Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam xuất hiện một
chức danh công tác được quy định trong Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, đó là cố vấn học tập.
Về ngữ nghĩa, cố vấn là người am tường về một lĩnh vực nào đó và thường
xuyên được cá nhân hoặc tổ chức hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết công
việc. Cố vấn học tập (CVHT) là chức danh quy định trong quá trình đào tạo
theo hệ thống tín chỉ, là người tư vấn, hỗ trợ sinh viên (SV) tự nhận thức về
mình, phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn đăng ký học phần, xây dựng
kế hoạch học tập phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp, tìm việc làm thích
hợp; theo dõi thành tích học tập của SV nhằm giúp SV điều chỉnh kịp thời hoặc
đưa ra một lựa chọn phù hợp trong quá trình học tập. Thực tiễn đào tạo theo hệ
thống tín chỉ cho thấy tùy theo quy định của từng cơ sở giáo dục đại học, CVHT
có thể có những chức năng khác nhau. Ở đây, chúng tôi bàn về chức năng tư
vấn học tập của CVHT. Nhìn từ góc độ quá trình học tập của SV, có thể thấy
chức năng tư vấn học tập của CVHT thể hiện ở mọi khâu của quá trình học tập,
tích lũy tín chỉ của SV theo sơ đồ dưới đây
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chức năng tư vấn học tập của cố vấn học tập trong đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33
CHỨC NĂNG TƢ VẤN HỌC TẬP CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Phạm Thanh Hải1
Hoàng Lê Minh Nhật2
1. Dẫn nhập
Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam xuất hiện một
chức danh công tác được quy định trong Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, đó là cố vấn học tập.
Về ngữ nghĩa, cố vấn là người am tường về một lĩnh vực nào đó và thường
xuyên được cá nhân hoặc tổ chức hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết công
việc. Cố vấn học tập (CVHT) là chức danh quy định trong quá trình đào tạo
theo hệ thống tín chỉ, là người tư vấn, hỗ trợ sinh viên (SV) tự nhận thức về
mình, phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn đăng ký học phần, xây dựng
kế hoạch học tập phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp, tìm việc làm thích
hợp; theo dõi thành tích học tập của SV nhằm giúp SV điều chỉnh kịp thời hoặc
đưa ra một lựa chọn phù hợp trong quá trình học tập. Thực tiễn đào tạo theo hệ
thống tín chỉ cho thấy tùy theo quy định của từng cơ sở giáo dục đại học, CVHT
có thể có những chức năng khác nhau. Ở đây, chúng tôi bàn về chức năng tư
vấn học tập của CVHT. Nhìn từ góc độ quá trình học tập của SV, có thể thấy
chức năng tư vấn học tập của CVHT thể hiện ở mọi khâu của quá trình học tập,
tích lũy tín chỉ của SV theo sơ đồ dưới đây:
1
ThS. GVC – Trưởng phòng Đào tạo – Quản lý Khoa học, trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
2
ThS. GVC – Phó Trưởng phòng Đào tạo – Quản lý Khoa học, Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
SV lựa
chọn,
đăng ký,
rút bớt học
phần...
SV học tại lớp, tại cơ
sở thực hành, thực tập;
tự học cá nhân/nhóm;
làm BT lớn, tiểu luận,
khóa luận, đồ án...
SV thi; báo cáo
thực hành, thực
tập; bảo vệ đồ
án, khóa luận...
SV đăng ký học
lại, cải thiện điểm;
học thêm các kiến
thức, kỹ năng,
chứng chỉ khác
CVHT tư vấn
34
Từ khái niệm, chức năng của CVHT và thực tế quản lý đào tạo, chúng tôi
trao đổi một số vấn đề cần chú ý đối với CVHT khi thực hiện chức năng tư vấn
học tập cho SV trong từng nhóm công việc của SV.
2. Tƣ vấn cho SV lựa chọn, đăng ký học tập, rút bớt học phần
Về việc này CVHT cần giúp SV nhận thức sự khác biệt cốt lõi của đào tạo
tín chỉ và đào tạo niên chế là ở chỗ: chương trình đào tạo (CTĐT) linh hoạt,
mềm dẻo và SV học theo khả năng, nhu cầu, kế hoạch cá nhân. Vì vậy, việc lựa
chọn, đăng ký, rút bớt HP chính là lối đi riêng của từng SV. Thực tế cho thấy
SV thường va vấp ở một số điểm:
- Tự đánh giá về khả năng bản thân không chính xác nên đặt ra những mục
tiêu tích lũy số tín chỉ của một học kỳ nào đó quá cao hoặc quá thấp.
- Bị tâm lý a dua khi đăng ký học tập nên thấy bạn bè đăng ký thế nào thì
mình cũng đăng ký như vậy, chưa biết “giật mình” vì số lượng đăng ký tương
đương như bạn thì có thể biến mình thành “con nợ” vì sức học của mình thua
sức học của bạn.
- Chưa dứt ra khỏi tư duy học và tốt nghiệp theo khóa của đào tạo niên chế
nên đặt ra mục tiêu phải tốt nghiệp cùng thời điểm với bạn cùng lớp là mục tiêu
tối thượng, trong khi thực tế là bản thân có thể tốt nghiệp sớm hơn do sức học
của mình tốt hơn, cũng có thể tốt nghiệp muộn hơn do sức học của mình yếu
hơn hoặc vì lý do sức khỏe, gia cảnh, vì học cùng lúc hai chương trình, tham gia
lực lượng vũ trang, học cải thiện HP để cải thiện hạng tốt nghiệp hoặc vì để tích
lũy thêm các chứng chỉ ngoài CTĐT...
Từ những khó khăn trên của SV, ngay từ học kỳ 1 của khóa đào tạo,
CVHT cần giúp từng SV viết ra được “chân dung” của mình theo các câu hỏi
sau:
- Sức khỏe, trí tuệ, thái độ học tập của tôi cho tôi lợi thế hoặc gây cho tôi
khó khăn gì đối với CTĐT ngành tôi đang học?
- Tôi có nhất thiết phải tốt nghiệp cùng thời điểm với các bạn cùng lớp
không? Tôi có thể rút ngắn/kéo dài thời gian học tập không? Vì sao?
- Kế hoạch học tập của tôi (kể cả theo CTĐT và kiến thức, kỹ năng ngoài
chương trình) có điểm gì riêng, khác với các bạn khác?
35
Khi tự trả lời được các câu hỏi trên, từng SV sẽ có nhận thức đúng và có
kế hoạch phù hợp với tư cách một chủ thể học tập – rèn luyện.
Trình bày trên cũng cho thấy đào tạo tín chỉ hiện nay ở nhiều cơ sở giáo
dục đại học vẫn còn lỗ hổng về trang bị cho SV kỹ năng lập kế hoạch học tập
và rèn luyện của bản thân. SV học tín chỉ nhưng không có kế hoạch cá nhân nên
quá trình tổ chức đào tạo – tự đào tạo chưa có khác biệt căn bản với đào tạo
theo niên chế.
Do gắn bó trực tiếp với SV, CVHT cần tổ chức cho SV hội thảo về vấn đề
này để SV có khả năng tự xây dựng kế hoạch học tập – rèn luyện. Việc thực thi
kế hoạch nếu có trục trặc thì cũng chính CVHT giúp SV điều chỉnh để đạt mục
tiêu phù hợp. Xây dựng kế hoạch học tập – rèn luyện còn có ý nghĩa SV giúp
hình thành năng lực xây dựng kế hoạch của bản thân – một năng lực cần thiết
thường xuyên khi thực tập và hành nghề sau tốt nghiệp.
3. Tƣ vấn cho SV học tại lớp, tại cơ sở thực hành, thực tập; tự học cá
nhân/nhóm; làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận, đồ án...
- Đối với việc học tập trên lớp (lý thuyết, thảo luận hoặc thực hành), tự
học cá nhân hay học theo nhóm sau giờ lên lớp của SV, CVHT cần phối hợp
với giảng viên phụ trách HP tư vấn cho SV các vấn đề sau:
+ Bám sát đề cương chi tiết của từng HP và thời khóa biểu để xây dựng kế
hoạch học tập của bản thân và nhóm; đôn đốc, kiểm tra, góp phần đảm bảo SV
đi học đầy đủ, nghiêm túc ngay từ tiết học đầu tiên của HP. Thực tế là SV
thường có thái độ coi tiết học đầu tiên của HP là “chưa có gì”... Tuy vậy, đó lại
là tiết học đầu tiên quan trọng trong việc định hướng toàn bộ giai đoạn học tập
tiếp theo của HP.
+ Với những HP đặc thù, bố trí dạy học muộn hơn so với các HP khác
hoặc bố trí dạy học “cuốn chiếu”, CVHT giúp SV nắm vững kế hoạch dạy học
và thi của từng HP để hướng dẫn SV ứng xử với từng HP khác nhau. Thực tế
cho thấy do thiếu sự hỗ trợ của CVHT, nhiều SV đã phải chấp nhận những thiệt
hại, tiếc nuối vì không có sự phù hợp giữa kế hoạch cá nhân với tổ chức dạy
học HP.
+ Với các HP có những phần tự học của SV, CVHT tư vấn để SV tự học,
tự rèn có hiệu quả. Ví dụ, trong HP Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, SV phải
nghiên cứu văn bản Hướng dẫn về Thực tập sư phạm với thời lượng 20 giờ
36
chuẩn bị cá nhân (không lên lớp theo thời khóa biểu); nội dung này CVHT phải
yêu cầu SV tự thực hiện chuẩn bị cho thực tập. Nếu CVHT không sâu sát thì
trước khi đi thực tập, SV sẽ có lỗ hổng về sự chuẩn bị này. Việc này cũng cho
thấy CVHT cần phải là giảng viên chuyên ngành để hỗ trợ SV.
- Việc tư vấn cho SV tập dượt nghiên cứu khoa học (NCKH) như làm bài
tập lớn, tiểu luận, khóa luận, đồ án, CVHT cần giúp cho SV tự trả lời các câu
hỏi: Kiến thức cơ sở, chuyên môn của tôi có vững chắc và giúp tôi thuận lợi
trong NCKH không? Vốn kinh nghiệm thực tế của tôi về vấn đề nghiên cứu như
thế nào? Kiến thức, kỹ năng về phương pháp NCKH của tôi ở mức độ nào?
Năng lực Tiếng Việt, vi tính giúp tôi thể hiện công trình khoa học có thuận lợi,
khó khăn gì?... Khi trả lời được các câu hỏi này, SV sẽ định ra kế hoạch vừa
làm đề tài vừa bổ khuyết các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Có thực tế là các SV đủ điều kiện làm đồ án tốt nghiệp nhưng có thể chưa
kinh qua làm tiểu luận chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn vì làm đồ án khác với
trả bài ở kỳ thi. CVHT cần tách đối tượng SV này để hỗ trợ thêm qua các hình
thức sinh hoạt lớp gắn với chuyên môn.
4. Tƣ vấn cho SV về thi kết thúc học phần; viết báo cáo thực hành, thực
tập; bảo vệ đồ án, khóa luận
- Về thi kết thúc HP, CVHT cần tư vấn giúp SV tránh các hiện tượng:
+ Chuẩn bị thi bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan theo kiểu
đối phó, vi phạm quy chế thi. Khi vào thi, nhận đề xong là làm bài ngay, không
phân tích đề, không lập phương án làm bài; làm bài thi xong không kiểm tra,
soát lỗi; ghi thiếu hoặc không chính xác thông tin trên tờ giấy thi...
+ Chuẩn bị thi vấn đápchỉ chú trọng ôn kỹ về kiến thức mà không rèn
luyện kỹ năng giữ bình tĩnh và trình bày bằng ngôn ngữ nói.
+ Khi thi trắc nghiệm trên máy tính, không tiến hành các thao tác sao lưu
dữ liệu nên có khi làm xong bài sớm mất dữ liệu do máy tính đột ngột trục
trặc...
- Về viết báo cáo thực hành, thực tập; bảo vệ đồ án, khóa luận... CVHT
cần tư vấn để SV tránh một số hiện tượng:
+ Không đọc văn bản hướng dẫn nên bị lạc yêu cầu. Ví dụ: nhiệm vụ là
viết báo cáo thực tập thì SV lại diễn đạt dưới dạng một đề tài hoặc trình bày
37
khóa luận với tư cách là một công trình khoa học lại sử dụng văn phong giàu
hình ảnh, chỉ hợp với tự sự, tùy bút.
+ Tìm kiếm, xử lý, kiểm tra thông tin thiếu trách nhiệm, sao chép báo cáo
của SV khóa trước nên thông tin thực tế về cơ sở thực hành, thực tập đã thay
đổi nhưng không cập nhật.
+ Không chọn lọc tài liệu khoa học chính thống để đọc và tham khảo dẫn
đến sử dụng những thông tin sai lệch vào báo cáo, đề tài.
+ Chỉ tập trung làm văn bản để nộp, không dự kiến và tập trả lời các câu
hỏi của giảng viên chấm khóa luận hoặc của hội đồng chấm đồ án hỏi nên gặp
khó khăn trong việc thuyết phục giảng viên chấm và hội đồng.
5. Tƣ vấn cho SV đăng ký học lại, cải thiện điểm; học thêm các kiến thức,
kỹ năng, chứng chỉ khác
- Về đăng ký học lại HP bị điểm F, trước khi ký xác nhận cho SV đăng ký
học lại, CVHT cần phải hỗ trợ SV ở các điểm sau:
+ Yêu cầu SV xem xét khối lượng học tập của cá nhân ở học kỳ (mà mình
sẽ đăng ký học lại HP bị điểm F) có phù hợp không, có quá nặng không, đăng
ký học lại vào học kỳ đó có tạo ra nguy cơ “F hóa” thêm các HP khác hay
không.
+ Đăng ký học lại đúng thời điểm để không chỉ đáp ứng quy định, quy chế
mà quan trọng là có đủ thời gian học trên lớp, theo kịp mục tiêu của HP khi đã
học một lần không vượt qua được. SV cần được giúp đỡ để hiểu rằng, học lại
HP thì sự công phu phải tăng lên, nếu vẫn đầu tư như cũ thì kết quả xem như đã
được định đoạt trước.
+ Trường hợp SV phải học lại HP mà HP đó không có trong CTĐT của các
khóa học sau, CVHT cần phối hợp với tổ bộ môn để hỗ trợ SV chọn HP thay thế,
có mục tiêu, khối lượng tương tự như HP mà SV phải học lại theo quy định của
Hiệu trưởng.
- Về đăng ký học cải thiện điểm D, CVHT cần tư vấn để SV hiểu và cân
nhắc kỹ bởi về nguyên tắc học cải thiện điểm sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
+ Từ đã tích lũy (điểm D) xuống chưa tích lũy do thi không đạt, điểm HP
bị từ D xuống F, trường hợp này xem như “cải lùi”;
38
+ Giữ nguyên kết quả, không thay đổi được điểm D lên điểm khác;
+ Cải thiện được điểm từ điểm D lên các điểm C, B, A - trường hợp này
mới thực sự là cải thiện.
Do không ý thức đầy đầy đủ về các trường hợp trên nên SV đăng ký học
cải thiện điểm không phù hợp, chọn HP khó (mà mình đã đạt điểm D là phù
hợp) để đăng ký học cải thiện, dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc, tăng rủi ro
khi có thể bị tụt xuống điểm F.
- Về đăng ký học thêm kiến thức, kỹ năng, chứng chỉ khác, CVHT cần tư
vấn cho SV:
+ Hướng tới những kiến thức, kỹ năng, chứng chỉ thiết thực, tránh ôm đồm,
thiếu chọn lọc. Trên cơ sở ý thức rõ về bản thân và yêu cầu nghề nghiệp, xã hội,
cần ưu tiên chọn học hoặc chọn rèn phù hợp. Ví dụ: khi bản thân đang có vấn đề
về sức khỏe thì nên đăng ký học các tín chỉ văn hóa ở mức độ bình thường, còn lại,
cần dành thời gian học một môn thể thao để củng cố sức khỏe và hình thành thói
quen rèn luyện thân thể thường xuyên, hướng tới trở thành người lao động khỏe
mạnh trong tương lai, thích ứng với áp lực công việc.
+ Chọn học các kiến thức, kỹ năng, chứng chỉ ở những địa chỉ đào tạo có
uy tín. Trước khi đăng ký học cần dành thời gian tìm hiểu về chất lượng cơ sở
đào tạo mình sẽ đăng ký học để biết những phản hồi của người học về chất
lượng của cơ sở đó, tránh bị rơi vào tình trạng bị lừa phỉnh.
Quá trình vận động từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ ở
Việt Nam hiện nay với nhiều cơ sở giáo dục đại học vẫn đang là giai đoạn đầu,
quá độ. Vì vậy, từng CVHT cần phải nắm và thực hiện tốt chức năng tư vấn học
tập để giúp SV từng bước thích ứng với đào tạo theo tín chỉ.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27
tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
3. Lê Viết Khuyến (2012), Quá trình chuyển đổi quy trình đào tạo
qua hệ tín chỉ trong các trường đại học và cao đẳng Việt Nam. Kỷ
yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới công tác giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục ở các trường cao đẳng”,
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, 5/2012.
4. Phạm Thanh Hải (2014), Nhận thức và áp dụng các khái niệm đơn
vị học trình, tín chỉ trong đào tạo ĐH, CĐ. Kỷ yếu Hội thảo khoa
học “Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ” Trường Đại học Quảng Nam, 16/5/2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuc_nang_tu_van_hoc_tap_cua_co_van_hoc_tap_trong_dao_tao_da.pdf