Theo kinh nghiệm dân gian hầu hết các bộ phận của chuối rừng
đều được sử dụng. Để làm rau ăn, người ta lấy thân cây chuối non, bóc hết
bẹ bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chất và
giữ màu trắng để ăn như rau ghém hay muối dưa. Món bún ốc và bún riêu
cua không thể thiếu loại rau ghém có thân chuối rừng thái lát. Hoa chuối
rừng làm nộm được coi là món ăn, đặc sản. Cũng có thể dùng hoa chuối sau
khi thái nhỏ, luộc cho đỡ chát rồi nấu canh với cua cá hoặc xào thịt lợn và
thịt bò, ăn rất ngon.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu CHUỐI RỪNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUỐI RỪNG
Công dụng:
Theo kinh nghiệm dân gian hầu hết các bộ phận của chuối rừng
đều được sử dụng. Để làm rau ăn, người ta lấy thân cây chuối non, bóc hết
bẹ bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chất và
giữ màu trắng để ăn như rau ghém hay muối dưa. Món bún ốc và bún riêu
cua không thể thiếu loại rau ghém có thân chuối rừng thái lát. Hoa chuối
rừng làm nộm được coi là món ăn, đặc sản. Cũng có thể dùng hoa chuối sau
khi thái nhỏ, luộc cho đỡ chát rồi nấu canh với cua cá hoặc xào thịt lợn và
thịt bò, ăn rất ngon. Củ chuối sau khi cạo bỏ vò ngoài, thái nhỏ có thể nấu
canh hay xào ăn. Các loài chuối rừng đều là những vị thuốc dân tộc khá
quen thuộc. Lõi thân chuối giã nát làm thuốc cầm máu chữa vết thương. Vỏ
quả chuối rừng đã chín vàng, phơi khô, thái nhỏ, sắc nước uống chữa đau
bụng, tiêu chảy. Quả chuối hột khi còn non được thái lát mỏng ăn thay rau.
Quả chín, nhiều hột, ăn không ngon, nhưng có tác dụng tẩy giun. Một số địa
phương dùng quả chuối hột xanh chữa sỏi đường tiết niệu. Cách làm như
sau: Lấy 7-8 quả thái mỏng, xao vàng rồi lấy 30-50 g hạ thổ, sắc nước, uống
3-4 bát mỗi ngày vào lúc no. Cũng có thể cho vào ấm hãm với nước sôi như
pha trà, ngày uống 3-4 lần. Củ chuối hột giã nát, vắt lấy nước uống chữa sốt
cao, mê sảng. Thân cây chuồi hột còn non, cắt một đoạn nướng chín, ép lấy
nước ngậm chữa đau răng. Nước chiết ra từ thân cây chuối hột chữa đái
đường. Gần đây 2 loài chuối rừng hoa đỏ và hoa màu da cam đã được trồng
làm cảnh trong vườn hoặc làm bon sai. Hoa của chúng đã được bán ở nhiều
quầy hoa hoặc được người đi rong bán ở Hà Nội hằng ngày hoặc trong các
dịp lễ tết đễ làm cảnh. Thường cụm hoa chuối được cắt cùng với một đoạn
thân và phần dưới của 2 lá để đem bán. Hoa chuối cắm lọ, giữ tươi được 1 -
2 tuần.
Hình thái:
Cây thảo nhiều năm, cao 2-6 m, có một phần thân ngắn mọc dưới
mặt đất, mang nhiều chồi, thường gọi là củ chuối, hoặc thân ngầm. Từ phần
thân ngầm đó mọc ra thân khí sinh mới kề bên cây mẹ. Rễ chùm, kéo dài 4-5
m mỗi bên, phân bố chủ yếu trên phần đất mặt, nhưng có thể ăn sâu xuống
đất khoảng 70 cm. Thân giả khí sinh hình trụ cấu tạo bởi các bẹ lá bao bọc,
đường kính có thể đến 40 cm. Các lá mới được sinh ra từ thân chính, có
phiến cuộn tròn và mọc liên tục qua phần lõi của thân giả. Các lá già được
mở ra, có phiến lá thuôn dài 100-150 cm, rộng 20-40 cm, với gân giữa
thẳng, nổi rõ và hệ gân hình lông chim song song. Cụm hoa tận cùng mọc từ
thân chính, cuống kéo dài theo lõi thân già rồi cong xuống, khi lộ ra ngoài
không khí tạo thành dạng cụm hoa bông kép rất đặc biệt (thường gọi là bắp
chuối). Khi non cụm hoa có các lá bắc màu tím sẫm ôm chặt, hình nón; hoa
được sắp xếp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được một lá bắc màu tím đỏ,
hình trứng rộng, đầu nhọn bao bọc và gồm 2 hàng hoa ép sát nhau. Lá bắc
lật ra ngoài khi hoa phát triến và rụng xuống khi quả hình thành; hoa cái
phát triển ở dưới, hoa đực nằm ở trên, đôi khi có hoa vô tính (lép) mọc ở
giữa. Thông thường trên mỗi đốt của cụm hoa có 12-20 hoa và 5-15 đốt
mang hoa cái. Hoa cái dài khoảng 10 cm, bầu hạ 3 ô; hoa đực dài khoảng 6
cm, mang 5 nhị. Các lá bắc lần lượt được mở ra, từ gốc đến đỉnh cụm hoa,
thường mỗi cái một ngày, trong khi đó cuống cụm hoa dài dần. Cuối cùng có
một buồng chuối dài 50-100 cm, mang các nải chuối, đầu buồng chuối là các
lá bắc bao bọc hoa đực. Quả dạng quả mọng, hình thoi, 3-5 cạnh, dài 9-15
cm, nhiều hột, khi non màu xanh xám, khi già màu vàng.
Phân bố:
- Việt Nam: Chuối rừng phân bố khá rộng, có thể gặp chúng ở khắp
3 miền, tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam như: Lào Cai,
Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang.
- Thế giới: Chuối rừng phân bố ở khắp vùng nhiệt đới của Đông
Dương, các nước vùng Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Ở Trung
Quốc, chuối rừng phân bố ở các tỉnh phía Đông Nam và đảo Hải Nam.
Nhiều tài liệu hiện nay cho rằng chuối rừng là tổ tiên của các loài chuối đang
được trồng rộng rãi hiện nay. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu gần
đây: Các loài chuối đang trồng hiện nay là kết quả việc lai giữa 2 loài chuối
rừng: Musa acuminata và M. balbisiana. Cả 2 loài chuối rừng này là cây bản
địa của vùng nhiệt đới Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trải qua quá
trình trồng trọt lâu dài, người ta lại tiếp tục lựa chọn và lai ghép để tạo ra các
giống chuối khác nhau. Ước tính có đến trên 200 giống chuối trong trồng
trọt. Có thể coi Việt Nam là một trung tâm phân bố của các loài chuối rừng,
vì ở bất kỳ vùng rừng ẩm nào cũng có thể gặp chuối rừng mọc thành các
quần thể lớn, dày đặc như ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biện, Hà Giang, Lào
Cai, Yên Bái, Sơn La và Hòa Bình...
Đặc điểm sinh học:
Đây là loài cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, nhưng cũng có khả
năng chịu bóng trong giai đoạn đầu, vì vậy gặp chuối rừng nhiều nhất ở ven
các khe suối, cửa rừng, thượng nguồn các sông, trên sườn các núi có độ dốc
không cao quá 250. Cũng gặp chuối rừng mọc trong các rừng tre nứa. Độ cao
phân bố của loài từ 100m đến khoảng 1.000 m trên mặt biển. Sau khi rừng
gỗ bị khai thác, chuối rừng có cơ hội xâm lấn và đào thải các cây khác mọc
dưới tán để chiếm ưu thế trong thảm thực vật. Cây có biên độ sinh thái rộng,
thường gặp nhất ở khí hậu hơi mát và ẩm, nhưng ở môi trường nóng ẩm tại
Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, chuối rừng vẫn mọc rất phong phú.
Chuối rừng có khả năng đẻ nhánh mạnh. Sau một năm tuổi đã bắt đầu ra
hoa, kết quả. Quả chuối rừng có rất nhiều hạt nên không làm thức ăn, nhưng
hạt có sức nảy mắm tốt. Quả chuối là nguồn thức ăn rất quan trọng cho một
số loài chim và thú. Rừng chuối rừng có vai trò quan trọng đối với môi
trường; vì chúng có tác dụng giữ nước, giữ độ ẩm cho không khí và cho đất,
chống xói mòn và là nơi cư trú cho nhiều loài động vật trên và dưới mặt đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54_3473.pdf