Chiến lược kinh doanh trong quản lý gia đình

Chiến lược kinh doanh không những giúp đáp ứng tốt nhu cầu của

khách hàng hầu tăng doanh thu cho công ty mà còn tỏ ra rất hiệu

quả trong việc tổ chức cuộc sống gia đình của chúng ta. Nhiều công

ty (cũng như gia đình) hay tùy hứng đặt ra kế hoạch mà chưa tường

tận chúng sẽ ảnh hưởng đến chuyện nào khác hay không. Có thể

không phải là kế hoạch gì to tát mà chỉ là chuyện cuối tuần này mọi

người sẽ cùng ăn tối với nhau, đến thăm và nghỉ qua đêm ở nhà một

người bạn hay làm bánh gây quỹ từ thiện.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Chiến lược kinh doanh trong quản lý gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược kinh doanh trong quản lý gia đình Chiến lược kinh doanh không những giúp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hầu tăng doanh thu cho công ty mà còn tỏ ra rất hiệu quả trong việc tổ chức cuộc sống gia đình của chúng ta. Nhiều công ty (cũng như gia đình) hay tùy hứng đặt ra kế hoạch mà chưa tường tận chúng sẽ ảnh hưởng đến chuyện nào khác hay không. Có thể không phải là kế hoạch gì to tát mà chỉ là chuyện cuối tuần này mọi người sẽ cùng ăn tối với nhau, đến thăm và nghỉ qua đêm ở nhà một người bạn hay làm bánh gây quỹ từ thiện. 1. Xác định các giá trị cốt lõi Công ty xác định giá trị nào là cốt lõi vì họ cần có một bộ khung để dựa vào đó đưa ra các quyết định trong kinh doanh. Áp dụng điều này vào cuộc sống gia đình, chúng ta cần nghĩ xem đặc tính gì ở vợ hay chồng khiến chúng ta nể phục, như chồng yêu vợ vì cô ấy không ngại nêu chính kiến của mình chẳng hạn. Hai vợ chồng muốn truyền tính tốt đó sang các con, do vậy họ xác định đặc tính đó sẽ là một trong các giá trị cốt lõi của gia đình. Giả sử xảy ra việc chú nhóc bị đưa lên văn phòng hiệu trưởng do đứng ra bênh vực một người bạn bị bắt nạt, cha mẹ sẽ khẳng định rằng chú nên tự hào vì mình đã dũng cảm đứng ra bênh vực kẻ yếu. Một vài giá trị khác có thể kể đến là tính sáng tạo và lòng nhiệt huyết. 2. Xác định điều gì là ưu tiên số một Việc gì cũng quan trọng có nghĩa là chẳng có điều gì quan trọng cả. Rất nhiều công ty kinh doanh thất bại chỉ vì họ đã phân bố quá mỏng thời gian cũng như sức lực. Việc nhà cũng thế. Bạn hãy thử trả lời câu hỏi sau: “Ngoài những trách nhiệm hằng ngày, nếu muốn hoàn thành một việc to lớn nào đó với tư cách một gia đình, chúng ta sẽ làm gì?”. Kế đó hãy bắt tay vào thực hiện. Việc đó có thể là bất kỳ điều gì, từ “Giúp bố khỏe mạnh hơn” đến “Cả nhà chúng ta sẽ dành thời gian sinh hoạt chung bên nhau nhiều hơn”. 3. Chọn nơi ghi lại các giá trị và công việc ưu tiên để lúc nào cũng nhìn thấy Bạn không cần phải khắc danh sách đó vào một chiếc bảng đồng để ghi nhớ. Tuy nhiên, tốt nhất là đặt ở nơi nào đó để chúng ta có thể nhìn thấy hằng ngày như dán vào chỗ bếp nơi vợ bạn nấu nướng chẳng hạn. 4. Không đưa ra quyết định quá đột ngột Nhiều công ty (cũng như gia đình) hay tùy hứng đặt ra kế hoạch mà chưa tường tận chúng sẽ ảnh hưởng đến chuyện nào khác hay không. Có thể không phải là kế hoạch gì to tát mà chỉ là chuyện cuối tuần này mọi người sẽ cùng ăn tối với nhau, đến thăm và nghỉ qua đêm ở nhà một người bạn hay làm bánh gây quỹ từ thiện. Tuy nhiên, nhiều kế hoạch tùy hứng như thế cộng dồn lại sẽ làm cả gia đình rối tung. 5. Hiểu rõ chi phí cơ hội của bạn là gì Trong kinh doanh, người ta đề cập đến chi phí cơ hội khi chọn thực hiện một giải pháp thay thế và giải pháp này sẽ khiến công ty không thể hoàn tất những công việc khác. Tương tự như vậy, trong gia đình, cha mẹ có thể chọn giải pháp cho trẻ tạm nghỉ đội múa (có thể gọi là cơ hội), vốn sẽ rất bận rộn và không thể dành thời gian sinh hoạt cùng gia đình vào dịp cuối tuần (có thể gọi là chi phí). Thay vào đó sẽ cho trẻ học đàn vài giờ và lựa chọn này cũng phù hợp với các giá trị của gia đình (vẫn rèn cho trẻ tính sáng tạo và kiên nhẫn). 6. Đánh giá xem việc nào cần làm ngay, việc nào nên hoãn lại Lắm lúc, những việc tưởng chừng như cần làm ngay thật ra có thể hoãn lại. Ví dụ: Vốn tính ngăn nắp, gọn gàng, bạn thấy “chướng mắt” mỗi lần vào cổng lại vướng phải giàn hoa bìm bìm quá um tùm khiến mặt tiền nhà trông tối tăm, lộn xộn. Bạn dự định cắt tỉa gọn gàng nhưng vài ba ngày nữa là đến ngày đứa con đầu lòng của bạn chào đời. Bạn sẽ bỏ thời gian cắt tỉa giàn hoa hay chuẩn bị vật dụng và dọn dẹp nhà cửa để đón chào thiên thần bé nhỏ? Cuối cùng, bạn cũng nghiệm ra rằng việc sinh nở quan trọng hơn và mọi chuyện khác đều có thể hoãn lại. 7. Không làm lẫn lộn chiến lược dài hạn và chiến thuật ngắn hạn Nhiều lúc mẹ hỏi mọi người ngày mai thích ăn sáng món gì trong khi bố tham khảo ý mẹ xem có nên chuyển việc hay không. Hoặc lúc chải răng buổi sáng hay đưa con đến trường, hai vợ chồng lại bàn đến kế hoạch chi tiêu trong gia đình. Chúng ta không nên bàn luận các quyết định quan trọng có tính lâu dài xen lẫn các việc ngắn hạn vì rất dễ quên hoặc lẫn lộn. 8. Gặp nhau thường xuyên để đánh giá tiến độ công việc Mỗi tuần một lần, mọi người trong gia đình nên gặp nhau khoảng 10 phút để rà soát lại xem việc gì đang diễn ra và cần phải điều chỉnh những gì để có thể hoàn tất đúng kế hoạch. 9. Thỉnh thoảng nên nghỉ ngơi Nhiều nhà quản lý cấp cao cho rằng họ chẳng bao giờ có thể giảm tốc độ công việc để nghĩ về tương lai lâu dài vì công việc hiện tại đã làm không hở tay. Kết quả là họ như bị vắt kiệt sức. Cuộc sống gia đình cũng tương tự như thế. Do vậy, cha mẹ nên thu xếp để có thời gian dành cho nhau nếu nghĩ xa hơn về tương lai gia đình. Hai vợ chồng có thể nhờ ông bà hay người thân trông giúp bọn trẻ để có những ngày cuối tuần chỉ có hai người. 10. Đón nhận các tranh luận có tính xây dựng Nếu không tranh luận, các nhà quản lý sẽ không thể đưa ra các quyết định đúng đắn cũng như không thể thực thi được những quyết định đó. Gia đình cũng thế. Hai vợ chồng phải bàn luận với nhau, thậm chí đôi lúc cần cả tranh cãi để bảo đảm quản lý gia đình được hiệu quả nhất. Theo tuoitre.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchien_luoc_kinh_doanh_trong_quan_ly_gia_dinh_406.pdf