Chú trọng tư duy quy hoạch giúp thúc đẩy tự chủ đại học ở Việt Nam

Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện đã bước sang giai đoạn mới. Trong giai đoạn

này, tự chủ đại học phải được đẩy mạnh cả trên diện rộng lẫn theo chiều sâu. Trong

khuôn khổ thực hiện Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất

cơ chế chính sách quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của các trường đại

học công lập áp dụng mô hình quản lý theo cơ chế tự chủ hoàn toàn”, bằng phương

pháp nghiên cứu tại bàn, tham khảo ý kiến các chuyên gia, cùng khảo sát thực tế,

nhóm tác giả nhận thấy thúc đẩy tự chủ đại học cần phải giải quyết các bài toán về

công tác quy hoạch, từ quy hoạch hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để

tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng, tận dụng được nguồn lực khan hiếm đến quy hoạch

bộ máy, đội ngũ để nâng cao chất lượng đào tạo và quy hoạch hệ thống nhóm ngành

và các ngành đào tạo trong bối cảnh CMCN4.0 và những xu thế biến đổi mới đang

diễn ra nhằm đào tạo nhân lực phù hợp cho thị trường. Bài viết này làm rõ cơ sở khoa

học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho những tư duy cần có đối với quy hoạch giáo

dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn mới.

pdf18 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chú trọng tư duy quy hoạch giúp thúc đẩy tự chủ đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở GDĐH do địa phương quản lý còn chậm được triển khai (Trần Sâm, 2019). Thực trạng về quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo đang có những tác động qua lại tiêu cực lẫn nhau. + Ngành - Nhóm ngành - Khối ngành đào tạo Hiện tại, đào tạo đại học của Việt Nam có 3.306 ngành, được kết cấu phân chia thành 9 nhóm ngành và 7 khối ngành. Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ Thông tin, Khoa học Xã hội và Hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Bảng 4. Số lượng lượt ngành đào tạo đại học Stt Nhóm ngành/khối ngành Số lượt ngành Tỷ lệ % Tổng số 3.306 1 Kỹ thuật - Công nghệ (V) 985 29,79 2 Kinh doanh và Quản lý (Luật-DV-MT)-(III) 676 20,45 3 Khoa học xã hội và Hành vi (NV-BC)- (VII) 626 18,94 4 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (I) 397 12,01 5 Văn hoá nghệ thuật - TDTT (II) 151 4,57 6 Nông - Lâm - Ngư (V) 149 4,51 7 Khoa học sức khoẻ (VI) 148 4,48 8 Khoa học tự nhiên (IV) 134 4,05 9 An ninh - Quốc phòng (VII) 40 1,21 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 132 Hình 3. Tỷ lệ số sinh viên đại học chính quy theo khối ngành năm học 2017-2018 Khối ngành I, 8% Khối ngành II, 1% Khối ngành III, 30% Khối ngành IV, 3% Khối ngành V, 32% Khối ngành VI, 8% Khối ngành VII, 18% Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019 Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III: Toán và Thống kê; Máy tính và Công nghệ Thông tin; Công nghệ Kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và Xây dựng, Nông lâm và Thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật (Hình 3) (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019). Điều này cho thấy cơ cấu ngành nghề đào tạo bất hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Có thể thấy rằng hệ thống GDĐH của Việt Nam sẽ cần thực hiện quy hoạch lại ngành đào tạo trên cơ sở bám sát xu hướng phát triển của thế giới, xây dựng chương trình chuẩn, nghiên cứu rõ xu hướng phát triển nhiều ngành đào tạo mới, đào tạo đa ngành, liên ngành, xuyên ngành; quy hoạch lại các ngành trên nền tảng công nghệ thông tin; khuyến khích các trường, ngành đi theo hướng đầu tư công nghệ, ngành đầu tư khoa học... Trong tương lai, một số ngành mới sẽ ra đời và một số ngành cũ sẽ phải tự đóng trên cơ sở đáp ứng như cầu sử dụng, tuyển dụng của thị trường lao động, giữa chất lượng cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động trong bối cảnh thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ phân hoá mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao và lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các thị trường mới. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kiến thức, kỹ năng bậc đại học, cao đẳng cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo tương ứng với nền kinh tế 4.0. Việc quy hoạch lại hệ thống ngành, nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các trường thực hiện tự chủ, chủ động mở các ngành mới, tái cấu trúc lại các ngành cũ. 133 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4. Các hàm ý chính sách 4.1. Mục tiêu chung của quy hoạch mạng lưới Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học là “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học; Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế; Đa dạng hoá các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. 4.2. Các gợi ý chính sách Có thể thấy để thúc đẩy công cuộc tự chủ đại học một cách thực chất hơn nữa, chúng ta cần thực thi mạnh mẽ Tư duy quy hoạch - là tư duy hệ thống, liên ngành, tổng hợp và toàn diện - trong hoạch định chính sách phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục đại học nói chung, đại học công lập nói riêng. Tư duy quy hoạch cần dựa trên cả cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý lẫn cơ sở thực tiễn như tóm tắt trong Sơ đồ dưới đây: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 134 CƠ SỞ KHOA HỌC • Lợi thế kinh tế quy mô (Adams Smith) và Cải thiện chất lượng dịch vụ (John Seddon, 2000) • Nguồn lực khan hiếm (Robbin Lionel, 1998) • Quản trị tinh gọn (James Womark, 2000) CƠ SỞ PHÁP LÝ • Nghị quyết 29/TW 8 khoá 11 • Nghị quyết 19/TW khoá 6 khoá 12 • Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục đại học • Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 CƠ SỞ THỰC TIỄN • Thực trạng hệ thống • Thực trạng bộ máy và đội ngũ • Thực trạng quy mô đào tạo/ngành đào tạo TƯ DUY QUY HOẠCH - Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học - Quy hoạch ngành/nhóm ngành đào tạo đại học - Quy hoạch bộ máy tổ chức của cơ sở giáo dục đại học + Đối với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2021- 2030, cần đảm bảo: 1) Tính hợp lý về đầu mối và quy mô của cơ sở đào tạo để tăng hiệu quả của các nguồn đầu tư, hiệu quả sử dụng cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và cơ sở vật chất; 2) Tính Thuận lợi cho việc tổ chức và triển khai quy trình đào tạo mới trong các cơ sở GDĐH để quy trình này thể hiện tối đa những ưu việt của nó; 3) Tính Mạng lưới và hệ thống pháp quy kèm theo sẽ tạo được mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ sở đào tạo với nhau nhằm phá vỡ thế khép kín ở từng trường, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo điều kiện để sử dụng chung có hiệu suất cao đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi và thiết bị tốt. Mạng lưới mới cũng sẽ giúp để thực hiện tốt việc quản lý hệ thống (vừa đảm bảo hiệu lực của quản lý nhà nước vừa phát huy được tính năng động của cơ sở). 135 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG + Đối với quy hoạch các ngành đào tạo, trong giai đoạn tiếp theo, cần: 1) Tính Phát triển các ngành/chuyên ngành đào tạo cần dựa trên nhu cầu của thị trường. Trong tương lai, có những ngành mới phát triển, song nhiều ngành cũ có thể mất đi dựa theo nhu cầu sử dụng và tuyển dụng của thị trường lao động, theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và quốc gia. Xem xét điều chỉnh Khung hệ thống giáo dục quốc dân; 2) Tính Cơ sở thực tiễn và khoa học cho thấy, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, xuất hiện những nhu cầu nhận thức mới, đòi hỏi kiến thức đa ngành, xuyên ngành, liên ngành... Vì vậy, cần quan tâm phát triển chương trình đào tạo đa ngành, liên ngành, xuyên ngành; 3) Tính Triển khai thực hiện hiệu quả Khung trình độ quốc gia; xây dựng các yêu cầu về chuẩn chất lượng đào tạo của ngành và nhóm ngành đào tạo. + Đối với quy hoạch bộ máy và đội ngũ của cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ, một số định hướng hành động tiếp theo gồm: 1) Tính Xây dựng mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, liên ngành, liên thông; Mô hình bộ máy 3 hoặc 4 cấp với các đơn vị chuyên môn và nhóm nghiên cứu liên ngành; 2) Tính Tinh giản bộ máy quản lý và phục vụ (sắp xếp hợp lý, áp dụng công nghệ thông tin...); 3) Tính Tái cấu trúc các đơn vị chuyên môn phù hợp theo sự biến đổi của mô hình đào tạo, ngành/nhóm ngành đào tạo; 4) Tính Xây dựng Quy hoạch và Chiến lược đội ngũ nhân lực tương thích với các mục tiêu phát triển về chuyên môn (ngành, liên ngành, trình độ), phù hợp với bộ máy (chức năng quản lý, đào tạo, nghiên cứu). Kết luận Thực tế cho thấy thông qua cơ chế tự chủ giáo dục đại học, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến rõ nét về nhiều mặt. Bản thân các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ cũng đã có nhiều đổi mới, bứt phá trong giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đầu tư từ các nguồn lực xã hội vào giáo dục cũng tăng nhiều hơn, sôi động hơn. Các trường đại học công lập và ngoài công lập được nâng tầm quản trị, chủ động, sáng tạo, năng động và tăng sức cạnh tranh. Thực hiện thí điểm tự chủ đại học cũng nảy sinh nhiều vấn đề, đòi hỏi hệ thống pháp lý cần được hoàn thiện, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên, tiếp theo để đẩy mạnh tự KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 136 chủ đại học không nên chỉ nhìn dưới góc độ cần đổi mới về cơ chế, chính sách giúp “cởi trói” cho những rào cản pháp lý hiện tại mà còn cần xem xét lại cả những vấn đề thuộc về tư duy quy hoạch hệ thống đối với bộ máy tổ chức của các cơ sở GDĐH, đối với ngành/nhóm ngành đào tạo đại học và đối với mạng lưới các cơ sở GDĐH. Các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đã cho thấy tư duy quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH cần hướng tới phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho GDĐH trong bối cảnh thực hiện tự chủ. Tư duy về quy hoạch các ngành đào tạo sẽ giúp hình thành nên nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong bối cảnh mới với những kỹ năng đa ngành, liên ngành, xuyên ngành. Tư duy quy hoạch bộ máy và đội ngũ của cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ sẽ giúp hình thành nên các cơ sở GDĐH hiện đại về quản trị, hiệu quả trong vận hành và đảm bảo chất lượng cao trong đào tạo - đích đến của tự chủ đại học hoàn toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Báo cáo tổng kết các năm học 2018-2019. 2. Chính phủ (2007). Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020. 3. Chính phủ (2013). Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. 4. Chính phủ (2014). Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCHTW Đảng Khoá XI ngày 4/11/2013 về đổi mới cản bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW Đảng Khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 7. Lê Trung Thành và cộng sự (2018). Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết 77/NQ-CP và tình hình thành lập, tổ chức hoạt động của hội đồng trường tại các cơ sở giáo dục đại học, Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, 160 trang. 137 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 8. M.M. Noor (2017). University Autonomy, https://nation.com.pk/16-May-2017/ university-autonomy?fbclid=IwAR0Dal8hSVGXWeGzK_TLfMrjH8qM AnI78CAwkgCi37kIz33ca1rLF7eAtLg. 9. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2018). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018. 10. Trần Sâm (2019). Quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam, Chuyên đề phục vụ Phiên họp Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, 38 trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchu_trong_tu_duy_quy_hoach_giup_thuc_day_tu_chu_dai_hoc_o_vi.pdf
Tài liệu liên quan