Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Con người sống có cần mục đích ko? Vì sao?

Con người có thể sống tách biệt với tự nhiên và xã hội được ko? Vì sao?

Theo truyền thuyết của người Việt, nhân dân Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?

Khi khoa học chưa phát triển, để lý giải các hiện tượng tự nhiên con người làm sao?

Tôn giáo ra đời để làm gì?

 

 

ppt67 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chủ nghĩa duy vật biện chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI THẢO LUẬN Con người sống có cần mục đích ko? Vì sao? Con người có thể sống tách biệt với tự nhiên và xã hội được ko? Vì sao? Theo truyền thuyết của người Việt, nhân dân Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Khi khoa học chưa phát triển, để lý giải các hiện tượng tự nhiên con người làm sao? Tôn giáo ra đời để làm gì? KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC, NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC Định nghĩa: (Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác), triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vai trò và vị trí của con người trong thế giới đó. Về nguồn gốc: Nguồn gốc nhận thức: khi tư duy của con người đạt đến trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, do đó có khả năng chuyển từ nhận thức kinh nghiệm sang nhận thức lý luận. Nguồn gốc xã hội: đó là khi hoạt động sản xuất của con người có sự phân công lao động, chế độ tư hữu hình thành, giai cấp xuất hiện. Thế giới quan là hệ thống quan niệm (quan điểm) chung của con người về thế giới; về con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Các hình thức - trình độ phát triển của thế giới quan “Sự phán quyết của Paris”, hình ảnh Paris trao quả táo vàng cho Aphrodite. Câu hỏi thảo luận * Trái đất được tạo ra từ đâu? Làm thế nào để có động thực vật và con người như ngày nay? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay ko? Vì sao? Vận động là gì? Có bao nhiêu loại vận động? Không gian là gì? Thời gian là gì? Khách quan ? Chủ quan ? Phân biệt vận động và đứng im? Khi đi trên đường, các bạn thấy 1 cái cây. Theo các bạn cái cây các bạn thấy đang đứng im hay đang vận động? Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Ph.Ăngghen viết “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong trường hợp này có thể hiểu là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. - Mặt thứ nhất (bản thể luận): Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai (nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Mối quan hệ giữa VC và YT trở thành vấn đề cơ bản của triết học vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Hơn nữa, việc giải quyết các mối quan hệ trên là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản triết học có 3 cách trả lời. + Nhà triết học nào cho rằng VC có trước, YT có sau, VC quyết định YT gọi là CNDV. + Nhà triết học nào cho rằng YT là cái có trước, VC là cái có sau, YT quyết định VC gọi là CNDT. + Giữa VC và YT tồn tại độc lập không cái nào sinh ra cái nào, không cái nào quyết định cái nào gọi là triết học nhị nguyên. - Giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học? + Khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới gọi là thuyết khả tri. + Khẳng định con người không có khả năng nhận thức được thế giới gọi là thuyết bất khả tri hay thuyết không thể biết. 2. CNDV biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của CNDV + Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ thời cổ đại có ở nhiều nơi như: Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp. Sở dĩ gọi là chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp chứ chưa có khoa học chứng minh. + Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII-XVIII bị ảnh hưởng bởi sự phát triển rực rỡ của cơ học cổ điển của I.Newton, họ xem con người chỉ như hệ thống máy móc phức tạp khác nhau mà thôi. Ngoài ra, họ còn là những nhà siêu hình khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới ở trạng thái ngưng đọng, biệt lập, không vận động, không phát triển. + CNDVBC do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ thứ XIX và sau đó được Lênin phát triển vào đầu thế kỷ XX. CNDVBC xem xét thế giới trong một chỉnh thể, vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó. II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Vật chất Phạm trù vật chất: KIM MỘC THỦY HỎA THỔ Bản thể của vạn vật được quy 5 tố chất căn bản, tồn tại trong mối quan hệ SINH – KHẮC – THỪA VŨ “五行”说 THUYẾT NGŨ HÀNH “Thế giới vật chất đã, đang và sẽ vĩnh viễn là ngọn lửa bất diệt, bùng cháy lên và lụi tàn theo Logos của nó” Mọi tồn tại trong thế giới đều được tạo nên từ các nguyên tử - phần tử cuối cùng không thể phân chia – giữ vai trò là bản nguyên của thế giới Mô hình nguyên tử của Đemocrrit và mô hình nguyên tử của Vật lý học hiện đại Bản nguyên của thế giới không phải là nguyên tử ! W. Rơnghen đã phát hiện ra tia X vào những năm 1800 “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Vật chất không phải chỉ bao gồm những gì được tạo nên từ nguyên tử, mà là tất thảy những gì tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức... VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN Ý THỨC LÀ SỰ PHẢN ÁNH CHỦ QUAN ĐỐI VỚI TỒN TẠI KHÁCH QUAN Bản chất khách quan của ánh sáng Quan niệm của các nhà khoa học về bản chất của ánh sáng: Sóng – Hạt – Thống nhất S & H Ý nghĩa của định nghĩa: 1. Chống lại quan điểm của CNDT chủ quan và khẳng định: VC không do cảm giác của con người tạo ra mà cảm giác chỉ là phản ánh VC mà thôi. 2. Chống lại quan điểm của CNDT khách quan cho rằng: “ý thức tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới” sinh ra VC. 3. Kế thừa và hoàn chỉnh các tư tưởng triết học DV cổ đại, khắc phục được hạn chế của CNDV trước Mác về VC và phân biệt phạm trù VC với các dạng VC cụ thể. 4. Mở đường cho khoa học phát triển, khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới. 5. Giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm của CNDVBC. b) Phương thức tồn tại của vật chất - Định nghĩa vận động: Là mọi sự biến đổi nói chung. - Phân biệt vận động với đứng im: - Nguồn gốc của vận động: - Những hình thức vận động cơ bản: + Vận động cơ học + Vận động vật lý + Vận động hóa học + Vận động sinh học + Vận động xã hội - Không gian: là đề cập đến vị trí, quảng tính của sự vật Tính chất của không gian: + Tính khách quan. + Tính ba chiều. + Tính vô tận, vĩnh viễn. - Thời gian: là độ dài tồn tại, độ dài diễn biến nhanh hay chậm của các quá trình. Tính chất của thời gian: + Tính khách quan. + Tính một chiều. + Tính mâu thuẫn của thời gian 12 thành phần cơ bản của “vật chất”: (6 lepton & 6 quărk) 4 loại lực cơ bản (hấp dẫn, điện từ, tương tác yếu, tương tác mạnh) Khám phá của các khoa học tự nhiên về các hình thức tồn tại của vật chất Từ các hình thức vật chất tự nhiên chưa có đặc tính của sự sống với những cấu trúc từ vĩ mô đến vi mô ... ...... đến vật chất tự nhiên có đặc tính của sự sống hết sức đa dạng trong giới tự nhiên... ..... và sự xuất hiện của con người với những hình thức tổ chức xã hội hết sức đa dạng trong lịch sử tiến hóa hàng vạn năm qua đến nay. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất ... bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư duy”“ “Là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất” Chuyển dịch vị trí của vật thể trong không gian F = G.m1m2/r2 E = mc2 88Ra226   ======> 86Rn222  + 2He4 NaOH + HCl = NaCl + H2O Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2 Từ phương thức sinh tồn sơ khai của loài người đến phương thức hiện đại Thời bao cấp Đổi mới và hội nhập c) Tính thống nhất vật chất của thế giới + Một là, chỉ có một thế giới duy nhất, thống nhất là thế giới VC. Thế giới VC tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức của con người. + Hai là, mọi bộ phận của thế giới VC đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện cụ thể là nó đều là dạng tồn tại cụ thể của VC, là những kết cấu VC, hoặc nguồn gốc VC, do VC sinh ra và đều chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới VC. + Ba là, thế giới VC tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không tự sinh ra, không tự mất đi. Câu hỏi thảo luận (tiếp) * Ý thức là gì? Chủ thể của ý thức là ai? Để có ý thức con người cần phải có cái gì? Ý thức có bị chi phối ko? Và bị cái gì chi phối? Vật chất đóng vai trò gì trong sự hình thành phát triển ý thức con người? Ý thức của con người có ích hay ko? Ích lợi của ý thức là gì đối với cuộc sống? * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 2. Ý thức: Nguồn gốc của ý thức Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (điều kiện cần): Bộ não người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo. - Nguồn gốc xã hội (điều kiện đủ): Nguồn gốc xã hội bao gồm lao động và ngôn ngữ: + Vai trò của của lao động trong việc hình thành ý thức: + Vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành và phát triển ý thức: Từ sự phản ánh thông tin đến sự phản ánh năng động sáng tạo của ý thức P/a Vật lý Mặt nước có khả năng phản ánh vật: ngựa, ánh sáng mặt trời,… Tính cảm ứng ở thực vật; hướng về ánh sáng,… P/a tập nhiễm ở động vật bậc cao P/a ý thức: NC khoa học (NC bản chất AS) P/a ý thức: sự hình thành kinh nghiệm LĐ: săn bắn, dùng lửa, … Trong chính quá trình lao động và giao tiếp đã làm hình thành và phát triển ngôn ngữ. Từ ngôn ngữ thông thường đến ngôn ngữ khoa học * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 2. Ý thức: b) Bản chất và kết cấu của ý thức * Bản chất của ý thức Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội, nó là sự phản ánh một cách năng động, tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Từ nghiên cứu khám phá bản chất di truyền, biến dị của sự sống, các nhà khoa học công nghệ Sinh học có thế sáng tạo ra các giống mới ... * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG * Kết cấu của ý thức + Tri thức (lý trí): là toàn bộ những hiểu biết, kết quả quá trình nhận thức của con người. + Ý chí (niềm tin): là biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những trở ngại trong quá trình thực hiện mục đích, lý tưởng. + Tình cảm: là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Vai trò của vật chất đối với ý thức Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. + Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức + Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế vậy. + Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành, phát triển đến đó. + Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo. Vật chất quyết định nội dung, những hình thức biểu hiện, và sự biến đổi của ý thức. * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG b) Vai trò của ý thức đối với vật chất - Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất thông qua hoạt động của con người; sự tác động diễn ra theo hai hướng: tích cực và tiêu cực + Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong cải tạo thế giới. + Ý thức không phản ánh đúng thế giới khách quan sẽ kìm hãm hiệu quả hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới. Tuy nhiên, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn của con người dù đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dựa trên phản ánh thế giới vật chất và những điều kiện vật chất khách quan. * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 4. Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - Khi vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào trong đời sống xã hội thì phải tìm ra được trong đời sống xã hội những gì thuộc về nhân tố vật chất, những gì thuộc về nhân tố ý thức. - Những nhân tố vật chất: Hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên – xã hội, dân số, phương thức sản xuất, những quan hệ, lợi ích, quy luật,... * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 4. Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - Cơ sở để giúp ta xác định được những nhân tố ý thức là định nghĩa bản chất của ý thức, đó là toàn bộ đời sống ý thức (tinh thần) của con người, toàn bộ quá trình phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc con người. Những nhân tố ý thức: những đường lối, chủ trương, chính sách, học thuyết, lý luận, quan điểm, tình cảm, ý chí, các phong tục, tập quán, thói quen, v.v… * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Ý nghĩa phương pháp luận: Một là, nếu vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức thì trong hoạt động của mình con người phải tôn trọng nguyên tắc khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Biểu hiện: + Thứ nhất, khi đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp, mục đích, v.v… con người không được xuất phát thuần tuý từ ý muốn chủ quan của mình mà phải xuất phát từ hoàn cảnh hiện thực. Phải xuất phát từ những nhân tố vật chất, vì những nhân tố vật chất quyết định những nhân tố ý thức. * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Thứ hai, khi có đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp, mục đích đúng, vấn đề trọng yếu quyết định con người thành – bại, đúng – sai, thắng – thua, hiệu quả - không hiệu quả là con người có tìm ra, huy động, tổ chức được những nhân tố vật chất thành một lực lượng để thực hiện đường lối, chủ trương, v.v… của mình hay không. Thứ ba, con người muốn hiểu, phân tích, giải thích về các hiện tượng tinh thần thì không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tinh thần mà phải truy tìm nguồn gốc của nó từ đời sống vật chất. * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Hai là, nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người thì trong hoạt động của mình con người phải phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của ý thức. Mọi hoạt động của con người đều thông qua ý thức, ý thức tốt thì hoạt động tốt, ý thức kém thì hoạt động kém. Thứ nhất, con người phải biết tôn trọng tri thức khoa học, phải biết tôn trọng thuần phong, mỹ tục, giá trị văn hóa,… Thứ hai, con người phải biết làm chủ được tri thức khoa học. Làm chủ tri thức khoa học phải có điều kiện vật chất và phải có một lượng tri thức nhất định. * Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Alvin Toffler viết: “Mù chữ trong thế kỷ XXI sẽ không phải là những người không biết đọc, không biết viết, mà là những người không học tập, không biết cách học, và không biết thường xuyên liên tục học tập”. Thứ ba, con người phải biết truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng nhân dân để nó trở thành tri thức, trở thành niềm tin định hướng cho quần chúng nhân dân hành động. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, nhận thức và hành động theo quy luật; chống chủ quan duy ý chí. Đồng thời phải phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan trong phạm vi điều kiện khách quan Bệnh chủ quan duy ý chí trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế (1976 – 1980) Tốc độ Tăng trưởng hàng năm GDP giai đoạn 1977 - 1980 Cửa hàng thịt Cửa hàng lương thực THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BAO CẤP TRÀN LAN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BAO CẤP TRÀN LAN Cửa hàng Tết Cửa hàng bách hoá Cửa hàng vải ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN VI CỦA ĐẢNG 12 – 1986 “Đại hội của quyết tâm đổi mới và đoàn kết tiến lên” BỐN BÀI HỌC LỚN ĐƯỢC TỔNG KẾT TRONG ĐẠI HỘI VI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptch_de_2_chuong_1_9254.ppt
Tài liệu liên quan