Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên ; Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng kinh tế, cơ hội việc làm, giảm thiểu đói nghèo đều được điều tiết bởi sự đầu tư có mục tiêu vào môi trường và xã hội.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2012: nền kinh tế xanh - Sự lựa chọn của bạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Căn cứ công văn số 359/TNMT- BVMT ngày 05/4/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang; hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh Môi trường (NS-VSMT) hướng đến ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2012 với chủ đề : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) khởi xướng Sáng kiến Kinh tế Xanh đã được đưa ra vào cuối năm 2008, trong đó mục tiêu chung là phân tích và hỗ trợ chính sách đầu tư vào các ngành xanh và việc xanh hóa các ngành không thân thiện với môi trường. Chương trình môi trường Liên hợp quốc – 2010:Kinh tế xanh là gì? Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên ; Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng kinh tế, cơ hội việc làm, giảm thiểu đói nghèo đều được điều tiết bởi sự đầu tư có mục tiêu vào môi trường và xã hội. Hình dung về kinh tế xanh đó là sự kết hợp giữa 3 thành tố: Kinh tế + Xã hội + Môi trường, kinh tế xanh có tính chất bền vững đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường. Nền kinh tế xanh là nền kinh tế mà chính sách phát triển có định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường, sinh thái. Ý nghĩa nền kinh tế xanh: Tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Kinh tế xanh không chỉ có ý nghĩa là làm kinh tế, mà nó còn đề cao việc gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển bền vững dựa trên nguồn lực địa phương. Sản phẩm xanh “Chúng ta cần một cuộc cách mạng Xanh trong một nền kinh tế Xanh. Chúng ta cần giải quyết không những về cách thức sản xuất lương thực mà còn về cách thức phân phối, tiêu thụ và tiêu dùng. Chúng ta cần một cuộc cách mạng giúp tăng sản lượng thuận với tự nhiên hơn là trái với tự nhiên” - Phó Tổng thư ký UNEP Achim Steiner Ngành nào sẽ là mũi nhọn của nền kinh tế xanh? Trước tiên là ngành xây dựng. Sau đó sẽ là các ngành sản phẩm sinh học (thức ăn, mỹ phẩm, quần áo…) Nhiên liệu thiên nhiên tái sử dụng Ngành chống ô nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải, môi trường đất, rác…) Ngành giao thông vận tải (các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên…) Nền kinh tế xanh là mục tiêu hướng tới của kinh tế toàn cầu. Trong thời gian qua, các quốc gia phải đối mặt với các thách thức do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội xảy ra liên tiếp tại nhiều quốc gia. Tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, dân số TG tăng cao kéo theo nhu cầu về nước, nơi cư trú, năng lượng... cũng tăng nhanh . Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, giá trị vốn tư bản tự nhiên chưa được định giá đúng và đủ, lãng phí tài nguyên trong sản xuất và tiêu dùng đang là những thách thức lớn đối với các quốc gia. Thách thức của nền kinh tế xanh Hiện nay các nước đang phát triền như Hàn Quốc, Singapore, Anh… họ đã tiếp cận với các công nghệ mới ít ảnh hưởng đến môi trường nên họ hướng tới nền kinh tế xanh dễ dàng hơn Còn các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo như các nước Châu Mĩ Latin, Châu Á, Châu Phi…ở các nước này trình độ KH-KT còn thấp, còn dựa nhiều vào tài nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó khi tiếp cận và triển khai nền kinh tế xanh, bảo vệ môi trường rất khó khăn. Đề xuất hướng tiếp cận nền “Kinh tế xanh” ở Việt nam. Về cơ hội Hiện nay sự quan tâm lớn nhất của cộng đồng thế giới là “Biến đổi khí hậu”. Nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, các quốc gia đang có nhiều nỗ lực, trong đó phát triển kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh đang là những xu hướng mới trong lộ trình tiến tới “Nền kinh tế xanh”. Việt Nam sẽ được trợ giúp từ các nước để tiếp cận nên kinh tế xanh VN đang trong quá trình đổi mới mở cửa và có nền chính trị ổn định là cơ sở phát triển nền KT xanh. Tiếp tục triển khai, thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2015. Thuận lợi VN nằm trong nền khí hậu nhiệt đới gió mùa có chế độ gió và năng lượng mặt trời lớn, là cơ hội cho phát triển năng lượng xanh. Thách thức Trước hết là nhận thức về nền KT xanh ở VN còn rất mới mẻ cả các doanh nghiệp và người dân, nếu không có nhận thức đúng đắn thì “nền KT xanh” khó thực hiện. Thứ 2 là các thức thực hiện, “nền KT xanh” khác hẳn so với nền KT truyền thống. Mà VN đang trong giai đoạn phát triển nên việc bắt đầu “nền KT xanh” từ đâu là thách thức lớn. Thứ ba, nền kinh tế xanh gắn với sử dụng năng lượng tái tạo, cacbon thấp, tăng trưởng xanh, đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi môi trường, thực tế các công nghệ của VN còn thấp khó có thể đạt được các mục tiêu trên. Thứ tư, về huy động nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu “Xây dựng nền kinh tế xanh”, mặc dù Việt nam đã thoát khỏi ngưỡng của nước nghèo nhưng tích luỹ quốc gia so với các nước đã phát triển còn quá thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình triển khai hướng tới “Nền kinh tế xanh”. 5) Cơ chế chính sách hướng tới thực hiện “Nền kinh tế xanh” ở Việt nam hiện nay gần như chưa có, trong khi trên thế giới cũng mới đề xuất hướng tiếp cận. Việc rà soát lại cơ chế chính sách liên quan và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với mô hình phát triển mới theo hướng cơ cấu lại ngành kinh tế và hướng tới nền “kinh tế xanh” là thách thức không nhỏ Định hướng thực hiện nền kinh tế xanh ở Việt nam Về cơ chế chính sách, trên cơ sở cương lĩnh định hướng Chiến lược phát triển kinh tế-xã Việt nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, Việt nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tập trung phát triển công nghệ cao, công nghệ thân thiên môi trường, ít sinh chất thải, phục hồi tái tạo môi trường và hệ sinh thái. Đổi mới khoa học công nghệ, kĩ thuật phù hợp với phát triển nền KT xanh. Đổi mới quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phát triển nền KT xanh. Về nhận thức, tập trung tuyên truyền giáo dục thay đổi nhận thức của mọi người chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh, để tạo sự đồng thuận trong xã hội và nhận thức về nền kinh tế xanh Cải cách thuế phù hợp với nền KT xanh. Rà soát cơ chế chính sách cho phù hợp với nền kinh tế xanh. Tích cực hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng nền KT xanh. Kết luận Chuyển đổi phương thức phát triển, hướng tới phát triển “Nền kinh tế xanh” là hướng tiếp cận mới, tuy nhiên xét về dài hạn đây là hướng tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Hơn nữa Việt nam là quốc gia phát triển sau, do vậy để rút ngắn khoảng cách phát triển và tiếp cận với một nền kinh tế hiện đại, văn minh và phát triển bền vững cần hướng tới một “Nền kinh tế xanh”.. Tuy nhiên mô hình phát triển và cơ cấu ngành nghề thế nào phù hợp với “Nền kinh tế xanh” trong điều kiện phát triển của Việt nam cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, học tập cách thức tiến hành của các quốc gia đã thực hiện trước để từ đó có lộ trình và bước đi phù hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- the_khoa_slna_5129.ppt