Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) của Đảng, Hiến pháp 2013 của Nhà nước và văn

kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành

động. Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay phù hợp với thực tiễn

cách mạng Việt Nam qua hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam. Với tinh thần đó, mỗi cán bộ, đảng viên kiên định với chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực

tiễn Việt Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o xã hội nhưng t lợi nhuận nên tư nhân không ai muốn làm, vì đó là lĩnh vực “dành cho nhà nước”. Đây ch nh là quan điểm muốn Nhà nước và kinh tế nhà nước là “cha chung”, “không của ai cả”; đòi hỏi Nhà nước nhiều nhưng không muốn Nhà nước có trong tay lực lượng kinh tế (ngoại trừ thuế) để quản lý, điều tiết nền kinh tế, đó là quan điểm tự mâu thuẫn. Định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là thực hiện một quan điểm phát triển đúng đắn, đặc biệt là phát triển kinh tế, vấn đề sống còn đối với Việt Nam, một nước từ nông nghiệp lạc hậu đi lên. Nội dung cốt lõi của sự phát triển là thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo phương thức công nghiệp hóa rút ngắn, phát triển bền vững. Chúng ta xác định rõ: đường lối phát triển của Việt Nam là phát triển dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; phát triển hướng về con người, vì con người. “Con người” không chỉ nói một bộ phận đặc thù của xã hội; con người không chỉ là một giai cấp, một tầng lớp, một địa phương, mà con người là tất cả cộng đồng và mỗi cá nhân, tất cả đều có cơ hội phát triển và được hưởng mọi thành quả của phát triển, tương xứng với đóng góp của mình vào sự phát triển chung của đất nước. Con người không chỉ được xem như động lực của sự phát triển, mà được xem trước hết như mục đ ch của sự phát triển. Sự phát triển của Việt Nam đảm bảo lợi ch ch nh đáng của người lao động và các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng không bình quân, cào bằng; thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 9 chủ yếu, đồng thời phân phối theo mức độ đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội ở trình độ ngày càng cao; thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Một trong những đặc trưng nổi bật của định hướng xã hội chủ nghĩa là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Định hướng xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là thực hiện chủ nghĩa bình quân, nghèo cùng nghèo, giàu cùng giàu, không chấp nhận mọi sự chênh lệch, bất bình đẳng, kể cả những bất bình đẳng không thể tránh được, thậm chí là cần thiết trong quá trình phát triển. Chúng ta coi trọng bình đẳng trong cơ hội phát triển, tạo cơ hội cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người sử dụng tốt năng lực của mình. Chính sách của Đảng và Nhà nước là khuyến khích làm giàu hợp pháp, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa vì lợi ích của bản thân, không chấp nhận làm giàu phi pháp, bất ch nh như lừa đảo, tham nhũng. Khuyến khích làm giàu ch nh đáng phải đi đôi với chiến lược xóa đói, giảm nghèo, chủ yếu bằng cách tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội cho những người nghèo tự cải thiện đời sống. Định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục; xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; xem phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu nhằm phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Sự phát triển trong nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo. Nếu bỏ mặc cho sự phân hóa đó diễn ra một cách tự phát, viện cớ rằng có phân hóa mới có động lực, hoặc viện bất cứ lý do nào khác cũng đều trái với mục đ ch của chủ nghĩa xã hội thì sớm muộn cũng có hại cho sự phát triển. Định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước và xã hội phải kiểm soát được quá trình phân hóa giàu nghèo, không để cho sự phân hóa diễn ra quá mức dẫn đến một xã hội bất công, mà sự đau khổ thiệt thòi thuộc về những người lao động và những người làm ăn chân ch nh. Gần 35 năm qua, đi đôi với sự phát triển kinh tế, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn về mặt xã hội; công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả tốt. Việt Nam được cộng đồng quốc tế xem là một trong những nước xóa đói giảm nghèo thành công. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao hơn mức phát triển kinh tế. Rõ ràng, Việt Nam không “tụt hậu” những lợi ích về mặt xã hội. Nhân dân iệt Nam không thể hưởng thụ những lợi ích về xã hội như vậy nếu đất nước không theo định hướng xã hội chủ nghĩa. NGUYỄN THỊ HIỀN OANH – CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG 10 Về mặt chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa là không ngừng tăng cường quyền làm chủ về mặt nhà nước của nhân dân, xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình đổi mới, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong hơn 75 năm qua, đặc biệt trong gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, không thể có được và không thể giữ được nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đều vì nhân dân, là tiền đề chính trị, là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, nói xây dựng chủ nghĩa xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa mà không giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chỉ là lời nói suông. Việc tuyên truyền đòi “dân chủ” đa nguyên, đa đảng đối lập là sự xúi giục của các thế lực phản động với ý đồ đen tối không vì lợi ích của nhân dân mà chúng muốn thay đổi chế độ chính trị, chấm dứt định hướng xã hội chủ nghĩa theo kịch bản như chúng đã thực hiện với Liên Xô trước đây. Gần 35 năm thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới có nghĩa là thay đổi căn bản cấu trúc mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết, nhưng vẫn giữ vững mục tiêu quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản, và thực hiện mục tiêu ấy bằng phương thức mới. Thay đổi mô hình chủ nghĩa xã hội trong hiện thực đồng thời với thay đổi quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011: 70). Trong thời kỳ đổi mới, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. 3. KẾT LUẬN Trải qua gần 100 năm nô lệ thực dân Pháp, với nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng cuối c ng đều thất bại. Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 11 lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, và tiếp theo là toàn quốc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa. Điều đó càng khẳng định rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất suốt quá trình lịch sử chống thực dân, đế quốc từ năm 1930 đến thắng lợi hoàn toàn và đang tiếp tục lãnh đạo đất nước thành công trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giải đáp được những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra, tiếp tục làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới của thời đại ngày nay.  TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật. 2. Hồ Chí Minh. 2011. Toàn tập, tập 2, 10. Hà Nội. Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật. 3. Trần Hữu Tiến. 2008. Một số vấn đề về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchu_nghia_mac_lenin_tu_tuong_ho_chi_minh_va_dinh_huong_xa_ho.pdf
Tài liệu liên quan