Sau khi đọc chương này, bạn sẽcó thể:
*Phối hợp cách tiếp cận hợp lý giữa việc lãnh đạo với mối quan tâm vềcon
người và các khía cạnh đạo đức trong tổchức
*Có khảnăng nhận thức các giai đoạn phát triển của đạo đức bản thân và
những cách thức khác nhau nhằm thúc đẩy sựtrưởng thành vềmặt đạo đức
*Ứng dụng những nguyên tắc của tinh thần phục vụtrong vai trò nhà lãnh đạo
*Hiểu biết và sửdụng những cơchếnhằm tăng cường một nền văn hoá giàu tính
nhân bản trong tổchức
*Nhìn thấy tinh thần cam đảm ởmỗi con người, đồng thời có khảnăng giải
phóng được tiềm năng của mình đểsống và hành động có bản lĩnh
17 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Chương 1: Lãnh đạo hợp đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi đau, điều không chắc
chắn và thậm chí là sự thành công. Bản chất và quyền được sợ hãi của con người có
liên quan đến những rủi ro tiềm tàng như: xa rời cuộc sống, mất việc làm hay không
được thừa nhận. Nhưng nỗi sợ hãi cũng ngăn cản con người làm những gì họ muốn.
Những nhà lãnh đạo thực sự muốn bước qua nỗi sợ hãi này cần dũng cảm gánh vác
trách nhiệm, chấp nhận rủi ro, tạo nên sự thay đổi, lắng nghe tâm hồn mình và đấu tranh
cho niềm tin của bản thân.
Can đảm nghĩa là dám nhận trách nhiệm: Nhà lãnh đạo tạo ra sự khác biệt thực sự khi
họ sẵn sàng tiến lên và dám nhận trách nhiệm. Một số người để cuộc sống tự trôi qua
còn nhà lãnh đạo khiến mọi thứ diễn ra theo ý mình. Họ tạo ra cơ hội thay đổi cho tổ
chức và cộng đồng.
Bằng sự thẳng thắn trong lời nói và dám nhận trách nhiệm, nhà lãnh đạo trong các tổ
chức đã thực sự tạo ra sự thay đổi. Tuy nhiên đôi khi những nỗ lực này không được đền
đáp. Lòng can đảm còn thể hiện trong việc dám chấp nhận thất bại và sai lầm hơn là cố
gắng đổ lỗi cho người khác. Nhưng dường như những khái niệm này không tồn tại
trong các tổ chức lớn và quan liêu. Tại một số công ty, nhiều nhân viên thậm chí e ngại
việc thực hiện những nhiệm vụ thường ngày của mình.
Can đảm đồng nghĩa với sự bất tuân theo lề thói: Đức tính này thường đi cùng với việc
phá vỡ truyền thống, chống lại xu hướng chung và ủng hộ sự thay đổi. Họ sẵn sàng
chấp nhận rủi ro và khuyến khích người khác làm những điều tương tự. hống lại những
gì thuộc về lề thói là một điều rất khó khăn. Người ta thường dễ chấp nhận với những
thứ quen thuộc, thậm chí khi điều đó chắc chắn dẫn đến thất bại hơn là khởi đầu cho
một điều hoàn toàn mới mẻ. Tương tự như thế, nhiều nhà lãnh đạo gây tổn thương cho
tổ chức và sự nghiệp của họ là do họ “tự trói mình” vào lề lối cũ mà không chịu thay
đổi. Hầu hết những người chấp nhận thay đổi đều nhận được sự cộng tác và ủng hộ
nhưng họ cũng đối mặt với sự phản kháng, từ chối hay nhạo báng từ những người khác.
Liều lĩnh đồng nghĩa với việc dễ mắc sai lầm, chịu đựng lời chế giễu hay khinh rẻ, hoặc
bị thua trong các cuộc bầu cử và đôi khi thất bại một cách thảm hại.
Can đảm là biết vượt qua giới hạn an toàn. Khi liều lĩnh và mong muốn cải thiện
những gì xung quanh, các nhà lãnh đạo đã chấp nhận vượt qua giới hạn an toàn của bản
thân. Theo Barry Diller, cựu Chủ tịch của hãng Paramount Picture, Fox, Inc và QVC,
Inc, bí mật thành công của mình là “dấn thân vào những điều vốn không dễ chịu, nỗ
lực, hoặc may mắn được người nào đó thúc đẩy để vượt qua nỗi sợ hãi và giới hạn của
bản thân. Đó là những gì tôi đã làm cho đến nay ” Khi mọi người chấp nhận từ bỏ sự
an toàn, thực ra họ đã vượt qua “bức tường sợ hãi vô hình”. Đơn giản khi bạn dám tranh
cãi với sếp về một vấn đề nào đó, từ bỏ một mối quan hệ, thực hiện một dự án tốn kém
hay thay đổi nghề nghiệp. Người ta cần đến lòng can đảm nhiều nhất khi phải dối diện
với bức tường vô hình này.
Can đảm là khi bạn đòi hỏi những gì bạn muốn và nói ra những gì bạn nghĩ: Nhà lãnh
đạo dùng lời nói của mình để gây ảnh hưởng cho người khác. Tuy nhiên, mong muốn
làm hài lòng người nghe, đặc biệt là sếp của mình, đôi khi buộc bạn phải nói sai sự thật.
Ai cũng muốn được tán thành, do đó thật khó để nói những điều bạn nghĩ rằng sẽ khiến
người khác không đồng ý hoặc không ủng hộ. Một vị giám đốc cấp cao của hãng Pepsi
Cola đã từng phát biểu: “Một trong những gì chúng tôi tìm kiếm khi đánh giá nhân viên
là ‘Liệu họ có chính kiến không? Liệu họ có đủ can đảm để đưa ra các giải pháp bất
thường trong một số tình huống không?”13. Can đảm là nói ra những gì bạn suy nghĩ
thậm chí khi bạn biết người khác có thể không chấp nhận hay thậm chí nhạo báng bạn.
Can đảm cũng đồng nghĩa việc bạn đòi hỏi những gì bạn muốn và tự thiết lập một giới
hạn. Đó là khi bạn nói không với những đòi hỏi vô lý của người khác.
Can đảm là đấu tranh cho niềm tin của bản thân: Đó là khi bạn nỗ lực đấu tranh nhằm
mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Bạn có thể gặp rủi ro nhưng bạn đã cố gắng vì một
mục đích cao cả hơn. Can đảm không đồng nghĩa với việc triệt tiêu kẻ yếu, thỏa mãn
cái tôi của mình hay làm hại người khác. Nó là việc thực hiện những gì bạn tin là đúng,
thậm chí khi điều đó chống lại những lề thói cũ kỹ và có thể dẫn bạn đến thất bại và hy
sinh.
2.4. Làm thế nào sử dụng lòng can đảm của mình vào quá trình lãnh đạo?
Có nhiều người trong tổ chức thể hiện lòng can đảm của mình một cách rất độc đáo
không những trong cách suy nghĩ mà còn trong cách đối xử với phục tùng và khách
hàng của mình. Đạt được sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích con người, giữa sự
ích kỷ và tinh thần phục vụ, giữa kiểm soát và trao quyền đòi hỏi mỗi cá nhân phải có
một sự dũng cảm về tinh thần.
Hành động như một nhà lãnh đạo hợp đạo đức đòi hỏi bạn phải có nhân cách của một
người dũng cảm. Nhà lãnh đạo phải thấu hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản
thân, họ đang đại diện cho điều gì và nhiều khi họ phải đối đầu với khuôn phép. Tự
đánh giá mức độ trung thực của bản thân có thể rất khó khăn và nhìn nhận giới hạn của
mình cũng như khả năng vượt trội hơn của người khác sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. Hơn
nữa, sự lãnh đạo hợp đạo đức đồng nghĩa với việc thiết lập các mối quan hệ, đòi hỏi bạn
phải biết lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác. Sức mạnh cảm
xúc yêu cầu mọi người phải vượt qua những nỗi sợ hãi thầm kín bên trong và chấp nhận
tính dễ xúc động như một nguồn sức mạnh hơn là một điểm yếu. Bởi vì những gì thuộc
về cảm xúc thường dễ làm mọi người gần nhau hơn. Bằng cách chia sẻ với người khác
tất cả nỗi đau hay niềm hạnh phúc, thành công hay sự thất bại, nhà lãnh đạo đem đến và
13 48
lan tỏa phẩm chất tốt đẹp của mình đến với mọi người. Bởi vì việc sống chết cho một
niềm tin thường hàm chứa rất nhiều rủi ro và đòi hỏi một sự dũng cảm ghê gớm.
Đối diện với những hành vi phi đạo đức cũng đòi hỏi sự dũng cảm. Dũng cảm phanh
phui sự thật đồng nghĩa việc người phục tùng vạch trần những hành vi bất hợp pháp và
phi đạo đức trong tổ chức. Dũng cảm phanh phui sự thật đã trở thành hiện tượng phổ
biến trong những năm qua, nhưng đó thực sự là một công việc nguy hiểm cho người
phục tùng. Họ có nguy cơ bị mất việc, bị đồng nghiệp tẩy chay hay bị thuyên chuyển
đến những vị trí không mong muốn. .
Cho dù nhiều người tin rằng sẽ không có chuyện gì xấu xảy ra khi họ nói lên sự thật,
trên thực tế hầu hết đều nhận ra họ phải gánh chịu nhiều hậu quả về tài chính và tình
cảm từ việc sẵn lòng báo cáo những hành vi phi đạo đức tồn tại trong nhiều ông chủ và
đồng nghiệp. Họ bước thẳng về phía trước bất chấp những xung đột về mặt tình cảm và
nỗi sợ hãi ẩn giấu bên trong. Một chuyên gia nói rằng “Tùy thuộc vào hoàn cảnh và
mức độ dũng cảm mà chúng ta lựa chọn cách sống và hành xử hợp đạo đức ở vị trí của
cá nhân hay nhà lãnh đạo”14. Việc lựa chọn này đồng nghĩa chúng ta phải đấu tranh với
chính bản thân bởi vì việc sẵn sàng công bố những thông tin gây bất lợi cho tổ chức, dù
là việc làm hợp đạo lý, cũng khiến bạn có cảm giác phản bội lại người chủ và đồng
nghiệp của mình. Một số còn phân vân không biết trách nhiệm của mình đi đến đâu.
Robert A.Bugai, người đầu tiên đưa ra khái niệm thách thức với thực tiễn kinh doanh
phi đạo đức vào đầu những năm 80 đã cảnh báo rằng: những người dám đối diện với sự
thực phải chịu một khoản mất mát rất lớn về phương diện “tinh thần, tài chính, thể chất
và tình cảm”. Tuy nhiên nếu được hỏi ông có lặp lại điều đó không, ông nói “Anh có
thể coi đó là một điều chắc chắn!”15
Khám phá lòng dũng cảm của bản thân
Làm thế nào một nhà lãnh đạo khám phá được lòng dũng cảm để bước qua sự sợ hãi và
bối rối của bản thân? Tất cả chúng ta ai cũng có khả năng sống và hành động dũng cảm,
nếu chúng ta biết vượt lên nỗi sợ hãi ẩn chứa bên trong. Hầu hết mọi người đều biết nỗi
sợ hãi này ngăn cản chúng ta hành xử đúng đắn hoặc buộc phải tuân theo những quy
tắc, những việc làm sai lầm để người khác có thể yêu thích và chấp nhận chúng ta. Có
nhiều cách giúp con người có thể khám phá lòng dũng cảm của bản thân, bao gồm việc
cam kết vì một mục đích cao cả hơn, liên tưởng với hình ảnh người khác, chấp nhận
thất bại như là một lẽ đương nhiên và là một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Cam kết vì những mục tiêu cao cả hơn. Lòng dũng cảm sẽ dễ dàng đến khi chúng ta
dám đấu tranh cho niềm tin. Phục vụ cho một viễn cảnh hoặc một mục tiêu lớn hơn đem
đến cho con người lòng can đảm bước qua nỗi sợ hãi. Trong tổ chức, lòng dũng cảm
được xây dựng từ niềm tin vào viễn cảnh. Một nhà lãnh đạo chỉ biết quan tâm đến sự
thăng tiến trong nghề nghiệp thì không thể sẵn sàng nói về những gì xấu xa đang tồn tại
14 57
15 58
trong tổ chức vì ông ta sợ mình sẽ bị mất chỗ đứng. Những mục tiêu cao cả sẽ giúp bạn
từ bỏ sự ích kỷ và những mối bận tâm khác ngoài lợi ích của con người.
Khai thác sức mạnh từ những người xung quanh. Quan tâm chia sẻ và nhận được sự
giúp đỡ từ những người xung quanh là liều thuốc hiệu nghiệm giúp bạn có thêm lòng
can đảm trong thế giới đầy hỗn loạn này. Hãy nghĩ đến những người cha, người mẹ đã
liều mình để bảo vệ cho đứa con của mình. Nhà lãnh đạo biết quan tâm chân thành đến
những người phục tùng sẽ chấp nhận rủi ro để giúp họ thành công hơn. Sự giúp đỡ của
người khác cũng là một nguồn sức mạnh cho lòng dũng cảm và những nhà lãnh đạo tài
giỏi sẽ không ngại dựa vào người khác khi cần thiết. Những ai cảm thấy cô độc sẽ ít
dám chấp nhận rủi ro hơn vì họ có nhiều thứ để mất đi. Trở thành một phần của nhóm
có tổ chức sẽ khiến họ được chia sẻ, được hỗ trợ hay có được tình yêu thương của gia
đình và sẽ bớt đi nỗi lo sợ bị thất bại.
Sẵn sàng chấp nhận thất bại. Walt Disney đã từng bị phá sản trước khi đạt được nhiều
thành công to lớn như hiện nay, ông chia sẻ “Bạn cần phải gặp nhiều thất bại cay đắng
khi còn trẻ. Điều đó rất quan trọng”16. Ngày nay rất nhiều người muốn thành công
nhưng không muốn đương đầu với khó khăn, rắc rối hay sự khủng hoảng. Tuy nhiên,
việc sẵn sàng chấp nhận hay đón chào những thất bại sẽ giúp bạn có thêm lòng can
đảm. Thất bại có thể đóng vai trò tích cực trong công việc và cuộc sống mỗi người. Bởi
v,ì thành công và thất bại là hai mặt cùng đồng hành, chúng không thể tồn tại nếu thiếu
yếu tố còn lại.
Khi chấp nhận thất bại và cùng chung sống với những gì tồi tệ nhất, con người nhận ra
mình có nhiều động lực để tiến lên. Nhà lãnh đạo biết rằng thất bại là mẹ thành công và
chính nỗi đau sẽ biến thành sức mạnh cho các cá nhân và tổ chức. Bất kỳ khi nào bạn
thất bại và lại cố gắng, bạn đã hình thành được sức mạnh và tâm lý dũng cảm.
Khai thác sức mạnh của sự thất vọng và cơn giận dữ. Khi bạn thực sự giận dữ vì một
nguyên nhân nào đó, bạn biết rằng nó chính là nguyên nhân khiến bạn quên đi nỗi xấu
hổ hay sự sợ hãi rằng mọi người sẽ không đồng tình với bạn. Trong tổ chức, chúng ta
có thể thấy sức mạnh của sự thất vọng và các cơn giận dữ. Mọi người trong tổ chức có
thể khai thác sức mạnh của sự giận dữ và thất vọng để đối phó với những tình huống
khó khăn. Khi một người sắp bị sa thải vì một lý do nào đó, giám sát có thể trì hoãn
điều này cho đến khi một việc bất ngờ khiến anh ta đủ giận dữ để vượt qua nỗi sợ hãi và
tiếp tục hành động. Đôi khi một hành vi xúc phạm với người có cá tính ôn hòa sẽ kích
thích lòng can đảm của họ để đương đầu với thách thức của nhà lãnh đạo. Thêm vào đó,
cảm giác bực bội có thể là động lực giúp bạn thay đổi. Cơn giận dữ, nếu ở mức độ vừa
phải, sẽ là một cảm xúc tích cực thúc đẩy bạn hướng về phía trước. Điều quan trọng là
bạn phải biết cách khai thác và sử dụng nó một cách phù hợp.
TỔNG KẾT CHƯƠNG
Chương này khai thác một số ý tưởng có liên quan đến việc lãnh đạo hợp đạo đức và
lòng dũng cảm. Mọi người đều mong muốn có được một nhà lãnh đạo trung thực và
đáng tin cậy. Tuy nhiên ở nhiều tổ chức vẫn chưa hình thành một nền văn hóa đạo đức.
16 61
Nhà lãnh đạo phải đối diện với nhiều áp lực thử thách khả năng thực hiện lẽ phải của họ
như : sức ép từ việc cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu của cổ đông
và giúp tổ chức thành công. Việc tạo dựng một tổ chức hướng về đạo đức đòi hỏi nhà
lãnh đạo phải hành động dựa trên những nguyên tắc xử thế. Mọi việc sẽ trở nên tồi tệ
nếu nhà lãnh đạo chỉ chăm lo cho lợi ích của bản thân, gây bất hòa giữa mọi người,
lường gạt và thiếu lòng can đảm chống lại những hiện tượng xấu xa trong tổ chức. Nhà
quản trị hợp đạo đức phải là người khiêm tốn, trung thực và thẳng thắn. Họ duy trì mối
quan tâm vì những điều tốt đẹp, đấu tranh vì sự công bằng và luôn đại diện cho lẽ phải.
Hành động như mẫu hình nhà lãnh đạo này đồng nghĩa với việc đề cao tầm quan trọng
của việc phục vụ người khác bên cạnh mối quan tâm về lợi nhuận và mục đích cá nhân.
Trong chương này chúng ta cũng đề cập đến các mức độ phát triển đạo đức trong tổ
chức. Những nhà lãnh đạo phát triển ở mức độ cao thường tập trung đến nhu cầu của
người theo sau và các nguyên tắc đạo đức nói chung.
Ngày nay, ý tưởng về sự phân biệt giữa vai trò kiểm soát và phục vụ của nhà lãnh đạo
đã trở nên thay đổi, được phản ánh trong mối quan hệ giữa hai bên. Lý thuyết quản trị
chuyển từ nhà lãnh đạo độc đoán sang cộng tác, trao quyền và cuối cùng là phục vụ.
Những nhà lãnh đạo hành động dựa trên những nguyên tắc của sự trao quyền và phục
vụ có thể tạo nên các tổ chức hướng về đạo đức.
Phần cuối cùng của chương thảo luận về lòng dũng cảm và cách nhà lãnh đạo khai thác
lòng dũng cảm của bản thân. Sự can đảm này là khả năng hướng về phía trước bất chấp
nỗi sợ hãi, sự gánh vác trách nhiệm, chấp nhận rủi ro và thay đổi, để đấu tranh cho niềm
tin. Động lực của lòng can đảm bao gồm niềm tin vào mục đích cao cả hơn, sự hỗ trợ
của người khác, những kinh nghiệm thất bại và khả năng khai thác cơn giận dữ.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Nếu đặt mình vào vị trí của Raoul Wallenberg, bạn sẽ làm gì? Tại sao?
2. Là một sinh viên, bạn chịu những áp lực nào trong việc quyết định hành xử
đúng đắn? Nếu là nhà lãnh đạo, bạn hy vọng sẽ đối diện với thử thách nhiều
hơn hay ít hơn? Hãy thảo luận về các áp lực đó?
3. Nếu hầu hết người trưởng thành đều ở mức độ tiền lệ của qúa trình phát triển
đạo đức, điều này có ý nghĩa như thế nào đến khả năng trở thành nhà lãnh
đạo hợp đạo đức của họ?
4. Bạn có cảm nhận được sự khác biệt giữa nhà quản trị độc đoán và nhà quản
trị trao quyền ở khía cạnh đạo đức? Hãy thảo luận
5. Liệu việc nỗ lực phục vụ người khác có được xem là cấp độ đạo đức cao hơn
việc phục vụ bản thân hay không? Tại sao?
6. Khi bạn cảm thấy mình đang né tránh một tình huống hay một hoạt động nào
đó, bạn sẽ làm gì để khai thác lòng can đảm của bản thân?
7. Có phải việc ngăn cản người khác phát triển hết tiềm năng của mình là phi
đạo đức?
8. Bạn có đứng về lẽ phải thậm chí khi điều đó khiến bạn bất đồng ý kiến với
đồng nghiệp và sếp của bạn? Tại sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- leadership_ch6_daoduc_100324060308_phpapp01_9711.pdf