Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua và bán giữa người bán (bao gồm cả tiểu thương và người sản xuất) và người mua mà chủ yếu là người tiêu dùng. Có nhiều điều thú vị gắn với dòng luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng thông qua kênh phân phối chợ. Chợ là nơi giao lưu kinh tế và văn hóa của cộng đồng, đồng thời cũng là nơi phản ánh các vấn đề về kinh tế, thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và văn minh đô thị của địa phương.
Bài viết này đề cập đến chợ và các vấn đề liên quan dựa trên cơ sở phỏng vấn một số đối tượng liên quan và quan sát các hoạt động diễn ra ở một số chợ (chủ yếu là Chợ Mới) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
10 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chợ và các vấn đề liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấm các hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ ở vỉa hè, lòng hẻm xung quanh chợ, các tác động tích cực có thể thấy như sau.
Thứ nhất, sẽ không còn cảnh chen lấn mua bán trên vỉa hè, lòng đường như trong Ảnh 5, 6.
Ảnh 8 và ảnh 9. Quy mô buôn bán phản ánh nền sản xuất manh mún
Thứ hai, việc thương mại sẽ được chuyên môn hóa, quy mô kinh doanh sẽ lớn hơn. Mặc dù ban quản lý chợ có thể phải bố trí lại mặt bằng tổng thể để nâng diện tích mỗi kios, nhưng sẽ loại bỏ các hộ buôn bán nhỏ, vụn vặt, không hiệu quả. Có người cho rằng như vậy sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của những người buôn bán nhỏ này. Tuy nhiên, thực tế có thể không phải như vậy. Những người buôn bán nhỏ này, thay vì tự vận chuyển hàng lên chợ và tự ngồi bán, sẽ bán đổ hàng cho chủ kios. Với phương thức này những người kinh doanh nhỏ phải bán với giá thấp hơn nhưng ổn định, họ không phải chịu rủi ro nếu như hàng không bán được và họ có thời gian để làm việc khác. Cũng có ý kiến cho rằng như vậy những người buôn nhỏ hoặc những người sản xuất khi bán đổ cho thương lái sẽ bị ép giá. Thực tế này đã và đang xảy ra. Đó là hậu quả của kiểu làm ăn nhỏ lẻ, không liên doanh, liên kết. Trong cái khó sẽ ló cái khôn. Những người sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ khi bị ép giá quá mức họ sẽ thấy rằng gia nhập tổ hợp tác hay hợp tác xã là một lựa chọn tối ưu. Đây là tiền đề cho một nền sản xuất lớn, chuyên môn hóa. Nông dân sẽ bán nông sản qua hợp tác xã của mình thông qua các hợp đồng mua bán được ký kết giữa hợp tác xã và các cơ sở phân phối. Nông dân khi đó chỉ phải tập trung vào khâu sản xuất mà không phải lo lắng về đầu ra.
Một số phân tích ở trên cho thấy mô hình chợ truyền thống còn có nhiều bất cập. Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ đề cập tới mô hình chợ siêu thị và một số khuyến nghị có thể có thể khắc phục được phần nào hạn chế phát sinh từ chợ truyền thống.
7. Khuyến nghị lập lại trật tự chợ truyền thống và giao thông đô thị
Mô hình siêu thị khắc phục được hạn chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, rác thải, trật tự mỹ quan đô thị, quy mô, hiệu quả sản xuất và thương mại nhưng có thể lại làm mất đi nét văn hóa chợ truyền thống hiện vẫn được cộng đồng ưa thích. Mô hình chợ siêu thị, trong đó việc bày bán giống như chợ truyền thống nhưng hàng hóa và các tiêu chuẩn liên quan theo quy cách siêu thị hiện đại sẽ là một mô hình hợp lý. Một số chợ ở Đà Nẵng đang được xây dựng và nâng cấp theo hướng chợ siêu thị như Chợ Hàn, Chợ Cồn, Chợ Siêu Thị Đà Nẵng… Tuy nhiên, để được công nhận là chợ văn minh thương mại và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thì đòi hỏi phải có nỗ lực lớn từ nhiều phía. Ngoài việc huy động đủ nguồn vốn đầu tư để đáp ứng tiêu chí về mặt bằng thì việc quản lý và tuân thủ các quy định quản lý là rất quan trọng. Các cơ quan quản lý cần đặt ra các tiêu chuẩn và nâng dần các tiêu chuẩn chợ văn minh thương mại và VSATTP theo một lộ trình phù hợp. Ý thức của tiểu thương cần được tăng cường thông qua tập huấn, nếu mỗi tiểu thương đều thực hiện văn minh thương mại và VSATTP thì chợ sẽ nghiễm nhiên trở thành chợ văn minh thương mại và VSATTP.
Việc lập lại trật tự mua bán ở các chợ truyền thống là điều tất yếu. Tuy nhiên, không phải chợ nào cũng có bãi đỗ xe đủ rộng để người mua có thể gửi xe dễ dàng. Bên cạnh đó, ở hầu hết các chợ thì việc buôn bán trên vỉa hè, trong hẻm ở khu vực xung quanh chợ rất thuận tiện cho những người đi xe máy - phương tiện giao thông chủ yếu của người dân. Còn nhiều người sử dụng phương tiện cá nhân là xe máy thì còn nhiều nhu cầu mua hàng ở vỉa hè và lòng đường. Mà có cầu thì ắt có cung.
Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, nhu cầu mua hàng ở vỉa hè và lòng đường này sẽ không tự mất đi vì đó là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Chỉ khi không có ai bán ở vỉa hè nữa thì người mua mới vào quầy, vào siêu thị hoặc vào trong chợ để mua vì họ không thể không mua những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu cơ bản của họ. Khi đó họ sẽ phải gửi xe máy. Nhưng nếu như họ cảm thấy bất tiện khi phải gửi xe vào chợ (siêu thị) hằng ngày thì họ sẽ chuyển từ hành vi mua ngày nào tiêu dùng ngày đó sang hành vi mua một lần tiêu dùng cho nhiều ngày. Bên cạnh đó, việc quy định chặt chẽ về nơi đậu, đỗ xe cũng như sự tiện lợi của việc di chuyển khi mua sắm trên phố hoặc trong chợ mà không phải dắt theo xe sẽ khiến người tiêu dùng ưa thích phương tiện giao thông công cộng hơn là phương tiện giao thông cá nhân.
Như vậy giải pháp để lập lại trật tự chợ, cũng như trật tự vỉa hè lòng đường là quy hoạch sử dụng vỉa hè và cấm kinh doanh và mua bán ở lòng đường và trên lối đi dành cho người đi bộ. Hiện nay Quận Hải Châu đã tiến hành quy hoạch, phân chia vỉa hè, dành lối đi bộ cho khách bộ hành ở nhiều tuyến phố. Giải pháp này bước đầu đã phát huy hiệu quả và cần được nhân rộng trên toàn thành phố. Đối với việc cấm kinh doanh trái phép ở vỉa hè, và lòng đường thì từ trước tới nay giải pháp đã thực hiện thường là phạt người bán hàng ở vỉa hè lòng đường, nhưng thực tế cho thấy giải pháp này chưa mang lại hiệu quả. Theo tác giả, để giải quyết triệt để tình trạng này đòi hỏi chính quyền phải kiên quyết, không chỉ phạt phía người bán mà phải phạt cả người mua. Đề nghị có mức phạt đủ cao để người bán thấy rằng khoản lời từ việc bán hàng tại vị trí sai quy định chỉ nhỏ hơn hoặc bằng tiền phạt. Đối với người mua khi họ đỗ xe sai quy định (dừng đỗ xe dưới lòng đường để mua hàng) thì cũng bị phạt, vì họ là những người góp phần tạo ra nhu cầu mua bán ở vỉa hè và lòng đường. Trong đối tượng này có rất nhiều người là công chức, viên chức của thành phố. Do vậy, tác giả kiến nghị không chỉ xử phạt thông thường bằng tiền mà còn gửi thông báo về cơ quan, đơn vị của đối tượng vi phạm và đề nghị trừ thi đua hoặc kỷ luật nếu tái phạm. Cán bộ công nhân viên chức của thành phố phải là những người gương mẫu, đi đầu trong tất cả các phong trào mà thành phố phát động. Họ cũng nên là người giáo dục con cái hoặc vận động người thân họ hàng hưởng ứng các phong trào nêu trên để xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành “thành phố đáng sống”.
Ảnh 10. Ô tô vận chuyển gia cầm sống
Ảnh 11. Công nhân môi trường mua hàng ở quầy hàng rong và ô tô đỗ dưới lòng đường
Về lâu dài, thành phố cũng cần có các quy định, chính sách để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Thành phố có thể tăng lệ phí sở hữu, tăng phí đỗ xe máy và ô tô cá nhân. Nếu so sánh diện tích chiếm chỗ của một gánh hàng rong (kể cả người đứng mua) và diện tích chiếm chỗ của một chiếc ô tô thì hai con số này là tương đương (Ảnh 10, 11). Lâu nay mọi người vẫn thường thấy cảnh người giàu đỗ ô tô miễn phí hoặc trả một khoản phí nhỏ, còn người nghèo với gánh hàng rong thì bị phạt hoặc bị thu hết phương tiện kiếm sống. Câu hỏi đặt ra là liệu như vậy có công bằng hay không? Ở đây tác giả không có ý cổ xúy cho việc bán hàng rong mà chỉ muốn nêu ra để thấy rằng chính sách như vậy là chưa phù hợp nếu không muốn nói là bất công. Chưa kể việc sử dụng xe cá nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí còn hoạt động của người bán hàng rong là hoạt động sinh kế của người bán và đáp ứng nhu cầu cơ bản của một số người mua không có thời gian đến chợ. Nên chăng tăng phí đỗ xe và dùng khoản ngân sách này để tạo việc làm mới cho những người bị cấm bán hàng ở vỉa hè và lòng đường?
Q.T.X.
Chú thích
1.
2.
3.
4. Báo cáo Khảo sát, đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tất cả các khu thương mại, siêu thị, các chợ lớn trên địa bàn thành phố và xây dựng các tiêu chí, các biện pháp quản lý môi trường để bảo vệ môi trường của Sở Công thương Đà Nẵng. 2010.
5.
6. Theo thông tin từ Ban quản lý Chợ Mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtx_cho_va_cac_van_de_lienquan_danang_5262.doc