Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong các tác phẩm hội họa của họa sĩ Perov V.G

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có

thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp

cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc

sống, về môi trường xã hội xung quanh [1, t. 211]

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong các tác phẩm hội họa của họa sĩ Perov V.G, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA CỦA HỌA SĨ PEROV V.G. SVTH: Nguyễn Minh Hoà - 1N16 GVHD: ThS Nhâm Thị Vân Anh 1. Chủ nghĩa hiện thực trong hội hoạ Nga a. Khái niệm chủ nghĩa hiện thực: Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh [1, t. 211]. b. Quá trình hiện thực phê phán thâm nhập vào hội họa Nga: Giai đoạn lịch sử khoảng đầu những năm 1830, trong văn hóa Nga có những chuyển biến rõ rệt. Cuộc nổi dậy của những người tháng Chạp theo tư tưởng tự do chống lại sự cai trị độc đoán của hoàng đế Nicolai Đệ Nhất vào năm 1825, đã trở thành ranh giới, chia đời sống xã hội ở Nga ra làm hai thời kỳ: thời kỳ của những hoài bão đã qua đi và thời kỳ của những ảo tưởng tan vỡ đang tiến đến. Những biến động lớn của xã hội Nga khoảng giữa thế kỷ 19 đã tạo điều kiện làm nảy sinh một trường phái mới trong hội họa Nga – trường phái hiện thực phê phán. Trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, nước Nga tồn tại với một loạt những mâu thuẫn, bất đồng gay gắt giữa các giai tầng khác nhau trong xã hội. Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ 19, các tác giả thuộc trường phái hiện thực phê phán đặc biệt chú đến những đề tài mang tính xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Họ tập trung lột tả những nét tinh tế của những bối cảnh trong đời sống, thêm thắt vào đó là ý nghĩa răn đe, vạch trần các thói xấu, tệ nạn của xã hội và đã cho ra đời nhiều tác phẩm gây tiếng vang lớn và đã đạt đến đỉnh cao trong các sáng tác của họa sĩ Fedotov với những sáng tác tiêu biểu như: “Bữa sáng của người được nhận huân chương” năm 1846, “Đại úy đi hỏi vợ” năm 1848, hay “Bữa sáng của nhà qu tộc trẻ”. Đây cũng là những tác phẩm đã tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tranh đời sống sinh hoạt trong nửa cuối thế kỷ 19. Từ những năm 60, trong hội họa Nga dần hình thành những nguyên tắc của khuynh hướng dân chủ, khởi đầu là cuộc nổi loạn của 14 học viên Học viện nghệ thuật hoàng gia Saint Peterburg và sự ra đời của “Hội triển lãm lưu động”- một tổ chức dân chủ đối lập hoàn toàn với nghệ thuật hàn lâm [1, t. 212]. Thể loại tranh sinh hoạt trong những năm 60 mang ý nghĩa vạch trần, tố cáo. Lựa chọn các đề tài bức thiết, sâu sắc, các họa sĩ muốn làm tăng tính bi kịch của hiện thực, 53 bằng cách đó gợi nên sự cảm thông đối với những nạn nhân của xã hội bất công, rối ren ngày đó. Lột tả đời sống hiện thực, các họa sĩ cho rằng, mục đích chính của nghệ thuật chính là giáo dục con người. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của trường phái hiện thực phê phán trong giai đoạn này phải kể đến chính là những sáng tác của Perov với: “Bộ Ba”, “Cậu b nhạc sĩ đường phố”, “Tiễn đưa người quá cố” Cuối thế kỷ 19, với những biến động lớn và thay đổi vô c ng mạnh mẽ trong xã hội Nga đã bẻ lái con tàu hội họa theo một hướng mới. Các họa sĩ không chỉ phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội đương thời, mà quan trọng hơn họ đã thực sự đi vào cuộc sống, phản ánh cuộc sống làm cho nghệ thuật trở thành một phần tất yếu nảy nở và quay trở tương tác với mảnh đất này. Hiện thực xã hội sôi động và cả đầy rẫy những tai ương, bất công trong xã hội Nga nửa sau thế kỷ 19 đã thực sự lôi cuốn các họa sĩ ra khỏi bức tường khô cứng của viện hàn lâm nghệ thuật để h a mình vào cuộc sống, lắng nghe và phản ánh từng hơi thở của cuộc sống sinh động. Vào thời kì này, những quan niệm thường gặp trong nghệ thuật được gọi chung bằng cụm từ “sự thật về cuộc sống”[1, t. 214]. 2. V.G. Perov – bậc thầy của dòng tranh phê phán 19 Hiện thực xã hội luôn tồn tại tính hai mặt của nó, có cả mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, hiện thực xã hội Nga trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 thật đáng buồn khi gam màu tối trở thành gam màu chủ đạo. Là những người phản ánh chân thực cái hiện thực ấy, các họa sĩ đương thời đã phơi bày toàn bộ hiện thực xã hội phũ phàng trong các tác phẩm của mình. Xem qua những tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ này, người xem có thể cảm nhận một hiện thực như đang thét lên, đang rên xiết về những bất công trong xã hội. Người khởi xướng, đồng thời cũng là họa sĩ thành công nhất về d ng tranh hiện thực trong thời gian này, người đã được cả giới hội họa thừa nhận và thán phục, chính là Vasili Grirorevich Perov. Các tác phẩm của Pirov thấm đậm l ng trắc ẩn, sự day dứt, đau đớn trước số phận của những con người nhỏ b , những mảnh đời dưới đáy của xã hội - nông dân, thợ thủ công, những viên chức thấp cổ b họng và những người không thể tự bảo vệ mình trước cường quyền và giai cấp thống trị trong xã hội [2, t. 14]. a. c tranh ộ a” Nội dung bức tranh đề cập đến cuộc sống ngh o khổ đến c ng cực của những thân phận thấp h n trong xã hội. Tác giả đã khắc họa hình ảnh 3 đứa b đang phải lao động cơ cực trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Những số phận cơ hàn trong tranh, những đứa trẻ nhỏ, lẽ ra ở độ tuổi này, chúng cần phải được chăm sóc, vui chơi, cưng nựng và đương nhiên, được miễn mọi nghĩa vụ lao động. Tuy nhiên, những đứa trẻ trong tranh của Perov lại hiện lên với vẻ bần hàn, cơ cực đến tột độ, đồng thời lại phải làm việc nặng nhọc trong những điều kiện thời tiết vô c ng khắc nghiệt. Đó cũng chính là mặt 54 trái của hiện thực xã hội cuối thế kỷ 19, nơi mà những tâm hồn cao thượng, nhân văn có thể nghe thấy tiếng kêu cứu của những thân phận thấp h n. Bức tranh “Bộ Ba” thực sự là sự hóa thân của cuộc sống hiện thực. Trong tranh, thay vì ba con ngựa kéo, người xem lại được chứng kiến cảnh ba cháu nhỏ con nhà nghèo, đang kéo xe trượt tuyết chở đầy nước trên con đường ngập tuyết trong một chiều đông băng giá. Bọn trẻ đang dồn hết sức để kéo chiếc xe vượt dốc, cho dù phía sau có người lớn hỗ trợ đẩy lên dốc. Bao quanh những con người tội nghiệp là một khung cảnh thật ảm đạm, khốn c ng. Họ như đang bị bóng tối, tuyết trắng, gió lạnh, và một không gian thê lương quấn quyện lấy, bóp nghẹt. Gió làm tung áo khoác của cô bé gái, để hở ra lớp váy cũ áo sờn rách nơi đầu gối. Đứa trẻ trai bên ngoài cùng dường như không còn sức mà đi nữa. Toàn thân nó như rã rời, hai tay áo dài quá cỡ đang rủ xuống đất. Chiếc áo này có lẽ do ai đó cho nó! Chỉ có đứa bé lớn nhất – đứa anh cả, đang dồn tất cả nghị lực yếu ớt của một “đứa trẻ bị bắt trở thành người lớn” c ng chút sức yếu ớt để kéo toàn bộ gánh nặng vô tình xã hội đã đổ lên vai mình. Bức tranh đã thực sự thành công trong việc lột tả thần thái đáng thương của những đứa trẻ tội nghiệp, đồng thời phản ánh trung thực một mảng tối của xã hội đương thời, nơi đã cướp đi tuổi thơ của những đứa trẻ [2, t. 112]. b. Tác hẩm: Cậu nhạc sĩ đường hố” Trong cuộc đời nghệ sĩ của Perov, sau khoảng thời gian dài sống và sáng tác tại nước ngoài, tinh thần tố giác - tư tưởng chủ đạo trong các sáng tác của ông từ thủa mới vào nghề dần biến mất, thay vào đó là sự cảm sự thấu cảm sâu sắc với các nhân vật được khắc họa – điều mà về sau đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt trong các sáng tác của ông. Tác phẩm: “Cậu b nhạc sĩ đường phố”, 1 trong những tác phẩm thành công nhất của họa sĩ trong thời kỳ ông sinh sống ở Paris. Trong tác phẩm, họa sĩ đã khắc họa hình ảnh một cậu b vô gia cư, sinh sống bằng nghề chơi nhạc trên đường phố. Sau một ngày lao động cật lực để mưu sinh, cậu đang thiếp đi tại một góc nhỏ trên một con phố tồi tàn. Trong tranh, cậu b với bộ đồ cũ nát, xộc xệch, mái tóc bết sau nhiều ngày chẳng được gội rửa c ng chú khỉ 55 con trên vai đang ngủ gục trong xó tối, gợi lên trong l ng người xem cũng như họa sỹ sự trắc ẩn và thương xót khôn nguôi. Cuộc sống thật khó khăn, bất công và đầy nghiệt ngã với một tâm hồn thơ dại. D c n rất nhỏ đã phải vật lộn mưu sinh trong bão táp cuộc đời [2. t. 119]. c. Tác hẩm: Đưa ti n người uá cố” Tác phẩm: “Tiễn đưa người quá cố” là sự thấu cảm và xót thương tột c ng cho những thân phận dưới đáy của xã hội. Vào một chiều đông lạnh lẽo, trong một gia đình nông dân ngh o khó, có một chuyện vô c ng đau buồn đã xảy ra. Người đàn ông trong gia đình đã trút hơi thở cuối c ng, chấm dứt chuỗi ngày c ng cực để trở về c ng đất mẹ. Những người c n lại đành nuốt nước mắt để tiễn biệt người thân. Bức tranh mô tả khoảnh khắc tang thương nhất của một gia đình khi người góa phụ và 2 đứa con thơ đang đưa tiễn người chủ của gia đình – người chồng – người cha của mình về nơi an nghỉ cuối c ng. Con ngựa gầy g k o cỗ quan tài gỗ một, xộc xệch trên con đường ngập tràn tuyết trắng. Đề tài, cốt truyện, cách thể hiện rất đơn giản nhưng ẩn chứa trong bức tranh tưởng như nhỏ b ấy là toàn bộ nỗi thống khổ của con người, là nỗi đau thương, bi thảm đến mức thê lương của cả 1 kiếp người. Họa sĩ đã rất thận trong và tinh tế trong từng n t vẽ để đạt được mục đích nghệ thuật của mình. Trong tranh, người ta không thấy những giọt nước mắt, thậm chí, nhân vật chính – người mẹ – người đang điều khiển cỗ xe ngựa lại được vẽ trong tư thế ngồi, quay lưng lại với người xem.Một nỗi đau những dường như đã ăn sâu vào tâm can, trở thành một nỗi đau muôn thủa, một nỗi buồn thê lương đến mức không thể và cũng không cần phải phác họa nữa. Bên cạnh đó, hình ảnh tấm lưng như đang g xuống của người góa phụ gợi cho người xem liên tưởng đến hình ảnh con ngựa già nua với những bước đi khó nhọc trên đường đầy tuyết phủ. Đó thực sự là một hình ảnh ẩn dụ đầy sâu sắc về một kiếp người! Cỗ xe trượt tuyết đang đi trên con đường dẫn lên đỉnh núi như k o người xem vào không gian của bức tranh, khiến người xem dường như trở thành một phần của bức tranh vậy. Phong cảnh cũng góp phần không nhỏ vào tâm trạng chung, chi phối tác phẩm. Trong một buổi chiều tang tóc, bầu trời trở nên ảm đạm, mịt m , băng giá càng làm tăng thêm ấn tượng về sự đơn độc, trĩu nặng, đau khổ đến c ng cực và cảm giác 56 cô đơn, không nơi nương tựa của những số phận hẩm hiu trong bức tranh này. Tất cả đều đã được tác giả sử dụng rất kh o l o và tinh tế để tạo thành một tác phẩm đầy cảm xúc, thể hiện sự thấu cảm nỗi thống khổ của những kiếp phận bần hàn [2, t. 125] . Có thể nói, hoạ sĩ tài năng Perov đi vào lịch sử văn hóa Nga như một guơng mặt tiêu biểu cho thập niên 60 thế kỷ 19. Bằng tài năng và cái nhìn sâu sắc đối với hiện thực xã hội bất công ông đã để lại cho hội hoạ Nga những tác phẩm vô giá. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Кукина Е. М., Русская живопись второй половины XIX века. Критический реализм и академизм. // Вестник ВГИК, М., 2014. - С. 210-215. 2. Лясковская О. А., Особенности творческого пути художника В.Г. Перова, . 4-е изд., испр. и доп. - М.: Искусство, 2000. 3. В.Г. Перов – жизнь и творчество . [Электронный ресурс] – режим доступа: https://www.culture.ru/persons/8740/vasilii-perov

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchu_nghia_hien_thuc_phe_phan_trong_cac_tac_pham_hoi_hoa_cua.pdf
Tài liệu liên quan