Tới tận những năm 60 của thế kỷ trước, quyền
hành trong gia đình thườngđược thể hiện một
cách cứng nhắc, không tâm lý. Người cha, biểu
hiện của sự nghiêm khắc, là người đặt ra các hình
phạt.
Đến cuối những năm 60 và những năm sau đó đã có
nhiều cuộc cách mạng. Các nhà tâm lý học đã bắtđầu
học cách quan sát và hiểu tâm lý trẻ. Từ sự hiểu biết đó
đã nảy sinh sự tôn trọng đối với trẻ em và nhiều luật
bảo vệ trẻ đã ra đời
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Chìa khóa của một nền giáo dục tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chìa khóa của một nền
giáo dục tốt
Tới tận những năm 60 của thế kỷ trước, quyền
hành trong gia đình thường được thể hiện một
cách cứng nhắc, không tâm lý. Người cha, biểu
hiện của sự nghiêm khắc, là người đặt ra các hình
phạt.
Đến cuối những năm 60 và những năm sau đó đã có
nhiều cuộc cách mạng. Các nhà tâm lý học đã bắt đầu
học cách quan sát và hiểu tâm lý trẻ. Từ sự hiểu biết đó
đã nảy sinh sự tôn trọng đối với trẻ em và nhiều luật
bảo vệ trẻ đã ra đời…
Biết đặt các giới hạn
Con số: 40% các bậc cha mẹ thú nhận cảm thấy khó
khăn khi phải đặt ra các lệnh cấm đối với các con
mình.
Hoàn cảnh: Tới tận những năm 60 của thế kỷ trước,
quyền hành trong gia đình thường được thể hiện một
cách cứng nhắc, không tâm lý. Người cha, biểu hiện
của sự nghiêm khắc, là người đặt ra các hình phạt.
Đến cuối những năm 60 và những năm sau đó đã có
nhiều cuộc cách mạng. Các nhà tâm lý học đã bắt
đầu học cách quan sát và hiểu tâm lý trẻ. Từ sự hiểu
biết đó đã nảy sinh sự tôn trọng đối với trẻ em và
nhiều luật bảo vệ trẻ đã ra đời. Song song với đó,
hiện tượng các gia đình ngày càng có ít con hơn cũng
khiến cho mỗi đứa trẻ trở nên quý giá hơn đối với cha
mẹ chúng. Những đứa trẻ bắt đầu biết cách tự bộc lộ,
đòi hỏi và than vãn, và thật khó biết điểm dừng của
chúng.
Câu hỏi là: Làm cách nào để có thể thể hiện quyền
lực một cách hiệu quả nhất mà không bị rơi vào tình
trạng độc đoán hoặc quá dễ dãi.
Câu trả lời là: Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mất
phương hướng ngay khi đứa trẻ tìm cách phản đối lại
ý kiến của họ. Đơn giản là mọi đứa trẻ ngay khi vẫn
làm theo lời bạn yêu cầu lại đều cảm thấy cần phải
nói “không” với bạn. Điều này chính là một phần của
“trò chơi giáo dục”.
Để thể hiện quyền lực một cách hiệu quả nhất, bạn
phải tuyên bố một cách rõ ràng các lệnh cấm, nói và
nhắc lại với chúng. Bạn đừng dùng cách la hét: “mẹ
không muốn như vậy…”, khi làm vậy, dưới con mắt
bé bạn đã trở lên thật hung dữ. Bạn hãy nói một cách
cương quyết: “con không được làm như vậy”, đồng
thời giải thích cho bé hiểu lý do tại sao bạn cấm bé.
Nếu đó là các lệnh cấm có liên quan đến các mối
quan hệ cộng đồng (như khi hành động của bé có thể
làm hại người khác), bé sẽ hiểu ngay ra tầm quan
trọng của lệnh cấm khi bạn làm gương cho bé. Tránh
la hét hoặc nói những lời lăng mạ đối với bé. Nếu cần
phải phạt bé, bạn chỉ nên đánh nhẹ vào tay bé, không
hơn.
Thể hiện tình thương yêu an toàn
Con số: 20% những đứa trẻ không được hưởng một
tình yêu thương an toàn và bền vững.
Hoàn cảnh: Vào những năm 1970, nhà tâm lý học
Bowlby là người đầu tiên nói đến “ mối quan hệ gắn
kết” để chỉ mối liên hệ giữa đứa bé và cha mẹ. Học
thuyết này đã xóa bỏ các quan điểm trước đó cho
rằng tình yêu thương đối với bé chỉ cần thể hiện qua
việc nuôi nấng và chăm sóc bé đầy đủ. Học thuyết
mới nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự trao đổi
giữa mẹ và bé (bằng lời nói và những cử chỉ vuốt ve),
khi bé dưới 10 tuổi. Theo các nhà phân tích tâm lý,
một đứa trẻ sẽ khó phát triển bình thường, khó tự chủ
và không dám hành động, nếu thiếu một tình yêu
thương an toàn tối thiểu.
Câu hỏi là: Làm cách nào để có thể mang lại tình yêu
thương an toàn cho bé mà vẫn đảm bảo bé có thể tự
chủ được?
Câu trả lời là: Nguồn gốc của tình yêu thương an toàn
chính là tình cảm mà cha mẹ giành cho nhau và tình
yêu thương cha mẹ giành cho con cái. Những nụ
cười, những cử chỉ dịu dàng bạn thường làm với
bé… Khi đứa trẻ lớn lên, tình yêu thương này cũng
phải lớn lên theo. Bạn vẫn dành cho bé những cử chỉ
yêu thương, nhưng quan trọng là đừng bao bọc bé.
Ngay khi con bạn có thể tự bước đi, hãy để chúng
thử bước đi. Chúng sẽ có được các kinh nghiệm
đồng thời cũng học được cách thất bại và vấp ngã.
Việc giữ chặt bé trong vòng tay bạn sẽ không đem lại
được bất kỳ sự an toàn nào cho bé. Hãy thừa nhận
bé, thể hiện cho bé thấy niềm tin của bạn để bé tự
nhận thức được “giá trị” của mình. Hãy trấn an bé khi
bé nghi ngờ, giành thời gian giải thích cho bé khi bé
không hiểu. Đó chính là cách bạn bạn bảo vệ bé an
toàn nhất.
Xây dựng niềm tin
Con số: 33% các bậc làm cha mẹ cảm thấy thiếu tự
tin trong giáo dục con cái
Hoàn cảnh: Theo các nhà tâm lý học, giáo dục ngày
xưa có vẻ đơn giản hơn bây giờ. Người ta thường
nuôi dậy con cái theo cách họ đã được nuôi dậy.
Những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài (như ti vi,
đài báo, internet và cuộc sống xã hội) thường ít hơn.
Cha mẹ cũng không tự đặt cho mình nhiều câu hỏi.
Con cái có nghĩa vụ phải yêu thương và phục tùng
cha mẹ. a
Nhưng ngày nay, các bậc cha mẹ được trang bị kiến thức
nhiều hơn, họ luôn nhận được rất nhiều lời khuyên về giáo
dục và họ hiểu rằng họ không thể hành động như cha mẹ họ
lúc trước nữa, họ sợ sẽ làm “tổn thương” đến “thiên thần bé
nhỏ” của họ. Làm cha mẹ trở thành một nghệ thuật. Nhu
cầu phải hoàn thiện hơn đã làm tăng lên trong họ cảm giác
có lỗi và nỗi lo sợ thất bại trở nên thường trực hơn trong
họ”.
Câu hỏi là: Làm thế nào để cảm thấy tự tin khi bạn
làm cha mẹ?
Câu trả lời là: Không phải cứ trang bị đầy đủ kiến
thức là bạn đã có khả năng làm cha mẹ. Làm cha mẹ
có nghĩa là học cách bước đi đúng hướng theo bản
năng. Điều đó có nghĩa bạn phải có khả năng tự tin,
đồng thời vẫn phải luôn biết tự mình xem xét, đánh
giá lại bản thân. Nó cũng có nghĩa là giáo dục mà
không thù ghét. Nó cũng có nghĩa là bạn phải có khả
năng dạy dỗ nhưng không ghét bỏ bé. Nếu một ngày
nào đó con bạn la lên: “Con không yêu mẹ”, bạn cần
bình tĩnh trả lời: “ Không quan trọng, con sinh ra
không bắt buôc phải yêu mẹ”.
Dù sao đi nữa, dù cha mẹ làm gì thì con cái luôn muốn
thoát khỏi sự dạy bảo của họ. Bạn nên cảm thấy lo lắng nếu
con bạn thấy mọi điều bạn nói đều tuyệt vời. Luôn luôn bắt
bé vâng lời nghĩa là bạn đã không cho bé tự phát triển
quyền tự đánh giá, nhận xét để có thể tự chủ.”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chia_khoa_488.pdf