Chi phí giao dịch và sự thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính

Trên cơ sở lý thuyết của Michael Spence về vấn đề thông tin bất cân xứng trong

thị trường lao động, J. Stiglitz đã phát triển lý thuyết của mình và nêu lên biện pháp

khắc phục những hạn chế do thông tin bất cân xứng gây ra. Theo Stiglitz, bất cứ hàng

hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã

khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả

năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả

lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo ra

năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người

có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được

lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao.

pdf17 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chi phí giao dịch và sự thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lao động. Người bán là những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua bằng cấp của họ. Nếu những người kém năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn những người có năng lực để đạt được cùng trình độ học vấn thì những người có năng lực có thể phát tín hiệu bằng cách đạt được những bằng cấp mà người kém năng lực không thể đạt được. Đối với thị trường tài chính, để giao dịch được hiệu quả thì người đi vay có thể vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắn khả năng thu hồi được nợ hay người cho vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của riêng mình. Thông thường người đi vay là người nắm rõ thông tin về mình nhất thế nên họ sẽ được lợi nhiều hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu như họ không biết rõ về khách hàng của mình. Thế nên, người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng trả được nợ tốt. Vấn đề phát tín hiệu trong trường hợp này là: Uy tín của công ty, qui mô và danh tiếng ty, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo… Ngược lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu để người đi vay thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho vay… Cũng giống như thị trường tài chính, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ít nhiều họ cũng cần biết công ty đó hoạt động ra sao, sản xuất cái gì, v.v… Vì thế công ty muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao và hợp lý, nó phải cho nhà đầu tư thấy được danh tiếng, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của nó. Hay một ví dụ khác, việc triển khai các chương Nhóm 6 Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng Page 14 trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm, việc chia cổ tức cho cổ đông... đó đều là những cách phát tín hiệu trên thương trường. 2.4.2. Cơ chế sàng lọc Trên cơ sở lý thuyết của Michael Spence về vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường lao động, J. Stiglitz đã phát triển lý thuyết của mình và nêu lên biện pháp khắc phục những hạn chế do thông tin bất cân xứng gây ra. Theo Stiglitz, bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội. Cơ chế sàng lọc mà Stiglitz nêu lên không chỉ được ứng dụng trong thị trường lao động mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thị trường khác nhau. Để hạn chế sự lựa chọn bất lợi của mình, các ngân hàng thường áp dụng hạn mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay và thời hạn vay. Đối với tổ chức bảo hiểm, cơ chế sàng lọc được thể hiện qua việc chỉ bảo hiểm một phần, điều này cho thấy ngay cả đối với nhóm bất cẩn cũng phải có trách nhiệm một phần của mình trong sự cố bồi thường có thể xảy ra. Ở thị trường chứng khoán, ngoại trừ một số nhà đầu cơ, đa phần nhà đầu tư mong muốn mình sẽ đầu tư vào những công ty có khả năng mang lại hiệu quả cao và bền vững. Vì vậy cơ chế sàng lọc đối với nhà Nhóm 6 Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng Page 15 đầu tư là đầu tư vào các công ty có thông tin minh bạch, uy tín, làm ăn hiệu quả và có tiềm năng phát triển cao. 2.4.3. Cơ chế giám sát Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại. Trong thị trường tài chính, người cho vay thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng, luôn có điều khoản yêu cầu khách hàng vay cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tín liên quan đến tình hình hoạt động, những thay đổi tác động nhiều đến bên vay… Ngoài ra, bên cho vay còn sử dụng các hệ thống giám sát khác như hệ thống thông tin tíndụng, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quanquản lý....Trong hệ thống giám sát nêu trên, đối với các tổ chức tín dụng, quan trọng nhất là hệ thốngthông tin tín dụng (hệ thống này thường do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng làm thiết lập và tổ chức hoạt động). Hệ thống thông tin tín dụng làm nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tín liên quan đến hoạt động của tất cả cá đối tượng được cấp tín dụng và sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống thông tin này hoặc cung cấp (bán) cho những đối tượng khác có nhu cầu. Ngoài ra, ở các thị trường tài chính phát triển, còn có một hệ thống giám sát khác rất hiệu quả đó là các tổ chức đánh giá, xếp loại độc lập như S&P, Moody ... kết quả xếp loại của các tổ chức độc lập này có ảnh hưởng rất lớn đến ví trị của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong thị trường chứng khoán, cơ chế giám sát bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp: o Giám sát trực tiếp: nhà đầu tư sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được kiểm soát thông tin, cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà đầu tư muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế. Nhóm 6 Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng Page 16 o Giám sát gián tiếp: thông qua các qui định của các nhà tổ chức thị trường (UBCK, Sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng thông qua các quyền lợi đã được qui định mà có thể tiếp cận giám sát gián tiếp công ty niêm yết. Ngoài ra còn có giám sát thị trƣờng: căn cứ đánh giá của thị trường để biết nhiều thông tin hơn về các công ty niêm yết sau khi thực hiện giao dịch. Cơ chế giám sát được thực hiện rất chặt chẽ trên thị trường chứng khoán. Vì nhà đầu tư không thể bỏ ra một số tiền mà không biết số tiền đó được sử dụng như thế nào. Ngoài 3 cơ chế nêu trên, tâm lý ỷ lại còn được giảm thiểu bằng cơ chế khuyến khích. Đây là một cơ chế rất hữu hiệu trên cơ sở chính sách cây gậy và củ cà rốt. Các tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, tài sản đảm bảo....cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả sòng phẳng. Ngược lại, đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị hạn chế hạn mức tín dụng (thậm chí chấm dứt quan hệ tín dụng), phải chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về đảm bảo tiền vay./.  ĐƢỜNG DẪN NGUỒN VÀ TÀI LIỆU SƢU TẦM  Giáo trình “Các Nguyên Lý Tiền Tệ Ngân Hàng và Thị Trƣờng Tài Chính” - TS.Trần Viết Hoàng  Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright “Kinh tế học về Chi Phí Giao Dịch” của Robert Cooter  Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright “Thị Trƣờng, Định chế và Chi Phí Giao Dịch” của P.K.Rao  Nhóm 6 Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng Page 17 Bảng phân công công việc nhóm 6 Thành viên thực hiện Công việc 1. Nguyễn Trọng Nghĩa K104050870 Nội dung phần vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, những biện pháp hạn chế CPGD 2. Dƣơng Thị Phƣơng K104050885 Nội dung phần các biện pháp hạn chế Thông Tin Bất Cân Xứng( TTBCX) 3. Nguyễn Đức Thuận K104050907 Nội dung phần khái niệm, phân loại CPGD Trình bày bìa, trang trí file Word 4. Huỳnh Thị Cẩm Tú K104050924 Nội dung phần ảnh hưởng của TTBCX 5. Châu Thị Mai Trang K104051676 Nội dung phần giới thiệu, khái niệm TTBCX Trình bày và thiết kế Power Point

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCPGD&KN TTBCX_nhom 6_K10405B.pdf