I. Chủ quyền quốc gia
1. Khái niệm:
CQQG là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể
hiện trên mọi phương diện, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, văn
hóa xã hội và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả hành pháp, lập pháp
lẫn tư pháp của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình.
(Trích T17/Sách “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề
đặt ra với Việt Nam” của TS.Phan Văn Rân và PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp)
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa
I. Chủ quyền quốc gia
1. Khái niệm:
CQQG là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể
hiện trên mọi phương diện, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, văn
hóa xã hội và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả hành pháp, lập pháp
lẫn tư pháp của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình.
(Trích T17/Sách “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề
đặt ra với Việt Nam” của TS.Phan Văn Rân và PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp)
2/ Một số quan niệm về chủ quyền quốc gia:
Quan niệm: chủ quyền tuyệt đối của quốc gia dân tộc
Đại diện là Niceolo Machiavelli (1469-1527), ông cho rằng chủ quyền quốc gia
phải tuyệt đối trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, phải được đặt trên mọi quyền lực
khác. Nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình, một quốc gia dân tộc có quyền
làm mọi điều bất chấp các quốc gia khác, và để tăng cường quyền lực của mình,
quốc gia có thể sử dụng tất cả các phương thức chính sách khác nhau, kể cả việc
sử dụng thủ đoạn.
Quan niệm về chủ quyền độc lập của quốc gia dân tộc:
Đại diện là J.J Rousseau, ông cho rằng chủ quyền quốc gia dân tộc đồng nghĩa
với độc lập của quốc gia đó và được thể hiện ở ba đặc tính:
Quyền lực toàn vẹn ( Một quốc gia có quyền can thiệp vào mọi lĩnh vực có
lợi cho sự phát triển tồn tại của dân tộc)
Quyền lực chuyên biệt (chủ quyền quốc gia dân tộc phải độc quyền trên
toàn bộ lãnh thổ của mình, trừ trường hợp quốc gia đó muốn tự hạn chế độc
quyền này bởi những cam kết quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc
tế)
Quyền lực tự chủ: chủ quyền quốc gia phải tự chủ, không phụ thuộc vào
quốc gia nào trong quan hệ đối nội và đối ngoại.
Dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu của chính trị học, dân tộc học… có thể
khái quát quan niệm chủ quyền quốc gia dân tộc ở hai nội dung:
a. Quyền tối cao của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ thể hiện ở hai
phương diện:
- Quyền sở hữu của mỗi quốc gia dân tộc: là môi trường tự nhiên của quốc gia
dân tộc và quyền sở hữu đầy đủ và trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích của
cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó, mọi sự thay đổi hoặc quyết định liên
quan đến số phận của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên cơ sở tự quyết của quốc gia
dân tộc.
- Quyền lực của quốc gia dân tộc: là quyền lực hoàn toàn, riêng biệt và không
thể chia sẻ của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có quyền lựa
chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội kinh tế, văn hóa riêng của mình…
b. Quyền độc lập của quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế: trong quan hệ quốc
tế mọi quốc gia dân tộc đều độc lập và bình đẳng.
3. Một số đặc tính cơ bản của chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là không thể phân chia và duy nhất
Chủ quyền quốc gia có tính tối cao
Chủ quyền quốc gia là bình đẳng
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
1. Toàn cầu hóa:
Các thay đổi trong XH và trong nền kinh tế thế giới trên quy mô toàn cầu.
Khu vực hóa: hiện tượng/ khuynh hướng hợp tác/liên kết các nước và hình
thành những nhóm/tổ chức khu vực hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác
nhau: ASEAN, NAFTA, AFTA…
Toàn cầu hóa: Xu hướng làm các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộc bởi
địa lý lãnh thổ: WTO, APEC…
(Theo Mạnh Ngọc Hùng, 2007, “Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh
các quốc gia và khu vực”, Tạp chí Khoa học xã hội).
2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến chủ quyền quốc gia
a. Ảnh hưởng tích cực
1. Tạo điều kiện, khả năng bảo vệ CQCG
2. CNH, HĐH đất nướcPhát triển lực lượng SX
3. Tiếp cận KH & CN tiên tiến, hiện đại của thế giới,
4. Học hỏi những kinh nghiệm quản lý xã hội
5. Phân bổ tài nguyên hợp lý
6. Mối quan hệ các nước gần gũi hơn
b. Ảnh hưởng tiêu cực
An ninh kinh tế:
Chèn ép & áp đặt quan hệ SX và XH lên nước khác -> Công cụ tài chính,
thương mại
Thế mạnh của KHKT -> Tính bảo mật thông tin Quốc gia
Văn hóa truyền thông và bản sắc dân tộc
Giá trị VH những nước lớn được thừa nhận chung của các xã hội khác
nhau.
Giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng.
An ninh Môi trường:
Tài nguyên cạn kiệt, bị xâm hại -> đe dọa các hoạt động kinh tế-xã hội.
Xã hội:
Phát triển và lan truyền của nhiều tệ nạn tội phạm quốc tế, khủng bố quốc
tế,… -> tăng mối đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống con
người
Chính trị:
1. Thẩm quyền và khả năng hành xử của quốc gia bị hạn chế.
2. Hệ thống chính trị và các thiết chế thay đổi kịp thời để phù hợp
3. Sự lợi dụng, can thiệp của thế lực bên ngoài vào các nước
3. Các quan điểm
Trung lập:
TCH là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đối với
tất cả các nước
Tận dụng các cơ hội và đối phó với những thách thức.
Lạc quan:
Củng cố chủ quyền (thông qua phát triển kinh tế, KHKT,…)
Chống TCH:
Khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các nước
Đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội (đối nội, ngoại, giao dịch tuân
theo một số quy tắc chung), uy hiếp độc lập tự chủ các quốc gia, phá hoại
truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc,…
III. MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ VỮNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
GIẢI PHÁP
Có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách chủ
động tích cực với một “lộ trình " phù hợp.
Nhận biết mặt tích cực & tiêu cực của tiến trình TCH.
Xác định rõ chức năng, quyền hạn của cơ quan các chuyên trách.
Nhận biết được “năng lực nội sinh” (Chính sách pháp luật, các nguồn tài
nguyên, tài chính…) để phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt
yếu trong quá trình tham gia TCH.
Những thành tựu của Việt Nam
Đề ra nhiều chính sách phù hợp: đầu tư, tài chính tiền tệ, cổ phần hóa các
công ty NN tạo hành lang pháp lý để thu hút đầu tư của toàn xã hội và thu
hút đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế thị trường cạnh tranh làm thúc đẩy sản xuất tăng sản phẩm của
xã hội về chất lượng và số lượng.
Đời sống của người dân tăng cao.
Củng cố và tăng cường ổn định xã hội, quốc phòng, an ninh.
Thiết lập được các mối quan hệ tốt đẹp với các nước trong khu vực và thế
giới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 94_1399.pdf