-42 Góc Đông Nam ngoài đường khoanh diện tích diều vẽ ghi ngày, tháng, năm điều vẽ, người kiểm tra bằng mực màu đen cao 3 mm dọc theo đường khoanh diện tích ghi số hiệu đường bay và tờảnh tiếp biên bằng màu lơ. 5.4.2.3. Điều vẽ nội dung bản đồ Khu điều vẽ ngoại nghiệp cũng như chuyển đổi ký hiệu từ chính thức sang đơn giản hoặc từ đơn giản về chính thức phải đọc kỹ phần giải thích ký hiệu để vận dụng. Đối với núi đá hoặc dãy núi đá, dùng ranh giới (màu đỏ) thực vật để khoanh toàn bộ khu núi đá và đề chữ núi đá màu đỏ để nội nghiệp biết, riêng tên núi phải viết màu đen (nếu có), vạch đá sườn sụt lở, luỹđá nếu đủ khoanh phạm vi thì được khoanh phạm vi và ghi chú bằng màu đỏ để nội nghiệp vẽ. Các ký hiệu về núi đá khác không nêu trên phải vẽ theo quyển ký hiệu vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ: 1:10.000 và tỷ lệ 1:25.000- Tổng cục địa chính 1995. 5.4.2.4. Quy định đo vẽ bù địa vật Những yếu tố quan trọng như đường, công trình kiến trúc, ranh giới, thực phủ... xuất hiện sau thời gian chụp ảnh cần bổ sung thêm trên ảnh điều vẽ. Để biểu thị các yếu tố trên là ảnh điều vẽ: có thể từ những địa vật rõ nét trên ảnh và còn tồn tại ở thực địa, dùng máy kinh vĩ hoặc thước dây dùng phương pháp giao hội đề xác định hoặc dùng phương pháp xét đoán từ các yếu tố có liên quan. Đối với những khu vực lớn hơn 1 km 2 t hì việc đo vẽ bổ sung địa vật lên ảnh phải tuân theo các tiêu chuẩn sau: Tiến hành xác định tỷ lệảnh. Lập đường chuyền cho các điểm trạm đo 5.5. VẼ BẢN ĐỒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG Để có thể xây dựng được một bản đồ đòi hỏi người vẽ bản đồ phải có một số dụng cc cần thết và nắm được nguyên tắc sử dụng các công cụđó. Hiểu biết một số vật liệu cần thiết cho vẽ bản đồ. 5.5.1. Vật liệu vẽ bản đồ 5.5.1.1. Giấy vẽ Trên thực tế có nhiều loại giấy nhưng trong vẽ bản đồ ta cần sử dụng các loại giấy sau: a. Giấy can -Đặc điểm- dòn, dễ gẫy, độ co dãn mạnh. -Màu: có thể tráng mờ hoặc xám nhạt. -Công dụng Dùng sao lại bản đồ vẽ với độ chính xác thấp. -Bảo quản do đặc điểm giấy có độ cao dãn mạnh nên giấy can thường phải cuộn để trong ống kín, không nên để nơi quá nóng hoặc quá ẩm. -Sử dụng: Tuỳ theo từng loại giấy.có thể trước khi sử dụng phải tẩy nhẹ làm giảm bớt lớp dầu bóng trên giấy để giấy dê bám mực. Trước khi can vẽ phải để giấy ra ngoài một vài giờ rồi mới can vẽ để giấy can co giãn phù hợp với điều kiện thực tế của bả và n can dùng để in thì sau khi can vẽ phải đi in ngay để đảm bảo độ chính xác. Ngoài giấy can còn có vải can, trên vải can cho phép lau, rửa khi làm hỏng. b. Giấy kẻ ly Đây là loại giấy trắng, trên đó kẻ những milimet tương đối chính xác (tất nhiên là khi làm để in chính xác nhưng do quá trình bảo quản và in nó bị co dãn). Nét kẻ li có thể là màu xanh, đỏ hoặc vàng...Công dụng vẽ các yếu tố đảm bảo kích thước như đồ thị mẫu chữ. c.Giấy trắng Yêu cầu: Giấy trắng không nhòe, độ co dãn không lớn, không quá nhẵn bóng Hiện nay ở nước ta có nhiều loại giấy trắng Trôki, Liên Xô, Đức, Việt Trì… tuỳ theo yêu cầu vẽ mà chọn loại giấy cần thlết~ Trong bài tập của chúng ta cũng như trong vẽ bản đồ nên dùng Trộm Đức. 5.5.1.2. Mầu vẽ Có nhiều loại màu có thể dùng được trong vẽ bản đồ. Chủ yếu chia làm ba dạng. Dạng rắn- mầu thỏi. Dạng lỏng- mầu tuýp. Dạng bột- mầu giấy. Mỗi một dạng có thể gồm 6,12,18… mầu khác nhau. Dạng mầu bột (màu giấy) dễ pha và dễ tô hơn cả- người vẽ bản đồ nên dùng dạng này. 5.5.1.3. Mực vẽ Có nhiều loại mực, mỗi loại có nhiều mầu. Loại mực dùng nhiều nhất trong vẽ bản đồ là mực đen, nó có thểở dạng rắn (mực thỏi của Trung Quốc) có khả năng bảo quản lâu được khi dùng phải mài rất mất thời gian. Dạng lỏng (thường gọi là mực can) được sản xuất tại Đức, Tiệp, Liên Xô dạng mực này hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong vẽ bản đồ. 5.5.2. Dụng cụ vẽ bản đồ 5.5.2.1. Bút chì Trong thực tế bút chì chia làm 3 loại. Loại cứng mang ký hiệu là H: 1H: 2H: 3H......7H. Chỉ số H càng cao thì bút càng cứng. Loại mềm mang ký hiệu là B: 1B; 2B; 3B…7B. Chỉ số B càng cao thì bút càng mềm. Loại trung bình mang ký hiệu là HB. Tuỳ theo yêu cầu của công việc vẽ có thể chọn loại bút thích hợp. Trong vẽ bản đồ người ta thường dùng bút chì loại 2H hoặc 3H. 5.5.2.2. Bút sắt (ngòi bút vẽ) Đặc điểm của ngòi bút vẽ là đầu ngòi bút nhọn, có tính đàn hồi giữa 2 lá bút, có lực nét và 0,1mm. Trong mỗi trường hợp kết quả làm việc phụ thuộc vào chất lượng ngòi bút, hiểu biết cùng kỹ năng ngòi bút. Trên thị trường có ngòi bút sắt do Nhật và Trung quốc sản xuất, ký hiệu là 101 hoặc 505. Cách chọn ngòi bút. Hai lá của ngòi bút không để ánh sáng lọt qua, chiều dày và bề dày của lá bút phải bằng nhau. 5.5.2.3. Bút ke Có hai loại bút ke. a. Bút ke đơn Dùng để kẻ đường thẳng, có thểđiều chỉnh được lực nét tuỳ theo yêu cầu của người vẽ. b. Bút ke kép Dùng để kẻ hai đường thẳng song song, có thểđiều chỉnh được lực nét của mỗi đường thẳng và k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_do_dac_lam_nghiep_phan_5_5867.pdf
Tài liệu liên quan