Ít phụ huynh nào lại nghĩ rằng món đồ chơi
mà họ mua không chỉ làm đồ chơi cho trẻ,
giúp cho họ được yên ổn vài ba tiếng đồng hồ
khỏi sự quấy nhiễu của trẻ, mà nó còn có khả năng ảnh hưởng lên tính
cách của trẻ em.
Thế nhưng theo tiến sĩ tâm lý Vera Vaxilievna
Abramenka, trên các kệ đồ chơi hiện nay đang ngập
tràn ngoài cửa hàng, có không ít những món đồ chơi
có hạicho trẻ.
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chọn đồ chơi giáo dục cho trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn đồ chơi giáo
dục cho trẻ
Ít phụ huynh nào lại
nghĩ rằng món đồ chơi
mà họ mua không chỉ
làm đồ chơi cho trẻ,
giúp cho họ được yên
ổn vài ba tiếng đồng hồ
khỏi sự quấy nhiễu của
trẻ, mà nó còn có khả năng ảnh hưởng lên tính
cách của trẻ em.
Thế nhưng theo tiến sĩ tâm lý Vera Vaxilievna
Abramenka, trên các kệ đồ chơi hiện nay đang ngập
tràn ngoài cửa hàng, có không ít những món đồ chơi
có hại cho trẻ.
Một hình mẫu nguy hiểm để bắt chước.
Đồ chơi có ảnh hưởng rất nghiêm trọng lên tâm, lý
của trẻ, lên cả sự phát triển tính cách của trẻ sau này.
Đối với trẻ, đồ chơi là một vật thể sống động thực sự.
Khi say mê một món đồ chơi nào đó, trẻ nhỏ thường
“hóa thân “ vào nó, biến nó thành một phần của chính
mình. Và chính vì thế mà đồ chơi thực sự nguy hiểm
cho trẻ nhỏ nếu nó là một nhân vật có hại.
Trẻ nhỏ thường yêu những nhân vật có sự biến hóa,
thí dụ như người máy, dị nhân, robot…Từ điều đó
chúng ta có thể đặt câu hỏi : vậy những món đồ chơi
ấy giáo dục điều gì cho trẻ?
Đồ chơi sẽ gieo vào lòng trẻ em những hạt nhân đầu
tiên của lòng nhân từ và cái ác. Những gì mà trẻ chơi
sẽ phản ánh hình ảnh của mình vào cuộc sống thực
của trẻ. Vì thế nếu đứa trẻ chơi trong vai trò của một
con người nhân hậu và tốt bụng thì đó sẽ là hình mẫu
cho trẻ noi theo. Còn ngược lại, nếu đứa trẻ thô lỗ và
cáu bẳn, chắc chắn là điều ấy trẻ đã học được từ đâu
đó.
Đồ chơi sẽ “cài đặt” những cư xử của trẻ. Trong thế
giới luôn có điều thiện và điều ác, có thiên thần và ác
quỷ. Và những món đồ chơi cũng có thề là những thứ
“phi đồ chơi” Những thứ đồ chơi có hại sẽ có khả
năng phá hoại tâm hồn trẻ thực sự. Nó sẽ khiến cho
tâm lý trẻ không ổn định, không hiền hòa như ta
mong muốn.
Người mang các thông tin
Những món đồ chơi ngoại sẽ đưa những đứa trẻ đến
với văn hóa của một đất nước khác. Những chú đất
nung hồn hậu xưa kia của ông bà, những con tò he
lành như … bột gạo ngày nay không còn nữa. Liệu
con trẻ sẽ hình dung thế nào về tình yêu quê hương
đất nước của mình thiếu những đồ chơi dân gian đơn
sơ nhưng vô cùng thú vị?
• Đại diện của các nền văn hóa xa lạ
Ở các cửa hàng hiện nay tràn ngập những món đồ
chơi của Trung quốc, từ Ninja bịt mặt cho đến robot,
siêu nhân xanh đỏ. Thật đáng tiếc là những món đồ
chơi ấy thực sự chỉ khiến cho trẻ có những sự tưởng
tượng về cuộc sống không mấy tích cực. Chúng
khiến trẻ có những quan hệ không tốt đẹp với những
kẻ yếu thế hơn mình, những con vật nuôi hay những
trẻ em nhỏ.
• Búp bê:
Búp bê phải là những món đồ chơi dạy cho trẻ tình
cảm quan tâm, chăm sóc người khác. Thế nhưng
những con búp bê Bambi lại là những mẫu hình phụ
nữ rất giả tạo. Trong hình ảnh những con búp bê
bambi là một cuộc sống với những bộ đồ diện thay
thế liên tục, những say mê vô vị và thay bạn bè như
… thay áo. Trong mối quan hệ với những con búp bê
này, những đứa trẻ không cảm thấy vai trò bạn bè mà
là vai trò người phục vụ, osin thì đúng hơn. Đó không
phải là một cô búp bê bé bỏng cần được ru ngủ, cho
ăn, chăm sóc và chữa bệnh. Có nghĩa là bé sẽ không
hề có chút tình cảm người mẹ nào trong việc chiều
chuộng và chăm nom búp bê của mình. Đó không thể
là những món đồ chơi có ý nghĩa giáo dục tốt. Nó phá
hủy chứ không xây dựng.
• Những con thú chưa từng biết đến
Có một phương pháp tâm lý – “con thú không có thật”
như sau. Người ta đề nghị một ai đó, cả người lớn lẫn
trẻ con, hãy vẽ một con thú không có thật trên trái đất.
Tác giả bức tranh phải cho con thú ấy tên gọi và kể
xem nó sống ở đâu, ăn gì đề sống. Qua bức tranh và
câu chuyện, nhà tư vấn tâm lý có thể xác định mức
độ khả năng của con người, tính chất mối quan hệ
của anh ta với thế giới xung quanh..
Người nghĩ ra nhân vật Pokemon có lẽ khá quen
thuộc với phương pháp kiểm tra tâm lý này. Nhân vậy
Pokemon theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý là
một hình mẫu có tính chất thù địch và căng thẳng.
Sự nhảm nhí cực độ, sự không tự nhiên, giả dối và
thù địch là tính chất đặc chưng cho nhân vật – đồ
chơi này. Và con thú Pokemon ấy đang mang đến
cho những đứa trẻ của chúng ta những tính cách ấy
khi đứa trẻ kết bạn với nó.
Lợi và hại
Đồ chơi luôn luôn tạo nên một nền tảng tâm lý của
trẻ, giúp trẻ làm chủ những mong muốn của mình,
đấu tranh với những nỗi sợ hãi. Sự sợ hãi bóng đêm
có thể được chiến thắng với một cây kiếm gỗ. Cây
kiếm gỗ là vật dụng có thể thắng nỗi sợ hãi. Đôi khi,
trẻ tự mình kiếm ra những đồ chơi, những thứ có thể
đáp ứng được những yêu cầu vô thức của bé. Những
miếng giẻ, những chiếc lông chim, một hòn đá
nhỏ…được đứa trẻ gắn cho những phẩm chất khác
nhau, cuộc sống và ý nghĩa khác nhau.Bạn hãy thử
cân nhắc xem, một hòn đá được gọi là “thần kỳ” liệu
có hơn một con robot hung hăng?
Những món đồ chơi mềm mại có ý nghĩa quan trọng
là mang đến cho trẻ sự dịu dàng. Trên thực tế bạn có
thể thấy những con gấu bông long xù, những con voi
mềm hay chó xù có thề chữa cho trẻ khỏi nỗi sợ hãi
thậm chí là cả bóng đêm.
Còn nếu trong phòng ngủ của bé đột ngột xuất hiện
những con vật không rõ là con gì và có màu sắc dễ
sợ. Đảm bảo những giật mình ban đêm của trẻ là
chuyện khó tránh khỏi..
Những phương án an toàn.
Chúng ta có đến hàng loạt những món đồ chơi tốt,
thông minh như các nhân vật từ những chuyện cổ
tích truyền thống. Chúng giáo dục cho trẻ lòng tốt, sự
công bằng. Chúng dạy trẻ không được nói dối, phản
bội. Với trẻ lớn bạn hãy mua cho chúng những bộ lắp
ráp tàu thuyền, máy bay… Hãy mua cho các cô bé
những bộ đồ khâu vá, nấu bếp, còn các cậu bé trai là
cưa, đục bào cho đàn ông nhỏ tuổi…Những món đồ
như thế sẽ dạy trẻ sống độc lập, yêu lao động và
quan tâm đến người khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chon_do_choi_giao_duc_0333.pdf