Chính trị học - Hành chính nhà nước từ cách mạng tháng tám đến nay

Ngày 28/8/1945 Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, nội các gồm 15 thành viên (GT 345).

Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập và tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

 

ppt239 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chính trị học - Hành chính nhà nước từ cách mạng tháng tám đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thờiChủ tịch: Huỳnh Tấn Phát Các Phó Chủ tịch: Phùng Văn Cung, Nguyễn Văn Kiết, Nguyễn Đóa Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ: Trần Bửu Kiếm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Trần Nam Trung Danh sách Chính phủ Cách mạng lâm thờiBộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Thị Bình Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phùng Văn Cung (Phó Chủ tịch kiêm chức) Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính: Cao Văn Bổn Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hoá: Lưu Hữu Phước Danh sách Chính phủ Cách mạng lâm thờiBộ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên: Nguyễn Văn Kiết (Phó Chủ tịch kiêm chức) Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội: Dương Quỳnh Hoa Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Trương Như Tảng Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989) Danh sách Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thờiChủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ Phó Chủ tịch: Trịnh Đình Thảo Các ủy viên: Y-bih Alê-ô, Thượng tọa Thích Đôn Hậu, Huỳnh Cương, Sư thúc Huỳnh Văn Trí, Nguyễn Công Phương, Lâm Văn Tết, Võ Oanh, Giáo sư Lê Văn Giáp, Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng, Luy-xiêng Phạm Ngọc Hùng, nữ Giáo sư Nguyễn Đình Chi Hoạt độngTừ ngày 5 đến ngày 7 tháng 4 năm 1972, lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công chiếm được thị trấn Lộc Ninh (tỉnh Bình Long) với 28.000 dân. Tại Lộc Ninh đã diễn ra các đợt trao trả tù binh của 2 bên miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Paris.Hoạt độngChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam là một trong 4 bên tham gia hòa đàm tại Paris và ký Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Sau Hiệp định Paris, thị xã Đông Hà trở thành nơi đặt trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời giải phóng miền Nam Việt Nam.chính sách dân tộc gồm 8 điểm:Ngày 19 tháng 10 năm 1973 Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam công bố chính sách dân tộc gồm 8 điểm:Thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết các lực lượng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ra sức bảo tồn và phát triển các dân tộc anh em Thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ.... chính sách dân tộc gồm 8 điểm:Tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc... Tôn trọng phong tục, tập quán tín ngưỡng, tôn giáo... Chăm lo quyền lợi về ruộng đất, nương rẫy cho đồng bào... Ra sức phát triển y tế, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh bảo vệ bà mẹ trẻ em. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đông đảo đội ngũ cán bộ của dân tộc anh em. Hợp nhất với miền Bắc Việt NamNgày 2 tháng 7 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất.Nạn đói năm 19452 triệu người chết đóiChế độ cưỡng chế thu mua gạo theo Quyết định của Thống sứ Bắc kỳ 1943 để đáp ứng nhu cầu gạo cho Nhật và tích trữ cho Pháp.Nạn đói năm 1945Tình trạng bị cưỡng chế trồng các cây nhiều xơ (cellulose), nhiều dầu (chất béo) phục vụ nhu cầu quân sự.Quân Đồng minh (Mỹ) ném bom vào các đường vận tải ở Đông Dương, làm cho việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc bị giảm mạnh.Một sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống tham nhũngNgày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh 64-SL về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và một Toà án đặc biệt có nhiệm vụ giám sát và xét xử các sai phạm của các nhân viên, từ trong các Uỷ ban nhân dân các cấp, đến cơ quan cao nhất của chính quyền (các bộ).1954-1975Quảng trường Ba ĐìnhBến tàu điện Bờ HồGa Hàng CỏĐống đổ nát sau trận ném bomBảo vệ vùng trời Thủ đôChế độ quản lý kế hoạch hoá tập trungTrong thời kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên kịch liệt (1965-1975), hơn 1/10 dân số đã được động viên vào quân độiVà chính chủ nghĩa xã hội là chế độ đã tạo ra khả năng động viên to lớn đến mức ấy ở miền Bắc Việt Nam, một nước nông nghiệp mà khả năng của nhà nước trong việc nắm xã hội được coi là thấp so với các nước công nghiệp tiên tiến.KM#32.2 1947 Piastre No mintmark (Paris Mint) Reeded edge Union francaise – Fédération IndochinoiseMột số nhận xétViệt Nam Cộng HòaViệt Nam Cộng Hòa (1955-1975), tiền thân là chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955) trong khối Liên hiệp Pháp, được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, tạo ra một chính quyền cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền này tồn tại độc lập trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.Quốc gia Việt NamSau khi tái chiếm Đông Dương bằng vũ lực năm 1945, người Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Việt Nam, mà lực lượng mạnh nhất là Việt Minh, do Đảng Lao Động Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh, lãnh đạo. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Phápgọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, nhiều người coi chính quyền này chỉ là bù nhìn do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ. Nhất là trên Quốc trưởng còn có Cao ủy Pháp nắm mọi quyền hành.Sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève quy định các lực lượng của Liên hiệp Pháp, trong đó có lực lượng của Quốc gia Việt Nam tập kết phía nam vĩ tuyến 17. Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập ra chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.Chính phủ theo hình thức JUNTA (Có Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Chủ Tịch giữ vai trò QUỐC TRƯỞNG, và Ủy ban Hành pháp Trung ương, Chủ Tịch giữ vai trò Thủ Tướng) để điều hành đất nước, Cải tiến nền ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ (theo mô thức Hoa Kỳ, Tổng Thống đích thân điều hành chính phủ).Sang nền ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ (theo mô thức Pháp, dưới quyền Tổng Thống có Thủ Tướng điều hành chính phủ), Trong các bản hiến pháp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1946, 1959) và sau này của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1980, 1992) cũng đều ghi rõ quốc kỳ Việt Nam là cờ có nền đỏ với sao vàng ở giữa. Trong khi đó hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ban hành năm 1967 không có những điều khoản nói về quốc kỳ và quốc huy của miền Nam.Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng HòaHiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ.Lập phápQuyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (thành viên được gọi là dân biểu, nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Quốc hội có những quyền hạn sau:Biểu quyết các đạo luật. Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế. Quyết định việc tuyên chiến và nghị hoà, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia. Quốc hội có những quyền hạn sau:Hợp thức hoá sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội. Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Hành pháp - Tổng thốngTổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm và có những quyền hạn sau: Ban hành các đạo luật. Hoạch định chính sách quốc gia. Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ 1 phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội). Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởng.Hành pháp Tổng thốngChủ tọa Hội đồng Tổng trưởng. Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia. Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế. Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật. Phó Tổng thốngPhó Tổng thống có những nhiệm vụ sau: Chủ tịch Hội đồng Văn hoá Giáo dục. Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội. Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc. Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ.Chính quyền Trung ươngThủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ:19 BộBộ Ngoại giao. Bộ Quốc phòng. Bộ Nội vụ. Bộ Thông tin. Bộ Chiêu hồi. Bộ Tài chánh. 19 BộBộ Kinh tế. Bộ Tư pháp. Bộ Phát triển Nông thôn. Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp. Bộ Công chánh. Bộ Giao thông và Bưu điện. Bộ Giáo dục. 19 BộBộ Y tế. Bộ Xã hội. Bộ Lao động. Bộ Cựu chiến binh. Bộ Phát triển Sắc tộc. Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội. Ngoài ra còn có 3 Quốc Vụ Khanh:Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá. Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển. Văn phòng Quốc vụ khanh. Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng.Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề nghị lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.Chính quyền địa phươngĐô thành Sài Gòn, thị xã, tỉnh: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng, tỉnh trưởng. Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng. Cơ quan Tư pháp Trung ươngTối cao Pháp viện gồm 9 thẩm phán, do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm trên danh sách do Tối cao Pháp viện và Bộ Tư pháp lập ra. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính. Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hoà. Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một Đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.Đặc biệt Pháp việnỞ cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.Đặc biệt Pháp việnĐặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.Giám sát việnGiám sát viện gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.Giám sát việnGiám sát viện có thẩm quyền:Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế. Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện. Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi. Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh. Cơ quan Tư pháp địa phươngỞ địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, toà Hoà giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà Thiếu nhi, toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).CÔNG BỐ – GIỚI THIỆU TÀI LIỆU LƯU TRỮ Số 2/2003 Vài nét về CHÍNH QUYỀN ÔNG NGUYỄN VĂN THIỆU (1967-1975)Tác giả:PHẠM THỊ HUỆ Tổ chức bộ máy của chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu tại miền Nam Việt Nam có cơ cấu rất hoàn chỉnh, được tổ chức theo mô hình của nhà nước Mỹ, tức là theo chính thể cộng hoà tổng thống.Hiến pháp năm 1967 đã nêu rõ nguyên tắc tam quyền phân lập. Điều 3 Hiến pháp 1967 viết: “Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của 3 cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hoà”.1.Cơ quan Lập pháp:Quốc hội là cơ quan Lập pháp, thời Đệ II Cộng hoà có 2 viện là Hạ nghị viện (thành viên được gọi là dân biểu) và Thượng nghị viện (thành viên được gọi là nghị sĩ).1-              Cơ quan Lập pháp:Nghị sĩ Quốc hội được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu. Theo Hiến pháp 1967, dân biểu Hạ viện có nhiệm kỳ 4 năm, nghị sĩ Thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, và cứ 3 năm bầu lại 1 nửa. Theo Hiến pháp 1967, Quốc hội có quyền hạn sau:- Biểu quyết các đạo luật.- Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế.- Quyết định việc tuyên chiến và nghị hoà, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.- Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia.- Hợp thức hoá sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội.- Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.2-              Về Hành pháp:a. Tổng thống:Tổng thống là người nắm quyền hành pháp. Điều 51 Hiến pháp 1967 viết: “Quyền hành pháp được quốc dân uỷ nhiệm cho tổng thống”.2-              Về Hành pháp:Tổng thống do dân cử và có nhiệm kỳ 5 năm.Hiến pháp 1967 quy định Tổng thống và PhóTổng thống cùng đứng chung 1 liên danh ứngcử.Hiến pháp 1967 cho Tổng thống nhiều quyềnhạn lớn:- Ban hành các đạo luật.- Hoạch định chính sách quốc gia.Công quảnCông quản chuyên chở công cộng (xe buýt) ở Đô Thành, Công quản hoả xa dưới thời Đệ nhất Cộng hoà. [17,77]Công quản là một hình thức xí nghiệp công phục vụ công ích, không phải là công sở hành chính. Vốn và quản trị là do nhà nước, nhưng sự điều hành công quản lại giống như xí nghiệp của tư nhân, nhân viên không phỉa là công chức, kế toán áp dụng là kế toán thương mại Uỷ ban, Hội đồng được thiết lập bên cạnh Chính phủThí dụ: Uỷ ban soạn thảo kế hoạch kinh tế hậu chiến, Uỷ ban quốc gia về sông Cửu Long, Hội đồng kinh tế-xã hội, Hội đồng văn hoá-giáo dụcLà những định chế đặc biệt,Chỉ có hiệu lực cố vấn về phương diện chuyên môn,Cần có sự chấp thuận của cơ quan hành pháp mới có hiệu lực pháp lý đối với sự điều hành guồng máy quốc gia [17,74]Người đứng đầu cơ quan công quyền Bộ:Tổng trưởngĐổng lý văn phòngTổng thư kýNha: Giám đốcSở: Chánh sự vụPhòng: Chủ sựTại các địa phương: Đô trưởng, Thị trưởng, Tỉnh trưởngThể thức thăng thưởng nhân viênHội đồng thăng thưởng của Bộ quyết định sau khi cứu xét theo đề nghị của cấp chỉ huy trực tiếpQuyết định này được Bộ sở quan dùng làm tài liệu để soạn dự thảo Nghị định thăng thưởngDự thảo này phải được Phủ Tổng uỷ công vụ chiếu hội và Tổng nha ngân sách kiểm nhậnDự thảo được đệ ký Tổng trưởng sở quan [17,166]Câu 28: Anh (chị) hãy trình bày những nét chủ yếu về nền hành chính nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn đầu tiên (1945 – 1946)?[GT, 341-353]Câu 30: Anh(chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của hành chính Nhà Nước ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ 1954 đến 1975?[GT, 368-400]Câu 32: Anh ( chị ) hãy trình bày khái quát những nội dung chính của hành chính Cách Mạng ở Miền Nam Việt Nam từ 1960 đến 1975?[GT, 421-426]Câu 29: Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng chủ yếu của hành chính Nhà Nước Việt Nam giai đoạn từ 1946 đến 1954? [GT, 353-368]Câu 31: Anh (chị) hãy trình bày khái quát những vấn đề cơ bản của hành chính Ngụy quyền Sài Gòn ở Miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975?[GT, 405-421]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_7_111_p3_2142.ppt
Tài liệu liên quan