Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry) (CNHT) có vai trò rất quan

trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức

cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp

hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mô, phát triển CNHT giúp giảm nhẹ kim ngạch nhập khẩu

đầu vào sản xuất, qua đó, giúp hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh

toán quốc tế (nhất là cán cân thương mại) cũng như ngoại tệ đối với những nước

nhập khẩu hàng hóa.

Tại Việt Nam, các vấn đề lý luận cũng như chính sách phát triển ngành

CNHT chỉ được bàn thảo nhiều trong khoảng 5 năm gần đây. Trong những năm

qua, việc năng lực cạnh tranh (quốc gia, doanh nghiệp) ít được cải thiện, chính

sách nội địa hóa không đạt kết quả như mong muốn, những bất ổn vĩ mô kéo dài

và việc chậm trễ thực hiện xây dựng và ban hành các chính sách thúc đẩy CNHT

phát triển đã và đang tạo sức ép ngày càng lớn cho việc hoàn thiện, cụ thể hóa và

có thể chỉnh đổi khung pháp lý và chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam trong

thập niên tới.

Bài viết này chủ yếu bàn luận về một số vấn đề lý luận và thực tiễn quốc tế

và trong hoạch định chính sách thúc đẩy CNHT trên thế giới và trong nước. Phần

đầu của bài viết điểm qua một số vấn đề lý luận về vai trò, ý nghĩa và sự tiến hóa

của ngành CNHT trên thế giới. Phần thứ hai giới thiệu một số kinh nghiệm quốc

tế (của Malaixia và Thái Lan) trong thúc đẩy CNHT phát triển. Phần tiếp theo

phân tích những nét cơ bản về CNHT ở Việt Nam và nguyên nhân. Phần cuối

cùng đề xuất một số định hướng chính sách chủ yếu để đẩy nhanh phát triển

CNHT của đất nước, giúp đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước

công nghiệp theo hướng hiện đại

pdf27 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đang trong qua trình nghiên cứu xây dựng. Quyết định số 12 quy định các khuyến khích về hạ tầng cơ sở, khuyến khích về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, về cung cấp thông tin, về tài chính là thuộc phạm trù điểu chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật khác như thuế xuất nhập khẩu, quy định của Nhà nước về vốn tín dụng đầu tư phát triển, Nghị định số 56/2009/NĐ-Cp ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật công nghệ cao, Luật đầu tư Hiện chưa có cơ chế tài chính nào dành riêng cho công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ nội địa vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là khác với nhiều nước khác, việc Việt Nam gia nhập WTO trong 5 năm gần đây đã hạn chế đáng kể dư địa của các ưu đãi tài chính cho các ngành CNHT. Thứ ba, trong thời gian dài, các chính sách công nghiệp, chính sách phát triển CNHT còn mang tính can thiệp quá mức, trong khi không tính đến đầy đủ các điều kiện chủ quan và khách quan để CNHT phát triển thành công. Việt Nam có chính sách ngành khá tham vọng, nhưng lại thiếu trọng tâm và chưa xác định được các ưu tiên cụ thể. 74 chiến lược và quy hoạch tổng thể về phát triển các ngành đã được xây dựng và ban hành cho giai đoạn tới năm 2020. Tất cả các chiến lược và quy hoạch tổng thể cho các ngành này đều có tham vọng biến ngành đó thành ngành mũi nhọn đi đầu của nền kinh tế. Việt Nam cũng đã quá “tham” khi liệt kê tất cả các hạng mục sản phẩm hỗ trợ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất ôtô, Việt Nam đưa ra cả sản xuất động cơ vào công nghiệp phụ trợ, một điều khó khả thi, do sự phân công sản xuất trên toàn cầu.6 6 Lời phát biểu của Đại sứ Nhật Bản Sakaba trong Sài gòn tiếp thị của Huỳnh Phan “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thời cơ đang trôi qua” , ngày 09/05/2011. 21 Tính kinh tế nhờ quy mô là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm thành công của CNHT. Tuy nhiên, yếu tố này hầu như không được tính đến trong các chiến lược phát triển công nghiệp ô tô, điện tử. Kinh nghiệm Trung Quốc, Thái Lan và Malaixia cho thấy rõ điều này. Sự thành công tương đối của công nghiệp xe máy và thất bại của công nghiệp sản xuất ô tô con ở Việt nam cho thấy rất rõ là yếu tố cầu vừa đủ rất là quan trọng để đảm bảo lợi thế kinh tế (khoảng 250.000/năm).7 Khía cạnh mức chi phí giảm dần trong một đơn vị sản phẩm đối với các ngành CNHT vốn bản chất là thâm dụng vốn không được nhận thức thấu đáo. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn chưa có được cơ chế chính sách đủ hấp dẫn để thu hút FDI vào một số ngành CNHT/công đọan để đảm bảo quy mô kinh tế/mức cầu cần thiết. Động lực phát triển CNHT chưa hấp dẫn, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các ngành CNHT thâm dụng vốn và chậm sinh lãi. Nhiều nhà lắp ráp ô tô và đồ gia dụng ở Việt Nam phàn nàn rằng họ không có động cơ tăng tỉ lệ nội địa hóa vì thuế nhập khẩu linh phụ kiện vẫn rất thấp hoặc thậm chí bằng không, trong khi Việt Nam lại hầu như không có ưu đãi gì cho linh phụ kiện được sản xuất trong nước. Đến nay, các biện pháp chính sách thường tập trung vào việc can thiệp quá mức thông qua bảo hộ, hỗ trợ nhằm bảo vệ một ngành nào đó trước sức ép cạnh tranh. Công nghiệp ô tô là một ví dụ cho sự can thiệp và bảo hộ. Yêu cầu về nội địa hóa và các ưu đãi tài chính đối với ngành này để nhằm khuyến khích đặt hàng hoặc thầu phụ với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp và hỗ trợ trực tiếp và mang tính thụ động này đã tạo cơ hội cho các hành vi gian lận về chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO) hay nhập khẩu hầu hết các bộ phận và linh kiện từ nước ngoài và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp đơn giản cuối cùng tại Việt Nam để hưởng những ưu đãi về chính sách. Công nghiệp đóng tàu là một ví dụ khác, những hỗ trợ và bảo hộ nhằm khiến ngành này trở thành ngành công nghiệp số một, cuối cùng đã bị sử dụng sai mục đích và mở đường cho tham nhũng. Thứ tư, trình độ công nghệ và việc chuyển giao công nghệ vẫn còn rất hạn chế. Một nhân tố quan trọng giúp tăng tính liên kết, chuyển giao công nghệ giữa 7 Ngay cả Toyota Việt Nam, sản xuất 1.300 xe Innova/tháng trong năm 2008 cũng không thể đầu tư sản xuất phụ tùng trong nước hay mời nhà cung cấp nước ngoài vào do dung lượng sản xuất quá nhỏ, không như Toyota Indonesia, sản xuất 5.000 xe Innova/tháng và có chi phí thu mua linh phụ kiện, hậu cần và thuế thấp hơn so với của Việt Nam. 22 các doanh nghiệp là các doanh nghiệp lớn, nhất là MNC phải chuyển giao công nghệ, bí quyết (knowhow) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam đến nay vẫn chưa có ‘chế tài’ hữu hiệu để chuyển giao công nghệ (mức độ chuyển giao rất ít). Mặc dù các TNCs trong lĩnh vực ô tô đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam khoảng gần 2 thập kỷ nhưng cho tới thời điểm này, họ vẫn chưa có ý định chuyển giao hay đầu tư toàn bộ công nghệ sản xuất tại Việt Nam nên các bộ phận quan trọng khác của ô tô như động cơ, hộp số,... đều nhập khẩu từ các chi nhánh của công ty mẹ hay từ các công ty đóng ở những quốc gia khác. Thêm vào đó, khả năng bắt chước, biến cải công nghệ của các doanh nghiệp trong nước yếu kém là một nguyên nhân khiến mặt bằng công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn rất yếu kém, chậm được cải thiện. Thứ năm, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tổ chức, quản lý và công nghệ vẫn còn rất hạn chế, không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản (yêu cầu rất cao về chất lượng, giá thành và giao hàng đúng lúc và các chuẩn mực công nghiệp, an toàn lao động khác) hoặc các doanh nghiệp Hoa Kỳ, châu Âu (ví dụ, rất hiếm doanh nghiệp Việt nam đáp các yêu cầu của General Electric về kỹ thuật, tài chính, môi trường, lao động,...). Sự thiếu hụt thông tin về các nhà cung ứng Việt nam đầu vào, phụ kiện và các công ty lớn nước ngoài cũng khiến việc tìm kiếm, liên kết giữa các doanh nghiệp hết sức khó khăn. Thứ sáu, sự yếu kém của CNHT, CLKN và mối liên kết yếu kém giữa chúng còn do hệ thống giáo dục, đào tạo ở Việt Nam còn nhiều yếu kém với chất lượng thấp, không phù hợp và tụt hậu so với yêu cầu phát triển của CNHT và CLKN và tiếp thu, đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, những yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh cũng khiến các mối liên kết khó có thể được tăng cường. Cuối cùng, các nhân tố xã hội- lịch sử cũng ảnh hưởng tới mức độ liên kết. Lòng tin cậy lẫn nhau, tinh thần hợp tác, phối kết hợp trong các hoạt động kinh tế - xã hội (còn gọi là vốn xã hội) của người dân và doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hòa bình vẫn còn rất thấp, khiến việc xây dựng các mối liên kết khó khăn, đôi khi là không thể, gây nên và làm tăng những chi phí giao dịch không cần thiết. Nguyên nhân của những bất cập này xuất phát từ các yếu tố văn hóa, giáo dục và lịch sử Việt Nam và cần có những nghiên cứu chuyên sâu. 23 4. Một số định hướng chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ 4.1 Triển vọng phát triển công nghiệp hỗ trợ Trong thời gian tới, nhu cầu phát triển CNHT nhiều khả năng được nâng cao trong quá trình thực hiện công cuộc CNH. Nhiều nỗ lực gần đây của Chính phủ về phát triển CLKN có khả năng lớn được hiện thực hóa. Đặc biệt, theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam, trong việc phối hợp phát triển chiến lược Việt Nam - Nhật Bản có đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ xây dựng 2 khu công nghiệp chuyên sâu về phát triển công nghiệp phụ trợ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng.8 Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ phụ trợ muốn đầu tư vào Việt Nam do đồng yên của Nhật lên giá và thị trường, sản xuất của họ gặp khó khăn; đầu tư tại Thái Lan lại bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lịch sử tại Thái Lan9. Với nỗ lực rất lớn của hai Chính phủ và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, đây là thời cơ vô cùng thuận lợi để Việt Nam thu hút một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ, không chỉ riêng từ Nhật Bản, mà cả từ Trung Quốc. Gần đây, một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNIDO, Chính phủ Italia cũng đang có những nỗ lực để hỗ trợ phát triển các cụm liên kết ngành - điều hỗ trợ đáng kể cho CNHT. 4.2 Một số định hướng chính sách Trước hết, tiếp tục phổ biến, nâng cao nhận thức rằng coi phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh và các ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp phát triển bền vững trong dài hạn dựa trên : (i) cơ sở chọn lọc, các tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam, (ii) phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia ; và (iii) định hướng tập trung theo một số nhóm ngành công nghiệp để phát huy tối đa hiệu quả cạnh tranh. Cần phải xây dựng lộ trình phát triển CNHT đặt ở tầm chiến lược quốc gia, với phạm vi phát triển của CNHT phải được giới hạn với những cân nhắc kỹ càng về mạng lưới sản xuất khu vực Việt Nam có thể tham gia và định vị chuỗi giá trị toàn cầu. 8 “Bà Rịa-Vũng Tàu: Chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư mới từ Nhật Bản”, TBKTSG Online (URL: 9 Đa phần các doanh nghiệp quan tâm đến Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là rất nhỏ của Nhật với số lao động chỉ dưới 50 lao động nhưng họ sử dụng máy móc, kỹ thuật và công nghệ sản xuất cao để tạo ra các sản phẩm, linh kiện, chi tiết máy móc tuy nhỏ nhưng có giá trị gia tăng công nghiệp cao. 24 Hai là, nghiên cứu xây dựng các cơ chế khuyến khích tài chính hấp dẫn hơn cho đầu tư vào CNHT đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nhất là các doanh nghiệp có năng lực vốn lớn để đầu tư CNHT và có mạng lưới sản xuất toàn cầu cũng như biết rõ đặt nhà máy CNHT ở đâu, lúc nào thì hiệu quả). Xây dựng các chương trình hỗ trợ thực hiện cụ thể với các ngành hàng, các tổ chức tham gia và có liên quan trong các chương trình tài chính cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng chi tiết thủ tục phê duyệt, cách thức phối hợp giữa các ban ngành thực hiện. Đưa các danh mục sản phẩm CNHT được ưu đãi vào các văn bản pháp luật có liên quan đến Công nghiệp Hỗ trợ như Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao, Luật Doanh nghiệp để thực thi. Cần dự báo đánh giá mức cầu trong dài hạn 5-10 năm tới của một số ngành hàng về khả năng bảo đảm lợi thế kinh tế nhờ quy mô hay không, qua đó, có thể xác định mức độ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các MNC đầu tư vào CNHT và cuối cùng có thể điều chỉnh chính sách ưu đãi tài chính đối với một số ngành nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Ba là tăng cường chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đổi mới chính sách thu hút FDI theo hướng tăng chế tài chuyển giao công nghệ từ các FIE cho các doanh nghiệp trong nước, đặt ra các yêu cầu đáp ứng các yêu cầu về tiêu hao năng lượng, môi trường và an ninh quốc gia của các dự án đầu tư. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước để thực hiện xúc tiến các chương trình chuyển giao công nghệ phù hợp, hiện đại vào Việt Nam theo từng nhóm ngành, công nghệ và giai đoạn phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động: chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đầu tư các phòng thí nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Bốn là, thực hiện đồng bộ các giải pháp bổ sung và liên quan khác, thông qua : (i) Cần hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các mối liên kết trong nước và quốc tế cụ thể: 25 + Xây dựng cơ sở dữ liệu về cac doanh nghiệp, nhất là các nhà cung ứng CNHT thông qua thiết lập một cơ sở dữ liệu về CNHT, thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, sản xuất của từng nhóm nước để giúp giảm tình trạng thiếu thông tin và mở rộng giao dịch giữa nhà lắp ráp nước ngoài và nhà cung cấp trong nước; đồng thời, dần tạo dựng một cơ sở dữ liệu tốt giúp giảm chi phí giao dịch và thời gian. + Xây dựng các chương trình kết nối các doanh nghiệp FIE và các doanh nghiệp trong nước thông qua việc tiếp tục nâng cao hiệu quả các chương trình kết nối như triển lãm, hội chợ ngược, tổ chức các đoàn doanh nghiệp, hội chợ ; qua đó, tạo được mạng lưới, hợp tác và liên kết kinh doanh, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề, tập trung hỗ trợ chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ. (ii) Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng và nâng cao hiệu quả, mức độ lan tỏa của các chương trình đào tạo phối hợp giữa công ty có vốn đầu tư nước ngoài với các nhà cung cấp. Các chương trình này nhằm mục tiêu chuyển giao kỹ thuật cho các công ty trong nước và cũng là cơ hội để hai bên hiểu biết, học hỏi lẫn nhau. Với vai trò lớn hơn trong phát triển CNHT của các doanh nghiệp Nhật Bản, trước mắt, cần thành lập một hệ thống khuyến khích và chứng nhận lao động kỹ thuật cao. Cải cách hệ thống giáo dục, dạy nghề ở các trường phổ thông, các trường cao đẳng công nghiệp và các trường đại học theo hướng giảm nhẹ các học phần nặng tính lý thuyết, ý thức hệ; cập nhật, kết nối với nhu cầu, các tiêu chuẩn thực tế của các doanh nghiệp, nhất là các FIE. Tăng cường và nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo về kỹ năng đàm phán, quản trị kinh doanh, cải tiến công nghệ, dịch vụ sau bán hàng, tiếp cận tài chính, quản lý chất lượng,để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất và nâng cao kỹ năng cho nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đổi mới hệ thống tuyển dụng lao động, đề bạt và đãi ngộ công chức theo hướng coi trọng chất lượng lao động (tay nghề, trình độ chuyên môn, thái độ làm việc); giảm nhẹ các tiêu chí hành chính – chính trị để qua đó thu hút được các cán bộ - công chức, nhà quản lý, có trình độ cao và nâng cao năng lực quản lý và hoạch định chính sách. 26 Tài liệu tham khảo chủ yếu 1. Coniglio, Nicola D, Francesco Prota and Gianfranco Viesti (2011), “The economic case for cluster policies: lessons from international experience for Vietnam”, University of Bari “Aldo Moro” and CERPEM, Italy 2. FTU (2010), Công nghiệp hỗ trợ: kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông 3. Ketels C., Nguyen Dinh Cung, Nguyen Thi Tue Anh, Do Hong Hanh (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, Hà Nội 4. Lê Xuân Sang (1996), Developing the SMEs in market economy: the case of Vietnam, Unpublished PhD. Dissertation, Moscow State University, Moscow, 1996 (tiếng Nga). 5. Lê Xuân Sang (2007) (đồng chủ biên), Điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp sau khi gia nhập WTO: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và định hướng chính sách cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tháng 6/2007. 6. Lê Xuân Sang (2008), ‘Vietnamese SMEs development: Characteristics, Constraints and Policy Implications’, ARIA research project “Asian SMEs in Globalization Age’, Bangkok, 2008. 7. Lê Xuân Sang (2009) (Đề tài cấp bộ 2008), ‘Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang phát triển và chuyển đổi: Lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và định hướng chính sách cho Việt Nam’, Hà Nội 2009. 8. Lê Xuân Sang (2011) (thành viên đề tài cấp bộ, Đề án Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ’Phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị’, Hà Nội, tháng 12/2011. 9. MOIT (2011), ‘Viet Nam Industrial Competiveness Report 2011’. 10. MPI (2011), Dự thảo Đề án đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2020. 11. Nguyễn Thị Thu Huyền (2010) “"Liên kết giữa các DNCVĐTNN và DNNĐ trong phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Một số vấn đề chính sách". Đề tài cấp bộ 2010, Hà Nội 12. Phan Thế Công , Hồ Thị Mai Sương (2011), “Giải pháp thúc đẩy phát triển khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo ra mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”, Bài trình bày tại Hội thảo “Phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”, Đà Nẵng, 2011. 13. Quyết định số 1483/QĐ-TTG ngày 26 tháng 8 năm 2011 về ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. 14. Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT của các nước ASEAn trong giai đoạn 2008-2013. 27 15. Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. 16. Trương Thị Chí Bình (2011), “Phát triển cụm liên kết ngành (Industrial Cluster) ở Việt Nam”, Bài trình bày tại Hội thảo “Phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”, Đà Nẵng, 2011. 17. VDF (2006), Báo cáo của VDF “Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”. 18. VDF (T2/2010), ‘Điều tra so sánh bối cảnh biện pháp chính sách và kết quả phát triển Công nghiệp Hỗ trợ ở ASEAN (Malaysia và Thái Lan so sánh với Việt Nam)’. Phụ lục 1: Các sản phẩm CNHT tương ứng với các ngành công nghiệp STT Ngành công nghiệp Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 1. Ngành dệt may Chỉ may, Sản phẩm thêu ren, Bông tấm; Mex dệt; Mex không dệt; Vải phản quang, chống cháy; Vải dệt thoi; Khoá kéo, móc gài, kim; Nhãn dệt, nhãn mác; Thuốc nhuộm, chất trợ nhuộm; Phụ tùng máy dệt, máy may; Phụ kiện đóng gói; Cúc nhựa, cúc dập; Băng các loại; Phụ tùng máy sợi. 2. Ngành da giầy Da thuộc; Vải giả da; Đế giầy; Keo dán tổng hợp; Hoá chất thuộc da; Da muối; Dây giầy; Nhãn mác; Chỉ may giầy; Phụ tùng máy móc thiết bị sản xuất da, giầy 3. Ngành điện tử - tin học Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử; Tụ điện chíp, điện trở chíp, cuộn dây biến thế; Mạch tích hợp; Loa điện động; Bột từ, lõi từ cho cuộn lái tia, biến thế nguồn; Bộ dao động thạch anh, bộ lọc; Ăng ten; Đĩa CD, CD-ROM, DVD trắng; Màn hình vi tính; Modem; Tổng đài 4. Ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Động cơ ô tô; Khung, gầm; Bộ truyền động; Vỏ; Nhíp, giảm chấn; Chi tiết nhựa; Thiết bị nội thất ô tô; Kính ô tô; Thiết bị điện; Phanh; Thiết bị làm mát; Hệ thống phanh; Hệ thống cung cấp nhiên liệu; Hệ thống lái; Thiết bị đánh lửa (bugi) 5. Ngành cơ khí chế tạo Phụ tùng ngành nước: tê, van cút; Ổ bi; Bánh răng; Hộp giảm tốc; Bu lông, đai ốc, vít các loại; Xi lanh thuỷ lực; Dụng cụ đo lường cơ khí, dụng cụ cắt gọt kim loại; Phụ tùng máy công cụ; Phụ tùng máy động lực và máy nông nghiệp; Hệ thống điều khiển kỹ thuật số cho máy CNC; Khuôn mẫu; Phôi đúc hợp kim; Thép chế tạo. Nguồn: Tổng hợp của Phan Thế Công, Hồ Thị Mai Sương (2011)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_chinh_sach_thuc_day_cong_nghiep_ho_tro_7431.pdf
Tài liệu liên quan