Có 3 nguyên nhân tạo môi trường thao túng giá đó là, cơ chế
giao dịch T+3 và biên độ giao dịch đem lại cơ hội tạo khan
hiếm ảo.
Việc hình sự hóa các vi phạm pháp luật của người đứng đầu
Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông mã chứng khoán DVD
và các thành viên đã cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật đối
với nhưng hành vi thao túng, trục lợi của các tổ chức, cá nhân
trên thị trường chứng khoán
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chứng khoán: Mong manh ranh giới hành chính-Hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chứng khoán: Mong manh ranh
giới hành chính-hình sự
Có 3 nguyên nhân tạo môi trường thao túng giá đó là, cơ chế
giao dịch T+3 và biên độ giao dịch đem lại cơ hội tạo khan
hiếm ảo.
Việc hình sự hóa các vi phạm pháp luật của người đứng đầu
Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông mã chứng khoán DVD
và các thành viên đã cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật đối
với nhưng hành vi thao túng, trục lợi của các tổ chức, cá nhân
trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, từ trước đó hầu hết các vụ việc thao túng, làm giá trên
thị trường chứng khoán khi bị phát giác mới chỉ dừng lại ở mức
xử phạt hành chính. Do đó, từ sự việc của DVD đã đặt ra câu hỏi:
Hành vi thao túng ở mức độ nào thì chỉ bị xử phạt hành chính?
Mức độ nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Về câu hỏi này, trao đổi với Vietnam+, ông Lê Đắc An, Trưởng
phòng Đầu tư, Công ty chứng khoán Tân Việt cho biết, chính bản
thân các chuyên gia tư vấn cũng chưa thực sự hiểu rõ ranh giới
giữa các vi phạm hành chính và vi phạm bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Mong manh ranh giới
Với tư cách là một chuyên gia tư vấn đầu tư trên thị trường, ông
cho biết, theo quy định pháp luật thì những hành vi vi phạm nào
trên thị trường chứng khoán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Ông Lê Đắc An: Thao túng giá chứng khoán đã được quy định tại
Điều 181c Luật hình sự sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự tháng 6
năm 2009.
Theo đó, các hành vi thao túng giá có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự gồm: thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng
khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; Giao dịch chứng khoán
bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán...
gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là như thế nào là "Vi phạm gây
hậu quả nghiêm trọng" lại chưa được giải thích trong bất cứ một
quy định văn bản cụ thể nào.
Cụ thể, với vụ việc của Dược Viễn Đông, chỉ khi Công ty cổ phần
Dược Hà Tây (DHT) có công văn yêu cầu các cấp có thẩm quyền
điều tra DVD và một số thành viên trong công ty này đã làm giá
cổ phiếu DHT thì Cơ quan An ninh Điều tra mới vào cuộc. Và
DVD bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi sau quá trình điều tra đã
không những chỉ ra việc DVD thao túng cổ phiếu DHT mà còn
phát hiện các ra nhiều sai phạm nghiêm trọng khác của các thành
viên công ty này.
Nhưng đối với những trường hợp khác, như việc các cổ đông lớn
tự thao túng cổ phiếu công ty mình, có những trường hợp gây tổn
hại lớn về tiền bạc của các nhà đầu tư và tạo nhiều dư luận xấu
trên thị trường, song cho đến nay cũng chỉ bị xử phạt hành chính.
Điển hình như vụ bà Nguyễn Thị Kim Phượng (cổ đông lớn của
Cty cổ phần vận tải ximăng - mã cổ phiếu VTV) chào mua công
khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV khiến trong 5 phiên liên tiếp, cổ phiếu
VTV đã tăng kịch trần. Tuy nhiên, sau đó Sở Giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX) phát hiện bà Phượng không mua mà đã bán
hết toàn bộ 557.800 cổ phiếu (chiếm 8,5% số cổ phiếu VTV mà
bà này đang sở hữu). Hành động vi phạm quy định công bố thông
tin này đã giúp bà Phượng thu lợi tới cả chục tỷ đồng, nhưng
cũng chỉ bị xử phạt hành chính 170 triệu đồng.
Hay như mới đây, Ủy ban chứng khoán cũng phát hiện hành vi cá
nhân ông Nguyễn Hải Sơn, bà Nguyễn Thị Hạnh, bà Trần Thị Thu
đã sử dụng tài khoản của mình và các tài khoản đứng tên người
có liên quan thông đồng với nhau để thực hiện mua, bán cổ phiếu
của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI) nhằm thao túng giá
cổ phiếu SHI…nhưng cũng chỉ chịu mức phạt hành chính 50
triệu/người.
Nên truy cứu trách nhiệm hình sự với mức thiệt hại trên 5 tỷ
đồng
Vậy theo ông, những hành vi thao túng ở mức độ nào đã có thể
cho là vi phạm nghiêm trọng và phải truy cứu ở mức hình sự?
Ông Lê Đắc An: Theo tôi, hành vi thao túng giá dẫn đến xảy ra
các hậu quả như bóp méo tính minh bạch của thị trường, làm ảnh
hưởng đến các quy định điều hành thị trường chứng khoán phát
triển bền vững và mức gây thiệt hại về tiền từ 5 tỷ đồng trở lên
đồng thời tạo ra một dư luận xã hội không tốt về thị trường chứng
khoán thì nên truy cứu hình sự.
Kể cả các trường hợp thao túng cổ phiếu công ty khác hay thao
túng cổ phiếu chính công ty mình cũng đều phải xử lý như nhau.
Về mục đích, việc thao túng cổ phiếu của đối thủ phần lớn thể
hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, nhằm tạo lợi thế về thị
trường hoặc bóp chết đối thủ. Còn việc thao túng giá của chính
công ty mình phần lớn vì các động cơ cá nhân nhằm hưởng lợi
về chênh lệch giá hoặc giành giật những vị trí quản lý quan trọng
trong công ty.
Song quan điểm của cá nhân tôi, các hành vi thao túng trên
không có gì khác nhau về mặt bản chất. Hậu quả mà nó để lại là
những vết thương nghiêm trọng cho nhà đầu tư nói riêng và nền
chứng khoán non trẻ của Việt Nam nói chung.
Cần sớm có hành lang pháp lý cụ thể
Ông có thể cho biết, những nguyên nhân đã tạo ra môi trường
thao túng giá như trong thời gian qua?
Ông Lê Đắc An: Theo tôi có 3 nguyên nhân tạo môi trường thao
túng giá đó là, cơ chế giao dịch T+3 và biên độ giao dịch đem lại
cơ hội tạo khan hiếm ảo. Khi các lệnh giao dịch quy mô lớn chất
mua trần khiến cho các nhà đầu tư cá nhân bị lôi kéo với tâm lý
cổ phiếu đó đang khan hiếm ở mức giá hiện tại. Thêm vào đó khi
mua vào cổ phiếu, nhà đầu tư phải chờ đợi 4 ngày sau mới có cổ
phiếu để bán, nếu được giao dịch T+0 thì chắc chắn các mã cổ
phiếu có cơ bản kém, thanh khoản thấp sẽ không thể có dư mua
trần hàng triệu đơn vị.
Tiếp đó, sự kém minh bạch, mập mờ của các doanh nghiệp niêm
yết tạo kẽ hở cho tin đồn phát triển. Bản thân các doanh nghiệp
chưa ý thức được tầm quan trọng của cổ đông và sự minh bạch
thông tin hoạt động của doanh nghiệp với cổ đông. Chưa kể có
nhiều doanh nghiệp mà các thành viên Hội đồng quản trị, Ban
điều hành cũng muốn trục lợi từ sự tăng giá nhanh bất thường từ
cổ phiếu của chính mình. Các doanh nghiệp hình như đều muốn
biến mình thành một mê cung bí hiểm đối với các nhà đầu tư để
nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân một số người.
Kế đến, tâm lý ngắn hạn và đầu cơ của nhà đầu tư chứng khoán
cá nhân tạo nên sự lôi kéo tham gia thao túng giá. Tâm lý đầu cơ
ngắn hạn vốn ăn sâu trong tiềm thức của các nhà đầu tư Việt
Nam. Khi giá xuống thì cổ phiếu tốt xấu đều bị bán bằng mọi giá,
nhưng khi giá lên, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chấp nhận đặt
mua giá cao, đua mua giá trần để mua cho được dù không biết gì
về cổ phiếu mình đang mua.
Để có thể làm tăng sự công bằng giữa các nhà đầu tư trên thị
trường, theo quan điểm của cá nhân tôi, việc đầu tiên phải hoàn
thiện hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động của thị trường
chứng khoán. Các hành vi vi phạm thị trường chứng khoán phải
được quy định rõ ràng, có giải thích cụ thể đối với từng trường
hợp cụ thể.
Bên cạnh hành lang pháp lý thì việc xử lý nghiêm và tuyên truyền,
giải thích pháp luật đến các chủ thể đầu tư của các cơ quan quản
lý nhà nước phải được đẩy mạnh hơn nữa. Khi họ đã hiểu thì
việc vi phạm rất ít xảy ra và cũng rất dễ để cơ quan quản lý phát
hiện và xử lý./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chung_khoa2.pdf