Chính sách điều tiết giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị

Nền kinh tế nước ta trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung,

quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã được

khẳng định. Trong quá trình đó, đòi hỏi vừa phải xây dựng những yếu tố, tiền đề của

kinh tế thị trường, vừa phải hoàn thiện những yếu tố đã có. Cùng với tiến trình chung

đó, cơ chế quản lý, điều tiết giá ở nước ta đã, đang từng bước được hoàn thiện và đổi

mới nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô: Đảm bảo sự tăng

trưởng ổn định, bền vững; Kiềm chế đẩy lùi lạm phát; Xây dựng ngân sách; Cán cân

thương mại lành mạnh; Đảm bảo sự công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế phát

triển có hiệu quả.

Đổi mới cơ chế quản lý, điều tiết giá là một trong những vấn đề quan trọng

trong công cuộc cải cách kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

ở Việt Nam.

Chính sách điều tiết, kiểm soát giá của nhà nước thời gian qua và hiện nay đối

với một số hàng hóa quan trọng và thiết yếu như: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giá

gas, giá sữa, giá thuốc Tây. là một trong những nội dung quan trọng trong việc bình ổn

giá , kiểm soát lạm phát, thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Nội dung chính sách

điều tiết giá được trình bày qua 2 nội dung sau:

- Chính sách điều tiết giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nước ta

- Kết luận và những khuyến nghị

pdf32 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chính sách điều tiết giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chưa có những giải pháp có hiệu quả để kiểm soát thị trường này. Hoạt động kinh doanh bất động sản còn mang nặng tính tự phát, chưa thu hút đu- ợc sự tham gia của các thành phần kinh tế, thiếu sự quản lý đồng bộ của Nhà nước. Hệ thống các cơ quan quản lý chua kiểm soát đuợc hết các quan hệ mua bán nhà đất trên thị truờng; giá nhà đất của Nhà nước quy định còn chênh lệch qua xa so với giá thị trường, còn giá nhà đất bán cho các đối tượng có thu nhập thấp không phù hợp với thu nhập của họ. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai chưa sâu rộng, trình độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt pháp luật về đất đai của người dân còn hạn chế, nên việc sử dụng và chấp hành pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế nên thường xuyên bị vi phạm. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở còn chậm. Đến nay mới chỉ cấp được khoảng 70% giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị theo nghị định 60/CP. Trên thực tế trong quá trình chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà diễn ra phổ biến là đại đa số muốn trốn tránh sự kiểm soát của Nhà nuớc không qua thủ tục pháp lý đầy đủ chỉ qua xác nhận của chính quyền phường, xã hoặc chỉ cần viết giấy trao tay. Trong khi đó cấp Quận, huyện không theo dõi được cụ thể sự thay đổi, biến động của nhà đất trên phạm vi mình quản lý. 2- Thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên đã nẩy sinh nhu cầu cải thiện nhà ở, đó là một nhu cầu chính đáng. Do vậy, nhu cầu về nhà đất cũng tăng lên. Một số nguời có thu nhập cao ở các địa phuơng khác nhau có nhu cầu về nhà đất ở thành phố và đô thị lớn với nhiều mục đích khác nhau. Người Việt Nam có tâm lý truyền thống thích sở hữu nhà riêng, coi đó là biểu hiện của cuộc sống. Nguồn tiền nhàn rỗi trong dân tăng nhanh, trong khi các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thị truờng chứng khoán chưa ổn định, chưa tạo sự hấp dẫn và yên tâm để thu hút nguồn vốn của họ. Trong khi đó lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh nhà đất trong “cơn sốt” lại rất cao, Nhà nuớc lại chưa có chính sách điều tiết. Do vậy đã xuất hiện nhiều kẻ đầu cơ mua đi bán lại nhà đất, đẩy giá lên cao, làm cho nhu cầu nhà đất tăng lên rất lớn. Vấn đề giải phóng mặt bằng 193 ở một số nơi trong thành phố, tuy được Nhà nước bố trí nơi tái định cư, song có những hộ nhân dịp này cũng muốn tìm nhà đất phù hợp với điều kiện và khả năng của họ, do vậy cũng phải đi tìm nhà, đất ít nhất cũng vài ba nơi. Tất cả những điều đó làm cho nhu cầu nhà, đất tăng lên một cách giả tạo. 3- Có sự đầu cơ trong kinh doanh nhà đất. Cũng có tình trạng một số chủ dự án có xu hướng chiếm dụng đất để đầu cơ nâng giá. Nhiều doanh nghiệp được giao đất muốn có vốn đã tranh thủ chia lô, bán tạo nên tình trạng đầu cơ, mua đi bán lại khá phổ biến. Những yếu tố tác động đến tâm lý của nguời dân như Nhà nuớc có chính sách cho phép Việt kiều được mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất đai; Nhà nước sẽ điều chỉnh khung giá đất sát với giá thị trường; Nhà nước đền bù đất bị thu hồi theo giá thị trường v.v... Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tăng nhanh dẫn đến sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu về đất đai tại các khu đô thị, các vùng ven đô thị và khu công nghiệp. Công cụ chính để điều tiết quan hệ cung cầu về đất đai trên thị tr- ường đó là quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì ít được các cấp, các ngành coi trọng và chưa sử dụng công cụ thuế. Phần lớn các phường, xã trong cả nuớc chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Do vậy việc triển khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm và việc chuyển đổi cơ cấu mục đích sử dụng của chính quyền cấp cơ sở còn thụ động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Tốc độ đầu tư vào đô thị tăng, kéo theo nhu cầu đất cho sản xuất, kinh doanh và dân cư. Đồng thời một số chính sách của Nhà nước cũng có tác động, như chính sách cho Việt kiều được mua nhà, công nhân có hộ khẩu thành phố được mua nhà và nền nhà. Một số người có thu nhập cao ở các địa phương cũng đổ vào thị trường nhà đất ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để mua. 4- Nhà nước cũng chưa thành lập các tổ chức cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn cho thị trường nhà đất, phần lớn việc định giá và các thông tin liên quan đều do dư luận và nguời môi giới tạo ra, giá nhà đất có lúc bị yếu tố tâm lý tác động làm tăng đột biến. Khung giá nhà đất do Nhà nước định còn nhiều bất cập về phương pháp, cách tiếp cận. Quản lý Nhà nước về giá đất cũng còn nhiều bất cập. Những thông tin về giá nhà đất thường bị nhiễu, do những người môi giới hoặc những trung tâm dịch vụ mua bán nhà phát ra, điều đó làm cho giá nhà đất thường bị đẩy lên cao và đó là giá ảo. 3.3- Những khuyến nghị về chính sách điều tiết giá nhà, đất Để bình ổn giá nhà đất trên thị trường, chính sách điều tiết giá có vai trò rất quan trọng. Điều tiết giá đất cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng giai đoạn là nhiệm vụ của bộ máy quản lý Nhà nước. Công cụ quan trọng được sử dụng để điều chỉnh quan hệ cung cầu về nhà đất thông qua quy hoạch sử dụng nhà đất và sử dụng các sắc thuế có liên quan đến nhà đất nhằm điều tiết lợi ích. (Riêng về công cụ về thuế cần có một chuyên đề bàn riêng như: ban hành Luật thuế sử dụng đất thay thế cho Luật thuế 194 sử dụng đất nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nhà, đất; hoàn thiện những quy định về thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng nhà, đất; hoàn thiện khoản thu lệ phí trước bạ thành Luật thuế đăng ký tài sản; Nghiên cứu ban hành Luật thuế nhà). Một vấn đề được đặt ra hiện nay, cũng như theo kinh nghiệm của một số nước một công cụ không kém phần quan trọng đó là, hoàn thiện và tăng cường năng lực bộ máy, cũng như cán bộ quản lý thị trường bất động sản. Hiện chúng ta đang sửa đổi Luật đất đai 2003. Một vấn đề có liên quan đến chính sách giá đất được toàn xã hội quan tâm đó là giá đất. Về vấn đề này có mấy vấn đề cần được làm rõ: 1- Nhiều ý kiến bàn về vấn đề: “Cần hay không cần khung giá của Chính phủ”. Luật đất đai đã quy định giá đất của Nhà nước phải phù hợp với giá của thị trường, những khung giá của Chính phủ và bảng giá đất của UBND cấp tỉnh đều thấp hơn giá đất trên thị trường khá nhiều. Không phải vì như vậy mà chúng ta không cần có khung giá của Chính phủ và bảng giá đất của UBND cấp tỉnh, do năng lực và trình độ chưa đáp ứng được. Theo tôi vẫn cần có, song cần quy định cụ thể phạm vi áp dụng. Cụ thể giá do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá trên thị trường áp dụng cho các trường hợp: “Nhà nước giao đất có thu tiền; Nhà nước cho thuê đất; tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; cổ phần hóa DN gồm cả quyền sử dụng đất; áp dụng để tính các loại thuế, phí, mức phạt hành chính có liên quan đến đất đai, còn các trường hợp khác đều phải định giá đất cụ thể tại các thời điểm thực hiện”. Còn trong trường hợp việc áp dụng giá đất của Nhà nước thấp hơn hơn giá giao dịch trên thị trường có thiệt hại cho dân thì phải định theo giá giao dịch thực tế trên thị trường. 2- Giá do nhà nước quy định là giá nào? Trên thị trường có nhiều loại giá: giá mua, giá bán, tùy vào mục đích định giá có những loại giá khác: bảo hiểm, thế chấp, v.v... Mỗi loại giá đó trên thị trường có 2 loại giá: giá thị trường và giá phi thị trường. Khi nào xác định là giá thị trường và khi nào xác định là giá phi thị trường, điều này đã được chỉ rõ trong Tiêu chuẩn định giá Tài sản quốc tế, cũng như Tiêu chuẩn Thẩm định giá của Việt Nam đã ban hành. Do vậy, nếu chỉ đưa ra giá Nhà nước quy định là giá thị trường hoặc sát với giá thị trường là chưa đầy đủ, chưa hợp với giá trên thị trường và chưa tuân thủ theo đúng Tiêu chuẩn định giá của thế giới và của Tiêu chuẩn thẩm định giá của nước ta đã ban hành. Do vậy trong Luật đất đai cần quy định: “Nhà nước định giá phù hợp với giá trên thị trường”. 3- Ai sẽ định giá? Định giá tài sản (trong đó có giá đất), trong nền kinh tế thị trường đó là một nghề. Muốn hành nghề phải đựợc đào tạo và có chứng chỉ hành nghề. Thế giới, các nước và nước ta cũng đã có quy định rất cụ thể trong các văn bản pháp quy để được phép hành nghề định giá tài sản (bất động sản và động sản). Trên thực tế hiện nay về định giá đất do các tổ chức định giá thực hiện. Đây là những tổ chức định giá độc lập, khách quan. 195 4- Chính sách bình ổn giá (BOG) – công cụ quan trọng điều tiết giá cả Bình ổn giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính sách giá trong điều hành kinh tế vĩ mô, là một công cụ chủ yếu trong chính sách điều tiết giá. Ở nước ta bình ổn giá cũng đã được thể hiện tại Điều 6 Pháp lệnh Giá và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Luật Giá vừa được QH thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, Chương III: “Hoạt động điều tiết giá của Nhà nước” Bình ổn giá (BOG) được thực hiện tại các điều: Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; Điều 16. Trường hợp thực hiện bình ổn giá; Điều 17. Biện pháp bình ổn giá; Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá. Tại Điều 17 Luật Giá đã chỉ rõ những biện pháp can thiệp đối với những mặt hàng thuộc diện BOG nhằm kiềm chế tăng giá. Nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá thông qua việc áp dụng các biện pháp thích hợp về điều chỉnh cung – cầu, tài chính, tiền tệ và các biện pháp hành chính, kinh tế cần thiết để tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả, không để giá hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp một cách bất hợp lý. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế và hành chính theo quy định của pháp luật, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường để bình ổn giá và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. Bình ổn giá được thực hiện khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường như: Tăng cao, giảm thấp không hợp lý khi có thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế hoặc tổ chức cá nhân lạm dụng liên kết, đầu cơ, găm hàng, tin đồn thất thiệt... làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân thì Nhà nước sẽ áp dụng chính sách này. Việc xác định những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá là căn cứ vào tính chất quan trọng của những hàng hóa, dịch vụ đối với sản xuất, đời sống v.v... Nhà nước vẫn thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào việc định giá của doanh nghiệp theo tín hiệu thị trường nhưng chỉ thực hiện các biện pháp cần thiết tác động vào sự hình thành giá cả của các mặt hàng đó và tác động vào mặt bằng giá chung để giá cả vận động bình ổn, không để đột biến về giá xảy ra. Tuy nhiên, những năm qua một biện pháp BOG cần được xem xét lại, đó là Nhà nước đã chi tiền ngân sách cho bình ổn giá. Lâu nay, nguồn tiền này được rót cho một số doanh nghiệp, trong khi tiêu chí nào để rót tiền lại không rõ ràng khiến giữa các doanh nghiệp được tiền với không được tiền xảy ra tỵ nạnh. Điều này khiến doanh nghiệp nào giỏi luồn lách hay "đi đêm" thì được rót vốn, mức nhiều hay ít tùy thuộc sự khéo xoay xở, trong khi giá cả doanh nghiệp này bán ra cũng không rẻ hơn thị trường là bao nhiêu. Viện cớ ôm tiền bình ổn mà giá vẫn cao ngất ngưởng, doanh nghiệp ngụy 196 biện, nếu không có bình ổn giá sẽ ... cao hơn nữa. TP. Hồ Chí Minh năm ngoái đã bỏ ra gần 380 tỷ đồng để bình ổn giá, năm nay bỏ ra 412 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tham gia bình ổn được ưu đãi (vay không lãi 12 tháng, trong khi lãi suất thị trường khoảng trên 20%/năm) nếu giá bán thấp hơn giá thị trường ít nhất 10%. Nếu có bán thấp hơn giá thị trường, chắc chắn họ sẽ để đúng mức thấp hơn 10% và như thế có thể được lợi không nhỏ so với việc không tham gia bình ổn giá. Hà Nội cũng chi hàng trăm tỷ đồng cho bình ổn giá, riêng trong đợt Tết đã chi tới 400 tỷ đồng để dự trữ 6.400 tấn gạo, 1.520 tấn thịt gia súc, 560 tấn thịt gia cầm, 12 triệu quả trứng gia cầm. Tuy nhiên, nguồn lương thực, thực phẩm này chủ yếu nằm ở siêu thị. Nhiều nhóm mặt hàng trong chương trình bình ổn của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn, có giá cao hơn giá hàng hóa ở các doanh nghiệp không tham gia chương trình bình ổn. Chính sách bình ổn giá như vậy sau một thời gian thực hiện, cần phải xem xét cụ thể, kỹ lưỡng ảnh hưởng của nó đến đối tượng thụ hưởng, đến thị trường để biết chính sách bình ổn có đạt được mục đích mong muốn hay không. Nhược điểm rõ nhất là chương trình này thực chất đã tạo ra tình trạng hai giá cho cùng một mặt hàng. Điều này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà cung cấp mà còn biến việc mua hàng bình ổn giá trở thành cơ chế “xin - cho” vì không thể có đủ hàng bình ổn giá đáp ứng nhu cầu của người dân. Chương trình được nhiều địa phương triển khai bằng số vốn ngân sách nhưng trên thực tế, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn ít được hưởng lợi vì đối tượng doanh nghiệp bán lẻ tham gia chương trình bình ổn giá đa số lại là các siêu thị, nơi mà người tiêu dùng thu nhập thấp ít có cơ hội mua sắm. Nhiều người tiêu dùng, thậm chí còn không biết gì về chương trình bình ổn giá. Vì chương trình được thực hiện trong cả năm nên chẳng những không tạo được ý nghĩa của bình ổn giá, mà ngân sách địa phương còn phải gồng lên để hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng kêu ca vì tham gia chương trình bình ổn giá bị lỗ. Mục đích bình ổn giá là hỗ trợ cho đối tượng chính là người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn do lạm phát. Nhưng đã thực hiện cho mọi đối tượng thu nhập khác nhau, vì không thể phân biệt thu nhập của người mua. Chính sách bình ổn giá là doanh nghiệp bán hàng hóa giá phải thấp hơn giá thị trường, ngân sách hỗ trợ phần thiệt hại cho doanh nghiệp qua cho vay vốn lãi suất thấp. Nhưng sự kiểm soát số lượng hàng bán của các doanh nghiệp theo giá bình ổn chắc không thể đơn giản, và không loại trừ trường hợp trục lợi. Việc giám sát còn lỏng lẻo ở khâu sử dụng vốn vay, công tác quản lý lượng hàng dự trữ, v.v khiến công tác bình ổn giá không đi đúng mục đích. Có những thời điểm, hàng bình ổn giá bị tư thương lợi dụng vào mua, găm hàng rồi tung ra bán kiếm lời khiến hàng bình ổn không đến đúng đối tượng. Thực hiện chương trình bình ổn giá là trở lại thời kỳ kinh tế phi thị trường, tạo cơ chế bao cấp, cơ chế xin - cho giữa doanh nghiệp được tham 197 gia bình ổn và doanh nghiệp không được tham gia. Một minh chứng rõ ràng, một hồi chuông cảnh báo về mặt trái của chính sách bình ổn giá bằng hình thức cấp tiền, ưu đãi lãi suất được triển khai những năm gần đây, đó là: “Sự việc giám đốc Công ty Phú An Sinh lấy tiền bình ổn để đầu tư, kinh doanh việc khác được phát hiện. Ngày 18/7, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Văn Minh (46 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Chế biến thực phẩm Phú An Sinh (trụ sở quận 12, TP HCM) - doanh nghiệp nổi tiếng về chăn nuôi, giết mổ và phân phối thực phẩm sạch, để điều tra về hành vi sử dụng trái phép tài sản. Cụ thể, trong dịp Tết năm 2011, Công ty Phú An Sinh được Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nơi Phú An Sinh đặt nhà máy chế biến) tạm ứng 16,5 tỷ đồng với lãi suất 0% để bình ổn giá và đảm bảo hàng hóa tiêu dùng. Chương trình kết thúc cuối tháng 5/2011, nhưng đến nay công ty còn nợ hơn 10 tỷ đồng.” Bản thân chính sách bình ổn giá hiện chứa đựng nhiều điểm bất cập, chưa bảo đảm tính công bằng do cơ bản chỉ áp dụng ở một số thành phố lớn, tại các siêu thị, cửa hàng lớn, những nơi người nghèo không thể tiếp cận. Đặc biệt, việc áp dụng chính sách không đi đôi với biện pháp kiểm soát thực hiện dẫn đến lợi dụng chính sách để đầu cơ trục lợi, người dân không được hưởng ưu đãi, sử dụng ngân sách nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, đã tạo dư luận không tốt trong một bộ phận người tiêu dùng. Bình ổn giá là nhiệm vụ thường xuyên, tuy nhiên chỉ sử dụng các công cụ tài chính, tín dụng, hành chính trong những thời điểm cần thiết khi giá cả mặt hàng đó có biến động hoặc vào dịp tết âm lịch, đầu năm học hoặc thiên tai nhằm hạn chế giá cả leo thang. Nên thực hiện bình ổn những mặt hàng ở một thời điểm nhất định, khi các mặt hàng đó bị biến động giá, gây bất ổn cho thị trường. Khi đó hàng bình ổn mới có tác dụng. Trên thực tế có nhiều cách để bình ổn giá, chứ không nhất thiết phải lấy ngân sách, cho vay lãi suất 0% và áp dụng tràn lan các mặt hàng, thậm chí cả rau củ. Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách cẩn trọng là phải bình ổn giá vào thời điểm nào, mặt hàng nào và tình thế nào. Từ đó xác định biên độ giá dao động trong khoảng bao nhiêu thì can thiệp. Chứ như hiện nay, áp dụng biện pháp bình ổn cho cả năm để giữ giá bình thường là không nên và thực tế là không đạt hiệu quả do không đủ sức, chưa kể bị một số người lợi dụng bằng cách mua đi bán lại. Đây là một biện pháp “phi thị trường” chắc chắn sẽ tạo nên cơ chế xin cho và nảy sinh tiêu cực. Cần cắt ngay “bầu sữa” bao cấp. Doanh nghiệp nào được cấp trăm tỷ, doanh nghiệp nào được cấp chục tỷ, ai là người đánh giá, thẩm định? Rồi “năm thì mười họa” mới đi kiểm tra thì sự việc xảy ra như Phú An Sinh là điều dễ hiểu. Cần loại ngay chương trình bình ổn giá như một số địa phương đã bỏ, nếu tiếp tục duy trì sẽ bị doanh nghiệp lợi dụng, khi tiền bình ổn là tiền ngân sách, là tiền chung thì doanh nghiệp sẽ dễ lợi dụng để tham ô. Nên cho phép doanh nghiệp tự trích quỹ bình ổn và để tại doanh nghiệp thì họ sẽ chi tiêu hiệu quả hơn, cơ bản hơn và đặc biệt là đúng mục tiêu hơn. Để giúp người nghèo trong lúc giá cả tăng cao, cách trực tiếp là hỗ trợ kinh phí cho họ (hay các phiếu mua hàng) và để 198 cho họ được quyền lựa chọn. Không hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh. Hơn nữa, việc hỗ trợ bình ổn giá lâu nay lại chỉ nằm ở hệ thống siêu thị tại các thành phố, thị xã, không ra đến chợ, đặc biệt vùng thôn quê, miền núi, nơi hầu hết người nghèo mua bán hàng ngày. BOG là nhiệm vụ quan trọng của chính sách điều tiết giá cả, song thực tế thời gian qua trên thị trường giá cả của một số mặt hàng không thuộc diện nhà nước định giá, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng thiết yếu đối với đời sống của người dân, nhưng giá vẫn luôn biến động thất thường và tăng mức cao. Ví dụ như các mặt hàng: sữa, thuốc tây, gas. Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan. Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2011 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới. Điểm lại biến động giá gas trong suốt năm 2011, hầu như tháng nào cũng tăng giá, rất ít những lần giá gas được điều chỉnh giảm. Kể từ đầu năm 2012 đến nay giá gas đã 8 lần điều chỉnh. Việc giá gas, sữa, thuốc tây tăng cao và tăng liên tục như vậy dư luận đang đặt ra câu hỏi: Cơ quan quản lý có vai trò gì trong việc quản lý một trong những mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh? Không nằm trong mặt hàng Nhà nước định giá, cũng không bị quản lý chặt chẽ như giá xăng dầu. Theo quy định, gas, thuốc tây, sữa thuộc diện Nhà nước quản lý nên doanh nghiệp phải đăng ký giá nếu muốn điều chỉnh giá. Trong tình hình giá cả thị trường đang ở mức cao, thu nhập của người lao động không được cải thiện, thì việc gas, sữa, thuốc tây thường xuyên tăng giá đã ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Trong bối cảnh như vậy thì cơ quan chức năng cần phải có biện pháp cấp bách thực hiện trách nhiệm quản lý của mình. Để quản lý giá gas, sữa, thuốc tây nhằm bình ổn giá cả thị trường, theo quan điểm cá nhân cần phải thực hiện các giải pháp sau:  Đối với các sản phẩm mà chúng ta còn phải nhập khẩu với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thì thuế và giá là 2 công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất để bình ổn giá.  Gas, sữa, thuốc tây là những mặt hàng thiết yếu nhưng không phải là mặt hàng do Nhà nước định giá. Bô Tài chính cần xây dựng nguyên tắc xác định cơ cấu giá thành đầy đủ, chính xác theo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, để hình thành giá bán. Giá bán lẻ trong nước bằng giá nhập khẩu cộng với một số chi phí và lợi nhuận hợp lý. Nếu giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng từ 5–10% so với 199 đăng ký ban đầu, các đơn vị chủ động thực hiện lại việc tính giá và đăng ký giá bán và được điều chỉnh giá sau khi cơ quan tài chính thẩm định và chấp thuận.  Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát giá mặt hàng này tại các cơ sở đại lý, nếu có dấu hiệu đầu cơ, nâng giá bất hợp lý, sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kiểm tra công tác đăng ký, kê khai giá và thực hiện bán theo giá đăng ký. Có hai vấn đề cần xem xét: giá nguyên liệu đầu vào và các mức chiết khấu cho đại lý. Phải xem việc tăng đột biến có hợp lý không, việc tăng giá có gây bất ổn thị trường. Trước mắt, sẽ tập trung kiểm tra tại các công ty. Tiếp theo sẽ triển khai rộng ra các đại lý, cửa hàng kinh doanh trên toàn địa phương để kiểm soát, chấn chỉnh tình trạng tăng giá tùy tiện và bảo đảm người tiêu dùng được mua đúng giá. Trường hợp tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không thời hạn. Trường hợp thu lời bất chính từ việc tự tăng giá các doanh nghiệp này sẽ bị thu hồi các khoản tiền bất chính đó. Cơ quan chức năng thường xuyên có số liệu đối chiếu giá nhập khẩu, qua đó sẽ là căn cứ để kiểm soát giá đăng ký của các doanh nghiệp.  Vì lý do bí mật kinh doanh, khung bảng tính giá của các loại này chưa bao giờ công khai để người tiêu dùng được biết chi phí, giá thành thực tế của DN và mức hoa hồng cho đại lý hay lợi nhuận mà DN đang hưởng. Do vậy, cần công bố công khai bảng tính giá để người tiêu dùng giám sát.  Với thực trạng hiện nay, để thực hiện bình ổn giá các mặt hàng này sẽ tập trung tìm biện pháp tiết giảm ở khâu chi phí chiết khấu giữa doanh nghiệp và đại lý cho hợp lý. Các doanh nghiệp phải cắt bớt các khâu trung gian, các khâu không cần thiết để ổn định mức chiết khấu ai. Cơ quan tài chính sẽ quản lý các mức chiết khấu cho đại lý  Thực tế vừa qua có hành vi tăng giá các mặt hàng này lặp đi lặp lại nhiều lần cùng vào thời điểm. Do vậy, cơ quan chức năng cần thu thập số liệu, xem xét, đánh giá thực trạng tăng giá thời gian vừa qua để xem các DN có dấu hiệu bắt tay nhau tăng giá, vi phạm Luật Cạnh tranh hay không. Nếu có, đề xuất để có biện pháp hoặc chế tài để ngăn cản hành vi này. II- Kết luận và những khuyến nghị Giá cả luôn là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp của mọi nền kinh tế. Giá cả là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Giá cả có vai trò rất lớn trong việc ổn định chính trị xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế giá cả có vai trò thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của DN. Chính sách điều tiết giá cả có vai trò rất quan trong góp phần kiềm chế lạm phát, thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định sản xuất và đời sống. 200 Năm 2012, đã được cảnh báo một trong những năm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả khá tích cực: lạm phát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường giảm, tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Những kết quả đã đạt được như trên một phần cũng có sự đóng góp tác động của chính sách điều tiết giá. Bên cạnh những kết quả, thành công của chính điều tiết giá, chúng ta thấy nổi lên một số tồn tại bất cập. Những bất cập về giá cả hàng hóa thời gian vừa qua nguyên nhân chính là do yếu kém về quản lý. Cùng với nó là sự chưa hoàn chỉnh, cũng như khung pháp lý hiện hành có liên quan về giá cả chưa phù hợp. Từ những sự bất cập, yếu kém trong quản lý, cũng như những khuyến nghị cụ thể đối với từng loại hàng hóa đã trình bày ở phần trên. Khái quát lại có thể nêu một số những khuyến nghị chung cho cơ chế điều tiết giá có hiệu quả cho năm 2013 như sau: 1- Hoàn thiện khung pháp lý về giá trong các Luật mà Quốc hội đang xem xét sửa đổi (Luật Điện lực; Luật Đất đai). Tuy Luật giá đã được thông qua, nhưng còn có một số điều bất cập. Cần được hoàn thiện trong văn bản dưới Luật, như Nghị định, Thông tư. Việc hoàn thiện các điều khoản trong Luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_chinh_sach_dieu_tiet_gia_nhung_hang_hoa_quan_trong_ngo_tri_long_5504.pdf