CHỌN GIỐNG DƯA CHUỘT

Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5 - 2,5 m.

Thân chính thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm.

 

ppt102 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2704 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu CHỌN GIỐNG DƯA CHUỘT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỌN GIỐNG DƯA CHUỘT Cucumis sativus L. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Đình Hòa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nguyễn Thanh Tú A/ MỞ ĐẦU Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng , là cây rau truyền thống, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước.Những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, dưa chuột là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thấ giới.Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là:Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ , Hà Lan,Thỗ Nhĩ Kỳ, Balan, Aicập và Tây Ban Nha.Dưa chuột được trồng từ châu Á, Châu Phi đến 630 vĩ bắc. Ở nước ta những năm gần đây dưa chuột đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất. Trước đây dưa chuột được dùng như một loại quả tươi để giải khát là chủ yếu.Khi thị trường trong nước và thế giới được mở rộng , nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú thì việc đa dạng hoá cách sử dụng là tất yếu.Ngày nay dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn thường nhật dưới dạng quả tươi, sào,trộn salat, cắt lát , muối chua , đóng hộp ,..Dưa chuột còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng .Vì vậy giống dưa chuột cũng phải phong phú đa dạng để phù hợp với những yêu cầu khác nhau như giống chuyên dùng cho chế biến, giống dùng để ăn tươi , dùng để xuất khẩu…   B/ NỘI DUNG 1/ Nguồn gốc, phân loại thực vật học 2/ Đặc điểm thực vật học 3/ Biểu hiện giới tính 4/ Phân loại 5/ Kỹ thuật gieo trồng 6/ Quỹ gen 7/ Phương pháp chọn tạo giống dưa chuột 8/ Sản xuất hạt giống dưa chuột. 9/ Kỹ thuật trồng đặc thù của sản xuất hạt lai F1 10/ Thành tựu 1/ Nguồn gốc, phân loại thực vật học 1.1/ Nguồn gốc: 1.2/ Phân loại thực vật học: 1.1/ Nguồn gốc: Dưa chuột ( Cucumis sativus) nằm trong họ bầu bí có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Phi, chi dưa chuột bao gồm một số loài như dưa gai, dưa mật, dưa thơm (anguria, melo và sativus).Dưa chuột là loại rau truyền thống.Nhiều tài liệu cho biết dưa chuột có nguồn gốc ở miền tây Ấn Độ.Cũng có ý kiến cho rằng dưa chuột còn có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3000 năm nay.Dưa chuột được đưa đến một số vùng phía Tây châu Á, Bắc Phi và Nam Âu .Dưa chuột được giới thiệu ở Trung Quốc rất sớm có thể 100 năm hoặc hơn trước công nguyên . Trong giai đoạn Roma dưa chuột có giá trị phát triển phương pháp trồng dưới mái che, Charlemagne đã trồng dưa chuột, và đến thế kỷ 13 dưa chuột được dưa đến nước Anh, Columbus đã gieo trồng dưa chuột ở Haiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của ông.Người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột của địa phương trong thời gian bọn thực dân thống trị lâu dài ở thập kỷ 16. 1.2/ Phân loại thực vật học: Giới (regnum) : Plante Ngành (divisio): Magnoliophyta Lớp (class) : Magnoliopsida Bộ (ordo) : Cucurbitales Họ (familia) : Cucurbitaceae Juss. Chi (genus) : Cucumis Loài (species) : C. sativus   Tên khoa học của dưa chuột : Cucumis sativus L. 2/ Đặc điểm thực vật học: 2.1/ Rễ 2.2/ Thân 2.3/ Lá 2.4/ Hoa 2.5/ Quả 2.6/ Hạt 2.1/ Rễ Rễ của dưa chuột có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, rễ nhánh và rễ phụ pháp triển theo điều kiện đất đai . Rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40 cm, hầu hết tập trung ở phần đất 15-20cm. 2.2/ Thân Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5 - 2,5 m. Thân chính thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm. 2.3/ Lá Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài 5 - 15 cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi 2.4/ Hoa Đơn tính cùng cây hay khác cây. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính. có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. 2.5/ Quả Lúc còn non có gai xù xì, khi quả lớn gai từ từ mất đi. Quả từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín quả chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Quả chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 - 500 hạt/quả. 2.6/ Hạt Hạt dưa chuột dạng bẹt hình oval dài 10-15mm. vỏ hạt nhẵn trắng đến đen. Mỗi cạnh hạt có một rãnh, phôi được bao quanh bởi ngoại nhũ, phôi lớn hai lá mầm tiêu hoá nội nhũ hoàn toàn. Khối lượng 1000 hạt khoảng 25g. 3/ Biểu hiện giới tính: Dưa chuột có một số hình thức biểu hiện giới tính, hầu hết là hoa đơn tính cùng gốc. Một số giống chỉ ra hoa cái là những dòng đơn tính hay thuần cái. Số hoa cái nhiều hơn 13 lần số hoa cái trên các giống hoa đơn tính cùng gốc. Các dòng này được gọi là dòng “PF” ( Predominantly female) hoa cái trên các dòng chiếm ưu thế nhưng cũng có một số ít hoa đực. Thông thường sự thụ phấn của các dòng PF phụ thuộc vào cung cấp phân bón. Biểu hiện giới tính ở dưa chuột phụ thuộc vào một số yếu tố như mật độ trồng, áp lực cây, cường độ ánh sáng. Giảm tỷ lệ hoa cái trong các giống có thể xảy ra khi bị áp lực mật độ dày, tấn công của côn trùng, gây hại của gió và phối hợp của cường độ ánh sáng yếu nhiệt độ môi trường cao. Chất etephon ở nồng độ 125- 250ppm có tác dụng tăng số hoa cái ở các dòng thuần cái. Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. 3.1/ Các dạng hoa dưa chuột 3.2/ Gen kiểm soát giới tính ở hoa dưa chuột 3.3/ Tập tính nở hoa của cây 3.4/ Điều chỉnh tỷ lệ hoa đực hoa cái 3.1/ Các dạng hoa dưa chuột: -/ Ba dạng hoa cùng gốc (trimonoeciuos) :  trên cây có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính -/ Đơn tính cùng gốc ( monoeciuos ):  trên cây có hoa đực và hoa cái riêng rẽ. -/ Cây hoa đực ( androeciuos) trên cây chỉ có hoa đực. -/ Cây hoa lưỡng tính đực (andromonoecious) : trên cây chỉ có hoa đực và hoa lưỡng tính. -/ Cây hoa cái ( gynoecious) : trên cây chỉ có hoa cái. -/ Cây lưỡng tính cái (gynomonoecious)  : trên cây chỉ có hoa cái và hoa lưỡng tính. -/ Cây lưỡng tính (hermaphrodirte)  : trên cây chỉ có hoa lưỡng tính 3.2/ Gen kiểm soát giới tính ở hoa dưa chuột Ở dưa chuột tối thiểu có 3 locus kiểm soát sự biểu hiện giới tính và tương tác giữa kiểu gen với môi trường, ảnh hưởng đáng kể tới sự hình thành và các dạng hoa. Theo Lower và Edwards (1986) có 3 gen kiểm soát giới tính ở dưa chuột là: -/ m+/m kiểm soát tính trạng đặc trưng cho sự phát triển các bộ phận nhị và nhuỵ nguyên thuỷ. Đồng hợp tử ở alen m, các bộ phận của nhị và nhuỵ phát triển không đặc trưng tạo ra hoa lưỡng tính. Kiểu gen m+/- hoàn toàn đơn tính. -/ F+/F kiểm soát sự hình thành hoa cái. Alen F trội không hoàn toàn và tăng cường sự hình thành hoa cái. Locus này chịu tác động mạnh mẽ của tương tác kiểu gen và môi trường. -/ A+/a đồng hợp tử alen a làm tăng sự phát triển hoa đực. Hiệu ứng của locus này phụ so với locus F, do đó tăng cường hoa đực phụ thuộc vào kiểu gen F+/F+. Kiểu gen m+/-, F+/F+, a/a và m/m, F+/F, a/a là cây hoàn toàn đực. Tổ hợp của 3 gen tạo thành các dạng đơn tính cơ bản sau đây: Kiểu hình và kiểu gen của các dạng giới tính cơ bản ở dưa chuột (Lower và Edwards,1986) 3.3/ Tập tính nở hoa của cây : Hoa dưa chuột bắt đầu từ 5-10h sáng. Hoa đực nở trước hoa cái 2-3 ngày, tuổi thọ của hoa đực ngắn từ 1-2 ngày. Hạt phấn có sức sống tốt nhất sau 4-5h hoa nở. 3.4/ Điều chỉnh tỷ lệ hoa đực hoa cái Số lượng hoa cái phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện canh tác, lượng Nitơ trong đất cao, độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn (7-10h, nhiệt độ thấp (15-20độ C) ở giai đoạn hình thành lá thật thứ nhất sẽ kích thích cây ra nhiều hoa cái. Để điều chỉnh tỉ lệ giữa hoa đực và hoa cái, người ta thường dùng hai chất : GA để tăng tỉ lệ hoa đực, và ethrel (sản sinh etylen) sẽ kích thích ra hoa cái. Nồng độ GA là từ 5 - 50 ppm, còn nồng độ của ethrel từ 50 - 250 ppm. Giai đoạn xử lí hoá chất để điều chỉnh giới tính là giai đoạn cây con từ 1 -10 lá thật. phun ethrel với liều lượng 240 mg/l vào lúc cây có 1 - 5 lá làm tăng năng suất dưa chuột lên ba lần. Các dẫn xuất của axit flatic có tác dụng rất đặc hiệu đến quá trình hình thành hoa cái ở dưa chuột. Khi phun lên cây dung dịch muối dikali của axit flatic (ftalat kali) ở nồng độ 0,5% đã làm tăng số lượng hoa cái lên 3 - 4 lần. Trong việc sản xuất hạt lai F1, người ta thường dùng GA hoặc ethrel để điều chỉnh giới tính. Người ta trồng xen kẽ từng hàng giữa các cây mang hoa đực và các cây mang hoa cái (các cây xư lí GA và các cây xử lí ethrel). Hạt giống thu được do sự thụ phấn thụ tinh của các cây đực, cây cái khác nhau là hạt lai F1. 4/ Phân loại: 4.1/ Nhóm dưa trồng giàn 4.2/ Nhóm dưa trồng trên đất 4.1/ Nhóm dưa trồng giàn Canh tác phổ biến ở những nơi có điều kiện làm giàn. Các giống dưa trong nhóm này có: 4.1.1/ Các giống lai F1: -/ Giống Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái suông đẹp, to trung bình (dài 16 - 20 cm, nặng 160 - 200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon… - Giống 759: Nhập nội từ Thái lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt … - Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh… - Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn giống Mỹ Trắng… - Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao, cây cho 100 % hoa cái, có 10 % cây đực cho phấn… 4.1.2/ Các giống dưa leo địa phương - Dưa leo Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dầy, cho trái rất sớm (32 - 35 NSKG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha…. - Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên dây nhánh nên cho thu hoạch trễ (40 - 42 NSKG), trái to dài hơn dưa leo xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn … 4.2/ Nhóm dưa trồng trên đất Trồng phổ biến ở những nơi không có điều kiện làm giàn hay diện tích trồng lớn và canh tác trong mùa khô, phần lớn là giống địa phương: - Dưa chuột: Cây bò dài 1m - 1,5 m, cho thu hoạch rất sớm (30 - 32 NSKG), nhiều trái và mau tàn. Trái nhỏ, ngắn (dài 10 -12 cm, nặng < 100 g), màu xanh nhạt, vỏ nhanh chuyển màu vàng sau thu hoạch, thịt trái mỏng, ruột to, ăn ngon giòn... - Dưa leo Phụng Tường: Tăng trưởng khá và ra nhánh mạnh, cho trái sớm (32 - 35 NSKG), trái dài trung bình, màu xanh trắng, gai đen, ruột đặc… 5/ Kỹ thuật gieo trồng 5.1/ Thời vụ 5.2/ Làm đất và gieo hạt 5.3/ Chăm sóc 5.4/ Thu hoạch 5.1/ Thời vụ Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên dưa leo tăng trưởng tốt trong mùa mưa hơn mùa khô. Các vụ trồng khác nhau có thuận lợi và khó khăn khác nhau: - Vụ Hè Thu: gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 7- 8 dl... - Vụ Thu Đông: gieo tháng 7- 8, thu hoạch 9 - 10 dl.. - Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 12 - 1dl… - Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1-2, thu hoạch 3 - 4 dl… 5.2/ Làm đất và gieo hạt Nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6.5 - 7.5. Nên làm đất kỹ. Đất mặt phải cày cuốc sâu, lên líp cao 20 - 25 cm để trồng trong mùa mưa hoặc trồng có làm giàn… Trồng mỗi lô một cây, các giống ít đâm nhánh trồng 2 - 3 cây/lô. Khoảng cách trồng 0.8 - 1.5 m x 0.3 - 0.4 m. mật độ 30.000 - 50.000 cây/ha. Dưa thả bò, dưa địa phương tỉa thằng cần 1 - 3 kg giống/ha; dưa F1 - cần 0.5 - 0.8 kg hạt/ha. 5.3/ Chăm sóc 5.3.1/ Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá cao, dưa leo hấp thụ mạnh nhất là kali, kế đến là đạm. Dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao; vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác; đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh kali. Tuy nhiên bón đạm dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực. Công thức phân thường dùng cho dưa leo trồng ở đồng bằng là: N: 140 - 220 kg/ha P2 O5: 150 - 180 kg/ha K2O : 120 - 150 kg /ha Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha dưa leo: 1 tấn phân 16-16-8, 100 kg Urê, 50 kg DAP và 100 kg KCl hoặc 200 - 300 kg Urê, 500 - 700 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu. Sau đây là một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha: 5.3.2/ Tưới nước: Mùa nắng tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa trái rộ; cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Trong trường hợp tưới rảnh, không nên để nước quá cao trong mương tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn chế hoặc hư rễ dưa mọc dài ra mương, tốt nhất là rút cạn nước trong mương sau khi tưới. 5.3.3/ Phủ rơm, làm giàn: Trồng dưa bò đất phải đậy rơm xung quanh gốc để giữ ẩm hoặc rải rơm rạ khắp mặt ruộng cho dưa bò, bảo vệ trái khỏi hư thối do tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm và rơm cũng hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Đối với dưa trồng giàn, khi cây bắt đầu có tua cuốn (20 NSKG) thì làm giàn kiểu chữ nhân, cao khoảng 2 m... Giàn cũng có thể làm cố định bằng cọc tràm và dây kẽm để sử dụng được 3 - 5 năm. Hiện nay, việc sử dụng lưới ni long để làm giàn cho dưa leo cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn …. 5.3.4/ Phòng trừ sâu bệnh Sâu hại quan trọng gồm có: - Bọ trĩ hay bù lạch (Thrips palmi) - Bọ rầy dưa (Aulacophora similis) - Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis spp.) - Dòi đục lòn lá hay sâu vẽ bùa (Liriomyza spp.) Bệnh hại quan trọng gồm có: - Bệnh héo rũ, chạy dây (nấm Fusarium sp. ) - Bệnh chết héo cây con, héo tóp thân (nấm Rhizoctonia solani) - Bệnh thối trái non (nấm Choanephora cucurbitarum) - Bệnh thán thư (nấm Colletotrichum lagenarium) Bệnh đốm phấn, sương mai (nấm Pseudoperonospora cubensis) - Bệnh lở cổ rễ, cháy khô lá (nấm Phytophthora sp.) 5.4/ Thu hoạch Thời kỳ thu hái của dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng. Dưa chuột bao tử dùng để chế biến đóng lọ (ngâm giấm),sau khi hoa thụ phấn thụ tinh, (72 giờ sau khi thụ tinh ) đường kính quả từ 1-1,5cm thu hái quả lúc này là phù hợp với mục đích chế biến. Dưa ăn trái tươi thu hoạch lúc trông ngon nhất, vỏ có màu xanh mượt, còn lớp phấn trắng, suông đẹp và đầu quả còn cánh hoa chưa rụng… 6/ Quỹ gen */ Nhóm quả ngắn: có chiều dài dưới 11cm, đường kính 2,5-3,5 cm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65- 80 ngày tuỳ thuộc thời vụ trồng). Năng suất khoảng 15- 20tấn/ ha( 7-8 tạ/ sào). Ngoài ăn tươi, dạng này sử dụng chủ yếu cho chế biến đóng hộp nguyên quả. Đại diện cho nhóm này là giống dưa chuột Tam Dương ( Vĩnh Phú) và Phú Thịnh (Hải Hưng) */ Nhóm quả trung bình: gồm hầu hết các giống địa phương trồng trong nước và giống H1 (giống lai tạo). Quả có kích thước 13-20 x 3,5 -4,5. Thời gian sinh trưởng 75-85 ngày, năng suất 22-25 tấn/ha. Một số giống trong nhóm này (H1, Yên Mỹ, Nam Hà) có thể sử dụng để chế nhỏ đóng lọ thuỷ tinh. Trong số các giống nhập nội có 2 nhóm được trồng phổ biến: */ Nhóm quả rất nhỏ (hay dưa chuột bao tử): cho sản phẩm để chế biến là quả 2-3 ngày tuổi. Khối lượng trung bình được sử dụng là 150-220 quả/kg. Phần lớn các giống thuộc nhóm này là dạng cây 100% hoa cái (Gynoecious) như F1 Marinda, F1 Dụna, F1 Levina (Hà Lan) và 1 số giống của Mỹ. Riêng giống Mirinda quả mọc thành chùm 3-5 quả trên mỗi kẽ lá. Mặc dù năng suất không cao (2-5 tấn/ha), song giá trị thương phẩm lớn nên trồng các giống này vẫn có hiệu quả... */ Nhóm quả to: gồm các giống lai F1 của Đài Loan và Nhật Bản. Các giống của Đài Loan có kích thước 25-30 x 4,5-5cm, quả hình trụ, màu xanh nhạt, gai trắng. Các giống Nhật Bản quả dài hơn (30-45 x 4,5cm) quả nhăn hoặc nhẵn, gai quả màu trắng, vỏ quả xanh đậm. Những giống thuộc nhóm này có năng suất khá cao, trung bình từ 30-35 tấn/ ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 50tấn/ ha. Phần lớn các giống này được sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài. 7/ Phương pháp chọn tạo giống dưa chuột 7.1/ Mục tiêu chọn tạo giống 7.2/ Phương pháp chọn giống 7.1/ Mục tiêu chọn tạo giống Dưa chuột là một loại rau ăn quả có nhu cầu ngày càng lớn, phụ vụ tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Mục tiêu chọn giống dược xác định như sau: */ Giống cho ăn tươi: năng suất cao (250 tạ/ha trở lên), trồng được 2 vụ/ năm, quả kích thước trung bình 15-25 x 3-4 cm, màu xanh sáng, gai quả trắng, không bị đắng. Giống chống chịu bệnh phấn trắng, bệnh sương mai. */ Giống dùng cho chế biến để tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Có các dạng sản phẩm chính: +/ Quả cho muối chua -/ Quả nhỏ: dưa phải non tươi, hình dạng bình thường, không bị dập nát, sâu bệnh, sây xước. Quả dưa có màu xanh hoặc xanh trắng, không có màu vàng, Kích thước quả phụ thuộc vào hợp đồng mua. Thông thường: dài 6-11cm, đường kính 2,5-3cm. -/ Quả bao tử: non, tươi, phát triển bình thường, không già vàng, cong queo, co thắt, dập nát, sây xước nặng và sâu bệnh, kích thước quả:đường kính không quá 17mm, chiều dài không quá 70mm +/ Quả cho muối mặn: có gai màu trắng, vỏ xanh đậm, qủa dài từ 30-45cm, đường kính quả khoảng 4-5cm (chủ yếu cho thị trường Nhật Bản), hoặc giống có kích thước quả từ 20-25cm x 2,8-3,0 cm (chủ yếu cho thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Singapore), ruột quả đặc để cho muối mặn. +/ Quả cho trẻ nhỏ dầm giấm: đóng hộp chẻ 3-4 quả, quả đặc có đường kính khoảng 3,5-5,4cm, chiều dài 9-10cm. +/ Quả dùng cho chế biến thái lát: không yêu cầu khắt khe về chiều dài quả, nhưng yêu cầu đường kính nằm trong khoảng 2,8-3,5 cm, thịt quả dày, sau chế biến giữ được màu xanh đẹp, sản phẩm không xỉn màu. Các giống cho chế biến đều đòi hỏi các yêu cầu nông học và tính chống chịu tương tự như giống sử dụng ăn tươi. 7.2/ Phương pháp chọn giống: 7.2.1/ Nghiên cứu vật liệu khởi đầu: Nguồn vật liệu cho tạo giống F1 có ưu thế lai cần xác định phụ thuộc vào mục tiêu tạo giống, mức độ ưư thế lai cao được thể hiện khi lai các dòng có sự khác biệt khá xa trong mối quan hệ về di truyền cũng như nguồn gốc, đặc trưng sinh học, hình thái và các tính trạng khác. Khi chọn cặp lai cần hết sức quan tầm tới tính chống chịu bệnh, năng suất, thời gian sinh trưởng. Khi lai giữa dòng quả nhỏ với quả to, trong rất nhiều trường hợp có con lai cho năng suất cao hơn khi lai giữa hai dòng quả nhỏ. Thời gian sinh trưởng của con lai đơn nằm vị trí trung gian giữa bố mẹ. Việc đánh giá và chọn giới tính của vườn tập đoàn tiến hành 3 lần : lần đầu ở thời kì nụ hoa để xác định cây hoa cái, lần thứ hai vào lúc thu quả đầu và lần cuối khi thu quả giống. 7.2.2/ Sử dụng ưu thế lai: Dòng mẹ cho con lai F1 ở dưa chuột là các giống hoa cái hoặc các dòng tự phối của chúng. Những giống hoặc dòng này cần có ít nhất 75-100% số cây chỉ cho toàn hoa cái và có khả năng kết hợp cao. Các giống hoa cái được tao ra bằng các phương pháp sau: -/ Chọn từ các dạng cây hoa cái (chủ yếu là các giống địa phương của Trung Quốc và Nhật Bản) -/ Lai các dạng cây đơn tính cùng gốc với lưỡng tính và tiếp tục chọn. Sau khi chọn dòng có độ thuần cao về các đặc tính kinh tế và hình thái cần tiến hành đánh giá khả năng kết hợp. Dòng lưỡng tính: để tăng lượng hoa cái cho dòng mẹ, cần chọn làm bố các dòng lưỡng tính hoặc lưỡng tính đực để khi thụ phấn dòng cây hoa cái sẽ cho dòng mẹ 100% hoa cái, giảm được chi phí khử đực hoa ở dòng mẹ trong xản xuất hạt giống. Mặt khác, với con lai 3 dòng, năng suất và tốc độ ổn định đeefu cao hơn con lai đơn. Để tạo dòng lưỡng tính, giống lưỡng tính làm vật liệu được lai với dòng hoa cái có đặc điểm tương tự như dòng mẹ, nhất là dạng quả và thời gian sinh trưởng. Ở thế hệ đầu, chọn 25-30 hoa cái, tiếp tục lai trở lại với giống lưỡng tính. Thế hệ sau đó, chọn tí nhất là 100 cây cho tự thụ phấn để tiếp tục chọn lọc. 8/ Sản xuất hạt giống dưa chuột. Đối với những ruộng sản xuất hạt giống dưa chuột cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.Khoảng cách cách ly giữa các giống dưa chuột là 1000mcho tất cả các giống thương mại :khoảng cách giữa các giống nguyên chủng là 1500m. Đến thế hệ thứ 2 có khoảng 25% số cây lưỡng tính. Trong số này chọn cây có đặc tính kinh tế tốt, đặc tính hình thái giống dòng mẹ để chọn làm thuần. Cây chọn phải là cây lưỡng tính hoàn toàn, sau 2-3 thế hệ tự thụ, lại cho chúng giao phấn trong dòng để tăng sức sống. Sau 7 đến 8 thế hệ sẽ có dòng lưỡng tính thuần có dặc tính như mong muốn để làm dòng củng cố dòng mẹ của con lai F1. Dòng bố thường được sử dụng thuộc nhóm đơn tính cùng gốc.Dòng được quan tâm với tính trạng chất lượng như chống chịu bệnh, kích thước, chất lượng quả và màu gai quả…. Việc chọn vật liệu khởi đầu phụ thuộc vào mục tiêu đề ra ban đầu và theo các phương pháp lai, chọn với cây giao phấn. */ Đánh giá khả năng kết hợp: Để thử khả năng kết hợp chung ở dưa chuột các nhà chọn gioóng thường sử dụng phương pháp lai thử (topcross). Ở đây, việc chọn giống thử (tester) có nghĩa quan trọng trong việc xác định một cách chính xác GCA. Giống thử được sử dụng làm dòng mẹ. Còn để đánh giá SCA thông thường sử dụng phương pháp lai diallen. Để xác đinh chính xác SCA, cần phải thử con lai F1 ở các thời vụ khác nhau vì SCA chịu sự chi phối của mối tương tác giữa môi trường và kiểu gen lớn hơn nhiều so với GCA. Hiện nay các phương pháp sinh học phân tử cho phép xác định nhanh khả năng kết hợp qua hạt và mầm. Thông qua nghiên cứu sự tích lũy tổng số axit nucleic trong tế bào rễ mầm càng cao thì con lai có khả năng kết hợp càng cao. Như vậy, phương pháp này cho phép đánh giá một khối lượng con lai F1 mà không phải gieo trồng và tính toàn năng suất phức tạp. 9/ Kỹ thuật trồng đặc thù của sản xuất hạt lai F1: a/ Làm đất, lên luống: Sau khi làm đất bằng cày bừa kỹ, tiến hành lên luống, nếu trồng hàng đôi chiều rộng mặt luống 80-100 cm tuỳ giống, cao 25-30cm. Bổ hốc hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 60cm. Các luống bố cần trồng dày hơn để tăng tỷ lệ hoa đực trên hàng bố. Tỷ lệ hàng bố và hàng mẹ 8:1 là phù hợp, sau khi thụ phấn thì loại bỏ các hàng bố như vậy trên ruộng sản xuất hạt chỉ còn các hạt lai. Kỹ thuật tăng tỷ lệ hoa cái trên hàng mẹ được áp dụng bằng kỹ thuật trồng trọt và xử lý hoá chất, trồng hàng mẹ với mật độ thưa hơn, phun hoá chất như chất ethephon nồng độ 125-250 ppm tăng tỷ lệ hoa cái. Chăm sóc sau khi thụ phấn rất quan trọng để có năng suất hạt lai cao vì: quả dưa chuột dạng thuôn, chứa 3 giá noãn, quả phát triển không đồng đều sẽ sinh ra những hạt lép và phân bố hạt không đồng đều trong quả, năng suất thấp. Nguyên nhân quả phát triển không đều do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bất thuận. b)Kỹ thuật khử đực và thụ phấn. Khử đực bằng tay ápdụng cả hai trường hợp sử dụng dòng mẹ là dòng đơn tính cùng gốc và là dòng thuần cái. Khử đực sớm khi hoa đực chưa nở và phải tiến hành thường xuyên vào buổi sáng trong suốt quá trình nở hoa của dưa chuột. Dòng thuần cái có thể sử dụng hoá chất để khử đực, hoá chất được sử dụng phun cho hàng mẹ để triệt tiêu hoa đực là ethylene. Thu phấn cho dưa chuột sản xuất hạt lai người ta phải thả ong vào khu vực sản xuất, một tổ ong có thể thụ phấn được cho 1-2 ha sản xuất hạt dưa chuột lai. Để tăng năng suất hạt cần thụ phấn bổ sung bằng tay, công việc thụ phấn bổ sung được thực hiện vào các buổi sáng ,thu hoa bố 8-9 giờ và thụ cho hoa mẹ 9-10 giờ. c)Thu hoạch , tách hạt +/ Thu hoạch quả dưa chuột chín hoàn toàn để đảm bảo chất lượng hạt giống, quả chin biểu hiện bên ngoài là chuyển từ màu xanh sang màu vàng, cũng có thể bổ quả để xác định hạt chín. Tách hạt bằng cắt quả thành các lát mỏng sau khi thu hoạch. Nếu tách hạt bằng dung dịch axit HCL (90ml) hoặc axit H­2SO4 (30ml) trộn với 12kg quả đã thái lát trong thời gian 15-30 phút rồi rửa bằng nước sạch sau khi lên men, vớt bỏ những hạt và thịt quả nổi rồi lấy hạt đem phơi hoặc sấy làm khô hạt. +/ Phơi sấy, làm sạch bảo quản. Sau khi tách hạt, cần làm khô ngay để đảm bảo chất lượng hạt giống, phơi hay sấy đều không nên vuợt quá 40 độ C và khi độ ẩm hạt đạt 6%, chuyển sang làm sạch bằng quạt để loại bỏ tạp chất, tàn dư thịt quả bán trên hạt. Đóng gói và bảo quản trong kho với nhiệt độ thấp và độ ẩn kho bảo quản 6%. 10/ Thành tựu Các giống rau và cây có củ (Do Viện cây lương thực – cây thực phẩm lai tạo) Giống dưa chuột lai Sao xanh 1: TGST 85-90 ngày, sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, thích hợp trồng cho cả hai vụ xuân hè và thu đông. Giống có dạng hình quả đẹp, dài từ 22-25 cm, vỏ quả màu xanh vừa, cùi dày, ăn giòn, thơm, thích hợp cho ăn tươi và chế biến muối mặn xuất khẩu. Giống dưa chuột lai PC4 : Khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp gieo trồng trong vụ xuân hè và thu đông. Giống cho năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcucumber_tu_nhan__0105.ppt
Tài liệu liên quan