Trên thế giới, c ng như ở Việt Nam, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế và việc giải quyết những vấn đề xã hội. Chính vì thế, ở nhiều nước, các
Chính phủ đều chú trọng đến DNNVV, thông qua những chính sách, biện pháp để chúng phát
triển. Ở Việt Nam, tình hình c ng tương tự. Nhận thức được vai trò, tác dụng của DNNVV,, Việt
Nam đã tìm cách phát triển bộ phận này. Tuy nhiên, do những khó khăn của đất nước nói chung,
nên các chính sách của nhà nước, c ng như các biện pháp của DNNVV còn nhiều hạn chế. Để
DNNVV phát triển hơn nữa, cần tích cực triển khai nhiều biện pháp, bao gồm các biện pháp của
nhà nước, của ngân hàng và của chính các DNNVV. Sở dĩ cần nhiều biện pháp như vậy, vì
DNNVV liên quan đến rất nhiều cơ quan, ban ngành. Tuy nhiên, về cơ bản, cần tập trung vào
các biện pháp về pháp lý, cung cấp vốn và công tác tổ chức trong các DNNVV. Bài viết này sẽ
tập trung vào các biện pháp về tài chính, với mong muốn tìm ra hướng đi cho các DNNVV của
Việt Nam, để các doanh nghiệp này vừa đem lại lợi ích cho chính họ, c ng như đóng góp nhiều
hơn cho đất nước.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chính sách tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
500
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Nguyễn Văn Lịch,
Học viện Ngoại giao
Tóm tắt:
Trên thế giới, c ng như ở Việt Nam, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế và việc giải quyết những vấn đề xã hội. Chính vì thế, ở nhiều nước, các
Chính phủ đều chú trọng đến DNNVV, thông qua những chính sách, biện pháp để chúng phát
triển. Ở Việt Nam, tình hình c ng tương tự. Nhận thức được vai trò, tác dụng của DNNVV,, Việt
Nam đã tìm cách phát triển bộ phận này. Tuy nhiên, do những khó khăn của đất nước nói chung,
nên các chính sách của nhà nước, c ng như các biện pháp của DNNVV còn nhiều hạn chế. Để
DNNVV phát triển hơn nữa, cần tích cực triển khai nhiều biện pháp, bao gồm các biện pháp của
nhà nước, của ngân hàng và của chính các DNNVV. Sở dĩ cần nhiều biện pháp như vậy, vì
DNNVV liên quan đến rất nhiều cơ quan, ban ngành. Tuy nhiên, về cơ bản, cần tập trung vào
các biện pháp về pháp lý, cung cấp vốn và công tác tổ chức trong các DNNVV. Bài viết này sẽ
tập trung vào các biện pháp về tài chính, với mong muốn tìm ra hướng đi cho các DNNVV của
Việt Nam, để các doanh nghiệp này vừa đem lại lợi ích cho chính họ, c ng như đóng góp nhiều
hơn cho đất nước.
Từ khóa: DNNVV, vốn, pháp lý.
FINANCIAL POLICY FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
Abstrac:
In the development, small and medium enterprises (SMEs) play an important role in the
economy. Vietnam has acknowledged the significance of SMEs since very early and sought
many ways to develop this sector. However, due to many reasons, the development of SMEs in
Vietnam is still limited.
In order to promote SMEs activities, more measures need to be actively implemented by
the Government, banks and SMEs because the operation of enterprises involves many agencies
and departments. However, it is necessary to focus on legal measures, capital provision and
organizational work in SMEs.
Keywords: SMEs, capital, legal
501
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Hiện nay, trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thường chiếm đa số trong
nền kinh tế của hầu hết các nước. DNNVV đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói
giảm nghèo Tại Việt Nam, DNNVV chiếm 98,1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng
góp khoảng 45% vào GDP, 30 % giá trị hàng hóa xuất khẩu; 31% vào tổng số thu ngân sách và thu
hút khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước. Hàng năm, DNNVV còn tạo thêm hơn nửa
triệu lao động mới. (trích từ tài liệu số 2) Nhận thức được tầm quan trọng trên của DNNVV, Việt
Nam đã rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển, đóng góp nhiều hơn cho
nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì các DNNVV ở Việt Nam cũng còn gặp
không ít khó khăn.
Những khó khăn của DNNVV
Về quy mô doanh nghiệp
Khoảng cách về quy mô của DNNVV so với các doanh nghiệp khác là khá lớn; vốn bình
quân chỉ bằng 1,5% mức vốn bình quân của một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và 8% của
doanh nghiệp FDI; tài sản cố định bình quân chỉ khoảng 4 đến 7 tỷ đồng/doanh nghiệp, bằng 1%
của DNNN và 5% của doanh nghiệp FDI. Mặc dù chiếm đến hơn 98% về số lượng, nhưng
DNNVV chiếm chưa đến 40% tổng tài sản; trong khi các doanh nghiệp quy mô lớn chiếm chưa
đến 3% nhưng nắm giữ đến 60% tổng tài sản của toàn bộ khối doanh nghiệp. Cùng với khó khăn
trên, trình độ quản lý của DNNVV cũng còn nhiều bất cập và thiếu chiến lược kinh doanh dài
hạn, phương án kinh doanh khả thi. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp còn kinh doanh theo kiểu
chụp giật....(tài liệu số 4)
Những vấn đề trên đang làm cho các DNNVV mất ưu thế trước các doanh nghiệp khác,
nhất là các doanh nghiệp lớn.
Về tiếp cận nguồn vốn
Nguồn vốn là tiền đề đầu tiên, quan trọng nhất để doanh nghiệp khởi nghiệp, duy trì và mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, DNNVV có nguồn vốn chủ sở hữu thấp, luôn
cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, hiện nay DNNVV
gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Chỉ có hơn 30% số DNNVV được tiếp cận
vốn ngân hàng32. Rào cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng chủ yếu xuất phát từ thực trạng, tồn tại
của chính bản thân DNNVV như: năng lực hoạt động, năng lực tài chính của DNNVV còn yếu;
hoạt động theo quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, mang tính sở hữu cá nhân nên báo cáo tài chính thiếu
minh bạch; không đáp ứng điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng; thị trường
tiêu thụ còn hạn chế, thiếu ổn định dẫn đến phương án kinh doanh chưa đảm bảo khả thi, hiệu
quả Thủ tục vay vốn phức tạp, thiếu tài sản đảm bảo, thông tin tài chính thiếu đầy đủ, kém
minh bạch. Chính vì thế, để nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV, cần thiết phải có đánh
32 Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/39935002-tang-kha-nang-tiep-can-von-cho-doanh-nghiep-nho-
va-vua.html, ngày 22/04/2019
502
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
giá đầy đủ và toàn diện về các yếu tố, các nguyên nhân làm giảm khả năng tiếp cận vốn để trên
cơ sở đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn phù hợp.
Về môi trƣờng pháp lý
Do nhận thức được vai trò quan trọng của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội, Việt
Nam đã ban hành và cố gắng thực thi nhiều chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV. Nhìn
một cách tổng thế, những hỗ trợ này là khá toàn diện và đa dạng, từ hoàn thiện môi trường kinh
doanh thông qua cải cách đầu tư, thương mại, hải quan, thuế... đến các chính sách hỗ trợ cụ thể
về tài chính, tín dụng, công nghệ, xúc tiến thương mại, phát triển nguồn nhân lực Trong số
những hỗ trợ quan trọng đó, đáng chú ý là Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020, Chỉ thị số 26/CT-TTg với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh
nghiệp. Lần đầu tiên Việt Nam có luật riêng cho DNNVV – Luật hỗ trợ DNNVV có hiệu lực từ
01/01/2018. Tuy nhiên, khung pháp lý bảo vệ DNNVV vẫn chưa thật đầy đủ. Vì thế, kết quả hỗ
trợ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu./ Hai câu này là 1? (Ý kiến tác giả: tuy có Luật và một số
văn bản khác, song việc hướng dẫn thi hành còn chưa đầy đủ, chưa kịp thời, nên dù có khung
pháp lý, nhưng việc hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu) Tác động của chính sách, của việc trợ giúp vẫn
chưa thật sự rõ, chưa tạo ra những chuyển biến và thay đổi trong bản thân DNNVV, cũng như
những đóng góp của nó cho nền kinh tế. Thêm vào đó, việc triển khai và phối hợp giữa các
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ và chặt chẽ.
Ngoài những khó khăn trên, DNNVV còn phải đối mặt với những vấn đề như khó khăn
chung của thị trường trong và ngoài nước đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là các sản nông
sản thế mạnh. Mặt khác, biến đổi khí hậu và thiên tai, bão lụt ngày càng phức tạp cũng ảnh
hưởng tới sản xuất kinh doanh của các DNNVV.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào các thể chế kinh tế khu vực và
quốc tế như ký các FTA với Nhật Bản, Chi Lê, Liên minh kinh tế Á Âu, EU... đã tham gia
APEC, WTO, CPTPP... thì những khó khăn trên càng cản trở nhiều hơn nữa những khả năng của
DNNVV. Ngay cả những điểm vẫn coi là lợi thế của DNNVV như cần ít vốn, cơ động và linh
hoạt, tiết kiệm chi phí... cũng không còn là lợi thế, thậm chí trở thành bất lợi trong môi trường
cạnh tranh quốc tế vô cùng quyết liệt. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu đối với các DNNVV phải vừa
tự cố gắng vươn lên, vừa phải tranh thủ khai thác các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Chính vì thế, để
DNNVV phát huy được tiềm năng của chúng, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho nền kinh tế,
cần triển khai những giải pháp cơ bản sau.
Những giải pháp về tài chính cho DNNVV
Về phía Chính phủ
Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho DNNVV hoạt động, thông qua việc thiết
lập hệ thống thông tin cập nhật nhanh chóng (bao gồm: Hệ thống pháp lý cơ bản liên quan đến
hoạt động doanh nghiệp; Hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư dự án; Hệ thống
thông tin kết nối hợp tác thương mại, đầu tư; biến động thị trường, giá cả; dự báo về tài chính)
giúp doanh nghiệp có hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xây dựng, đẩy mạnh các
chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu cho các
doanh nghiệp với chi phí hợp lý. Việc ban hành các văn bản chính sách liên quan đến DNNVV
503
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
phải được thực hiện theo hướng tạo điều kiện thông thoáng nhất cho doanh hoạt động, giảm bớt
các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trường.
Chính phủ cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc các Bộ, ngành thực hiện Nghị quyết số
35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Chỉ thị số 26/CT-TTg. Có như thế,
mới thực sự làm cho tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp đi vào thực tế.
Về nguồn vốn, ngoài việc giảm lãi suất huy động, Chính phủ nên xem xét nghiên cứu ban
hành các chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay hoặc có thể thay đổi danh mục tài sản đảm bảo dưới
hình thức cho thuê tài chính, tài trợ khoản vay thu, thậm chí cho vay không có tài sản đảm bảo
trong thời gian trước mắt để giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần
khuyến khích các NHTM kết hợp với các Quỹ Bảo lãnh tín dụng bằng cách đề ra các chính sách
thích hợp. Khi NHTM cho DNNVV vay thì rủi ro đã gần như bằng không (do các quỹ bảo lãnh
tín dụng hiện nay đều thuộc sở hữu của nhà nước). mặt khác, cũng cần thúc đẩy phát triển thị
trường chứng khoán, các quỹ đầu tư mạo hiểm để tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp
bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng. Các quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập với mục đích tạo
lập thị trường đầu tư cho các ý tưởng kinh doanh từ giai đoạn đầu cho đến lúc thành công và
phát triển, giúp cho các DNNVV khởi nghiệp có thể nhanh chóng rút vốn và hiện thực hóa lợi
nhuận ngay từ các ý tưởng nghiên cứu ban đầu, mà không cần phải đợi đến khi các ý tưởng được
thương mại hóa chính thức trên thị trường.
Đối với nguồn vốn từ bên ngoài, cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế (WB,
ADB, JICA) để tăng cường các nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp nhằm giảm chi phí vay vốn
cho DNNVV. Thông qua các nguồn vốn ưu đãi, tận dụng các hỗ trợ của các Tổ chức này như về
đào tạo nhằm tiếp cận, học hỏi trình độ quản lý hiện đại, trình độ công nghệ. Do tính chất và yêu
cầu, nên nguồn vốn này vừa tăng cường hỗ trợ vốn cho DNNVV, vừa hỗ trợ hoàn thiện thể chế.
Chính phủ phải xây dựng hệ thống thông tin trợ giúp DNNVV mở rộng thị trường thông
qua tổ chức các hoạt động hội chợ, triển lãm, tổ chức đoàn xúc tiến thương mại trong khu vực và
nước ngoài. Thành lập Cơ quan hỗ trợ xuất khẩu để thông qua các hoạt động nghiên cứu phát
triển và tư vấn, sẽ trực tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng
thời thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa để hỗ trợ thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
Cần sớm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc như về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm,
xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp (đối với tài sản gắn liền với
đất); tháo gỡ, giảm thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng tự hoàn thiện cơ chế
quản lý, năng lực quản trị kinh doanh, quản lý tài chính theo hướng minh bạch, rõ ràng, đầu tư đổi
mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, Chính phủ cần có các hỗ trợ khác, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi
trong đầu tư và phát triển DNNVV, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn như: Trợ giá, bao tiêu sản phẩm, bảo hiểmHỗ trợ phát triển các doanh
nghiệp hạt nhân đầu tàu cho các DNNVV nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững,
như: DNNVV ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp mũi nhọn
504
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Về phía ngân hàng
Để quyết định cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp, nhất là DNNVV thì ngân
hàng phải hiểu rõ khách hàng. Vì thế, ngân hàng phải đóng vai trò tư vấn giải pháp phù hợp với
doanh nghiệp. Ngân hàng cần tiếp tục cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí
để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp
tiếp cận vốn.
Các ngân hàng phải nghiên cứu, đánh giá thị trường, đồng thời thường xuyên tổ chức tọa
đàm với các Chi nhánh trong hệ thống, tọa đàm cùng DNNVV để lắng nghe nguyện vọng từ
khách hàng. Từ đó xây dựng, sửa đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách. Mặt khác, cần tăng cường
chia sẻ các quy định mới của pháp luật liên quan, thông tin dự án và phương án vay phù hợp với
từng địa bàn, vùng miền, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dự án; tổ chức hội thảo,
các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên,
là nền tảng giúp các cuộc đàm phán với khách hàng có tỷ lệ thành công cao; tích cực phối hợp
chặt chẽ với Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội ngân hàng tổ chức nhiều chương trình đối thoại, kết nối
và gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay. Song song với việc đẩy mạnh triển
khai cho vay, cần tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện quy chế, quy định cho vay, đảm
bảo hoạt động tín dụng an toàn mà vẫn hiệu quả.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các ngân hàng có thể ban hành những giải pháp nhằm tháo
gỡ khó khăn cho DNNVV, tạo điều kiện tiếp cận vốn để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh như
cơ cấu lại nợ, cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ và giảm lãi suất các khoản vay cũ, đưa ra nhiều sản
phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, trong đó chú trọng triển khai các chương trình cho vay
ưu đãi lãi suất, nhằm đẩy mạnh dòng vốn cho sản xuất kinh doanh.
Các DNNVV thường gặp nhiều khó khăn, do vậy các ngân hàng cần nghiên cứu những
ưu đãi dành cho các DNNVV như: Cho vay tín chấp hoặc chỉ yêu cầu một tỷ lệ tài sản bảo đảm
nhất định đối với những doanh nghiệp có hồ sơ và tình hình tài chính lành mạnh; Rút ngắn thời
gian giải quyết các thủ tục cho vay theo hướng tiết giảm tối đa thủ tục tín dụng (như xử lý tài sản
đảm bảo, các thủ tục xác nhận, công chứng,); thẩm định khách hàng trên cơ sở sát với thực tế,
khắc phục các hạn chế của DNVVN như hệ thống ghi nhận các thông số tài chính chưa được
chuyên nghiệp, tài sản bảo đảm chưa có đủ để thế chấp so với nhu cầu vốn vay; Ưu đãi cho các
mô hình sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời
gian sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí giao dịch và quản lý dòng
tiền hoàn hảo
Đối với những DNNVV có mối quan hệ chặt chẽ, ngân hàng nên ưu đãi về lãi suất cho
vay, lãi suất tiền gửi và phí ưu đãi từng thời kỳ; ưu tiên rút ngắn thời gian giao dịch thông qua hệ
thống thẻ nhận diện; ưu tiên tư vấn lựa chọn sản phẩm, tiện ích tốt nhất hoặc được thông báo sản
phẩm mới ngay khi sản phẩm được đưa ra thị trường
Tăng cường liên kết ngân hàng với doanh nghiệp, ngân hàng với các định chế tài chính
hỗ trợ DNNVV, với các hiệp hội doanh nghiệp.. Ngân hàng cần chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc
phối hợp với Hiệp hội DNNVV ký thỏa thuận với Hội Doanh nhân trẻ và Hiệp hội DNNVV các
tỉnh, thành phố để cùng tư vấn, hỗ trợ khách hàng vay vốnBên cạnh việc cung cấp sản phẩm
505
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
truyền thống là tín dụng cho các doanh nghiệp, cần cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay,
tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, bảo hiểm, trả lương, giải pháp
quản lý tài chính, thu hộ, quản lý dòng tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử Hoạt động này giúp tiết
kiệm chi phí, thời gian, nhân lực cho doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp
Hiện nay, đối với nhiều DNNVV, một trong những yêu cầu cấp bách là phải tái cấu
trúc hoạt động nhằm tập trung vào các mảng sản xuất, kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có
khả năng tạo ra dòng tiền ổn định để tăng khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng. Mặt khác, như
phần khó khăn đã trình bày, các DNNVV cần lành mạnh hóa tình hình tài chính, tuân thủ
pháp luật nghiêm túc hơn để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro cho
doanh nghiệp và ngân hàng.
Để có thể tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, các DNNVV cần xây dựng cơ sở dữ
liệu về doanh nghiệp, để các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể truy cập và khai thác thuận lợi và
hiệu quả hơn (như tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận hàng năm...). Đồng
thời, các DNNVV phải có trách nhiệm và ý thức trong việc hợp tác, phối hợp với TCTD trong cơ
cấu lại nợ, thanh toán nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp với năng lực về vốn, công
nghệ và con người.
Các DNNVV cần củng cố, tăng cường, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên, phát triển văn
hoá doanh nghiệp để qua đó giảm thiểu rủi ro đạo đức trong kinh doanh.
Như vậy, để DNNVV phát triển, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ, từ các văn bản
quy định của Nhà nước, hệ thống thể chế thực thi cơ chế chính sách đến các giải pháp hỗ trợ, tư
vấn trong sản xuất, trong công tác tìm kiếm thị trường, đến việc tận dụng các chương trình hỗ trợ
DNNVV của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, bản thân DNNVV cũng cần phải chủ động nâng cao
năng lực hoạt động, tự nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần xây dựng các DNNVV năng
động, linh hoạt và hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của loại hình này trong nền
kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p_nh%E1%BB%8F_v%C3%A0_v
%E1%BB%ABa
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98,1%
4.
vua-chiem-981-144150.html
5. Giải pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển?
6. https://bnews.vn/giai-phap-nao-ho-tro-doanh-nghiep-vua-va-nho-phat-trien-/121808.html
7. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - chìa khóa để phát triển nền kinh tế tự chủ
506
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
8. https://nhandan.com.vn/kinhte/item/33415302-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-chia-khoa-
de-phat-trien-nen-kinh-te-tu-chu.html
9. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
10.
575098.vov
11. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới
12.
boi-canh-moi-302188.html
13. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam tăng nhanh
14.
tang-nhanh-614903/
15. Tổng điều tra kinh tế năm 2017: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98,1%
16. https://congthuong.vn/tong-dieu-tra-kinh-te-nam-2017-doanh-nghiep-nho-va-vua-chiem-toi-
981-109022.html
17. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam
18.
nam-327-a8id.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_tai_chinh_cho_doanh_nghiep_vua_va_nho.pdf