Chiêu thức Marketing

Những chiêu thức marketing đều hướng tới một mục tiêu: tạo đượctiếng vang cho sản phẩm với mức chi phí thấp nhất trong một khoảng thờigian càng lâu dài càng tốt. Ðiều mà những nhà marketing luôn luôn mongmuốn là tạo ra được những cú shock, những làn sóng thị trường vì đó lànhững thứ có sức tác động mạnh đến thương hiệu sản phẩm và quyết địnhcủa người tiêu dùng Tung ra nhiều sản phẩm cùng một mẹ

Khi ta dùng những sản phẩm chăm sóc tóc, những sản phẩm chăm sóc da như dầu gội đầu, xà bông, sữa rửa mặt, đôi khi chúng ta chỉ chú ýđến tên: Sunsilk, Clear hay Safeguard. Ðôi khi chúng ta còn thắc mắc:tại sao loại dầu gội đầ A vừa mới quảng cáo mình là số 1 xong thì loạidầu gội đầu B khẳng định chắc như đinh đóng cột mình mới là số một. Ðôikhi những sản phẩm đó còn như đang cạnh tranh quyết liệt với nhau. Ngườitiêu dùng cũng dễ cảm nhận một cách ngây thơ rằng: "Hai thứ đều tranhchấp vị trí số một với nhau chắc là đối thủ của nhau". Thế nhưng đó đôikhi chỉ là một chiêu thức marketing độc đáo. Tất cả những sản phẩm đóđều cùng một mẹ. Unilever có hơn một sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sócda. Coca Cola ngoài nước ngọt Coca Cola cũng có thêm những loại nướcngọt khác. Pepsi cũng áp dụng những chiêu thức marketing tương tự. Tưởngrằng chúng đang cạnh tranh nhau giành giật thị trường và người tiêudùng đang có nhiều hơn những sự lựa chọn, tuy nhiên đó vẫn chỉ là sảnphẩm từ một mẹ ra mà thôi.

Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận

Ðể đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào một thương hiệu vốn có.Hãng Honda đã từng áp dụng chiêu thức này ở VN. Khi xe máy Trung Quốcvới những kiểu dáng "giống giống" hàng Nhật xuất hiện và chiếm lĩnh thịtrường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường VN đã bị giảm sútthấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe máy Wave Alpha. Sảnphẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú ý của ngườimua vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là của chínhhãng Honda, một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người Việtvới những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý "ăn chắcmặc bền" của người Việt. Thế nhưng hãng Honda cũng có một cú "ép" rất độc, đó là họ bán với giárẻ. Thế nhưng số lượng bán ra thì họ giữ ở mức nhỏ hơn nhiều so với cầucủa thị trường trong một thời gian tương đối lâu. Vậy là một cơn sốtWave Alpha đã bắt đầu thậm chí nó đã lan thành làn sóng dư luận. HãngHonda làm tất cả những việc trên đều hoàn toàn đúng luật. Thế nhưng việctạo ra cơn sốt Wave Alpha đã đương nhiên tạo lập được ngay vị thế củaWave Alpha, tách biệt được hẳn thương hiệu Wave Alpha với một loạtthương hiệu hao hao khác của Trung Quốc và hơn nữa cú shock đó lại tạothành làn sóng dư luận và đó lại là một cơ hội bằng vàng để Wave Alphađược quảng cáo với một chi phí rất thấp gần như là miễn phí.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Chiêu thức Marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những chiêu thức marketing đều hướng tới một mục tiêu: tạo đượctiếng vang cho sản phẩm với mức chi phí thấp nhất trong một khoảng thờigian càng lâu dài càng tốt. Ðiều mà những nhà marketing luôn luôn mongmuốn là tạo ra được những cú shock, những làn sóng thị trường vì đó lànhững thứ có sức tác động mạnh đến thương hiệu sản phẩm và quyết địnhcủa người tiêu dùng Tung ra nhiều sản phẩm cùng một mẹ Khi ta dùng những sản phẩm chăm sóc tóc, những sản phẩm chăm sóc da như dầu gội đầu, xà bông, sữa rửa mặt, đôi khi chúng ta chỉ chú ýđến tên: Sunsilk, Clear hay Safeguard. Ðôi khi chúng ta còn thắc mắc:tại sao loại dầu gội đầ A vừa mới quảng cáo mình là số 1 xong thì loạidầu gội đầu B khẳng định chắc như đinh đóng cột mình mới là số một. Ðôikhi những sản phẩm đó còn như đang cạnh tranh quyết liệt với nhau. Ngườitiêu dùng cũng dễ cảm nhận một cách ngây thơ rằng: "Hai thứ đều tranhchấp vị trí số một với nhau chắc là đối thủ của nhau". Thế nhưng đó đôikhi chỉ là một chiêu thức marketing độc đáo. Tất cả những sản phẩm đóđều cùng một mẹ. Unilever có hơn một sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sócda. Coca Cola ngoài nước ngọt Coca Cola cũng có thêm những loại nướcngọt khác. Pepsi cũng áp dụng những chiêu thức marketing tương tự. Tưởngrằng chúng đang cạnh tranh nhau giành giật thị trường và người tiêudùng đang có nhiều hơn những sự lựa chọn, tuy nhiên đó vẫn chỉ là sảnphẩm từ một mẹ ra mà thôi. Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận Ðể đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào một thương hiệu vốn có.Hãng Honda đã từng áp dụng chiêu thức này ở VN. Khi xe máy Trung Quốcvới những kiểu dáng "giống giống" hàng Nhật xuất hiện và chiếm lĩnh thịtrường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường VN đã bị giảm sútthấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe máy Wave Alpha. Sảnphẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú ý của ngườimua vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là của chínhhãng Honda, một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người Việtvới những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý "ăn chắcmặc bền" của người Việt. Thế nhưng hãng Honda cũng có một cú "ép" rất độc, đó là họ bán với giárẻ. Thế nhưng số lượng bán ra thì họ giữ ở mức nhỏ hơn nhiều so với cầucủa thị trường trong một thời gian tương đối lâu. Vậy là một cơn sốtWave Alpha đã bắt đầu thậm chí nó đã lan thành làn sóng dư luận. HãngHonda làm tất cả những việc trên đều hoàn toàn đúng luật. Thế nhưng việctạo ra cơn sốt Wave Alpha đã đương nhiên tạo lập được ngay vị thế củaWave Alpha, tách biệt được hẳn thương hiệu Wave Alpha với một loạtthương hiệu hao hao khác của Trung Quốc và hơn nữa cú shock đó lại tạothành làn sóng dư luận và đó lại là một cơ hội bằng vàng để Wave Alphađược quảng cáo với một chi phí rất thấp gần như là miễn phí. Tạo hình ảnh tương phản Thị trường không phải lúc nào cũng có sự xuất hiện của một sản phẩm để sản phẩm đó trở nên độc quyền mà lũng đoạn thị trường. Trênthị trường luôn là sự có mặt của nhiều mặt hàng cùng đánh vào những thịtrường giống nhau, từ đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt. Câu nói"thương trường như chiến trường" quả là không quá xa so với thực tiễn. Khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, nó sẽ phải chịu sức éprất lớn từ những sản phẩm truyền thống. Làm sao để chiếm lĩnh được thịtrường truyền thống của đối thủ, làm sao để vươn lên vững mạnh trước sứcép của đối thủ? Hãy xem thử chiêu thức của Pepsi. Khi Pepsi ra đời thìCoca Cola đã là một "người khổng lồ" trong thị trường nước ngọt thếgiới. Vậy mà tại thời điểm hiện nay, Pepsi đã trở thành một đối thủ tầmcỡ của Coca Cola.Pepsi đã triệt để sử dụng sự tương phản, sự khác biệt của mình so vớiđối thủ Coca Cola. Là một sản phẩm mới toanh trên thị trường, Pepsi đềcao khẩu hiệu: "Generation Next". Chiến lược quảng bá của họ là sự gópmặt của hàng loạt các ngôi sao ca nhạc, bóng đá, phim ảnh trẻ trung. Vớichiêu bài quảng bá đó, Pepsi đã khẳng định mình là thức uống dành chonhững thế hệ tiếp nối, những thế hệ năng động, trẻ trung. Việc quảng bánhư vậy cũng đồng nghĩa với việc "chê" Coca Cola là sản phẩm của thế hệtrước, thế hệ già cỗi. Lập tức Pepsi trở thành một hình ảnh tương phảncủa Coca Cola. Trong quảng bá thì được coi là đối thủ của một hãng lớncũng đã là một thành công lớn vì nó gây được sự chú ý của mọi người. Cứvậy Pepsi lớn mạnh và có vị thế rất ổn định trong ngành nước uống nhưngày hôm nay. Ðể có được những chiêu thức marketing hay đòi hỏi phải có những nhà chiến lược tài ba có những cái đầu lớn vàtầm nhìn bao quát. Làm sao có thể nâng cao danh tiếng thương hiệu củamình và đưa nó đến với người tiêu dùng, đó là một câu hỏi lớn đối vớibất cứ một nhà chiến lược marketing nào. Ðó cũng là một phần tất yếu vàquan trọng trong đời sống của một sản phẩm trên thương trường với sứccạnh tranh cao ngày nay Chiến lược Marketing của Unilever Vietnam rong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v… Đây không chỉ là mối đe dọa cho các nhà sản xuất trong nước mà còn là tấm gương để các doanh nghiệp học hỏi về kinh nghiệm marketing của một công ty đa quốc gia lớn có tầm cỡ thế giới. Có thể nói, công ty Unilever đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Công ty đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình cũng như phát huy được những cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty. Sau đây là một vài phân tích cơ bản về chiến lược marketing của công ty. 1. Điểm mạnh của công ty o Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh. o Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ… o Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng muối. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt. o Giá cá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng ngoại nhập. o Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty. 2. Điểm yếu của công ty o Gần đây, Unilever đã phải cắt giảm ngân sách ít nhiều do những khó khăn mà sự kiện 11-9 gây ra cho nền kinh tế thế giới. o Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ. o Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam. o Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn. o Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever còn chưa phù hợp với văn hoá Á Đông. 3. Cơ hội từ các yếu tố môi trường bên ngoài o Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách. o Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn nhiều. Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực. o Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v.. thời gian qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. o Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước; hơn nữa lao động trí óc ở Việt Nam giỏi xuất sắc về công nghệ - nên đây cũng là một nguồn nhân lực khá dồi dào cho công ty. o Khách hàng mục tiêu của nhiều sản phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-29), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng. o Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác. o Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà, cô chú, v.v…), tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu của công ty. o Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu trong tương lai gần. o Unilever đến Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới, có nhiều “đất” để kinh doanh 4. Thách thức từ các yếu tố môi trường bên ngoài o Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao. o Tài chính, tín dụng Việt Nam không phát triển, thị trường chứng khoán còn manh mún. Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại, bưu điện và Internet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới. Do đó, việc đưa Internet vào kinh doanh là không thể thực hiện được đối với Unilever, mặc dù công ty đã nhiều lần đề cập đến mục tiêu này như một cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm thành công ở các nước công nghiệp o Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm,… o Giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởng thụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc… Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam. o Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế cho Unilever. Ngoài ra, những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cẩp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (single - độc thân , separate - sống riêng , widowed - goá phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản. o Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu. o Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới “chen chân” vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever. Trên cơ sở những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức, công ty Unilever đã thực hiện chiến lược Marketing quốc tế vào thị trường Việt Nam theo Marketing Mix 4P 1. Địa điểm phân phối (Place) Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo. Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng của họ và tính bắt mắt sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay mua phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng. 2. Sản phẩm (Product) Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghi với nhu cầu của người Việt Nam. Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S. Sau đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ những nhãn hiệu này. Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, ví dụ như dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết - một loại dầu gội đầu dân gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk. “Nghĩ như người Việt Nam chính là cách để hiểu người tiêu dùng Việt Nam thích gì, cần gì để từ đó làm ra những sản phẩm phù hợp với họ”, ông Michel giải thích thêm. Để có đươc những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, công ty đã xây dựng một đội o Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm,… o Giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởng thụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc… Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam. o Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế cho Unilever. Ngoài ra, những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cẩp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (single - độc thân , separate - sống riêng , widowed - goá phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản. o Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu. o Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới “chen chân” vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever. Trên cơ sở những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức, công ty Unilever đã thực hiện chiến lược Marketing quốc tế vào thị trường Việt Nam theo Marketing Mix 4P ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu biết tường tận tập quán văn hoá kinh doanh và sở thích của người Việt Nam. Nói không ngoa, trà và kem Wall’s có mặt khắp thế giới nhưng nếu ra khỏi Việt Nam thì không thể tìm đâu ra loại trà xanh vị Bắc, trà lài Cây đa, kem đậu xanh, hoặc kem khoai môn dừa, những sản phẩm có hương vị đặc trưng của Việt Nam. Với tầm quan trọng về uy tín của thương hiệu, trong những năm qua Unilever Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giả để bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá. Các sản phẩm của công ty hiện nay đã có thêm TEM BẢO ĐẢM HÀNG THẬT, hay LOGO CHỐNG HÀNG GIẢ BẢO ĐẢM HÀNG THẬT nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết rõ ràng hàng thật - hàng giả và mang lại cảm giác an tâm khi sử dụng. 3. Quảng bá (Promotion) Cũng như những công ty hàng tiêu dùng phát triển nhanh khác, Unilever Việt Nam có hai mảng chính trong hệ thống chiến lược quảng bá của mình là “Above-the-Line”(quảng bá trực tiếp) và “Below-the-Line” (quảng bá gián tiếp). Above-the-Line là những hoạt động quảng bá sản phẩm trên truyền hình, báo chí… nhằm đạt một hay một số mục đích nhất định như thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm mới, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, v.v… Chính nhờ chiến dịch quảng cáo trực tiếp đúng lúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam đã đi được những bước tiến dài trên thị trường chỉ trong thời gian ngắn. Còn Below-the-Line là “tất cả những hoạt động quảng bá không qua các phương tiện truyền thông” (theo M.Christopher, Marketing Below-the-Lines, George Allen & Urwin, London) hay nói cách khác là “hoạt động bán hàng phụ, kết hợp giữa bán hàng trực tiếp (personal selling) và quảng cáo thành một nguồn lực mang tính thuyết phục hiệu quả” (theo J.F. Engel, H.G. Wales và M.R. Warshaw, trong Promotional Strategy, R.D Irwin, Homewood, Illinois.) Song trên thực tế, chương trình Below-the-Line Promotion phải dựa vào quảng cáo trên các phương tiện đại chúng và phải dựa vào những mục tiêu nhắm đến, vào bản chất của sản phẩm, loại kênh phân phối sử dụng và khách hàng mục tiêu. Cụ thể, đó là các hình thức phổ biến thường thấy như giảm giá, coupon, tặng kèm dưới nhiều hình thức, đổi vỏ sản phẩm này được tặng sản phẩm khác, tặng mẫu dùng thử cho khách hàng, chương trình khuyến mãi rút thăm hoặc cào trúng thưởng những phần quà có giá trị, tài trợ cho các cuộc thi và những chuyên mục trên truyền hình… Những hoạt động như vậy đã tạo dựng được hình ảnh các nhãn hàng (brand imge) của Unilever nơi người tiêu dùng. 4. Chính sách giá cả (Price) Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp, Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại phải nhập khẩu; điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn. chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các chương trình huấn luyện sản xuất. 5. Con người (People) Ngoài 4P truyền thống của Marketing Mix, phải kể đến một P khác không kém phần quan trọng mà Unilever đã và đang tiếp tục phát huy, đó là nhân tố con người. Cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, Unilever Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là bước đột phá về chất cho sự phát triển bền vững lâu dài, cả khi xã hội tiến vào nền “Kinh tế tri thức” hoặc “Kinh tế sinh học”. Để “hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam” và để phát triển “hệ thống rễ” giúp công ty có thể bám sâu vào thị trường, Unilever đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp và thường xuyên chú trọng đến các chương trình huấn luyện nhân viên. Quan điểm của Unilever là “Phát triển thông qua con người”, nên công ty luôn quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và sẵn sàng hỗ trợ họ trong các lĩnh vực công tác. Hiện nay, đội ngũ quản lý Việt Nam đã thay thế các vị trị chủ chốt trước kia do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm. Trong thời gian họat động tại Việt Nam, bên cạnh chính sách phát triển nguồn nhân lực, Unilever luôn đi đầu với nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển cộng đồng. Ý thức đầy đủ về vai trò của mình trong việc phát triển xã hội Việt Nam, công ty đã chi không ít cho các cam kết nhân đạo, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phòng chống thiên tai như chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, chương trình “Lifeboy” phòng chống bệnh phong hay chương trình “Vim” diễn đàn vệ sinh gia đình, phòng dịch, v.v… Kế tục bước đường phát triển thần tốc của hôm qua, kỳ vọng của Unilever Việt Nam ở ngày mai là: “Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia đình Việt Nam”, xây dựng một doanh nghiệp toàn diện, thành đạt và uy tín, hoạt động sản xuất hiệu quả, tạo dựng nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, nhân viên, đối tác và cổ đông, phát huy trách nhiệm xã hội đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng. Với chiến lược Marketing trên, công ty Unilever đã chiếm được cảm tình của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong gần một thập niên qua. Trong tương lai, Unilever sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm mới lạ và độc đáo hơn với hy vọng vẫn là người bạn đồng hành, thân thiết trong sinh hoạt của mọi nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmarketing_2067.doc