Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tên gọi

trước đây là Đại học Nông nghiệp Hà Nội) luôn cố gắng không ngừng để đáp ứng ngày càng

tốt hơn sứ mạng của mình đối với xã hội. Học viện luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị phòng thí nghiệm để xây dựng môi trường dạy, học và nghiên cứu khoa học tốt nhất

cho giảng viên và người học. Đội ngũ cán bộ viên chức của Học viện luôn được tạo điều kiện

học tập nghiên cứu nâng cao trình độ để đảm nhận tốt công việc dạy và nghiên cứu của mình.

Cùng với quá trình đó, Học viện luôn chủ động cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng

yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn đối với sinh viên tốt nghiệp. Để thể hiện ý chí cũng

như là những cam kết về hoạt động đào tạo của mình, năm 2010 Học viện đã công bố cuốn

Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy; năm 2011, ban hành cuốn

Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo trình độ sau đại học.

Cuốn Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo của Học viện năm 2015 là sản phẩm tiếp

theo của hoạt động rà soát, hoàn thiện và cập nhật chuẩn đầu ra của các chuyên ngành đào tạo

của toàn Học viện. Cuốn Chuẩn đầu ra gồm hai phần: Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo

hệ đại học chính quy và cao đẳng; Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo hệ sau đại học.

Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo hệ đại học và cao đẳng: giới thiệu chuẩn đầu ra

của toàn bộ 55 chương trình đào tạo hệ đại học, trong đó có 08 chương trình đào tạo đại học

theo định hướng nghề nghiệp (POHE) và 06 chương trình đào tạo hệ cao đẳng;

Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo hệ sau đại học: giới thiệu chuẩn đầu ra của 20

chương trình đào tạo thạc sĩ, 16 chương trình đào tạo tiến sĩ.

Mục đích công khai chuẩn đầu ra của Học viện là:

+ Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của

Học viện để: Người học, phụ huynh, cơ quan tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những

cam kết của Học viện với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người

học không ngừng nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào

tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp

học tập; đồng thời xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý,

giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý đào tạo nhằm giúp

người học vươn lên trong học tập để đạt chuẩn đầu ra;

+ Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp

một chuyên ngành, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải

quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp;

+ Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa Học viện và doanh nghiệp trong đào tạo

và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động

pdf274 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; + Phân tích, đánh giá và áp dụng các qui trình quản lí và đảm bảo chất lượng; các phân tích định tính, định lượng và xét nghiệm sử dụng các qui trình phòng thí nghiệm và sản xuất công nghiệp phù hợp, tiêu chuẩn đạo đức sinh học, an toàn sinh học; sở hữu trí tuệ để đáp ứng tiêu chuẩn, qui định của pháp luật và các tổ chức; + Thiết lập, tổ chức và quản trị hệ thống sản xuất và thương mại các sản phẩm công nghệ sinh học; + Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế công việc. 4.1.2. Về kỹ năng + Phân tích và đánh giá được tài liệu liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và phân tích kết quả thí nghiệm; + Thành thạo thao tác kỹ thuật trong công nghệ sinh học bao gồm: Kỹ thuật sinh học phân tử; ADN, gen, enzyme, protein; Kỹ thuật chỉ thị phân tử; Kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật; Kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào động vật, thực vật, nấm ăn và nấm dược liệu; + Thành thạo các kỹ thuật phân tích định tính, định lượng hóa sinh - vi sinh; Công cụ tin sinh học; Kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ở thực vật, động vật, thuỷ sản; Kỹ thuật miễn dịch trong nghiên cứu và ứng dụng; + Phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ protein, công nghệ vi sinh. Có khả năng đề xuất và chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, triển khai và áp dụng tiến bộ công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ protein, công nghệ vi sinh vào đời sống; + Phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học; + Có năng lực quản lí, tổ chức nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ sinh học; + Đạt tối thiểu trình độ tiếng Anh B1 theo khung châu Âu hoặc tương đương, sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và các hoạt động nghiệp vụ; + Sử dụng thành thạo các chương trình tin sinh học, tin học văn phòng, khai thác hiệu quả thông tin liên quan tới lĩnh vực chuyên ngành; + Có khả năng thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, viết và trình bày báo cáo. Có kỹ năng truyền thông, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, có khả năng hợp tác vì sự phát triển của công nghệ sinh học. 4.1.3. Về phẩm chất đạo đức + Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; 191 + Có hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nói chung và công nghệ sinh học nói riêng; Có ý thức và năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trung thực và yêu nghề. 4.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học có thể công tác trong các lĩnh vực sau: + Lĩnh vực nông - lâm - ngư, y, khoa học sự sống: chọn giống, trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản chế biến nông sản và thực phẩm, môi trường, y sinh, hóa sinh, phân tích và kiểm định vi sinh vật, công nghệ lên men; + Lĩnh vực y tế: trung tâm phân tích, xét nghiệm, chẩn đoán, hỗ trợ sinh sản; + Lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nghiên cứu khoa học: trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, bệnh viện; + Lĩnh vực kinh doanh: nhà máy, xí nghiệp, cơ quan quản lí chất lượng, kiểm định tại các đơn vị sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học; + Làm việc tại cơ quan quản lí có liên quan tới sinh học và công nghệ sinh học như các cơ quan công an, quân đội và các cơ quan Chính phủ. 4.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP + Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Công nghệ sinh học, học viên có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ công nghệ sinh học trong nước hoặc quốc tế; + Có thể học liên thông ngang sang các ngành/ chuyên ngành gần với ngành công nghệ sinh học như Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học môi trường, Vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm, Y dược. 4.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO + Bộ Tiêu chuẩn AUN, ASEAN University Network. + Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường Đại học Northeastern, Hoa Kỳ. + Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường Đại học California State, Hoa Kỳ. + Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường Đại học San Fracisco, Hoa Kỳ. + Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường Đại học Flinders, Australia. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015 P.TRƯỞNG KHOA (đã ký) TS. ĐỒNG HUY GIỚI 192 KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 5. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH (Postharvest Technology) Mã chuyên ngành: 60 54 01 04 5.1. CHUẨN ĐẦU RA Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau: 5.1.1. Về kiến thức + Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ; + Vận dụng công nghệ, thiết bị mới trong bảo quản và chế biến nông sản; + Phát hiện và kiểm soát những biến đổi của nông sản cận thu hoạch và sau thu hoạch; + Áp dụng kiến thức quản lí chất lượng thực phẩm, marketing nông sản thực phẩm vào trong thực tiễn sản xuất; + Phát triển sản phẩm mới từ các sản phẩm phụ, phế phụ phẩm nông nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý các nước thải, chất thải thực phẩm để bảo vệ môi sinh; + Lựa chọn, tìm kiếm và đọc tài liệu trong và ngoài nước; dự đoán xu thế phát triển của nông sản có tiềm năng; + Xác định và lựa chọn chủ đề nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; thiết kế thí nghiệm; lựa chọn phương pháp thống kê; viết và trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu. 5.1.2. Về kỹ năng + Có khả năng thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong công nghệ sau thu hoạch; kỹ năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp; + Có khả năng lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất; + Nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; + Có khả năng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch; + Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá thông tin; 193 + Có khả năng gắn các nghiên cứu cơ bản vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu và tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để đưa ra những thay đổi phù hợp, nâng cao hiệu quả của cơ sở sản xuất; + Phối hợp nhịp nhàng với đối tác để ý tưởng nghiên cứu được thực hiện; + Quan sát, dự báo nguy cơ và khả năng xử lý nguy cơ từ bên trong cơ sở sản xuất; + Chuẩn hóa kiến thức chuyên ngành; + Kết hợp tốt các kỹ năng viết, thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc nhóm; + Sử dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ với trình độ tối thiểu B1 khung châu Âu trong công việc chuyên môn, quản lí và thực tiễn đời sống. 5.1.3. Về phẩm chất đạo đức + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách tốt và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiểu biết và có trách nhiệm chấp hành đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân và người lao động; + Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị. Biết đương đầu với khó khăn, gian khổ và rủi ro; + Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong chuyên môn; có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề nghiệp, tìm tòi, sáng tạo, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong công việc; có ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, tác phong công nghiệp. 5.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Công nghệ sau thu hoạch có thể công tác trong các cơ quan quản lí nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm, hóa thực phẩm, quản lí chất lượng, dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 5.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước và quốc tế về Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy hải sản, Dinh dưỡng người 5.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO + Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network). + Chuẩn đầu ra Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch, Trường Writtle Colledge - United Kingdom. + Chuẩn đầu ra Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Công nghệ Kingmongkut - Thái Lan (Kingmongkut University of Technology). Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015 TRƯỞNG KHOA (đã ký) TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY 194 6. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (Food Technology) Mã chuyên ngành: 60 54 01 03 6.1. CHUẨN ĐẦU RA Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau: 6.1.1. Về kiến thức + Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ; + Vận dụng công nghệ, thiết bị mới trong công nghệ thực phẩm; phân tích và quản lí chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất; + Phân tích, đánh giá được các mối nguy, sự biến đổi hóa sinh của các chất dinh dưỡng trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm; + Tham gia đánh giá và lựa chọn phương pháp công nghệ sinh học hiện đại để ứng dụng trong bảo quản, chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm; + Có khả năng ứng dụng được các phương pháp phân tích hiện đại để xác định tồn dư chất gây ô nhiễm có nguồn gốc hóa học và sinh học trong thực phẩm; + Áp dụng được kiến thức quản lí chất lượng thực phẩm, marketing nông sản thực phẩm vào thực tiễn sản xuất, bước đầu tổ chức sản xuất sản phẩm theo chuỗi; + Lựa chọn, tìm kiếm và đọc tài liệu trong và ngoài nước; dự đoán xu thế phát triển của nông sản có tiềm năng; + Xác định và lựa chọn chủ đề nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; thiết kế thí nghiệm; lựa chọn phương pháp thống kê; viết và trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu. 6.1.2. Về kỹ năng + Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong chế biến thực phẩm như kiểm tra, kiểm soát chất lượng; kỹ năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp; + Có khả năng lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất; + Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm thực phẩm; + Có khả năng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực thực phẩm; + Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá thông tin; + Có khả năng gắn các nghiên cứu cơ bản vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu và tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để đưa ra những thay đổi phù hợp, nâng cao hiệu quả của cơ sở sản xuất; 195 + Phối hợp nhịp nhàng với đối tác để ý tưởng nghiên cứu được thực hiện; + Quan sát, dự báo nguy cơ và khả năng xử lý nguy cơ từ bên trong cơ sở sản xuất; + Chuẩn hóa kiến thức chuyên ngành; + Kết hợp tốt các kỹ năng viết, thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc nhóm; + Sử dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ đạt tối thiểu trình độ B1 chung khung châu Âu hoặc tương đương nhằm phục vụ công việc chuyên môn, quản lí và đời sống. 6.1.3. Về phẩm chất đạo đức + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách tốt và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiểu biết và có trách nhiệm chấp hành đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân và người lao động; + Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị. Biết đương đầu với khó khăn, gian khổ và rủi ro; + Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong chuyên môn; có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề nghiệp, tìm tòi, sáng tạo, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong công việc; có ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, tác phong chuyên nghiệp. 6.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Công nghệ thực phẩm có thể công tác trong các cơ quan quản lí nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động có liên quan đến lĩnh vực công nghệ thực phẩm, hóa thực phẩm, quản lí chất lượng, dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 6.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước và quốc tế về Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải sản, Dinh dưỡng người 6.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO + Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network). + Chuẩn đầu ra Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Shivaji University, Ấn Độ. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015 TRƯỞNG KHOA (đã ký) TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY 196 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 7. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Information Technology) Mã chuyên ngành: 60 48 02 01 7.1. CHUẨN ĐẦU RA Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau: 7.1.1. Về kiến thức + Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ; + Vận dụng được các khái niệm, nguyên lý thiết kế các hệ cơ sở dữ liệu nâng cao, thuật toán, ngôn ngữ lập trình nâng cao; các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo nâng cao, hệ thống thông minh hiện đại; + Vận dụng được kiến thức về mạng Internet, mạng LAN và mạng LAN không dây (WLAN), các phương pháp truyền số liệu, mã hoá số liệu, cải tiến các giao thức giao vận, đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet; + Áp dụng được những đặc thù riêng của dự án công nghệ thông tin, qui trình xây dựng và nội dung của một dự án công nghệ thông tin, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng một số vấn đề hiện đại của công nghệ thông tin; quản trị hệ thống thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; + Vận dụng được kiến thức về hệ thống phân tán, hệ thống khai phá dữ liêu, hệ thống thông tin địa lý, tin sinh học, thị giác máy tính để giải quyết những vấn đề cụ thể trong công nghệ thông tin; + Ứng dụng được cơ sở và công nghệ của web, kiến trúc, các thành phần của hệ thống E-learning và các công cụ xây dựng hệ thống E-learning, cài đặt cho các thiết bị di động thích hợp với nhiều dòng máy có hệ điều hành phổ biến như iOS, Android, Windows Phone và BlackBerry. 7.1.2. Về kỹ năng + Sử dụng được kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống, kỹ năng lập trình trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể để thiết kế nên những phần mềm có ứng dụng trong đời sống; + Có khả năng tư duy biện luận để tìm kiếm, phân tích, tổng hợp tài liệu và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn; 197 + Vận dụng lý thuyết vào qui trình xây dựng và quản lí nội dung của một dự án công nghệ thông tin; + Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc theo nghiệp vụ chuyên môn được giao; + Có kỹ năng làm việc theo nhóm, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn có hiệu quả trong các nhóm công tác khác nhau; + Có khả năng quản lí dự án công nghệ thông tin; + Có khả năng đọc hiểu và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đạt tối thiểu trình độ B1 chung khung châu Âu hoặc tương đương. 7.1.3. Về phẩm chất đạo đức + Cần cù, tỉ mỉ, chính xác trong công việc, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề chuyên môn; + Chấp hành tốt quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. 7.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí công việc sau tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường, viện: + Lập trình viên: Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Viết các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển, camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh... + Thiết kế và quản trị website: Thiết kế giao diện website thân thiện, dễ sử dụng, nhiều chức năng, trang trí hợp lý, bắt mắt; nút bấm, banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của kiểu chữ... + Chuyên viên kiểm thử phần mềm: Chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do lập trình viên viết ra; + Quản lí dự án: Quản lí toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch dự án; + Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và theo dõi sát sao các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được kỹ thuật xâm nhập và biện pháp phòng, chống tấn công của hacker (tin tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công... + Lập trình phát triển game: Điều khiển toàn bộ quá trình phát triển game, từ việc tạo ra các nền tảng, tính năng và sự tương tác trong game. Phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game; + Làm giảng viên tại trường đại học, cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin. 198 7.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP Với kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, học viên có thể theo học tiến sĩ các chuyên ngành của công nghệ thông tin. 7.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO + Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network). + University of illinois, College of Engineering. + Virginia Commonwealth University, School of Engineering. + The University of Rhode Island. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015 P. TRƯỞNG KHOA (đã ký) TS. PHẠM QUANG DŨNG 199 KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 8. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Business Management) Mã chuyên ngành: 60 34 01 02 8.1. CHUẨN ĐẦU RA Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau: 8.1.1. Về kiến thức + Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ; + Phân tích và lý giải được bản chất của quản trị và các lý thuyết quản trị nói chung; lý thuyết về thị trường và giá cả để giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình marketing trong nền kinh tế năng động; + Luận giải được tính cấp thiết của việc hình thành và quản trị chuỗi cung, đánh giá được bản chất của chuỗi cung ứng trong thực tế; + Phân tích các lý thuyết và vận dụng công cụ định lượng cơ bản để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị tài chính doanh nghiệp và giám đốc tài chính công ty; + Phân tích được hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp; phương pháp, công cụ kế toán phục vụ cho công tác quản lí doanh nghiệp; + Xác định được vấn đề nghiên cứu trong quản trị kinh doanh và vận dụng được các phương pháp, công cụ nghiên cứu trong quản trị kinh doanh; + Lý giải, phân tích và vận dụng được những kiến thức nâng cao trong hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp bao gồm quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, kinh doanh quốc tế, quản trị marketing, marketing nông nghiệp, quản trị doanh nghiệp, công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp, quản trị kinh doanh nông nghiệp, phân tích định lượng cho quản lí, kinh tế tài nguyên và môi trường; + Phân tích và vận dụng kiến thức nâng cao về kế toán chi phí, hệ thống kiểm soát nội bộ, phân tích tài chính, phân tích đầu tư, quản trị danh mục đầu tư và kiểm toán; + Tổng hợp được kiến thức để giải quyết một số tình huống điển hình trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản trị; 200 + Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành quản trị kinh doanh để xác định hướng nghiên cứu phù hợp; phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu từ đó đề xuất giải pháp liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 8.1.2. Về kỹ năng + Có khả năng luận giải và đánh giá độc lập các vấn đề nảy sinh trong thực tế quản trị trong tổ chức và doanh nghiệp; + Vận dụng một cách độc lập các công cụ kế toán chi phí, chuẩn mực kế toán phù hợp với doanh nghiệp; + Độc lập hoàn thiện và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, tổ chức hoặc chu trình nghiệp vụ chủ yếu; thành thạo trong phân tích xử lý và tổng hợp thông tin kế toán tài chính hỗ trợ cho việc ra quyết định trong trường hợp cụ thể; + Có khả năng phân tích độc lập hoạt động marketing trong doanh nghiệp; độc lập trong việc sắp xếp mục tiêu của tổ chức, thiết kế công việc cho tổ chức để đáp ứng sự thay đổi và phát triển của tổ chức trong xu thế hội nhập; + Có khả năng ứng dụng một cách độc lập kỹ thuật phân tích định lượng trong các loại tình huống ra quyết định; + Vận dụng các kiến thức đã học để lý giải các thay đổi về cách thức tổ chức - quản lí doanh nghiệp, thị trường tài chính - tiền tệ, quản lí tài chính, chính sách thuế, marketing, chuẩn mực kế toán - kiểm toán ở trên thế giới và ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề cơ bản trong thực tiễn; + Phân tích được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết từ các môn học; + Phân tích các bất cập trong thực tiễn để đề xuất phương án đổi mới cách thức quản lí, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lí tài chính trong các loại hình doanh nghiệp; + Có kỹ năng trao đổi, thuyết trình vấn đề một cách tương đối chủ động và rõ ràng; tự tổ chức học tập, nghiên cứu và làm việc; + Thực hiện linh hoạt kỹ năng làm việc nhóm; + Phát triển khả năng quản trị trong tổ chức và quản trị cá nhân, có trình độ giao tiếp cộng đồng và năng lực lãnh đạo, sử dụng công nghệ mới trong công tác; + Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống với trình độ tối thiểu đạt B1 theo chuẩn khung châu Âu hoặc tương đương; + Ứng dụng được các công cụ tin học văn phòng, một số phần mềm thông dụng và Internet để soạn thảo văn bản, xử lý số liệu, tìm kiếm thông tin và giao dịch phục vụ học tập và công tác. 8.1.3. Về phẩm chất đạo đức + Có đạo đức công dân, lòng đam mê, tính tự giác, chủ động trong học tập và công tác; + Học viên có quan điểm rõ ràng về ảnh hưởng của đạo đức quản trị đến việc ra quyết định, từ đó nâng cao kiến thức đạo đức trong quản trị tổ chức; tự giác nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được phân công; chấp hành các qui định, qui chế và nội qui được ban hành; 201 + Chủ động tham gia vào các nhóm xã hội và công việc cộng đồng; Nghiêm chỉnh chấp hành qui định, chính sách được ban hành; có ý thức trách nhiệm của công dân đối với các vấn đề xã hội, pháp luật, kinh tế và môi trường. 8.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể trở thành các cán bộ nghiên cứu, chuyên viên có trình độ cao, vững kỹ năng thực hành, làm việc ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, cơ quan nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. + Cán bộ, nhân viên, chuyên viên cấp cao, các cán bộ quản lí trong các đơn vị cơ quan quản lí nhà nước, cơ sở giáo dục - đào tạo; + Quản trị kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh; + Quản trị nhân sự: Cán bộ/ chuyên viên nhân sự, trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự; + Quản trị marketing: Nhân viên phát triển thị trường, nhân viên tiếp thị, quản trị kênh phân phối, nhân viên bán hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcdr_final_2414.pdf
Tài liệu liên quan