Về bản chất, sàn gỗ công nghiệp cũng được làm từ gỗ, bao gồm bột gỗ
(chiếm khoảng 85%) và các chất phụ gia khác làm tăng độ cứng cho gỗ. Tất cả
nguyên liệu được hòa trộn và ép dưới áp suất rất lớn tạo nên những tấm ván mỏng
nhưng có độ cứng cao, chịu lực tốt, chịu được các tác động của thời tiết, không bị
mối mọt, co ngót cong vênh theo thời tiết. Thêm vào đó, các tấm ván gỗ lại được
xử lý bề mặt bằng các chất liệu đặc biệt để mặt dưới có thể chống thấm và ẩm
mốc, mặt trên được tạo vân gỗ tự nhiên với các màu sắc khác nhau và được phủ
lớp chống xước. Chính vì vậy, sàn gỗ công nghiệp không những đa dạng về màu
sắc và kiểu dáng vân gỗ mà còn rất bền với thời gian.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chọn mua & sử dụng sàn gỗ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn mua & sử dụng sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu lắp ráp nhà ở mới phổ biến ở nước
ta thời gian gần đây. Do nguồn cung cấp về gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm
hơn nên gỗ công nghiệp ngày càng trở thành vật liệu thay thế hoàn hảo cho
gỗ tự nhiên không chỉ trong lĩnh vực làm sàn mà còn cả trong các lĩnh vực
khác như cửa, đồ gỗ nội thất.
Về bản chất, sàn gỗ công nghiệp cũng được làm từ gỗ, bao gồm bột gỗ
(chiếm khoảng 85%) và các chất phụ gia khác làm tăng độ cứng cho gỗ. Tất cả
nguyên liệu được hòa trộn và ép dưới áp suất rất lớn tạo nên những tấm ván mỏng
nhưng có độ cứng cao, chịu lực tốt, chịu được các tác động của thời tiết, không bị
mối mọt, co ngót cong vênh theo thời tiết. Thêm vào đó, các tấm ván gỗ lại được
xử lý bề mặt bằng các chất liệu đặc biệt để mặt dưới có thể chống thấm và ẩm
mốc, mặt trên được tạo vân gỗ tự nhiên với các màu sắc khác nhau và được phủ
lớp chống xước. Chính vì vậy, sàn gỗ công nghiệp không những đa dạng về màu
sắc và kiểu dáng vân gỗ mà còn rất bền với thời gian. Với những ưu điểm nổi bật
trên, sàn gỗ công nghiệp đã thể hiện tính ưu việt hơn hẳn các vật liệu truyền thống
như sàn gỗ tự nhiên và gạch men, mà giá thành lại rất hợp lý, chỉ đắt hơn gạch
men một chút và rẻ hơn gỗ tự nhiên. Vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng với chi phí hợp
lý càng làm cho sàn gỗ công nghiệp được ưa chuộng hơn khi chọn vật liệu làm
sàn.
CẤU TẠO CHẮC CHẮN
Sàn gỗ công nghiệp thông thường có 4 lớp: Lớp vật liệu đặc biệt
(Melamine resins) trong suốt, có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo lên lớp bề mặt
vững chắc; chống nước, xước, va đập, phai màu; chống sự xâm nhập của các vi
khuẩn và mối mọt; chống lại các tác dụng của hóa chất và dễ dàng lau chùi, bảo
dưỡng. Lớp thứ hai là lớp phim tạo vân gỗ tự nhiên. Màu sắc và vân gỗ được lựa
chọn từ nhiều loại màu sắc và vân gỗ tự nhiên trong thực tế mang đến cho người
tiêu dùng rất nhiều sự lựa chọn về các kiểu vân gỗ và màu sắc khác nhau, từ
những màu sáng rất tươi trẻ cho đến những màu tối sang trọng. Lớp vân gỗ này
được lớp thứ nhất bảo vệ nên luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi
trong suốt quá trình sử dụng. Lớp lõi bằng gỗ HDF (High Density Flywood) được
tạo thành bởi 80 - 85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ
cứng và kết dính cho gỗ. Hầu hết các loại sàn gỗ công nghiệp đều sử dụng lại lõi
HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và
có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khỏe. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc
màu trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không ảnh
hưởng gì tới chất lượng của nó. Lớp tráng phía dưới của tấm ván sàn bằng vật liệu
tổng hợp đặc biệt có tác dụng ổn định bề mặt dưới, chống mối mọt, cong vênh,
chống nước. Một số sàn có thêm lớp giấy kraft đặc biệt xen giữa lớp tạo vân và
lớp lõi HDF làm tăng thêm độ cứng và độ gắn kết giữa các lớp, góp phần ổn định
bề mặt của sàn trước các tác động của thời tiết và quá trình sử dụng. Tất cả các lớp
được ép lại với nhau dưới áp lực cao (trên 1000 kg/cm2) tạo lên một khối đồng
nhất, vững chắc. Hầu hết chất liệu tạo nên tấm ván sàn đều có nguồn gốc tự nhiên
và đã được kiểm định đảm bảo không có ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG
Hầu hết mọi người mua sàn gỗ công nghiệp đều phân vân khi phải lựa
chọn trong số rất nhiều loại sàn khác nhau: kết cấu mộng đơn (phải dùng keo)
hoặc mộng kép (không phải dùng keo); các loại lõi HDF, MDF, hoặc một loại đặc
biệt nào đó; các loại màu sắc và vân gỗ khác nhau; các phân loại cho từng mục
đích sử dụng và các mức độ chống xước khác nhau. Mức giá cũng khác nhau, dao
động từ 195.000 - 600.000 đồng/ m2. Chọn loại sàn gỗ nào, với mức giá nào? Làm
sao khách hàng có thể phân biệt được đúng loại sàn phù hợp với mục đích sử dụng
của mình? Đấy chính là những câu hỏi mà hầu hết người nào đang có nhu cầu về
sàn gỗ đều gặp phải. Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn và người tiêu
dùng, cần lưu ý những điểm sau:
Sàn ở phòng khách được sử dụng thường xuyên hơn ở phòng ngủ, cầu
thang được sử dụng nhiều hơn ở phòng khách. Điều đó dẫn đến việc phải phân ra
nhiều loại (theo tiêu chuẩn châu Âu). Những biểu tượng dưới đây sẽ được thể hiện
trên bao bì sản phẩm.
- Phân theo phân loại sản phẩm:
Có 6 phân loại sử dụng theo thứ tự tăng dần: 21, 22, 23 - 31, 32, 33. Phân
loại 21 - 23 dành cho những khu vực riêng tư như phòng khách, phòng ngủ, bếp.
Phân loại 31 - 33 được sử dụng cho các khu vực công cộng hoặc thương mại. Mỗi
khu vực được chia ra thành 3 nhóm: moderate (vừa phải), general (thường xuyên),
heavy (nặng). Ví dụ: Loại 21: dùng cho nhà ở, mức sử dụng vừa phải (ví dụ phòng
ngủ). Loại 22: dùng cho nhà ở, mức sử dụng thường xuyên (ví dụ phòng khách,
phòng ăn). Loại 23: dùng cho nhà ở, mức sử dụng nặng (ví dụ cầu thang). Chính vì
vậy điều quan trọng khi chọn mua sàn gỗ là chọn đúng dòng sản phẩm phù hợp
với nhu cầu sử dụng. Để đánh giá và phân loại sản phẩm, ngoài mức độ chống
xước (abrasion resistance), người ta còn kiểm tra các tiêu chí sau: mức độ chịu lực
(impact resistance), độ bền màu (resistance to staining), độ bền với thuốc lá cháy
(resistance to cigarette burns), ảnh hưởng của chân ghế, khả năng phồng lên của
sàn, và chất lượng của lõi sàn.
- Độ chống xước:
Xét trong thời gian dài, chỉ số chống xước chính là tiêu chí để đánh giá
chất lượng của sản phẩm, độ chống xước càng cao thì chất lượng của sản phẩm
càng cao. Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu mới đã định nghĩa độ chống xước rất chi
tiết cho từng phân loại. Độ chống xước thể hiện độ bền của bề mặt sản phẩm trong
quá trình sử dụng. Độ chống xước càng cao thì bề mặt sản phẩm càng cứng và bền
hơn. Độ chống xước được chia thành các cấp độ tăng dần từ AC1 tới AC5. Ký
hiệu AC1 - AC2: có độ chống xước trung bình, thích hợp với mục đích dân dụng,
tại những nơi có cường độ sử dụng thấp như phòng ngủ. Tuy nhiên xu hướng hiện
tại người sử dụng ít chọn cấp độ này. AC3: có độ chống xước cao, thích hợp với
mục đích sử dụng dân dụng và văn phòng với quy mô nhỏ, tại những nơi có cường
độ sử dụng cao như phòng khách, phòng ăn, phòng đọc sách hoặc văn phòng làm
việc với quy mô nhỏ. Đây là cấp độ phổ biến nhất vì giá phù hợp, có độ bền về bề
mặt và màu sắc trong điều kiện sử dụng bình thường là trên 10 năm và độ bền về
kết cấu trên 20 năm. AC4 - AC5: có độ chống xước rất cao, thích hợp với mục
đích sử dụng thương mại hoặc công cộng như các sảnh lớn, văn phòng lớn, nhà thi
đấu. Loại sàn này có độ dày 12 mm và có giá rất cao nên không phổ biến lắm, các
nhà phân phối thường chỉ nhập hàng khi đã nhận được đơn đặt hàng.
- Độ dày của sàn gỗ:
Sàn gỗ công nghiệp thường có độ dày từ 6 mm - 12 mm, nhưng phổ biến là
loại 8 mm và 12 mm. Loại 8 mm là thông dụng nhất, sử dụng cho các công trình
dân dụng, chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu cho mục đích sử dụng như phòng
khách, phòng ngủ, bếp,... Loại sàn 12 mm có giá cao hơn, dùng cho các công
trình công cộng như hội trường, nhà thi đấu, văn phòng làm việc lớn...
Tuy nhiên, cũng như gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp có khả năng chịu
nước không cao bằng gạch men. Mặc dù đã được phủ lớp chống nước cho cả hai
mặt, nhưng nếu sàn bị ngập nước do mưa hoặc nước tràn từ ngoài vào, các mối
ghép có thể bị ngấm nước và nở ra, làm cho sàn bị phồng lên và các mối ghép
không còn được khít như trước. Chính vì vậy độ bền của sàn gỗ phụ thuộc rất
nhiều vào người sử dụng. Chỉ nên dùng khăn hay giẻ ướt để vệ sinh sàn, không
nên đổ cả xô nước lên sàn để rửa, không nên để nước mưa hắt hoặc tràn vào sàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chon_mua_2628.pdf