Chủ thể của tội phạm

I. Khái niệm:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự

(NLTNHS), đạt một độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Phân biệt với chủ thể của QHPL HS: bao gồm cả NN và người phạm tội.

Pháp nhân không thể là chủ thể của tội phạm.

 Tại sao PL HS VN chưa thừa nhận chủ thể của tội phạm là pháp nhân, ví dụ

Vedan: vì lý thuyết về tính có lỗi (thái độ của cá nhân) của tội phạm, hình

phạt hướng tới cá nhân, tù thì ko thể áp dụng cho pháp nhân, nếu cần thì

thay đổi lý thuyết, xử lý hành chính pháp nhân tối đa 500tr, thì pháp nhân

ko ngại.

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chủ thể của tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ thể của tội phạm I. Khái niệm: Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS), đạt một độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Phân biệt với chủ thể của QHPL HS: bao gồm cả NN và người phạm tội. Pháp nhân không thể là chủ thể của tội phạm.  Tại sao PL HS VN chưa thừa nhận chủ thể của tội phạm là pháp nhân, ví dụ Vedan: vì lý thuyết về tính có lỗi (thái độ của cá nhân) của tội phạm, hình phạt hướng tới cá nhân, tù thì ko thể áp dụng cho pháp nhân, nếu cần thì thay đổi lý thuyết, xử lý hành chính pháp nhân tối đa 500tr, thì pháp nhân ko ngại.  1 cá nhân thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân (trốn thuế), cá nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự. II. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm: 1. Năng lực trách nhiệm hình sự 1.1 Định nghĩa  Là khả năng của 1 người ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đã nhân thức được tính nguy hiểm cho XH của hành vi của mình và điều khiển được hành vi đó.  Tại sao lại gọi năng lực hành vi dân sự: nêu quyền, và nhà làm luật quy định khả năng chủ thể thực hiện được những quyền mà NN quy định và năng lực trách nhiệm hình sự: quy phạm cấm chỉ, nêu ra tội giết người là cấm thực hiện, nhà làm luật chỉ quan tâm chủ thể có khả năng gánh chịu hình phạt hay không chứ không quan tâm đến việc chủ thể có khả năng thực hiện hay ko.  Khả năng này mang tính tất yếu, trừ đối tượng mất NL trách nhiệm HS. 1.2 Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. - Dấu hiệu y học: đang mắc bệnh tâm thần hoặc 1 bệnh khác dẫn đến rối loạn về tâm thần, cần kết quả giám định y khoa à điều kiện cần. - Dấu hiệu tâm lý (dấu hiệu pháp lý): người mắc bệnh có tình trạng bệnh trầm trọng đến mức làm mất khả năng nhận thức (biết hay không biết) hoặc khả năng điều khiển (muốn hay không muốn) hành vi (thường mất khả năng nhận thức sẽ dẫn đến khả năng điều khiển hành vi, có trường hợp nhận thức được 1 phần hành vi thì phải xem sẽ khả năng điều khiển). Người say rượu thực hiện hành vi phạm tội: bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi nhưng vẫn có lỗi, do tự mình uống say, trường hợp bị cưỡng bức sử dụng rượu và các chât kích thích khác thì ko có lỗi. Say rượu bệnh lý: có người uống 1 ít rượu thôi cũng ko điều khiển được hành vi. Trang 48 câu 9: có năng lực trách nhiệm hình sự hay ko, tâm thần có nhiều mức độ, rất nhẹ đến rất nặng, trầm trọng đến mức làm mất khả năng nhận thức (biết hay không biết) hoặc khả năng điều khiển (muốn hay không muốn) hành vi. 2.1 Năng lực trách nhiệm hình sự của người say rượu hoặc dùng chất kích thích khác Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi (14=x<16) phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.  Không xác định chính xác thì phải suy đoán vô tội. Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm HS VN rất cao: căn cứ vào tình trạng phát triển tâm sinh lý của trẻ em, tại sao cùng là châu Á mà Thái Lan tuổi thấp hơn VN, coomon law thì không chú trọng nhiều đến tính có lỗi: tuổi tương đối thấp, civil law: tính có lỗi, phải xác định tuổi, để đến tuổi nhận thức hành vi. Bài tập: (6/51) Xác định đường lối xử lý đối với người dưới 15 tuổi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 BLHS?. Trả lời:  <14: không chịu trách nhiệm.  14-<15: o => khoản 1: ít nghiêm trọng, căn cứ vào Điều 12 không chịu trách nhiệm hình sự.  => Khoản 2: nghiêm trọng, căn cứ vào Điều 12 không chịu trách nhiệm hình sự.  => Khoản 3: rất nghiêm trọng, trộm là cố ý, chịu trách nhiệm hình sự.  => Khoản 4: đặc biệt nghiêm trọng, chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ trộm giỏ xách: không ngờ ở trọng có 200tr => chỉ chịu trách nhiệm theo suy nghĩ, biết trong đó có 200 triệu, nhưng người ta đã lấy ra 188 triệu, trộm ra thì chỉ có 2 triệu. 5. Chủ thể đặc biệt của tội phạm (tự đọc) 6. Vấn đề nhân thân của của người phạm tội Luật hình sự (tự đọc).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf78_5802.pdf
Tài liệu liên quan