Bài báo trình bày hiện trạng và xu hướng phát triển ngành công nghiệp dầu
khí thế giới bao gồm phân tích hiện trạng, xu hướng tiêu thụ dầu mỏ, khí đốt
và các sản phẩm dầu khí; và phân tích các chiến lược thích ứng của công
nghiệp dầu khí trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng. Bài báo cũng phân
tích hiện trạng, vị trí vai trò của Ngành dầu khí Việt Nam trong hệ thống
năng lượng quốc gia và triển vọng phát triển trong tương lai.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chiến lược thích ứng công nghiệp dầu khí trong xu hướng chuyển dịch năng lượng và đề xuất định hướng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương lai của NLSH tiên tiến sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào việc đổi mới công nghệ liên tục để giảm
chi phí sản xuất cũng như hỗ trợ chính sách ổn
định và lâu dài.
4. Vai trò Tập đoàn DKVN trong hệ thống năng
lượng quốc gia [11, 12]
4.1. Vai trò cung cấp nhu cầu tiêu thụ NLSC Việt
Nam
Mặc dù Tập đoàn DKVN bắt đầu khai thác dầu
thô từ năm 1986, tuy nhiên trước khi nhà máy lọc
dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng 2/2009
thì toàn bộ nguồn dầu thô khai thác được xuất
khẩu. Vì vậy, đóng góp của Tập đoàn DKVN vào
việc cung cấp nguồn NLSC để đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia chưa được thể hiện rõ. Với
việc triển khai hệ thống thu gom, vận chuyển khai
thác khí vào bờ cung cấp cho Trung tâm điện lực
Phú Mỹ đánh dấu sự đóng góp quan trọng của Tập
đoàn DKVN vào hệ thống năng lượng quốc gia với
tỷ trọng tăng dần từ 16% lên đến 26% tổng nhu
cầu NLSC Việt Nam vào năm 2010. Giai đoạn
2010-2020, Tập đoàn DKVN đã phát triển mạnh
mẽ hoàn thiện chuỗi phát triển dầu khí từ thăm dò
khai thác đến chế biến dầu khí và sản xuất điện;
Tập đoàn DKVN đã duy trì tỷ trọng cung cấp
nguồn NLSC cho phát triển đất nước trong khoảng
25-26,5%. Giai đoạn 2021-2030, tỷ trọng cung cấp
nguồn NLSC của PVN cho đất nước tăng dần lên
khoảng 31,9 % vào năm 2030 chủ yếu từ các dự
án khí Lô B, Cá Voi Xanh; nguồn khí nhập khẩu
LNG Thị Vải, Sơn Mỹ và các nhà máy điện than của
Tập đoàn DKVN đi vào hoạt động. Sau năm 2031,
hiện tại Tập đoàn DKVN chưa xác định rõ các dự
án đầu tư lớn vì vậy, tỷ trọng đóng góp của PVN
vào việc cung cấp nguồn NLSC giảm dần xuống
26% vào năm 2035 (Hình 2).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ – ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA
(MEAE2021)
66
Hình 2. Xu hướng cung cấp, tiêu thụ các nguồn NLSC của PVN
Đơn vị: nghìn tấn dầu quy đổi
Nguồn: PVN
Qua Hình 2, dự báo đến năm 2030, Tập đoàn
DKVN sẽ vẫn có vai trò quan trọng trong hệ thống
năng lượng quốc gia trong việc cung cấp nguồn
NLSC cho đất nước, tuy nhiên để đảm bảo tỷ trọng
đóng góp lớn như trên Tập đoàn DKVN cần phải
lưu ý một số điểm, cụ thể như sau:
- Trong cơ cấu các nguồn NLSC của PVN, khí tự
nhiên và LNG có tỷ trọng tăng dần lên 48% vào
năm 2025 và gần 60% vào năm 2030 và duy trì
cho đến năm 2045. Đóng góp chính vào tăng
trưởng trên đến từ việc đưa các dự án Lô B, Cá Voi
Xanh vào khai thác từ năm 2024, 2025. Điều này
đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực lớn của Tập đoàn DKVN
để đưa các dự án trên vào khai thác đúng tiến độ.
- Tỷ trọng nguồn năng lượng nhập khẩu của
Tập đoàn DKVN tăng dần đến năm 2020 chiếm
khoảng 49% và duy trì trong khoảng 54-59 % cho
đến năm 2045. Với sự phụ thuộc ngày càng lớn
vào nguồn năng lượng nhập khẩu đòi hỏi Tập
đoàn DKVN cần phải đổi mới mô hình hoạt động,
nâng cao năng lực quản trị để thích ứng với môi
trường thương mại năng lượng toàn cầu. Điều này
cũng đòi hỏi Chính phủ cần xem xét sửa đổi, điều
chỉnh các cơ chế chính sách để PVN có thể hoạt
động hiệu quả trong môi trường kinh doanh, hợp
tác quốc tế ngày càng mở rộng.
4.2. Vai trò cung cấp NLCC Việt Nam
Hiện trạng và dự báo cung cấp các sản phẩm
xăng dầu và điện năng của Tập đoàn DKVN cho đất
nước được trình bày như tại Hình 3.
Qua Hình 3, có thể thấy rằng, tỷ trọng cung cấp
các sản phẩm xăng dầu và điện năng năm 2010
của Tập đoàn DKVN chiếm 18,3% tổng nhu cầu
NLCC đất nước, chủ yếu đóng góp từ sản xuất của
Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các nhà máy điện
khí của PVPower như: Cà Mau 1&2 và Nhơn Trạch
1&2. Tỷ trọng đóng góp các nguồn NLCC của Tập
đoàn DKVN tiếp tục duy trì tăng trưởng lên đến
34% vào năm 2030. Sau năm 2031, hiện tại Tập
đoàn DKVN chưa xác định rõ các dự án đầu tư vào
lĩnh vực khâu sau (Lọc hóa dầu, chế biến khí) cũng
như lĩnh vực điện, vì vậy tỷ trọng đóng góp của
PVN vào việc cung cấp nguồn NLSC giảm dần
xuống còn 27,9%.
Tuy nhiên, để có thể duy trì vị trí, vai trò cung
cấp các sản phẩm xăng dầu và điện năng như trên
Tập đoàn DKVN và các đơn vị thành viên như BSR,
PVPower, PVGas, PVOIL cần tập trung đẩy mạnh
triển khai các dự án Nâng cấp mở rộng NMLD, dự
án NM điện khí Nhơn trạch 3&4, Miền Trung 1&2
và Cà Mau 3 theo đúng tiến độ được phê duyệt.
Qua phân tích tỷ trọng nguồn năng lượng nhập
khẩu chủ yếu là các sản phẩm xăng dầu trong tổng
nguồn cung cấp NLCC của PVN, có thể thấy rằng tỷ
trọng nhập khẩu các nguồn NLCC là tương đối
thấp. Điều này cho thấy, chuỗi dầu khí từ khai thác,
vận chuyển, chế biến, phân phối kinh doanh xăng
dầu và sản xuất điện của Tập đoàn DKVN có liên
kết chặt chẽ.
Hình 3. Xu hướng cung cấp các nguồn NLCC của PVN
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ – ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA
(MEAE2021)
67
Đơn vị: nghìn tấn dầu quy đổi
Nguồn: PVN
4.3. Định hướng chuyển dịch năng lượng tại Tập
đoàn DKVN
Hiện nay, Tập đoàn DKVN đang triển khai thực
hiện Chiến lược phát triển Tập đoàn DKVN theo
Quyết định 1749/QĐ-TTg của TTCP ngày
14/10/2015. Tại Quyết định 1749 nêu rõ quan
điểm phát triển PVN cần tập trung vào các lĩnh vực
kinh doanh chính là: Tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện,
chế biến dầu khí, tồn trữ và phân phối các sản
phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí. Đối với lĩnh vực
công nghiệp điện tại Quyết định 1749 của Thủ
tướng Chính phủ đã định hướng Tập đoàn DKVN
không phát triển thêm các dự án thủy điện, điện
than, điện gió... .
Mặc dù vậy, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã
ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng
phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2035 và
tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ quan
điểm mới về phát triển năng lượng mới/sạch,
NLTT... để phù hợp với xu hướng chuyển dịch
năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
Do đó, để triển khai thực hiện Nghị quyết 55-
NQ/TW, từ năm 2020 đến nay, bên cạnh việc thực
hiện và rà soát, cập nhật xây dựng Chiến lược phát
triển của Tập đoàn DKVN và các đơn vị thành viên
theo Quyết định 1749/QĐ-TTg của TTCP ngày
14/10/2015, Tập đoàn DKVN đã chủ động thành
lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác triển khai về
chuyển đổi năng lượng Tập đoàn DKVN nhằm: (i)
đánh giá tác động việc chuyển dịch năng lượng tới
các lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn DKVN;
và (ii) xây dựng Chương chuyển hành động
chuyển dịch năng lượng, cụ thể như: nghiên cứu
các giải pháp giảm phát thải CO2, sử dụng tiết
kiệm hiệu quả năng lượng tại các nhà máy, công
trình dầu khí; nghiên cứu các giải pháp tích hợp
NLTT vào hoạt động dầu khí cốt lõi; nghiên cứu
phát triển nguồn năng lượng mới như hydro..; (iii)
chấp thuận cho công ty con PVPower thành lập
Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo – PVPower
REC.
Điều này cho thấy rằng, hiện nay Tập đoàn
DKVN đang trong giai đoạn nghiên cứu đánh giá
tác động để xây dựng đề xuất với cấp thẩm quyền
nhằm điều chỉnh chiến lược phát triển PVN phù
hợp với Nghị quyết 55 và bối cảnh chuyển dịch
năng lượng đang diễn ra tại nhiều quốc gia.
5. Kết luận
Qua phân tích đánh giá hiện trạng và xu hướng
phát triển ngành công nghiệp dầu khí thế giới bao
gồm phân tích hiện trạng, xu hướng tiêu thụ dầu
mỏ, khí đốt và các sản phẩm dầu khí; và phân tích
các chiến lược thích ứng của công nghiệp dầu khí
trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng; đồng thời
phân tích vị trí và vai trò của Tập đoàn DKVN trong
việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia hiện tại
có thể đưa ra một số nhận định sau:
- Ngành công nghiệp dầu khí thế giới vẫn tiếp
tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng
lượng thế giới, với tỷ trọng dầu khí đóng góp trên
50% nguồn cung NLSC, do đó ngành dầu khí thế
giới không thể đứng ngoài xu hướng chuyển dịch
năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ – ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA
(MEAE2021)
68
- Trong quá trình chuyển dịch năng lượng,
bước đi đầu tiên cần thiết của ngành công nghiệp
dầu khí thế giới là giảm dần tác động tiêu cực đến
môi trường trong hoạt động của ngành dầu khí.
Điều này không chỉ nhằm mục đích giảm phát thải
khí nhà kính mà còn chứng minh rằng các nguồn
tài nguyên dầu khí vẫn là ưu tiên lựa chọn trong
hệ thống tiêu thụ năng lượng phát thải thấp so với
các nguồn NLSC khác.
- Với thế mạnh trong hoạt động thăm dò khai
thác đến chế biến phân phối các sản phẩm dầu khí,
ngành công nghiệp dầu khí đã tập trung nghiên
cứu, trienr khai các giải pháp chấm dứt đốt bỏ khí,
giảm rò rỉ mêtan, lắp đặt CCUS vào các nhà máy
chế biến dầu khí và tích hợp NLTT vào hoạt động
thượng nguồn, đồng thời mở rộng triển khai sản
xuất nhiên liệu phát thải cacbon thấp như hydro,
khí sinh học biomethane, NLSH tiên tiến.
- Trong xu hướng đó, Tập đoàn DKVN không
thể đứng ngoài xu hướng chuyển dịch năng lượng,
tuy nhiên với đặc thù là Tập đoàn Dầu khí quốc gia
mọi định hướng phát triển phụ thuộc vào chính
sách của Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ, Tập đoàn
DKVN cần tiếp tục tháo gỡ các cơ chế chính sách,
nguồn lực để tạo động lực để Tập đoàn DKVN tiếp
tục phát triển ổn định, bền vững góp phần đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Lời cảm ơn
Để hoàn thành nội dung bài báo này, tôi xin
trân thành cám ơn các đồng nghiệp tại Tập đoàn
DKVN đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình thu thập
thông tin số liệu về quá trình hoạt động và định
hướng phát triển của Tập doàn DKVN và các đơn
vị thành viên.
Đóng góp của các tác giả
Bài báo này do tác giả là người duy nhất tham
gia chuẩn bị nội dung.
Tài liệu tham khảo
[1] McGlade, Christophe, Ekins, Paul (2015). The
geographical distribution of fossil fuels unused
when limiting global warming to 2 °C. Nature
517, 187–190. 2015.
[2] International Energy Agency. Stated Energy
Policies Scenarios.
https://www.iea.org/reports/world-energy-
model/stated-policies-scenario
[3] International Energy Agency. Sustainable
Development Scenario.
https://www.iea.org/reports/world-energy-
model/sustainable-development-scenario
[4] International Energy Agency (2020). World
Energy Outlook 2020.
https://www.iea.org/reports/world-energy-
outlook-2020
[5] International Energy Agency (2019). World
Energy Outlook 2019.
https://www.iea.org/reports/world-energy-
outlook-2019
[6] International Energy Agency (2020). Data
analysis. https://www.iea.org/data-and
statistics?country=WORLD&fuel=Energy%2
0supply&indicator=Total%20energy%20sup
ply%20(TES)%20by%20source.
[7] International Energy Agency (2020). The Oil
and Gas Industry in Energy Transitions, 2020.
https://www.iea.org/reports/the-oil-and-
gas-industry-in-energy-transitions
[8] Organization of the Petroleum Exporting
Countries (2020). Chapter 2 Energy demand.
https://woo.opec.org/chapter.php?chapterNr
=100&tableID=74
[9] Statistica (2020). Demand outlook for selected
oil products worldwide from 2019 to 2045.
https://www.statista.com/statistics/282774/
global-product-demand-outlook-worldwide/
[10] International Energy Agency (2020).
Methane Tracker Database.
https://www.iea.org/articles/methane-
tracker-database#sources
[11] Tập đoàn DKVN (2015, 2016). Chiến lược
phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035 của PVN và các đơn vị thành viên PVN.
[12] Tập đoàn DKVN (2020, 2021). Dự thảo Báo
cáo rà soát, cập nhật Chiến lược phát triển PVN
và các đơn vị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_thich_ung_cong_nghiep_dau_khi_trong_xu_huong_chuy.pdf