Do các vấn đề về thanh khoản phát sinh trong các cuộc khủng hoảng gần đây, thậm chí đối với cả các ngân hàng luôn đảm bảo an toàn về vốn.
Uỷ ban Basel đưa ra vấn đề này năm 2008 và ban hành quy định về “Quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản”.
Đây được cho là phương tiện để hoàn thiện các quy định.
46 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuẩn mực mới về tiêu chuẩn thanh khoản tối thiểu theo Basel III, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần tài trợ cho bán buôn có kỳ hạn ít hơn một năm dự kiến sẽ giữ lại tại định chế trong thời gian các sự kiện không thuận lợi xảy ra bất ngờ. Bao gồm tiền gửi ổn định và kém ổn định hơn của khách hàng bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các cấu phần của vốn tài trợ ổn định (ASF) và các hệ số ASF tương ứngHệ số ASF Các hợp phần của danh mục ASF 100%Tổng vốn, gồm cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2 xác định theo chuẩn mực vốn do Uỷ ban Basel ban hành phổ biến trên toàn cầu.Tổng giá trị giấy tờ có giá ưu đãi không được tính trong vốn cấp 2 còn kỳ hạn từ 1 năm trở lên và có thể giảm kỳ hạn xuống dưới 1 năm khi xem xét các giá trị đảm bảo cho các giấy tờ nêu trên.Tổng giá trị khoản vay và tài sản nợ có và không có tài sản đảm bảo còn kỳ hạn hiệu lực từ 1 năm trở lên. ASF (tiếp) 90%Tiền gửi không kỳ hạn ổn định và/hoặc tiền gửi có kỳ hạn còn hiệu lực từ 1 năm trở lên (khách hàng bán lẻ và SMEs) 80%Tiền gửi không kỳ hạn “kém ổn định hơn” và/hoặc tiền gửi có kỳ hạn còn hiệu lực dưới 1 năm (khách hàng bán lẻ và SMEs)50%Qũy tài trợ bán buôn không đảm bảo, tiền gửi không kỳ hạn và/hoặc tiền gửi có kỳ hạn còn hiệu lực dưới 1 năm không được đảm bảo (doanh nghiệp phi tài chính, chính phủ, NHTW, MDBs và PSEs).0%Các tài sản nợ khác Khái niệm RSF đối với tài sản có và giao dịch ngoại bảngGiá trị của vốn tài trợ ổn định theo yêu cầu của cán bộ thanh tra được đo lường bằng cách sử dụng các giả định của cơ quan giám sát về các đặc điểm theo nghĩa rộng của danh mục rủi ro thanh khoản của các tài sản có của ngân hàng, các giao dịch ngoại bảng và các hoạt động được lựa chọn khác. Giá trị theo quy định của vốn tài trợ ổn định được tính là tổng của giá trị tài sản có định chế nắm giữ và tài trợ nhân với hệ số tài trợ ổn định yêu cầu (RSF) cụ thể được quy định đối với từng loại tài sản có, cộng với giá trị các giao dịch ngoại bảng (hoặc rủi ro thanh khoản tiềm ẩn) nhân với hệ số RSF tương ứng. Tài sản có không bị cản trở không được xem là sẵn sàng để tài trợ trừ khi thời hạn không bị cản trở còn dưới 1 năm. Vốn tài trợ ổn định theo yêu cầuCác hợp phần của RSFHệ số RSFTiền mặt và các tài sản có không bị cản trở có kỳ hạn dưới 1 năm0%các khoản đến hạn đối với Chính phủ, NHTW, MDBs có rủi ro theo Basel II 5%Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu có bảo đảm có xếp hạng AA- hoặc cao hơn; các khoản đến hạn đối với Chính phủ, NHTW, MDBs có 20% rủi ro theo chuẩn mực của Basel II20%Vàng, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu có đảm bảo (A+ to A-) có kỳ hạn trên 1 năm; các khoản cho vay đối với doanh nghiệp phi tài chính, Chính phủ, NHTW, PSEs với kỳ hạn dưới 1 năm50%Các khoản thế chấp bằng nhà ở65%Các khỏan cho vay bán lẻ và SME có kỳ hạn dưới 1 năm85%Tất cả các tài sản có khác100%Tín dụng hủy ngang có điều kiện và không được hủy ngang, các công cụ thanh khoản đối với bất kỳ khách hàng nào. 5% của phần hiện chưa giải ngân.Tài sản nợ dự phòng khác bao gồm các nghĩa vụ nợ có thể hủy ngang, L/Cs, các khoản bảo lãnh, các công cụ tài trợ thương mại khác và các nghĩa vụ khác ngoài hợp đồng. Giám sát quốc gia đối với các hệ số RSF cụ thể dựa trên hoàn cảnh của quốc giaCác công cụ giám sátCác ma trận hỗ trợ giúp cán bộ thanh tra giám sát rủi ro thanh khoản ở một ngân hàng:Sự khớp nhau giữa các kỳ hạn hợp đồngMức độ tập trung hỗ trợCác tài sản có khả dụng không bị cản trở Tỉ lệ LCR theo đồng tiền có ưu thế Các công cụ giám sát liên quan đến thị trườngSự khớp nhau về kỳ hạn hợp đồngXác định chênh lệch giữa các nguồn thanh khoản vào và ra theo hợp đồng theo các khoảng thời gian. Tối thiểu nên thu thập số liệu về tất cả các loại tài sản đã được liệt kê trong tỉ lệ LCR. Một số số liệu bổ sung như tỉ lệ nợ quá hạn (NPLs) cũng như vốn nên được báo cáo riêng. Các số liệu này chỉ ra một ngân hàng dự kiến cần phải tăng các tài sản này lên bao nhiêu trong các khoảng thời gian nếu tất cả các luồng tiền ra được thực hiện vào ngày hiệu lực sớm nhất. Các ngân hàng được yêu cầu phải xác định biện pháp để xử lý chênh lệch đó. Cán bộ thanh tra sẽ xác định mẫu cụ thể. Các công cụ không có kỳ hạn nên được báo cáo riêng.Các giả địnhKhông có kỳ vọng về việc đảo nợ các tài sản nợVà các giả định khác. Tài trợ tập trungSố liệu này là phương tiện để xác định các nguồn tài trợ bán buôn có vai trò quan trọng mà nếu bị rút ra có thể sẽ dẫn đến các vấn đề về thanh khoản. Các tài sản nợ tài trợ có nguồn gốc từ mỗi nhóm quan trọng/Tổng giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàngCác tài sản nợ tài trợ có nguồn gốc từ sản phẩm hoặc công cụ quan trọng/Tổng giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng Danh mục các giá trị tài sản có và tài sản nợ theo đồng tiền quan trọng Đối với hai số liệu đầu tiên, nên nhìn vào tổng số phần trăm và phần trăm thay đổi.Vốn tài trợ tập trung (tiếp)Đối tác quan trọng – được xác định là một đối tác đơn lẻ hoặc nhóm các đối tác có liên quan hoặc trực thuộc nhau, tổng giá trị sổ sách chiếm hơn 1% tổng giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng.Công cụ/sản phẩm quan trọng – được xác định là một công cụ/sản phẩm đơn lẻ hoặc nhóm các công cụ/sản phẩm tương tự có giá trị tổng cộng chiếm hơn 1% giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Các đồng tiền quan trọng – được xác định là tổng các tài sản nợ được định giá bằng một đồng tiền đó có giá trị chiếm 5% trở lên giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Tài sản có khả dụng không bị cản trở Được xác định là tài sản có không bị cản trở khả dụng nếu có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp và/hoặc đủ tiêu chuẩn để trao đổi với NHTW.Ngân hàng nên báo cáo các số liệu này theo từng giai đoạn. Tính LCR theo đồng tiền chủ chốtFX LCR = Dự trữ tài sản thanh khoản có chất lượng bằng một đồng tiền quan trọng/Tổng luồng tiền ra ròng của đồng tiền đó trong thời gian 30 ngàyPhải trừ đi rủi ro hối đoái. Phải phản ánh khái niệm về tài sản có thanh khoản có chất lượng.Đồng tiền được coi là “quan trọng” nếu tổng giá trị tài sản nợ được tính bằng đồng tiền đó chiếm 5% trở lên tổng giá trị tài sản nợ của ngân hàng. Không có ngưỡng xác định. Mục đích là cho phép ngân hàng và cán bộ thanh tra nhìn thấy các rủi ro tiềm ẩn về việc các chênh lệch vị thế của các đồng tiền có thể xảy ra trong thời gian kiểm tra sức chịu đựng. Các công cụ giám sát thị trườngSố liệu thị trường được cập nhật liên tục, ít hoặc không bị chậm chễ có thể được sử dụng là chỉ số cảnh báo sớm trong việc giám sát các khó khăn thanh khoản tiềm ẩn tại các ngân hàng. Cán bộ thanh tra có thể sử dụng:Thông tin trên thị trường Giá cổ phiếu, thị trường công cụ nợ, thị trường hối đoái, thị trường hàng hóa Thông tin về khu vực tài chínhVí dụ như thông tin về thị trường cổ phiếu và công cụ nợ và rộng hơn là khu vực tài chính. Thông tin cụ thể về ngân hàng Ví dụ như giá cổ phiếu của ngân hàng, giá giao dịch trên thị trường tiền tệ, biên độ lãi, giá/lợi tức của các kỳ hạn vốn khác nhau. Báo cáo, chuẩn mực,. Sự khác nhau về các yêu cầu thanh khoản của nước nguyên xứ/sở tại, khi hợp nhất, các tham số về thanh khoản phải áp dụng theo các quy định của cơ quan quản lý nước nguyên xứ đối với tất cả các pháp nhân hợp nhất trừ việc xử lý tiền gửi bán lẻ/SMEs phải tuân theo các yêu cầu của nước sở tại. Khung thời gian QIS phải được tiến hành với việc sử dụng số liệu từ cuối năm 2010 đến giữa năm 2011 sử dụng các cấu phần để tính tỉ lệ LCR và NSFR. Báo cáo cho NBM qua các giai đoạn quan sát, dự kiến bắt đầu từ 1/1/2012 với 2 chuẩn mực, bao gồm toàn bộ các tỉ lệ và thông tin của các cấu phần. Uỷ ban Basel đang chuẩn bị sửa đổi nếu cần thiết- đối với LCR là giữa năm 2013 và giữa năm 2016 đối với NSFR.Tiêu chuẩn LCR sẽ được công bố vào ngày 1/1/2015 và NSFR sẽ được công bố vào ngày 1/1/2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- new_minimum_liquidity_standards_under_basel_iii_1_ppt_vietnamese_4809.ppt