I. Lịch sử hình thành chính thể Cộng hòa đại nghị ở Đức năm 1949
1.1 Từ giai đoạn xâm chiếm Tây La Mã thế kỷ IV và V đến 1815:
-Giai đoạn (IV –V) tộc người Giecmanh xâm chiếm La Mã FLập lên nhiều
vương quốc Man Tộc.
- Năm 476 thủ lĩnh quân sự người Giecmanh tự xưng vua. Do vậy từ 476-1850
nước đức tồn tại hình thức nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền.
-CMTS Pháp bùng nổ, Beclin (thủ đô của nước Phổ) thành trung tâm công nghiệp
của nước Đức
-Giữa TK XIX Đức vẫn là quốc gia phong kiến lạc hậu.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức
I. Lịch sử hình thành chính thể Cộng hòa đại nghị ở Đức năm 1949
1.1 Từ giai đoạn xâm chiếm Tây La Mã thế kỷ IV và V đến 1815:
- Giai đoạn (IV – V) tộc người Giecmanh xâm chiếm La Mã FLập lên nhiều
vương quốc Man Tộc.
- Năm 476 thủ lĩnh quân sự người Giecmanh tự xưng vua. Do vậy từ 476-1850
nước đức tồn tại hình thức nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền.
- CMTS Pháp bùng nổ, Beclin (thủ đô của nước Phổ) thành trung tâm công nghiệp
của nước Đức
- Giữa TK XIX Đức vẫn là quốc gia phong kiến lạc hậu.
1.2 Từ 1815 đến 1990.
- 1815 theo nghị quyết của Hội nghị viên thì Đức được coi là liên bang gồm : 31
tiểu vương quốc tách biệt nhau và 4 thành phố tự trị (Bremen, Hambua, Liubech,
Phrangphua):
+ Cơ quan tối cao của liên bang là Hội nghị liên bang. Trong đó không có
cơ quan hành pháp, lập pháp chung, không có quân đội, tài chính và ngoại
giao chung.
+ Thành phần : đại diện của các tiểu vương quốc (ko có quyền lực thực tế)
Đức trong tình trạng chia cắt về hành chính, quan thuế, đo lường và tiền tệ.
- 1834 đồng minh quan thuế được thành lập gồm 18 quốc gia Đức.
- 1840 vua Phổ Phridrich Vinhem IV lên ngôi .
- 11-4-1847 vua cho triệu tập hội nghị liên bang : tại hội nghị giai cấp tư
sản và đại biểu tư sản đưa ra điều kiên chính trị mới cho vay tiền , nhà vua
không thuận dẫn đến hội nghị giải tán, làm nảy sinh mâu thuẫn và CM ở
các vùng của LB Đức nổ ra.
- 18-5-1848 Quốc hội toàn Đức thành lập.(tại Beclin)
- 2-4-1848 diễn ra bầu cử Quốc hội.
- 20-6-1848 Nội các Cawmhauden bị lật đổ.
- 12-1848 Vua ra sắc lệnh giải tán Quốc hội dẫn đến giai cấp tư sản thất bại.
- 28/3/1849 Quốc hội Phrangphua công bố Hiến phápFra đời chính phủ liên
bang. Hoàng đế là người đứng đầu, mỗi tiểu vương quốc có chủ quyền
riêngFmâu thuẫn giữa các vương quốc (lớn phản đối, nhỏ đồng ý)Fsố đại
biểu từ 831 còn 150Fđấu tranh bảo vệ hiến phápFCác cuộc Cách mạng nổ
ra.
v Quá trình thống nhất nước Đức
1. - 1866 chiến tranh Áo – Phổ.
2. - 1867 thành lập LB Đức.
3. - Sau chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, các nhà nước Nam Đức hợp nhất
với Hiệp hội các nhà nước Bắc Đức lập ra đế chế Đức.
4. - Ngày 18.1.1871, thành lập Đế quốc Đức tại cung điện Vecxai thuộc Pháp,
vua Phổ Wilhelm đệ Nhất được phong làm Hoàng đế. Bismarck , người có
công rất lớn trong việc tập hợp các nhà nước cắt cứ Đức thành một nước
Đức thống nhất, đã làm Thủ tướng suốt 19 năm.
5. - 28/6/1914 chiến tranh thế giới lần thứ Nhất bùng nổ. Đức tuyên chiến với
Pháp, Nga và Anh; thắng Nga đi đến Hoà ước Brest-Litov (3/1918), nhưng
thua Đồng minh có Mỹ tham gia, đưa đến đình chiến (11/1918).
6. - 10/1918: Hoàng đế từ ngôi.
7. - 9/11/1918: Tuyên bố chế độ Cộng hoà ở München và Berlin.
8. - 1918-1933: Cộng hoà Vai-ma, Fiedrich Erbert (SPD) làm Tổng thống.
9. - 1933-1945: Nước Đức Quốc xã, Adolf Hitler làm Thủ tướng.
10. - 1/9/1939: Hitler tấn công Ba-lan, chiến tranh thế giới 2 bùng nổ.
11. - 8/5/1945: Nước Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
12. - Từ 5/1945 đến 1949 nước Đức hoàn toàn do quân đội Đồng minh cai
quản.
13. - Năm 1947, Mỹ và Anh sáp nhập hai vùng họ chiếm đóng.
14. - Năm 1948 dưới áp lực của Mỹ, Pháp cũng phải sát nhập vùng chiếm đóng
của mình vào khu vực Anh-Mỹ.
15. - Ngày 7/9/1949, ở phần đất phía Tây đã tổ chức tuyển cử, bầu Nghị viện
Tây Đức và tuyên bố thành lập nước CHLB Đức.
16. - Ngày 7/10/1949, ở phần phía Đông, nước CHDC Đức được thành lập.
17. - Ngày 3/10/1990, các bang ở phía Đông (CHDC Đức cũ) sát nhập vào
CHLB Đức và được coi là ngày Quốc khánh (ngày thống nhất) của nước
CHLB Đức.
18. - Ngày 24/6/1991 Quốc hội CHLB Đức đã bỏ phiếu chọn Berlin làm Thủ
đô của CHLB Đức. Tuy nhỉên, đến năm 2000 Đức mới hoàn thành việc
chuyển Quốc hội và Chính phủ về Berlin.
II. Chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức
1. Khái niệm chung
Hình thức nhà nước (hay còn được gọi một cách thông thường là hình thức tổ chức
nhà nước) là mô hình tổ chức ra các cơ quan nhà nước và mối quan hệ giữa chúng
với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, và thường được phân tích dưới
nhiều giác độ/tiêu chí khác nhau. Hình thức chính thể là một hình thức rất quan
trọng trong các dạng hình thức nhà nước.
Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản. Đó là chính thể quân
chủ và chính thể cộng hoà. Chính thể quân chủ là chính thể mà ở đó nguyên thủ
quốc gia do thế tập truyền ngôi, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ cõi “hư vô”,
do thiên đình định đoạt. Chính thể cộng hoà là chính thể nguyên thủ quốc gia do
bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân.
Khi xác định chính thể, trước hết người ta thường dựa vào cách thức thành lập
nguyên thủ quốc gia và nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia. Sau đó, sẽ
xét đến cách thức tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước khác, mà
chủ yếu là của các cơ quan lập pháp và hành pháp.
Nếu nguyên thủ quốc gia được hình thành bằng phương pháp truyền ngôi thì đó là
nhà nước quân chủ. Và ngược lại, nếu nguyên thủ quốc gia được lập nên thông
qua bầu cử thì đó là chính thể cộng hoà.
Chính thể cộng hoà đại nghị (hay còn được gọi là chính thể cộng hoà nghị
viện) là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia được hình thành không thông
qua con đường thế tập truyền ngôi, mà bằng phương pháp bầu cử và Nghị
viện, về nguyên tắc, là cơ quan đóng vai trò quan trọng hơn mọi cơ quan nhà
nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Tư tưởng phân quyền trong hình thức chính thể Cộng hòa đại Nghị của Đức
qua Nghị viện, Chính Phủ, Tòa án.
2. Tư tưởng phân quyền trong hình thức chính thể Cộng hòa đại Nghị của
Đức qua Nghị viện, Chính Phủ, Tòa án.
2.1 Việc phân chia quyền lực Nhà nước ở địa phương (phân chia theo chiều
ngang):
Các cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao của CHLB Đức ở Trung ương là Quốc
hội liên bang - Hạ viện, Hội đồng liên bang - Thượng viện, Chủ tịch liên bang -
Tổng thống, Chính phủ liên bang, Tòa án hiến pháp liên bang.
Hạ viện là cơ quan đại diện cho nhân dân CHLB Đức theo đảng phái, được bầu ra
với nhiệm kì 4 năm. Hạ viện thông qua việc ban hành luật quy định về nhiệm vụ
và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước khác, trừ những nhiệm vụ và quyền hạn
của các cơ quan này đã được hiến định.
Thượng viện có chức năng đại diện cho quyền lợi các tiểu bang ở liên bang, có cơ
cấu bao gồm các thành viên của Chính phủ các tiểu bang.
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai trò giống
như các vị vua trong chính thể quân chủ lập hiến, nghĩa là chỉ mang tính nghi thức.
Chính phủ liên bang là tập thể, gồm thủ tướng liên bang và các bộ trưởng liên
bang. Chính phủ không chỉ tham gia quyết định đường hướng lớn về hoạt động
của Nhà nước, mà còn thực hiện quyền hành pháp.
Mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội được xác định trên nguyên tắc của hệ
thống Nghị viện. Đặc tính của hệ thống này là việc Chính phủ liên bang được lập
ra dựa vào sự tín nhiệm của Quốc hội liên bang và chịu trách nhiệm trước Quốc
hội liên bang.
Quyền tư pháp ở CHLB Đức do Tòa án hiến pháp liên bang, các tòa án liên bang
được hiến định và các tòa án tiểu bang thực thi.
2.2 Việc phân chia quyền lực nhà nước giữa chính quyền liên bang và chính
quyền tiểu bang (phân chia quyền lực theo chiều dọc)
Nhà nước CHLB Đức là một nhà nước liên bang. Cơ cấu liên bang có lịch sử ở
Đức từ thế lỉ XIX. Nguyên tắc nhà nước liên bang được quy định trong Hiến pháp
CHLB Đức và không được phép hủy bỏ bằng con đường sửa đổi hiến pháp (Điều
79 khoản 3 Hiến pháp CHLB Đức). Quyền lực nàh nước là thống nhất và có sự
phân chia giữa liên bang và tiểu bang. Việc phân chia quyền lực nhà nước theo
chieuf dọc này được quy định trong hiến pháp. CHLB Đức hiện có 16 tiểu bang có
tính tự chủ cao (Nhà nước tiểu bang). Cac tiểu bang đều có Hiến pháp tiểu bang,
Quốc hội tiểu bang, Chính phủ tiểu bang.
Cách tổ chức này của cơ cấu tổ chức Nhà nước liên bang Đức sẽ tạo ra những ưu
điểm và hạn chế sau
+ Một số hạn chế:
- Quy trình xây dựng luật dài hơn
- Có sự khác nhau trong việc thực hiện các chính sách ở các tiểu bang như các vấn
đề môi trường, trường học
- Chi phí cho hoạt động các cơ quan nhà nước ở tiểu bang lớn...
+ Các ưu điểm cũng đã được khẳng định:
- Việc phân chia quyền lực nhà nước theo chiều dọc không tạo ra sự độc tài.
- Nhà nước phát huy được tối đa ưu thế của các tiểu bang, tạo ra và bảo tồn được
sự đa dạng về văn hóa.
- Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tiểu bang trên nhiều lĩnh vực, qua đó
tạo điều liện sống tốt hơn cho người dân
- Các quyết định chính sách của nhà nước tiểu bang thường sát với thực tế do gần
dân hơn
- Tạo điều kiện để người dân vầ nhiều đảng phái tham gia vào hoạt động của Nhà
nước v.v....
Chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức - Cơ quan lập pháp
2.3 Sự phân quyền trong hình thức chính thể này.
Đức đã xây dựng nên một bản Hiến pháp trong đó tuân thủ chặt chẽ 6 nguyên tắc
chung: cộng hòa, dân chủ, nhà nước liên bang, nhà nước xã hội, nhà nước pháp
quyền và phân quyền.
2.3.1. Cơ quan lập pháp:
a. Hạ viện ( Bundestag )
Hạ viện còn được gọi là Quốc hội Liên bang, được coi là Nghị viện Đức (Nghị
viện của một viện ). Đây là CQ duy nhất do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí
nguyện vọng của nhân dân.
Cơ cấu tổ chức:
* Hạ viện được bầu theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, tự do và kín.
+ Trước đây, Hạ viện có 496 thành viên.
+ Sau khi thống nhất năm 1990, số hạ nghị sỹ tăng lên 662
+ Năm 1996 : 656 hạ nghi sỹ
+ Năm 2000: 672 hạ nghị sỹ
* Nhiệm kì của Hạ viện là 4 năm.
+ Cuộc bầu cử vào Hạ viện khoá mới phải được tiến hành không sớm hơn
tháng thứ 45 và không muộn hơn tháng thứ 47 khi bắt đầu nhiệm kì của Hạ
viện.
+ Các thành viên của Viện kết thúc nhiệm vụ vào ngày diễn ra phiên họp
đầu tiên của Hạ viện khoá mới.
+ Trường hợp đất nước có chiến tranh, không thể tiến hành cuộc bầu cử, thì
Bundestag có thể tuyên bố kéo dài nhiệm kì cho đến khi chiến tranh kết
thúc được 6 tháng.
* Ban lãnh đạo Hạ viện gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thư ký được
bầu theo tỷ lệ đại diện giữa các đảng có ghế đại biểu trong Viện.
+ Hội đồng Trưởng Lão (khoảng 20 -40 người), bao gồm đoàn chủ tịch và
đại diện các phe phái trong Hạ viện đề cử danh sách các Chủ tịch, Phó chủ
tịch.
+ Chủ tịch và các Phó chủ tịch lập thành Đoàn chủ tịch Viện có nhiệm vụ
điều khiển các phiên họp của Viện, bảo đảm thực hiện quy chế của Viện.
+ Chủ tịch Hạ viện do các Hạ nghị sĩ bầu theo đầu phiếu kín và giữ chức vụ
trong suốt nhiệm kì. Ông thường là đảng viên của Đảng có đa số.
+ Nét đặc trưng của Hạ viện Đức là Hội đồng trưởng lão ( khoảng 20 đến
24 người ), làm việc theo chế độ tập thể.Hội đồng này có nhiệm vụ đề cử
danh sách các Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các uỷ ban thường trực; soạn
thảo chương trình làm việc của Viện.
* Hạ viện thành lập 22 Uỷ ban thường trực, tương ứng với các bộ trong
Chính phủ, mỗi Uỷ ban có 15 - 42 nghị sỹ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động
của các Uỷ ban này còn hạn chế so với các Uỷ ban của Quốc hội Mỹ. Mỗi
đảng chính trị được cử đại diện tương xứng với đại diện của đảng tại Hạ
nghị viện (đảng đối lập cũng được cử đại diện tại Uỷ ban), trong đó:
+ Uỷ ban thỉnh cầu : đóng vai trò của cơ quan Cao uỷ về quyền con người.
Nhiệm vụ của Uỷ ban này là nhận và xem xét các đơn thư kiếu nại, tố cáo
của công dân gửi Hạ viện. Nếu nhìn qua có thể thấy Uỷ ban thỉnh cầu của
Đức có nét tương đồng với Quốc hội Việt Nam vì cả 2 đều là cơ quan có
liên quan đến quyền con người, quan tâm gần gũi với người dân. Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn có điểm khác biệt : Nếu như uỷ ban thỉnh cầu của Đức
không phải là cơ quan quyền lực nhà nước , do Hạ viện Đức thành lập; thì
Quốc hội Việt Nam lại là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho
nhân dân , do nhân dân bầu ra. Uỷ ban thỉnh cầu Đức tiếp xúc với người
dân khi họ có đơn thư kiếu nại tố cáo, điều đó có nghĩa là Uỷ ban chỉ tiếp
dân trên lĩnh vực tư pháp. Còn quốc hội Việt Nam mang những quyền hạn
lớn hơn : bên cạnh việc lắng nghe ý kiến đại diện cho dân, QHVN còn có
quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trên cơ sở đặt lợi
ích người dân lên làm đầu, dù trong bất kì lĩnh vực hoàn cảnh nào.
+ Uỷ ban điều tra để giúp cho hoạt động giám sát của Hạ viện, uỷ ban có
nhiệm vụ tiến hành điều tra, thu thập tài liệu liên quan đến hành vi của một
quan chức nhà nước nào đó.
+ Uỷ ban về công tác của Liên minh Châu Âu : giám sát hoạt động của
CP,phối hợp hoạt động với CP trong 1 số lĩnh vực.
+ Uỷ ban Quốc phòng, uỷ ban đối ngoại.
* Đảng phái trong Hạ viện
+ Đảng chiếm đa số trong Hạ viện sẽ nắm những chức vụ chủ chốt, kiểm
soát chương trình hoạt động của Hạ viện.
+ Các đảng trong Hạ viện thành lập các nhóm nghị sĩ của mình - gọi là các
đảng đoàn. Các đảng đoàn là các tổ chức độc lập ở Hạ viện, không chịu sự
chỉ đạo của các đảng phái.
+ Các Đảng có từ 5% tổng số Hạ nghị sĩ trở lên được thành lập Đảng đoàn.
Với những đại biểu độc lập không đủ số lượng trên có thể lập thành nhóm
đại biểu. Trong nhiệm kì thứ 16 của Hạ viện Đức hiện nay có 5 đảng đoàn
trong Quốc hội và 1 nghị sỹ không thuộc đảng phái nào( nghị sỹ Gert
Winkelmeier).
* Chức năng của Hạ viện :
+ Lập pháp ( chức năng cơ bản nhất ).
- Sáng kiến luật có thể xuất phát từ Chính phủ, các nghị sỹ, các tòa án liên bang,
các bang. Trong đó,dự luật của các hạ nghị sỹ pahir được ít nhất 5% tổng số nghị
sỹ kí tên và trước khi trình Hạ viện phải được chuyển đến Chính phủ để cho ý
kiến.
- Một dự luật, được đệ trình, soạn thảo 3 lần, cuối cùng được biểu quyết thông qua
toàn văn tại Hạ viện.
- Bầu ra và bãi miễn Chính phủ Liên bang (thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ
tướng và bầu ra thủ tướng mới - yếu tố đặc trưng của nhà nước Đại nghị), bầu một
nửa số thành viên của Toàn án Hiến pháp liên bang, kiểm soát bộ máy hành chính
và quân đội. Kiểm tra giám sát tối cao đối với chính phủ. Hạ viện có thể bỏ phiếu
bất tín nhiệm thủ tướng và bầu ra thủ tướng mới.
b. Thượng viện - Hội đồng liên bang ( Bundesrat )
- Trong số các cơ quan nhà nước của CHLB Đức, Thượng viện tượng trưng cho
yếu tố Liên bang. Thông qua Hội đồng Liên bang, các bang tham gia vào lập pháp
và hành chính.
- Thượng viện do Chính phủ các bang bổ nhiệm và bãi miễn trong số thành viên
Chính phủ của mình., họ không gắn với một nhiệm kỳ bầu cử nhất định.
- Thành viên Thượng viện gồm 68 người đại diện cho 16 bang, mỗi bang có ít nhất
3 đại biểu
- Thượng viện bầu Đoàn chủ tịch, gồm Chủ tịch - nhiệm kỳ 1 năm ( sau đó thay
đổi theo nguyên tắc lần lượt các bang khác làm chủ tịch), 3 phó chủ tịch và Chủ
nhiệm văn phòng viện.Đoàn chủ tịch đề ra chương trình làm việc, các phiên họp.
- Các Thượng nghị sĩ có chức năng kép : có quyền hành pháp ( tại bang ) và quyền
lập pháp ( tại Liên bang ).
- Chính phủ quốc gia phải cho Thượng nghị viện biết sự quản trị việc công => Bộ
quản trị công việc của Thượng nghị viện được thiết lập.
*Đặc biệt:
- Uỷ ban hoà giải được thiết lập khi có sự tranh chấp giữa Thượng nghị viện và Hạ
nghị viện.
- Trong trường hợp đất nước có chiến tranh, mà hai viện không thể hoạt động
được thì Hạ nghị viện và Thượng viện sẽ cùng thành lập Ủy ban hỗn hợp hoạt
động thay thế chức năng của Nghị viện trong suốt thời gian đó.
* Quyền lập pháp tại CHLB Đức
- Quyền lập pháp được chia cho chính phủ TW và chính phủ tiểu bang:
+ Hiến pháp dự trù trong nhiều lĩnh vực, chỉ chính quyền TW mới có độc quyền (
vì có những vấn đề mà chính phủ tiểu bang không được quyết định hoặc nếu tiểu
bang đó quyết định sé gây thiệt hại cho tiểu bang khác hoặc toàn liên bang ), còn
trong khu vực khác, chính phủ TW sử dụng quyền lập pháp với chính phủ tiểu
bang.
+ Có những vấn đề mà TW ấn định chính sách chung và tiểu bang ấn định chi tiết
thi hành.
+ Cơ quan lập pháp của chính phủ TW là Hạ nghị viện .
+ Quyền lập pháp của Hạ nghị viện lại bị hạn chế bởi hai khuynh hướng :
* Lập pháp nhường sáng quyền lập pháp cho hành pháp.
* Hiến pháp dành một phần quyền lập pháp cho Thượng viện.
- Thượng nghị viện cũng có sáng quyền lập pháp :
+ Thượng nghị viện sử dụng quyền lập pháp dưới ba hình thức:
* Luật thông thường : không đòi hỏi sự chấp thuận của Thượng nghị viện.( nghĩa
là Hạ nghị viện có thể thắng Thượng nghị viện nếu có đa số vững chắc ).
* Những luật có liên hệ tới quyền lợi của tiểu bang.
* Các tu chính án Hiến pháp: Trong việc này cần có sự thoả thuận của 2/3 thượng
nghị sĩ.
Tuy có sáng quyền lập pháp nhưng Thượng nghị viện ít sử dụng quyền này, mà
chủ yếu tham gia vào việc hoàn bị luật pháp
* Thủ tục lập pháp :
- Theo quy định của Hiến pháp, sáng quyền lập pháp thuộc Chính phủ liên bang,
trong đó dự luật của các Hạ nghị sĩ phải được ít nhất 5% tổng số Nghị sĩ ký tên.
- Các dự án luật của Chính phủ trước hết phải trình lên Thượng viện. Trong thời
hạn 6 tuần (9 tuần đối với dự án luật có nội dung lớn hoặc 3 tuần trong trường hợp
khẩn cấp ), kể từ khi nhận được dự án Thượng viện thông báo ý kiến của mình :
- Nếu Thượng viện thông qua thì sẽ gửi lên Hạ nghị viện qua Nội các.
- Nếu hết thời hạn quy định mà Thượng viện vẫn chưa có ý kiến thì Chính phủ liên
bang có thể trình Hạ viện mà không cần tới ý kiến của Thượng viện.
- Việc thảo luận dự án luật tại Hạ nghị viện được tiến hành qua 3 phiên họp:
- Phiên họp đầu tiên : Hạ viện bàn những nguyên tắc căn bản sau đó giao cho một
uỷ ban nghiên cứu.
- Phiên họp thứ hai : Hạ viện tiếp tục thao luận từng phần, kiến nghị, bổ sung, sửa
đổi.
- Phiên họp thứ ba : Hạ viện chỉ thảo luận những vấn đề mang tính chất nguyên tắc
của dự luật rồi biểu quyết thông qua dự luật.
- Sau khi Hạ viện thông qua, dự luật chuyển sang Thượng viện.Dự luật trình bày
tại Thượng nghị viện được thảo luận tại Uỷ ban. Thượng nghị viện thảo luận dự
luật đó trong một phiên họp duy nhất.Có hai trường hợp có thể xảy ra :
+ Trường hợp 1 : Sau khi xem xét thảo luận, Thượng viện nhất trí thông qua;
+ Trường hợp 2 : Thượng viện đề nghị thành lập Uỷ ban thỏa thuận gồm thành
viên của hai viện để thảo luận dự luật. Sau đó Hạ viện phải xem xét lại lần 2 và
thông qua quyết định. Nếu Hạ viện không chấp nhận những sửa đổi của Thượng
viện thì dự luật vẫn trở thành dự luật nếu được 2/3 hoặc tối thiểu hơn một nửa tổng
số thành viên Hạ viện tán thành.
- Cuối cùng luật chuyển lên Tổng thống ký công bố. Khác với các nước khác,
Tổng thống liên bang Đức không có quyền phủ quyết đối với các dự luật do Nghị
viện thông qua.
Chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức - Cơ quan hành pháp
2.3.2 Cơ quan hành pháp:
a. Tổng thống liên bang:
Tổng thống liên bang là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai
trò giống như các vị vua trong chính thể quân chủ lập hiến, nghĩa là chỉ mang tính
nghi thức.
Tổng thống do Hội nghị liên bang bầu, nhiệm kì 5 năm, mỗi người không quá 2
nhiệm kì liên tục.( Hội nghị liên bang gồm một nửa là các hạ nghị sỹ và một nửa
là các thành viên do nghị viện các bang bầu ra. Tổng số thành viên của Hội nghị
hiện nay là 672 +672 =1344. Hình thức bầu cử lầ bỏ phiếu kín không qua bầu cử)
Ứng cử viên Tổng thống phải là Hạ nghị sỹ, 40 tuổi trở lên.
Tổng thống phải từ bỏ đảng phái, không được tham gia các cơ quan khác, không
được kinh doanh
Hạ viện có quyền kiện Tổng thống qua Tòa án Hiến pháp liên bang và có thể phế
truất Tổng thống.
Quyền hạn:
* Hiến pháp quy định rõ quyền hạn của Tổng thống:
* Đại diện Liên bang trong và ngoài nước
* Kiểm tra, kí và công bố luật
* Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về lập pháp
* Đề nghị, bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ tướng. Thực tế: Tổng thống bổ nhiệm
Thủ tướng nhưng phải dựa vào đa số Nghị viện, nên thường đó là lãnh tụ Đảng
chiếm đa số trong Hạ viện.
* Bổ nhiệm và miễn nhiệm các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng
* Bổ nhiệm và miến nhiệm các thẩm phán Liên bang, công chức liên bang
* Có quyền ân xá...
Chức danh Tổng thống gắn liền với các nhiệm vụ có tính cách đại diện hơn là các
thẩm quyền quyết định các công việc nhà nước, vì:
- Các quyết định của Tổng thống luôn tuân theo ý chí của đa số tại Hạ viện.
- Để các quyết định của Tổng thống có giá trị, phải có sự phê chuẩn của Thủ tướng
hoặc các Bộ trưởng liên quan (chữ kí phó thự)
- Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp với sự đề nghị củaThủ tường
và sự chấp nhận của Thượng viện.
b. Chính phủ Liên bang:
Cách thức thành lập Chính phủ:
- Theo luật định, với đa số phiếu Hạ viện sẽ đề cử Thủ tướng, sau đó Tổng thống
bổ nhiệm, nhưng đó không là ai khác ngoài thủ lĩnh đảng đa số trong hạ viện.
- Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các thành viên khác của
Chính phủ. Thông thường, các Bộ trưởng là người của các Đảng thắng cử
Thủ tướng và các Bộ trưởng không được đảm nhiệm các nhiệm vụ trả lương khác
nếu không được phép của Hạ viện.
Thẩm quyền:
- Đề nghị dự luật, yêu cầu các Uỷ ban của Hạ viện họp để xem xét các dự luật, yêu
cầu bổ sung hay giảm các khoản chi ngân sách
- Yêu cầu Tổng thống tuyên bố các trạng thái pháp lí đối với các dự luật bị Nghị
viện bác bỏ
- Trực tiếp quản lí các công việc: đối ngoại, tài chính liên bang, giao thông, thành
lập các cơ quan bảo vệ biên giới, cảnh sát, tình báo và an ninh, bảo vệ an ninh
quốc gia
- Trong trường hợp nguy cấp, Chính phủ đè nghị 2 viện họp khẩn cấp tuyên bố
tình trạng chiến tranh, Thủ tướng sẽ là Tư lệnh các lực lượng vũ trang
Cụ thể:
- Thủ tướng đề ra các hướng dẫn chung, các Bộ trưởng điều hành công việc một
cách độc lập
- Thủ tướng không có quyến can thiệp trực tiếp vào công việc của các bộ, nhưng
các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
Sự kìm chế lẫn nhau giữa Hạ viện và Chính phủ:
Thủ tướng thiết có thể đề nghị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ, nếu
không được đáp ứng, có thể đề nghị Tổng thống giải thể Hạ viện trong 21 ngày.
+ Quyền giải thể Hạ viện sẽ không còn nếu hạ viện bằng đa số phiếu bầu ra thủ
tướng mới.
+ Nhiệm vụ của phe đối lập trong Hạ viện là kiểm tra, giám sát, tìm những điểm
yếu để phê phán Chính phủ.
+ Hạ viện và Chính phủ có thể lật đổ lẫn nhau dựa trên nguyên tắc "Chính phủ
phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện" và " Hạ viện phải bầu được Chính phủ"
Tóm lại sự tồn tại của Chính phủ không chỉ phụ thuộc vào năng lực hoạt động của
mình cả vào sự tín nhiệm của Hạ viện.
Chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức - Cơ quan tư pháp
2.3.3 Cơ quan tư pháp:
a. Tòa án Hiến pháp liên bang:
- Vị trí: Là thiết chế độc lập và ngang bằng với Nghị viện và Chính phủ, lập ra để
bảo vệ Hiến pháp
- Chức năng:
+ Giải thích Hiến pháp
+ Xét xử tranh chấp giữa Liên bang với các bang, giữa các bang với nhau
+ Quyết định về tính hợp hiến của các đạo luật Liên bang và các bang, tính vi hiến
của các Đảng
+ Xét xử các khiếu kiện về bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân
+ Có thể giải tán một Đảng nếu Đảng đó đe dọa nền tự do dân chủ
- Cơ cấu:
+ Tòa án Hiến pháp gồm 2 viện: Tòa thượng thẩm và Tòa Sơ thẩm
+ Mỗi viện có 8 thẩm phán, một nửa do Hạ viện, một nửa do Thượng viện bầu ra
+ Thẩm phán có nhiệm kì 12 năm, tuổi không dưới 40 và không quá 68 (Theo điều
4 khoản 3 của bộ Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang, độ tuổi 68 là ranh giới cho
các thẩm phán. Nhiệm kỳ của một thẩm phán chấm dứt khi hết tháng mà thẩm
phán tròn 68 tuổi. Thế nhưng người thẩm phán này vẫn tiếp tục thi hành chức vụ
cho đến khi một người kế nhiệm được bổ nhiệm). Thẩm phán không được tham
gia Quốc hội hay Chính phủ, nhưng họ có thể tham gia giảng dạy ở các trường Đại
học và nghiên cứu khoa học.
- Là cơ quan hiến pháp, Tòa án Hiến pháp Liên bang không chịu sự kiểm tra và
chỉ thị của cơ quan nhà nước.
b. Tòa án Tối cao Liên bang
Tòa án Tối cao Liên bang chia thành 5 Tòa án độc lập nhưng có hội đồng chung
để đảm bảo sự thống nhất:
Tài phán thường xét xử các vụ việc dân sự và hình sự và các vấn đề của Tòa án tự
nguyện, bao gồm Tòa án khu vực, Tòa án bang, Tòa án cấp cao và Tòa án tối cao.
Khoảng ¾ thẩm phán làm việc trong tòa án này.
Tài phán lao động có thẩm quyền về các tranh chấp giữa các đối tác về tiền lương,
giữa chủ và thợ cũng như về vấn đề của quyền tham gia. Có Tòa án lao động, Tòa
án lao động bang và Tòa ná lao động Liên bang.
Tài phán tài chính và tài phán xã hội với vị trí là các lĩnh vực đặc biệt được tách ra
khỏi tài phán hành chính chung. Các Tòa án tài chính và tòa án tài chính Liên bang
xét xử các tranh chấp công quyền trong lĩnh vực quản lí tài chính. Các vấn đề
tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp pháp luật về chữa bệnh theo
bảo hiểm, chính sách đối với nạn nhân chiến tranh và về pháp luật về tiền cho trẻ
em được giải quyết tại Tòa án xã hội,Tòa án xã hội bang và Tòa án xã hội Liên
bang.
c. Tòa án hành chính
Ở Cộng hoà liên bang Đức, Toà án hành chính được xây dựn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90_255.pdf