Chứng nhồi máu cơ tim và cách xử trí

Đó là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn

khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời,

vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương

nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử.

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chứng nhồi máu cơ tim và cách xử trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chứng nhồi máu cơ tim và cách xử trí Đó là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử. Các yếu tố nguy cơ Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh (sau 50 tuổi). Tuy nhiên, những người trẻ hơn cũng có thể bị tai biến này. Ngoài yếu tố tuổi tác, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim: - Từng bị nhồi máu cơ tim hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch vành. - Bố hoặc anh được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 55 tuổi; mẹ hoặc chị được chẩn đoán bệnh này trước 65 tuổi. - Có một trong các bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, béo phì. - Hút thuốc lá. - Ít hoạt động thể lực. Về triệu chứng nhồi máu cơ tim, người ta thường nghĩ đến hình ảnh một người đột ngột ôm ngực kêu đau dữ dội và ngã xuống. Nhưng thực ra, nhiều bệnh nhân chỉ bị một cơn đau ngực nhẹ ở giữa xương ức và triệu chứng này có thể nhanh chóng qua đi, khiến người bệnh cho là bình thường. Những dấu hiệu sau đây có thể báo hiệu nhồi máu cơ tim: - Đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực. - Có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị. - Khó thở: Thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó. - Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như "trời sắp sụp". Tuy chứng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm nhưng nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao. Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu. Vì vậy, khi có những dấu hiệu báo trước cơn nhồi máu cơ tim kể trên, hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi ngay cấp cứu. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ xác định xem có đúng bạn bị nhồi máu cơ tim hay không bằng cách hỏi các câu như: Cơn đau ngực bắt đầu từ lúc nào, đột ngột hay từ từ? Bạn đang làm gì khi đó? Mức độ đau như thế nào? Cơn đau kéo dài bao lâu? Có triệu chứng gì đi kèm (nôn, toát mồ hôi, choáng váng, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực)? Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp động mạch vành.. Những biện pháp này cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị. Cách điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành, và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_2.pdf
Tài liệu liên quan