Chiến lược marketing của thư viện đại học Yale, Hoa Kỳ qua mạng xã hội facebook

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm trang mạng xã hội khác

nhau với sự tham gia của hàng trăm triệu thành viên trên

khắp thế giới, mà chúng ta có thể điểm ngay tên những trang

nổi tiếng và thành công nhất như Facebook, Myspace,

Worldpress, Flickr, Hi5, tagged, bebo, Y!360 Bằng

những tính năng vượt trội của mình, các trang mạng xã hội này đã thu hút đông

đảo người đăng kí và sử dụng. Trong đó, Facebook và Myspace là hai trang

mạng thành công nhất hiện nay với con số thành viên được thống kê lên tới

hàng trăm triệu.

Chính bởi sự thành công về về cả số lượng lẫn chất lượng của hệ thống những

mạng xã hội ảo này, các nhà đầu tư đã tìm ra một trong những chiến lược

marketing tốt nhất để quảng bá cho sản phẩm của mình. Tại Việt Nam, việc

quảng cáo trực tuyến qua mạng xã hội cũng không còn xa lạ so với phần lớn

những doanh nghiệp và những lợi ích mà nó mang lại cũng đáng để tất cả các

nhà kinh doanh phải quan tâm. Nhờ khả năng tương tác và định hướng cao,

những chiến lược marketing này đang dần chiếm được một thị phần đáng kể

trên thị trường và đang lấn sân các loại hình quảng cáo truyền thống. Tất nhiên,

lĩnh vực thông tin - thư viện cũng không thể đứng ngoài cuộc. Bằng những

bước tìm kiếm đơn giản trên mạng, ta có thể biết được một số lượng rất lớn các

thư viện và cán bộ thư viện nước ngoài đang sử dụng mạng xã hội như một

công cụ đắc lực để quảng bá hình ảnh thư viện, giới thiệu sản phẩm - dịch vụ

thư viện và chia sẻ cộng đồng những thông tin, kỹ năng cần thiết.

pdf19 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chiến lược marketing của thư viện đại học Yale, Hoa Kỳ qua mạng xã hội facebook, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của thư viện và cán bộ thư viện và các trang mạng liên quan. Từ trang Facebook này, bạn đọc có thể tìm được các đường dẫn đến các trang khác liên quan đến ĐH Yale. Các đường dẫn liên kết Những lợi ích mà Facebook mang lại quả là không nhỏ đối với chiến lược quảng bá hình ảnh của trung tâm thư viện ĐH Yale, Hoa Kỳ. Hơn nữa, hầu hết các sinh viên nước ngoài đều sử dụng máy tính xách tay và có điều kiện khi truy cập mạng trong trường, vậy nên việc đưa ra những tiện ích tìm kiếm và hỏi đáp như trên là thực sự hữu ích và thuận lợi với bạn đọc của thư viện, giúp giảm tối đa công sức và thời gian của bạn đọc, đưa đến những dịch vụ tốt và quảng bá thành công hình ảnh thư viện của mình. Vậy các cơ quan thông tin thư viện ở Việt Nam đã và đang làm gì để biến những trang mạng xã hội miễn phí này trở thành một công cụ đắc lực trong việc quảng bá hình ảnh của mình? 3. Ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam 3.1.Tình hình marketing trực tuyến của thư viện tại Việt Nam hiện nay Nghiên cứu khoa học ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bế Quỳnh Trang K52-Thông tin thư viện 14 Tại Việt Nam, một số hình thức marketing thư viện đã được các chuyên gia luận bàn và nghiên cứu rất nhiều. Ví dụ như đặt các băng quảng cáo (banner) lên các trang web của các tạp chí uy tín như Vietnamnet, 24h.com, Vnexpress, Tuổi trẻ, Thanh niên Với cách quảng cáo kiểu này, các tờ báo Việt Nam sẽ tính phí bằng cách “lấy giá quảng cáo trung bình trên một số tờ báo in thông dụng trong nước chia cho diện tích trang báo quảng cáo để ra giá quảng cáo trung bình của một centimet vuông trên báo chí Việt Nam, từ đó nhân lên diện tích tương ứng của banner và logo để tính ra giá quảng cáo của chúng trên trang báo trực tuyến”[14]. Xem xét cách tính phí này, chúng ta sẽ nhận thấy một số điểm rất bất cập như nhà quản lý sẽ không nắm bắt được mức độ hiệu quả của quảng cáo. Mặt khác, khi máy chủ bị quá tải hay sự cố nghẽn mạng thì nhà kinh doanh vẫn phải trả tiền quảng cáo như thường. Hay như đưa thông tin các sản phẩm, dịch vụ của thư viện lên những trang tìm kiếm nổi tiếng như Google, Yahoo.. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí theo số lượt quảng cáo (pageviews) trên mỗi 1.000 lần xem (CPM - Cost Per Thousand Impression) và tính phí theo giá trị của mỗi click vào quảng cáo (CPC - Cost Per Click). Việc áp dụng các loại hình này mang lại hiệu quả cao hơn cho khách hàng, vì họ chỉ phải trả tiền cho những lần quảng cáo đến được với người đọc hoặc được người đọc click vào banner dẫn đến trang web của họ Ngoài ra còn một số các cách thức quảng cáo trực tuyến khác như tham gia các diễn đàn, gửi thông tin qua mail và dịch vụ chat, hay viết bài, đưa tin trên các báo và tạp chí trực tuyến Nghiên cứu khoa học ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bế Quỳnh Trang K52-Thông tin thư viện 15 Nhưng phần lớn những hình thức này được sử dụng rất hạn chế bởi chi phí sử dụng khá cao hay mất nhiều thời gian để cung cấp mà nhiều khi thông tin lại chưa tìm được chính xác đối tượng cần. Bởi vậy mà chúng ta hiếm thấy có thư viện ở Việt Nam sử dụng các hình thức này. 3.2. Khó khăn và thách thức Về mặt khách quan, hiện nay, cư dân mạng Việt Nam cũng không còn xa lạ gì với các trang mạng xã hội, trong đó phổ biến và phát triển nhất là mạng blog Y!360 trong khi thành viên của Facebook lại chiếm một con số khá khiêm tốn trong nước (theo thống kê cuối năm 2008, Việt Nam có 40.000 thành viên của Facebook). Cũng sẽ là ý kiến không tồi khi các thư viện quảng bá sản phẩm của mình trên blog Y!360. Nhưng vấn đề không đơn giản khi mạng Y!360 ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế và thường bị lỗi gây bất tiện cho phần lớn người sử dụng. Về mặt chủ quan, vấn đề đặt ra là không phải thư viện nào cũng tin tưởng hoàn toàn khi bỏ ra một phần kinh phí, thời gian và công sức để phát triển một chiến lược marketing trên các mạng xã hội ảo. Nguồn kinh phí hạn hẹp không cho phép người cán bộ mạo hiểm khi thực hiện những giao dịch và tiếp thị trên cộng đồng ảo bởi chưa có một minh chứng nào đảm bảo những chiến lược này sẽ thành công. Bên cạnh đó, năng lực người cán bộ vẫn là vấn đề phải quan tâm. Sự hạn chế về năng lực và trình độ của người cán bộ chính là vấn đề thách thức lớn của nhiều thư viện. Nhưng bên cạnh những khó khăn và thách thức, lĩnh vực marketing ở Việt Nam qua mạng xã hội vẫn đem đến những cơ hội và triển vọng phát triển đối với ngành thông tin – thư viện ở Việt Nam. 3.3 Cơ hội và triển vọng Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên bàn phím, chúng ta có thể dễ dàng tạo cho mình một tài khoản Facebook mà không tốn một chi phí nào cả. Và nếu như một thư viện muốn tạo lập một tài khoản Facebook hay bất kì một trang Nghiên cứu khoa học ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bế Quỳnh Trang K52-Thông tin thư viện 16 mạng xã hội nào cho chiến lược marketing của mình thì thư viện đó cũng bỏ ra không nhiều thời gian và chi phí để xây dựng, cập nhật và phát triển nó. Số lượng truy cập vào các trang mạng xã hội chiếm phần lớn là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và giới trí thức. Đây cũng là đối tượng mà các thư viện hướng tới. Với tính năng lan truyền mạnh mẽ và rộng rãi, các thư viện có quyền yên tâm về số lượng khách hàng và khả năng lựa chọn chính xác đối tượng mình cần. Hơn nữa, với những tính năng được phân tích ở trên, marketing trên mạng xã hội sẽ là cách ưu việt để quảng bá hình ảnh và nâng cao các dịch vụ của thư viện. Sự ứng dụng nền tàng lập trình sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ thư viện và người dùng tin, giảm bớt thời gian, công sức tìm kiếm và đưa đến những thông tin nhanh nhạy, chính xác tới bạn đọc . Nghiên cứu khoa học ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bế Quỳnh Trang K52-Thông tin thư viện 17 KẾT LUẬN Nhìn chung, mạng xã hội có rất nhiều ưu điểm mà chúng có thể được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong các thư viện để thúc đẩy marketing ngành thông tin thư viện. Facebook được tạo ra và duy trì bởi các cán bộ thư viện mà không đòi hỏi họ có trình độ công nghệ tin học cao. Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một trang xã hội có thể tiết kiệm tối đa cho thư viện trong việc phổ biến thông tin đến bạn đọc. Hơn nữa, với sự gia tăng đều đặn thành viên sử dụng, các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook đang chứng tỏ mình là vũ khí mà các nhà đầu tư cần trong chiến lược marketing. Ngoài ra, nó cũng mang lại nhiều thuận tiện cho khách hàng để tiếp cận, truy cập và sử dụng nguồn lực thông tin của thư viện một cách nhanh chóng. Vì vậy giải pháp xây dựng và sử dụng những trang mạng xã hội để nâng cao hình ảnh thư viện là điều mà các cán bộ thư viện nên lưu tâm. Nghiên cứu khoa học ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bế Quỳnh Trang K52-Thông tin thư viện 18 *Tài liệu tham khảo 1. Phan Thị Thu Nga. Chiến lược marketing đối với hoạt động thông tin – thư viện. Bản tin thư viện – công nghệ thông tin, số 3,2005. Tr.15-20. 2. Nguyễn Hữu Nghĩa. Tiếp thị thư viện qua mạng Internet. Tạp chí thư viện Việt Nam 2(10). Tr.29-33. 3. Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt/ Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị Nga dịch. – Tucson, Ariz. : Galen Press, 1996. -279tr. 4. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện. Bộ văn hoá thông tin 2000. 630tr. 5. Trần Mạnh Tuấn. Sản phẩm thông tin từ góc độ marketing. Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 3, 2004. Tr.7-12. 6. Facebook của trường thư viện đại học Yale: New-Haven-CT/Yale-University-Library/20272332453?ref=ts (truy cập ngày 1/3/2009) 7. Margy Slattery. University Library joins Facebook. Yale Daily News 26/10/2008: 8. Facebook. Wikipedia, the free encyclopedia: 9. Facebook feature. Wikipedia, the free encyclopedia: 10. Website đại học Yale: www.yale.edu/ 11. Website thư viện đại học Yale: 12. Yale University. Wikipedia, the free encyclopedia: 13. Facebook: 1800 ngày và 150 triệu khách hàng. Báo Lao động 5/2/2009: khach-hang/20092/124968.laodong Nghiên cứu khoa học ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bế Quỳnh Trang K52-Thông tin thư viện 19 14. Quảng cáo trực tuyến Việt Nam đang ở đâu. Website chungta.com: TrucTuyen/Quang_cao_online_Vietnam/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchien_luoc_marketing_cua_thu_vien_dai_hoc_yale_qua_mang_xa_hoi_facebook_0927.pdf
Tài liệu liên quan