Có những bệnh da gây nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy thai phụ cần được
các thầy thuốc chuyên khoa da liễu, sản khoa và nhi khoa theo dõi chặt chẽ
Phần lớn phụ nữ mang thai khi thấy xuất hiện một số bệnh da đều cho rằng
do có thai, nên bị ảnh hưởng của hormon trên cơ thể. Có những bệnh về da xuất
hiện trong thai kỳ không gây ảnh hưởng gì lớn cho người mẹ và thai nhi nhưng có
những bệnh da lại gây nguy hiểm cho cả hai.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chú ý đến da khi mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chú ý đến da khi mang thai
Có những bệnh da gây nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy thai phụ cần được
các thầy thuốc chuyên khoa da liễu, sản khoa và nhi khoa theo dõi chặt chẽ
Phần lớn phụ nữ mang thai khi thấy xuất hiện một số bệnh da đều cho rằng
do có thai, nên bị ảnh hưởng của hormon trên cơ thể. Có những bệnh về da xuất
hiện trong thai kỳ không gây ảnh hưởng gì lớn cho người mẹ và thai nhi nhưng có
những bệnh da lại gây nguy hiểm cho cả hai.
Kem bôi chống rạn nứt da không có hiệu quả
Khoảng 50% trường hợp phụ nữ mang thai xuất hiện những đám thâm ở
mặt (nám má). Theo PGS – TS Trần Lan Anh, Viện Da liễu Quốc gia, những thay
đổi sắc tố là do tác động của estrogen và progesterone. Sự thay đổi ở da đầu tiên
thường thấy ở đường giữa bụng, cũng có thể ở quầng vú, núm vú, cơ quan sinh
dục, nách, mặt trong đùi... Hoặc khi mang thai, một số phụ nữ thấy lông ở mặt,
cánh tay, chân nhiều và đen hơn; các thay đổi của móng khi mang thai có thể là
giòn móng, móng có rãnh khía hoặc bong móng. Khi mang thai, hoạt động của
tuyến mồ hôi cũng tăng lên, ngoài ra, có thể gặp bệnh trứng cá trong thai kỳ.
Tình trạng rạn da xuất hiện ở hầu hết phụ nữ có thai, phần lớn tập trung ở
vùng bụng dưới nhưng cũng có thể thấy ở đùi, mông, hông, vú và cánh tay. Các
vết này thường không đau nhưng do sự căng và duỗi ra của da nên có thể gây cảm
giác ngứa và châm chích. Tuy nhiên, hiện nay những loại kem bôi chống rạn nứt
da chưa tỏ ra hiệu quả trong việc phòng ngừa cũng như điều trị tình trạng rạn da.
Ngoài ra, khoảng 50% phụ nữ có thai thấy dãn mạch hình mạng nhện ở
mặt, cổ, ngực, bàn tay hay chân. Còn nướu thì đỏ và dễ chảy máu. Sự thay đổi
nhanh chóng và thất thường của mạch máu có thể gây nên hiện tượng mặt đỏ hoặc
nhợt nhạt, nóng hay lạnh, phát ban... Tất cả những thay đổi trên có thể biến mất
sau khi sinh hoặc để lại di chứng lâu dài nhưng thường lành tính và không gây ảnh
hưởng cho thai nhi.
Có thể gây tử vong cho thai nhi
Nhiều thai phụ còn gặp tình trạng vàng da, đó là do ứ mật trong gan. PGS –
TS Trần Lan Anh cho biết biểu hiện thường gặp nhất của ứ mật trong gan là ngứa,
xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ và chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ mang thai
đôi hay thai ba. Ngứa bắt đầu ở lòng bàn tay, bàn chân, sau đó lan ra các vùng còn
lại của cơ thể. Có thể dùng các sản phẩm làm mềm da hoặc sữa tắm nhẹ nhàng để
chống ngứa. Các dấu hiệu kèm theo là chán ăn, mệt mỏi, phân nâu, nước tiểu thẫm
và khó chịu vùng thượng vị. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cũng tăng cao hơn ở
thai phụ bị ứ mật trong gan. Do thiếu khả năng điều hòa mật nên gan của thai nhi
cũng bị ảnh hưởng do hiện tượng thừa mật. Tình trạng này có thể làm tăng nguy
cơ thay đổi màu phân xu của đứa trẻ khi sinh, sinh non hoặc nguy hiểm hơn là thai
chết trong tử cung. Một nguy cơ nữa là những cơn co dạ con trước khi sinh, vì thế
phụ nữ có chứng ứ mật trong gan cần được theo dõi thường xuyên.
Chốc dạng herpes thường bắt đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thương tổn đầu
tiên là những mảng đỏ xuất hiện ở mặt trong đùi hay bẹn, phần trước và sau cổ.
Trên các mảng da đỏ là những mụn nhỏ li ti chứa đầy mủ, cụm lại thành đám và
có khuynh hướng lan ra xung quanh. Các mụn mủ sẽ lan đến thân mình và tay
chân, ở niêm mạc miệng nhưng ít khi thấy ở mặt hay bàn tay và bàn chân. Ngoài
ra, thai phụ còn có triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
và mệt mỏi. Chốc dạng herpes có thể gây nguy cơ cao cho thai nhi như trẻ bị sinh
non hay chết lưu nên những thai phụ bị tình trạng này cần được các thầy thuốc
chuyên khoa da liễu, sản khoa và nhi khoa theo dõi chặt chẽ.
Bên cạnh những thay đổi về da thường gặp, còn có những bệnh tự miễn
hiếm gặp khác gây ảnh hưởng nặng nề cho cả bà mẹ và thai nhi. Trong đó có tình
trạng ngứa dữ dội, sau đó hình thành những mảng đỏ cứng ở quanh rốn. 5% thai
phụ gặp tình trạng này sinh con bị phát ban hoặc tăng nguy cơ sinh non...
Hội chứng lupus đỏ sơ sinh
Lupus đỏ hệ thống không phải là bệnh xảy ra do phụ nữ mang thai nhưng
đây là bệnh về da tự miễn rất nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Thạc sĩ – bác sĩ
Lê Thái Vân Thanh cho biết có khoảng 15% - 60% thai phụ mắc lupus đỏ bị
những cơn bộc phát trong suốt thai kỳ và cả sau sinh nhưng điều nguy hiểm là khó
tiên đoán được khi nào xảy ra cơn bộc phát. Thai phụ có thể bị viêm khớp, tổn
thương da, sốt, mệt mỏi, giảm tiểu cầu hoặc tổn thương thận, tổn thương thần kinh
trung ương...
Còn đối với thai nhi, sẽ gia tăng nguy cơ, cụ thể là 18% sẩy thai, 24% thai
nhi tử vong, 33% trẻ sinh non, 33% thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Nếu trẻ
chào đời sẽ gặp hội chứng lupus đỏ sơ sinh như giảm tế bào máu, tổn thương gan,
block tim bẩm sinh hoặc phát ban da thoáng qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_y_den_da_khi_mang_thai_951.pdf