Chiến thuật của những nhà đầu tư "máu lạnh"..

Song song với các phương pháp đầu tư truyền thống, nhiều NĐT

đang tận dụng từng ngóc ngách của thị trường mua trước cổ

phiếu ngõ hầu đón đầu các con sóng ngắn.

Từ lâu TTCK được ví như một mỏ vàng, nhưng tham gia vào

cuộc chơi lớn chỉ lý thuyết thôi chưa đủ. Song song với các

phương pháp đầu tư truyền thống, nhiều NĐT đang tận dụng

từng ngóc ngách của thị trường mua trước cổ phiếu ngõ hầu đón

đầu các con sóng ngắn. Một số chiến thuật thuộc hàng độc nhất

vô nhị ngày càng lộ diện trên thị trường.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chiến thuật của những nhà đầu tư "máu lạnh".., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến thuật của những NĐT "máu lạnh"... Song song với các phương pháp đầu tư truyền thống, nhiều NĐT đang tận dụng từng ngóc ngách của thị trường mua trước cổ phiếu ngõ hầu đón đầu các con sóng ngắn. Từ lâu TTCK được ví như một mỏ vàng, nhưng tham gia vào cuộc chơi lớn chỉ lý thuyết thôi chưa đủ. Song song với các phương pháp đầu tư truyền thống, nhiều NĐT đang tận dụng từng ngóc ngách của thị trường mua trước cổ phiếu ngõ hầu đón đầu các con sóng ngắn. Một số chiến thuật thuộc hàng độc nhất vô nhị ngày càng lộ diện trên thị trường. Mua cổ phiếu CTCK quanh mệnh giá Mua cổ phiếu gần mức mệnh giá là chiến lược của một số NĐT hiện nay khi thị trường không xuất hiện nhiều cơ hội sáng giá. Trường phái này đơn giản chỉ đánh trong thị hiếu thích cổ phiếu giá rẻ của một bộ phận NĐT, không thuộc trường phái đầu tư kiểu Warren Buffett. Trước một trận bóng đá, một huấn luyện viên giỏi luôn vạch sơ đồ chiến thuật cụ thể để bắt bài đối phương. Một danh tướng luôn vạch trước kế hoạch nhằm đánh thắng lợi trong một cuộc chiến. Việc nhắm mắt mua bừa một cổ phiếu xung quanh mệnh giá không phải là việc làm của NĐT có lý trí, bởi lẽ mệnh giá chỉ là một khái niệm, trên hai sàn có khá nhiều cổ phiếu thị giá còn thấp hơn cả mệnh giá. Chiến thuật của một số NĐT thời gian qua là chọn mua cổ phiếu của các CTCK gần hoặc bằng mệnh giá càng tốt, không quan tâm nhiều đến thương hiệu, thị phần của CTCK. Lý lẽ của NĐT là theo thông lệ nếu TTCK phục hồi bền vững thì cổ phiếu của các CTCK sẽ thuộc nhóm khởi sắc đầu tiên: TTCK tăng trưởng thì giao dịch sôi động, CTCK thu được nhiều phí, hoạt động tự doanh mới hiệu quả, lợi nhuận CTCK tăng, giá cổ phiếu sớm muộn cũng tăng. Ngược lại, nếu TTCK đi xuống, mệnh giá cũng là một chốt chặn tâm lý khá vững. Trong 21 mã cổ phiếu của các CTCK đang niêm yết trên hai sàn có tới 70% là gần mệnh giá. Nhiều CTCK vẫn khuyến nghị NĐT nên quan tâm đến nhóm cổ phiếu đặc biệt này như một chỉ báo nhạy cảm và ẩn chứa cả cơ hội nếu thị trường phục hồi. Đánh cược vào các đợt phát hành Phần lớn các cổ phiếu khi điều chỉnh giá kỹ thuật sau ngày chốt quyền giá đều giảm. Điều này xuất phát từ đặc thù năm nay dòng tiền mới vào thị trường eo hẹp. NĐT nắm giữ cổ phiếu cần phải bán bớt cổ phần để thực hiện quyền mua. Vậy điều gì khiến cổ phiếu của các công ty đang chuẩn bị phát hành thêm - dù là để trả nợ, hấp dẫn trong mắt một số NĐT? Câu trả lời là họ đánh cược vào khả năng thành công của đợt phát hành. Gần đây, cổ phiếu GTT của CTCP Thuận Thảo được một số thành viên thị trường quan tâm cũng vì điều này. GTT đang có kế hoạch chào bán cho các cổ đông hiện hữu cổ phiếu mới tỷ lệ 2:1, giá bán bằng mệnh giá. Tuy nhiên, ngày 29/9, GTT đóng cửa ở mức giá 11.000 đồng/cổ phiếu. Giả định, nếu mức giá này được giữ nguyên cho đến thời điểm chốt quyền, giá GTT (tạm tính) sau khi điền chỉnh kỹ thuật là 10.600 đồng/cổ phiếu, chênh lệch với mệnh giá (giá mua cổ phiếu mới) và giá trước khi chốt không lớn để NĐT không thể không thực hiện quyền mua. Tương tự là trường hợp cổ phiếu NVB của Navibank - Ngân hàng đang có kế hoạch tăng vốn từ 1.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng, giá bán bằng mệnh giá, nhưng giá NVB đóng cửa ngày 29/9 chỉ còn 10.300 đồng. Trên hai sàn niêm yết hiện tại có khá nhiều cổ phiếu tương tự như GTT và NVB, thị giá nhỉnh hơn mệnh giá và kế hoạch huy động vốn đã được đặt lên bệ phóng. Một số NĐT đã dành một phần danh mục cho cổ phiếu dạng này với kỳ vọng DN sẽ sớm công bố nhiều tin tốt để hỗ trợ cho đợt phát hành. “Gieo đồng xu” vào cổ phiếu lỗ DN “thua lỗ”, “sa lầy” hay gọi bằng bất cứ từ nào đi chăng nữa cũng không phải là mảnh đất màu mỡ để đầu tư. Đó là sự thật, song không hoàn toàn chính xác. Một DN có thể có nền tảng kinh doanh tốt, nhưng vẫn có thể gặp các vấn đề ngắn hạn (như tỷ giá, lãi vay, hàng tồn kho...) và tạm thời sa sút. Nhưng nếu các vấn đề trên được giải quyết thì nhóm cổ phiếu lỗ chắc chắn sẽ mang lại phần thưởng xứng đáng cho các NĐT dũng cảm. Một ví dụ là cổ phiếu lỗ TRI của CTCP Nước Giải Khát Sài Gòn đã tạo sóng mạnh đầu quý III khi bất ngờ lãi như... trong phim. Gần đây, cổ phiếu TSC gây chú ý khi tăng giá tới gần 40% kèm theo sức cầu lớn dù CTCP Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ đang thua lỗ. Sự tăng giá này được giải thích từ kỳ vọng của NĐT và cả tin đồn về việc TSC sẽ thay đổi cục diện trong quý III khi giá phân bón tăng mạnh trở lại và khả năng hoàn nhập dự phòng (vào ngày 30/6 Công ty còn lượng hàng tồn kho trị giá 632 tỷ đồng, trích dự phòng 22 tỷ đồng). Đầu quý III khi cổ phiếu MHC của CTCP Hàng hải Hà Nội và VKP của CTCP Nhựa Tân Hóa tăng trần nhiều phiên, tin tức được truyền khẩu ra thị trường là cả hai công ty đều có lãi trong quý II. Tuy nhiên, thực tế, cả hai vẫn ngập chìm trong thua lỗ. Hiện nay trên cả hai sàn có khoảng 20 cổ phiếu của các DN đang thua lỗ và hầu hết đã về dưới mệnh giá. Lướt sóng cổ phiếu lỗ là chiến thuật mạo hiểm của những NĐT “máu lạnh”, tuy nhiên nếu không có hành động kỷ luật (như cắt lỗ) thì rất có thể kết quả cuối cùng nhận về là một mới giấy lộn. Chỉ có hai khả năng lý giải việc cổ phiếu lỗ tăng giá mạnh, hoặc DN thực sự đảo ngược tình thế, hoặc các “tay to” chuyên nghiệp sáng tạo ra một câu chuyện đủ hấp dẫn với mục đích “chuyển lửa sang tay người” Shopping theo tiếng gọi của nhà đầu tư lớn Cổ phiếu OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương là tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần trước. OGC đã có những phiên ngoạn mục từ sàn lên trần với giá trị giao dịch trên 500 tỷ đồng, chiếm l/3 giá trị giao dịch toàn sàn HOSE (ngày 21/9). Trong 3 phiên sau đó, OGC giảm giá với hai phiên đụng sàn. Phiên giao dịch cuối tuần trước, trên nhiều diễn đàn chứng khoán nhiều NĐT đã hô hào mua bán tập thể, rủ nhau nhảy vào “dò đáy” cổ phiếu này. Lý do thuyết phục các NĐT khá đơn giản, đương nhiên những tay "shopping" phần lớn trong số hơn 14 triệu cổ phiếu OGC trước đó không phải những anh ngờ nghệch mới lần đầu tham gia thị trường. Đầu tuần này, khi câu chuyện AAA nóng trên các diễn đàn và khối lượng AAA “khớp khủng” trên sàn, nhiều NĐT đã nhảy vào bắt đáy cổ phiếu này với hy vọng sớm muộn gì các cổ phiếu có khối lượng giao dịch đột biến cũng được đẩy lên. Theo chân các NĐT lớn là một phong cách đầu tư thụ động, NĐT ngắn hạn có thể phải trở thành NĐT dài hạn bất đắc dĩ . Phương pháp lướt sóng này có lẽ cần một đầu óc rộng mở, giống như chơi một ván cờ, nếu đi sai một nước then chốt, các kỳ thủ chỉ có thể tìm cơ hội trong ván mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchien_thuat_cua_nhung_ndt.pdf
Tài liệu liên quan