Chứng phiền muộn khi mang thai

Đối với phần đông phụ nữ, việc mang thai có thể là khởi

điểm gây nên những tình trạng phiền não trầm trọng.

Phụ nữ thường dễ phiền muộn hơn nam giới gấp hai lần

(google image)

Nếu không được điều trị, sự phiền muộn, u sầu có thể làm

tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra bị nhẹ cân -theo một

báo cáo năm 2010 trong Những hồ sơ lưu trữ về tâm thần

học tổng quát được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ.

Ngoài ra, chứng phiền muộn còn khiến bạn khó lòng chăm

sóc tốt ngay chính bản thân mình

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chứng phiền muộn khi mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chứng phiền muộn khi mang thai Đối với phần đông phụ nữ, việc mang thai có thể là khởi điểm gây nên những tình trạng phiền não trầm trọng. Phụ nữ thường dễ phiền muộn hơn nam giới gấp hai lần (google image) Nếu không được điều trị, sự phiền muộn, u sầu có thể làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra bị nhẹ cân - theo một báo cáo năm 2010 trong Những hồ sơ lưu trữ về tâm thần học tổng quát được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ. Ngoài ra, chứng phiền muộn còn khiến bạn khó lòng chăm sóc tốt ngay chính bản thân mình. Những ai dễ gặp phải chứng phiền muộn? Một nghiên cứu năm 2007 của tạp chí về tâm thần học của Mỹ cho thấy: có 9% phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng phiền muộn giai đoạn trước khi mang thai khoảng chín tháng, 7% diễn ra trong thai kỳ, và 10% vào khoảng thời gian chín tháng sau khi sinh. Phụ nữ thường dễ phiền muộn hơn nam giới gấp hai lần, thường rơi vào độ tuổi từ 25 đến 44. Tuy nhiên ngoài yếu tố giới tính, yếu tố khiến cho phụ nữ dễ phiền muộn nhất trong thai kỳ là người đó đã từng có những rối loạn về sức khỏe, bởi vì các tình trạng này rất hay tái phát. Ngay cả nếu trước đây bạn chưa từng bị chứng phiền muộn, nhưng trong gia đình có tiền sử mắc các chứng bệnh, cũng có thể khiến bạn phát triển các tình trạng bệnh đó. Và những vấn đề phát sinh trong thai kỳ sẽ góp phần làm cho bạn dễ bị phiền muộn hơn. Những vấn đề y tế như việc lo lắng cho sức khỏe bản thân và sức khỏe em bé trong bụng, hay bạn đang phải thực hiện một chế độ điều trị về sức khỏe phức tạp cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng muộn phiền. Sau cùng, những phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ cũng dễ có nguy cơ mắc chứng phiền muộn trong thai kỳ, và trong năm sau đó sau khi sinh, theo nghiên cứu của đại học Havard năm 2009 được xuất bản trong tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ. Nguyên nhân có thể là do những thay đổi hàm lượng đường trong máu và chức năng của tuyến giáp của thai phụ gây ảnh hưởng đến các chất chủ chốt trong não bộ. Những dấu hiệu nhận biết Trạng thái buồn rầu, sự mệt mỏi, những thay đổi trong cách ăn uống, có vấn đề về giấc ngủ là những trạng thái điển hình thường xuất hiện trong thai kỳ. Thế nên, có thể nói thật khó để bạn nhận biết mình có gặp phải chứng phiền muộn hay không từ những triệu chứng này. Dưới đây là một số đúc kết: Về tinh thần: Sẽ không có gì là bất thường khi trạng thái tinh thần của bạn có tăng lên hay giảm đi đôi chút trong giai đoạn mang thai. Thế nhưng khi bạn mắc chứng phiền muộn, bạn sẽ luôn cảm thấy buồn chán hay thất vọng hầu như suốt toàn thời gian, hoặc bạn sẽ nhận thấy mình chẳng muốn quan tâm đến bất cứ điều gì, tình trạng này kéo dài liên tục trong hai tuần lễ hay hơn. Năng lượng cơ thể: Thường khi mang thai bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, nhưng việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hồi phục năng lượng cho cơ thể. Trường hợp bạn bị phiền muộn, nghỉ ngơi cũng chẳng đem lại cho bạn kết quả gì. Bạn cảm thấy sức khỏe mình lúc nào cũng như kiệt quệ. Giấc ngủ: Càng về cuối thai kỳ, bạn sẽ khó có thể ngủ trọn vẹn suốt đêm vì phải thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh, hay vì cảm thấy trong người bứt rứt nóng nực. Tuy nhiên bạn có thể ngủ lại được ngay sau đó. Nếu bạn đang gặp chứng phiền muộn, bạn sẽ không thể ngủ suốt cả đêm. Chế độ ăn uống: Thông thường, chế độ ăn uống của bạn sẽ tăng lên trong thai kỳ. Thế nhưng nếu gặp phiền muộn, việc ăn uống sẽ suy giảm. Điều này sẽ khiến bạn không thể ăn uống bổ sung dinh dưỡng theo chế độ phù hợp cho cơ thể bạn và cho sự phát triển của em bé. Hạn chế tối đa nguy cơ mắc chứng phiền muộn Một phong cách sống khỏe mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phát triển chứng phiền muộn trong thai kỳ. * Đẩy lùi stress: nên dành thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe bằng cách loại bỏ bớt những công việc không mang lại hữu ích trong ngày. Bạn có thể tham gia vào một lớp yoga dành cho các sản phụ trước sinh (sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ), lắng dịu tâm hồn thưởng thức một đĩa CD thư giãn, nghe những bản nhạc êm dịu, hoặc chia sẻ những niềm vui cùng bạn bè. Những cách thức này cũng sẽ giúp bạn đương đầu với cuộc sống bận rộn sau này khi bắt đầu làm mẹ. * Xây dựng các mối quan hệ: Sự tách biệt với các mối quan hệ trong xã hội sẽ khiến bạn dễ cảm thấy muộn phiền. Nếu cảm thấy cô độc, hãy tìm sự sẻ chia từ những người chung quanh. Bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ hay nhóm dành cho những người sắp làm mẹ, gọi điện trò chuyện tâm sự với các bạn gái thân thiết hay chị em gái, hoặc tham gia vào một lớp học về những điều mình yêu thích. * Ăn uống theo chế độ cân đối: Trong số các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần gồm có folate, vitamine B12, axít béo omega-3, canxi, sắt, selen, và kẽm. Để có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào trong khẩu phần ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể được chỉ định dùng thêm các viên bổ sung vitamine dành cho thai kỳ. * Hoạt động thể chất tích cực: một cuộc thăm dò năm 2008 của Trường ĐH Penn State Mỹ trên 230 phụ nữ mang thai đã cho thấy, hoạt động thể dục giúp giảm thiểu các chứng muộn phiền và cải thiện vóc dáng. Theo Lifescript

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf41_5833.pdf
Tài liệu liên quan