Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương, đường lối chung mở đường cho TMĐT phát triển. Một số hoạt động nghiên cứu và

Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp

phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương,

đường lối chung mở đường cho TMĐT phát triển. Một số hoạt động nghiên cứu và triển khai đã

được các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp tiến hành. Tuy nhiên môi trường pháp lý cho

TMĐT chưa hình thành, nguồn nhân lực còn rất thiếu và yếu, hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT chưa thuận

lợi.

pdf26 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương, đường lối chung mở đường cho TMĐT phát triển. Một số hoạt động nghiên cứu và , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, v.v...) • Giải quyết tranh chấp trên mạng Ngoài ra cần có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các bộ ngành để cung cấp tất cả các dịch vụ công gắn với thương mại theo quy trình "một cửa" đối với doanh nghiệp. Đây là vấn đề khó thực hiện với cả những nước như Singapore, Hàn Quốc. Tuy nhiên ta là nước đi sau nên có thể học tập kinh nghiệm từ các nước khác. 4. Chủ động phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài Trong giai đoạn 2001 – 2005 hạ tầng CNTT và truyền thông ở nước ta đã thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại hoá và cước phí sử dụng ngày càng thấp. Đây là yếu tố quan trọng để - 18 - TMĐT hình thành và bắt đầu phát huy hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên có thể nhận thấy ngoài hạ tầng Internet ra thì hầu hết các hạ tầng kỹ thuật khác cần thiết cho TMĐT vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong giai đoạn 2006 – 2010 chúng ta cần chủ động phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông theo Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông tới 2010. Ngoài ra, cần phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Đây là con đường nhanh nhất để tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới về TMĐT. 4.1. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng triển khai nhanh hoạt động thanh toán điện tử và từng bước đưa vào ứng dụng một cách an toàn, hiệu quả Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử. Trong giai đoạn phát triển ban đầu của TMĐT tại Việt Nam (2001 – 2005) hầu như chưa tồn tại dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, từ năm 2006 nếu các ngân hàng vẫn chưa cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thì sẽ cản trở lớn tới sự phát triển của TMĐT. i. Hỗ trợ thông qua các các tổ chức tín dụng quốc tế Những kết quả của chương trình hiện đại hoá hoạt động các ngân hàng thương mại quốc doanh từ nguồn vốn vay WB, ADB, v.v... trong giai đoạn 2001 – 2005 và những năm tiếp theo đã và đang giúp một số ngân hàng thử nghiệm và bước đầu đưa vào ứng dụng các dịnh vụ thanh toán điện tử. ii. Hỗ trợ thông qua tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và có lộ trình mở cửa thích hợp Cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước cùng với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là các cam kết với Hoa Kỳ theo Hiệp định Thương mại song phương và các cam kết với WTO, sẽ thúc đẩy mạnh các ngân hàng hiện đại hoá, cung cấp các dịch vụ mới bao gồm cả thanh toán điện tử. iii. Hỗ trợ thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình thử nghiệm: Trong giai đoạn 2001 – 2005 đã có một số dự án với kinh phí từ ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho nghiên cứu thử nghiệm thanh toán điện tử như dự án “Kỹ thuật TMĐT”, Đề tài NCKH cấp nhà nước KC 01-05 về một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ trong TMĐT. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm và triển khai cho các ngân hàng cũng như một số doanh nghiệp đi tiên phong trong việc tham gia thanh toán điện tử. 4.2. Ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT, các chính sách liên quan tới tài chính nhằm hỗ trợ mạnh cho việc tham gia TMĐT i. Ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ TMĐT liên quan chặt chẽ tới nhiều lĩnh vực của CNTT và truyền thông, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xuất nhập khẩu, v.v... Đầu tư vào nghiên cứu cũng như ứng dụng TMĐT có độ rủi ro nhất định, vì vậy cần có các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. • Đầu tư vào kinh doanh dựa trên TMĐT • Đầu tư vào công nghệ, phần mềm phục vụ TMĐT • Đầu tư vào phổ biến, chuyển giao công nghệ hỗ trợ cho TMĐT - 19 - ii. Ban hành các chính sách liên quan tới tài chính một cách thông thoáng nhằm hỗ trợ mạnh cho việc tham gia TMĐT Mặc dù tham gia TMĐT sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhưng kinh nghiệm từ nhiều nước và cả ở Việt Nam cho thấy không phải mọi doanh nghiệp đều sẵn sàng tham gia TMĐT, trong giai đoạn đầu nhà nước cần ban hành các chính sách thông thoáng kích thích các doanh nghiệp tham gia TMĐT. Trong số các chính sách đó, các chính sách liên quan tới tới tài chính có vị trí rất quan trọng. Khi TMĐT đã trở nên phổ biến, sẽ dần dần xóa bỏ các khác biệt giữa việc tiến hành các hoạt động thương mại có hoặc không tham gia TMĐT. • Miễn giảm các loại thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng • Các ưu đãi về tín dụng: lãi suất đầu tư 4.3. Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số ngành công nghiệp Giao dịch B2B chiếm trên 90% giao dịch thương mại điện tử. Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số ngành công nghiệp nhằm tạo đà cho TMĐt phát triển, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. 5. Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử một cách cương quyết, kịp thời 5.1. Xây dựng cơ chế, bộ máy mạnh để thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng Các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng đã gắn rất chặt với thương mại truyền thống, trong TMĐT các vấn đề này càng gắn chặt hơn. Do tính tức thời, liên tục 24/7 và xuyên quốc gia của nó, TMĐT đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ mang tính toàn cầu đối với việc thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng. Cho tới năm 2005 chúng ta vẫn chưa thực thi đầy đủ các quy định pháp luật về các vấn đề trên ngay trong thương mại tryền thống. Vì vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010 chúng ta cần xây dựng cơ chế, bộ máy mạnh để thực thi các quy định pháp luật đối với quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng vừa cả trong thương mại truyền thống, vừa cả trong TMĐT. 5.2. Xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp mạnh để sẵn sàng đáp ứng được các vấn đề phát sinh trong TMĐT Hoạt động thương mại bao giờ cũng gắn liền với giải quyết tranh chấp. Trong khi bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại truyền thống đã tương đối hoàn chỉnh thì trên thế giới cũng như ở Việt Nam hầu như chưa xác lập được bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trên cơ sở ứng dụng TMĐT. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp có hiệu quả để sẵn sàng giải quyết một cách thoả đáng các tranh chấp phát sinh trong TMĐT thông qua các hình thức như giải quyết tranh chấp qua cơ chế tự hoà giải, cơ quan trọng tài kinh tế, các cơ quan hành chính hay toà án kinh tế hoặc toà án hành chính. 5.3. Quy định cơ quan chịu trách nhiệm thống kê về TMĐT, triển khai nhanh hoạt động thống kê về TMĐT - 20 - Thống kê về TMĐT có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nhà nước khi xây dựng chiến lược, chính sách ở tầm vĩ mô cũng như đối với các doanh nghiệp khi xác định chiến lược kinh doanh của mình. Thống kê tốt sẽ giúp các nhà làm chính sách xác định đúng đắn những ảnh hưởng hiện tại và tiềm tàng của nền kinh tế số hoá, qua đó đánh giá được tác động của các chiến lược CNTT, từ đó dẫn đến việc sửa đổi chiến lược sao cho khai thác được tối ưu tiềm năng kinh tế của những công nghệ mới. Chúng ta đã ban hành Luật Thống kê và đang tích cực triển khai luật này. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về nền kinh tế số hoá, giúp đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống việc ứng dụng TMĐT trên phạm vi toàn quốc, đồng thời quy định một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê TMĐT. 6. Chủ động, tích cực tham gia hợp tác quốc tế về TMĐT và các chủ đề liên quan như thuận lợi hoá thương mại và thương mại phi giấy tờ TMĐT là kết tinh của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá. Không một nước nào có thể phát triển TMĐT nhanh và lành mạnh nếu không có sự hợp tác quốc tế một cách sâu sắc và toàn diện về thương mại và các lĩnh vực khác như viễn thông, tài chính, hải quan, vận tải, v.v... Một mặt, Việt Nam cần chủ động tham gia hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá và dịch vụ của mình, thống nhất các chuẩn về công nghệ, thuế hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp, an toàn trong các giao dịch thương mại sử dụng Internet, v.v... Mặt khác, thông qua hợp tác quốc tế chúng ta có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các nước khác về đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, chính sách, pháp luật, v.v... Trong hợp tác đa phương cần ưu tiên các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương mại của UN như UNCTAD, UNCITRAL, AFACT. Trong hợp tác song phương cần ưu tiên hợp tác với các nước tiên tiến về TMĐT và có quan hệ thương mại mật thiết với ta như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. - 21 - Chương III CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Một số chương trình, dự án cần được triển khai theo sáu chính sách lớn nhằm phát triển nhanh và vững chắc TMĐT trong giai đoạn 2006 – 2010. Mỗi chương trình, dự án do một cơ quan chủ trì và có thể có nhiều cơ quan phối hợp. Bộ Thương mại với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT cùng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan chủ trì có trách nhiệm xây dựng cụ thể nội dung, tiến độ và kinh phí cho từng chương trình, dự án. I. PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN VÀ ĐÀO TẠO VỀ TMĐT Chương trình, dự án Đơn vị Năm hoàn thành 1 Phổ biến, tuyên truyền về TMĐT 1.1 Cho cộng đồng các doanh nghiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 2010 Cho một số lĩnh vực - Du lịch Tổng cục Du lịch (TCDL) 2007 - Tài chính Bộ Tài chính (TC) 2007 - Vận tải Bộ Giao thông vận tải (GTVT) 2007 -Văn hoá, Giải trí Bộ Văn hoá thông tin (VHTT) 2007 - Phân phối Bộ Thương mại (TM) 2007 - Dệt may TM, Bộ Công nghiệp (CN) 1.2 Cho các cán bộ lãnh đạo kinh tế TM,TC, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 2007 1.3 Cho thanh niên ở các đô thị Hội Tin học chủ trì, Đoàn thanh niên 2007 2 Phát triển nguồn nhân lực 2.1 Đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD) 2010 Đào tạo tại các trường dạy nghề Bộ Lao động (LĐ) 2010 2.2 Đào tạo cán bộ quản lý nhà nước Về thương mại TM 2010 Về thuế, hải quan TC 2008 Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản TM 2008 Ngân hàng NHNN 2008 An ninh Bộ Công an (CA) 2010 Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) 2010 Bản quyền Bộ Văn hoá Thông tin (VHTT) 2010 Giải quyết tranh chấp Bộ Tư pháp (TP), 2010 - 22 - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSTC), Toà án Nhân dân Tối cao (TATC) Thống kê Tổng cục Thống kê (TCTK), Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT), TM 2008 2.3 Vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đào tạo TM, BCVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) 2010 3 Tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn ứng dụng TMĐT Phổ biến về lợi ích của việc mua bán trực tuyến tự động giữa các doanh nghiệp lớn (hình thức B2B Integration)trong một số ngành như dệt may, điện tử, cơ khí, xi măng, chế biến gỗ, v.v... TM, NHNN, TC, VCCI, Bộ Công nghiệp (CN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Thuỷ sản (TS) 2010 4 Phổ biến, tuyên truyền tới người tiêu dùng TM, VCCI, Đài Tiếng nói VN, Truyền hình VN 2007 Hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ qua mạng Các Sở TM, Sở BCVT 2007 II. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO TMĐT Chương trình, dự án Đơn vị Năm hoàn thành 1 Các văn bản pháp quy thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử Bộ Luật dân sự (sửa đổi) Bổ sung quy định về hợp đồng điện tử TP 2005 Luật Thương mại (sửa đổi) Bổ sung quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch thương mại TM 2005 - 2006 Luật Giao dịch điện tử Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch dân sự, bao gồm thương mại, và các giao dịch hành chính. Quốc Hội, TM, BCVT, v.v... 2005 – 2006 2 Các văn bản pháp quy điều chỉnh các vấn đề cụ thể Nghị định về hợp đồng điện tử trong thương mại Hướng dẫn thực hiện Luật giao dịch điện tử và Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ Luật dân sự (sửa đổi) TM 2006 Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử BCVT 2005 - 2006 Nghị định về thanh toán điện tử NHNN 2006 Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan TC 2006 Một số nghị định khác thực hiện Luật Giao dịch điện tử trong các lĩnh vực kinh tế GTVT, XD, v.v... 2007 Thông tư về đăng ký cấp phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp qua mạng KHĐT 2007 Thông tư về đăng ký, cấp phép, chứng nhận xuất xứ hàng TM 2006 - 23 - hoá, v.v... liên quan tới các thủ tục xuất nhập khẩu qua mạng 3 Các văn bản pháp quy khác Bộ Luật hình sự (sửa đổi) Thêm chương mới về hình phạt đối với tội phạm trên mạng, bao gồm tội phạm về TMĐT Bộ Công an (CA) 2007 Nghị định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại (sửa đổi) Thêm chương mới về phạt vi phạm hành chính trong TMĐT TM 2006 Nghị định về chứng cứ ở dạng thông điệp dữ liệu Hướng dẫn thực hiện Bộ Luật tố tụng dân sự, quy định các tiêu chuẩn thừa nhận chứng cứ ở dạng thông điệp dữ liệu CA 2006 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về các quy định bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT TM, Hội bảo vệ người tiêu dùng 2006 Rà soát các quy định cản trở TMĐT Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam thay đổi nhanh và liên tục. Cần rà soát thường xuyên sự nhất quán của các quy định trong hệ thống các văn bản này, phát hiện những quy định gây cản trở cho TMĐT và thông báo, phối hợp giữa các cơ quan để sửa đổi. TM, TP 2010 III. CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ỨNG DỤNG VÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CÔNG HỖ TRỢ TMĐT Chương trình, dự án Đơn vị Năm hoàn thành 1. Ứng dụng TMĐT trong mua sắm chính phủ Nghị định về mua sắm chính phủ Quy định về nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước phải ứng dụng TMĐT trong mua sắm công và quy định các thủ tục liên quan KHĐT 2007 Xây dựng tổ chức quản lý và hỗ trợ ứng dụng TMĐT Thiết kế và duy trì Trang tin điện tử mua sắm quốc gia và bắt buộc tất cả mua sắm công cấp chính phủ phải thông báo mời thầu, xét thầu, v.v... tại trang tin này KHĐT 2006 Các cơ quan nhà nước ở Trung ương ứng dụng TMĐT trong mua sắm công Tuỳ theo giá trị mua sắm hàng hoá và dịch vụ công, công bố mời thầu, xét thầu, v.v... tại Trang tin điện tử mua sắm quốc gia hoặc tại trang tin điện tử của cơ quan mình GTVT, XD, NN&PTNT, CN, TS, CA, QP, v.v... 2007 Các cơ quan nhà nước ở địa phương ứng dụng TMĐT trong mua sắm công. Mỗi tỉnh, thành phố có Trang tin điện tử mua sắm công. Tuỳ theo giá trị mua sắm hàng hoá và dịch vụ công, công bố mời thầu, xét thầu, v.v... tại Trang tin điện tử mua sắm quốc gia hoặc tại trang tin điện tử của tỉnh, thành phố TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, v.v... 2008 Xây dựng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong mua TM, KHĐT 2008 - 24 - sắm công Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử, các hồ sơ, mẫu biểu chuẩn dạng điện tử sử dụng trong mua sắm công từ Trung ương tới địa phương, có tính tới sự khác biệt trong mua sắm công của từng ngành, từng lĩnh vực. 2 Cung cấp trên mạng các dịch vụ công hỗ trợ TMĐT Các thủ tục liên quan tới xuất nhập khẩu Cung cấp trên mạng các dịch vụ đăng ký, cấp phép, chứng nhận, v.v... liên quan tới xuất nhập khẩu, bao gồm nhiều thủ tục chuyên ngành do các bộ quản lý như công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thuỷ sản, v.v... TM chủ trì, CN, N&PTNT, TS, v.v... 2010 Thủ tục khai báo và nộp thuế hải quan điện tử TC 2006 Thủ tục khai báo và nộp thuế điện tử TC 2007 Các thủ tục liên quan tới đầu tư điện tử Đăng ký kinh doanh, phê duyệt dự án đầu tư từ có vốn từ ngân sách nhà nước, v.v... KHĐT 2008 IV. PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT CHO TMĐT Chương trình, dự án Đơn vị Năm hoàn thành 1 Thanh toán điện tử Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thanh toán điện tử, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ NHNN 2007 2 Các biện pháp khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ Đầu tư vào kinh doanh dựa trên TMĐT TM 2010 Đầu tư vào công nghệ, phần mềm BCVT 2010 3 Hỗ trợ tham gia TMĐT Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT thông qua các ưu đãi về tín dụng và thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, v.v... TC, TM 2008 4 Xây dựng các chuẩn trao đổi dữ liệu sử dụng trong TMĐT Xây dựng các biểu mẫu chuẩn dạng điện tử cho các ngành như thương mại, tài chính , vận tải, hải quan, v.v... Ứng dụng mạnh mẽ các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI và ebXML. TM, BCVT, KHCN 2010 5 Tiêu chuẩn hoá các văn bản, chứng từ sử dụng trong TMĐT TM 2007 6 Xây dựng đầu mối hậu cần (logistics) cho các hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất nhập khẩu TM, TC, GTVT 2010 7 Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số ngành TM 2010 - 25 - công nghiệp V. THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Chương trình, dự án Đơn vị Năm hoàn thành 1 Cơ chế, bộ máy thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền KHCN, VHTT, CA, TM 2010 Bí mật riêng tư CA 2010 Bảo vệ người tiêu dùng TM, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng 2010 2 Giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp qua cơ quan hành chính, qua hoà giải Bước đầu thành lập một Ban hoà giải trong TMĐT cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp trên mạng TM 2006 Giải quyết qua trọng tài kinh tế Trọng tài kinh tế, VCCI 2008 Giải quyết qua toà án TP, TANDTC 2010 3 Thống kê về TMĐT Xây dựng các tiêu chí thống kê trong lĩnh vực TMĐT. Tổ chức thu thập số liệu thống kê và công bố rộng rãi. TCTK, TM, BCVT 2010 VI. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ TMĐT Chương trình, dự án Đơn vị Năm hoàn thành 1. Nghiên cứu về tác động của gia nhập WTO đối với chính sách TMĐT của Việt Nam Tiếp tục theo dõi Quyết định của WTO về việc không áp dụng thuế hải quan đối với ccs giao dịch điện tử qua biên giới TM 2006 2 Tham gia các hoạt động liên quan tới TMĐT, thương mại phi giấy tờ và thuận lợi hoá thương mại trong APEC TM, BCVT, CA, KHCN 2010 3 Tham gia các hoạt động liên quan tới TMĐT trong ASEM TM, BCVT 2010 4 Tham gia các hoạt động liên quan tới TMĐT trong ASEAN Về khía cạnh thương mại TM 2010 Về khía cạnh kỹ thuật BCVT 2010 5 Hợp tác với các cơ quan chuyên môn liên quan tới TMĐT TM 2010 - 26 - thuộc Liên Hợp quốc (UNCITRAL, UNCTAD, CEFACT, AFACT, v.v...) 6 Hợp tác song phương với các nước và nền kinh tế Thúc đẩy thương mại song phương, hài hoà các tiêu chuẩn, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, học tập kinh nghiệm xây dựng chính sách và qui định pháp luật, v.v... TM 7 Rà soát các quy định trong các hiệp ước quốc tế liên quan tới TMĐT Tiến hành nghiên cứu một cách thường xuyên các quy định trong các hiệp ước của các tổ chức quốc tế, các hiệp ước mà Việt Nam tham gia liên quan tới TMĐT. Đề xuất việc thực thi và tham gia các hiệp ước quốc tế liên quan tới TMĐT. TP, TM 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcho_toi_nam_2005_thuong_mai_dien_tu_tmdt_da_hinh_thanh_o_vie.pdf
Tài liệu liên quan