Chế độ dinh dưỡng hợp lí

Ăn uống là một nhu cầu hàng ngày của đời sống, đồng thời là cơ sở của sức khỏe”.

 (GS. Từ Giấy

– Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam)

 

ppt76 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chế độ dinh dưỡng hợp lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ BS. TRẦN THỊ MINH ÁI?Đối tượng của bạn là ai?Nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em và cả giáo viên“Ăn uống là một nhu cầu hàng ngày của đời sống, đồng thời là cơ sở của sức khỏe”. (GS. Từ Giấy – Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam) “Ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì mới phát triển tốt cả thể lực và trí tuệ; giúp gia đình đạt được ước mơ là con cái khỏe mạnh, thông minh học giỏi, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, giúp bảo tồn tinh hoa của nòi giống; xã hội phát triển”. (GS. Từ Giấy – Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam)?VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ- TÂM LÝ LỨA TUỔI TIỂU HỌCNHU CẦU DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌCCHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝVÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ- TÂM LÝ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤTGiai đoạn đầu trẻ phát triểm chậm đều về thể chất nhưng nhanh về trí não. Đến 9-10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện. Sự hình thành nhân cách diễn ra rõ khó nét.Giai đoạn tiền dậy thì: sự phát triển cơ thể thiếu niên diễn ra mạnh mẽ, trong đó rõ ràng nhất là sự nhảy vọt về chiều cao và sinh dục. Trung bình một năm các em gái cao thêm 4cm-5cm, các em trai cao thêm 5cm-6cm, cân nặng một năm tăng 2kg-5kg, tăng vòng ngực... SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝTri giác: mang tính đại thể, ít đi sâu chi tiết. Sự phát triển về khả năng chú ý: chú ý có chủ định của trẻ còn yếu.Trí nhớ: Lứa tuổi này trẻ có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic.Nhu cầu nhận thức:Trong những năm đầu của giai đoạn này, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển rõ nét, đặc biệt nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết.Trẻ luôn đặt câu hỏi tại sao nếu chúng ta không trả lời thấu đáo thỏa mãn trẻ sẽ tự tìm hiểu vấn đề.Tình cảmTrẻ dễ bị xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình, trẻ bộc lộ tình cảm một cách hồn nhiên, chân thật. Do đó, chúng ta cần khơi dậy những cảm xúc tự nhiên, đồng thời khéo léo, tế nhị rèn luyện cho trẻ khả năng tự làm chủ tình cảm của mình, không được đè nén hoặc có những lời nói, việc làm gây xúc động mạnh như lo sợ, buồn bực, uất ức hoặc hưng phấn quá mức.Tình cảm trẻ ở lứa tuổi này còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Trẻ đang ưa thích đối tượng này nếu có đối tượng khác thích hơn, đặc biệt hơn thì dễ dàng bị lôi cuốn.Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ dễ bị kích động, hay tự ái.  Tóm lại, chúng ta cần hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này, đồng thời có những biện pháp giáo dục đúng đắn sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách hài hòa.NHU CẦU DINH DƯỠNG Tại sao giáo viên phải biết về nhu cầu dinh dưỡng ?Giáo viên xây dựng thực đơn cho HS;Giáo viên trực tiếp nấu thức ăn cho HS;Giáo viên giám sát thực đơn cho HS;Giáo viên có trách nhiệm trong kiểm tra an toàn thực phẩm cho HS;Giáo viên tư vấn cho phụ huynh ?CƠ SỞ PHÁP LÝ, CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN- Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam – PGS.TS. Lê Thị Hợp – Nhà xuất bản Y học năm 2012.Quyết định Bộ trưởng Bộ Y tế số 2824/QĐ-BYT ngày 30/07/2007 phê duyệt Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam xuất bản năm 2007.Quyết định 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011-2020 tầm nhìn đến 2030.Góp phần xây dựng đường lối dinh dưỡng ở Việt Nam. GS.TS. Hà Huy Khôi.NXB Y học.Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. PGS.TS. Lê Thị Hợp. NXB Y học.KHÁI NIỆM NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị: là mức tiêu thụ năng lượng và các thành phần dinh dưỡng mà trên cơ sở kiến thức khoa học hiện nay, được coi là đầy đủ để duy trì sức khỏe và sự sống của mọi cá thể bình thường trong một quần thể dân cư. Trong thực tế, NCDDKN tương đương nhu cầu dinh dưỡng bình thường +/- 2SD. Nói cách khác, nhu cầu khuyến nghị là nhu cầu đảm bảo cho 97,5% các cá thể trong quần thể khỏe mạnh. Mức nhu cầu này được tính theo tuổi, giới hoặc tình trạng sinh lý. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRẺ EMNhóm tuổiNhu cầu năng lượng (Kcal)0-2 tháng4043-5 tháng5056-8 tháng7699-11 tháng85812-23 tháng1118NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRẺ EMNhóm tuổi6-8 tháng9-11 tháng12-23 thángSM ítSM TBSM nhiềuSM ítSM TBSM nhiềuSM ítSM TBSM nhiềuTổng nhu cầu năng lượng (kcal/ngày)769769769858858858111811181118Năng lượng từ sữa mẹ (kcal/ngày)21741360915737960190346602Năng lượng từ từ thức ăn bổ sung (kcal/ngày)5523561607014792571028772516NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRẺ EM Nhóm tuổiGiới tínhCân nặng trung bình (kg)Nhu cầu năng lượng (Kcal)1-3 tuổi1411804-6 tuổi2014707-9 tuổi27182510-12 tuổiNam342110Nữ362010NHU CẦU PROTEINDựa vào cân nặng thực tế của trẻ em Việt Nam hiện nay thì nhu cầu năng lượng, protein và các chất khác sẽ thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị của quốc tế nhằm đảm bảo cho trẻ phát huy tối ưu tiềm năng phát triển cả về tầm vóc và trí tuệ. Yêu cầu tỷ lệ protein động vật luôn cao hơn protein thực vật: Trẻ 12 tháng – 4 tuổi: hơn 60%;Trẻ 4 – 10 tuổi: hơn 50%.Trẻ > 10 tuổi: hơn 35%. NHU CẦU LIPID - Lipid được nhận biết là thành phần thiết yếu của bữa ăn. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng (với đậm độ cao gấp hơn 2 lần so với protein và glucid, khoảng 9,3 Kcal/gam lipid) và các acid béo, đồng thời là vật mang của các chất dinh dưỡng cần thiết tan trong dung môi dầu mỡ ( vitamine A, D, E, K). Trung bình NCKN lipid cần đạt 18-20% tổng năng lượng của khẩu phần và phải cân đối thực phẩm nguồn gốc động vật – thực vật. NHU CẦU CÁC CHẤT GLUCID, CHẤT XƠ VÀ ĐƯỜNG Chất bột đường và chất xơ là thành phần cơ bản nhất, chiếm khối lượng lớn nhất của các bữa ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (1 gam glucid cung cấp 4,1 Kcal. Trung bình NCKN glucid cần đạt 60-65% tổng năng lượng của khẩu phần. Nhu cầu chất xơ: hầu hết các chất xơ không có giá trị dinh dưỡng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các hạt toàn phần), khoai củ. Nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu là từ 20-22 gam/ngày.NHU CẦU CÁC CHẤT KHOÁNG KHUYẾN NGHỊ Chất khoáng có vai trò rất quan trọng cho việc vận chuyển và quá trình khoáng hóa, tích hợp các chất khoáng hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường, duy trì các chức phận của cơ thể.NHU CẦU CALCICalci giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường. Tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần calci, nồng độ calci trong cơ thể được duy trì không thay đổi bằng cơ chể cân bằng. Có 60% calci tồn tại dưới dạng ion, 35% gắn kết với các protein, 5% ở dạng phức với muối. Thức ăn giàu calci bao gồm: sữa – cac sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu, các thức ăn có nguồn gốc động vật như cá cả xương xay nhuyễn, tép, cua đồng,...).NHU CẦU PHOSPHO Phospho là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể, phospho vừa có vai trò hình thành và duy trì hệ xương và răng vững chắc và duy trì các chức phận của cơ thể. Nguồn cung cấp phospho trong động vật có giá trị sinh học cao hơn phospho trong thực vật.NHU CẦU CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ SẮTSắt là yếu tố vận chuyển electron, oxigen, ... và làm biến đổi các chất oxy hóa. Trong thức ăn:Sắt ở dạng hem trong cá, thịt và huyết.Sắt không ở dạng hem chủ yếu trong ngũ cốc, rau củ và các loại hạt.KẼMKẽm giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu trong các thực phẩm như thịt cá, phomai... Nhu cầu kẽm khoảng 5-10mg/ngày.Nên bổ sung kẽm cho trẻ nhất là sau một đợt bệnh: tiêu chảy, viêm phổi,...IODIod là vi chất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ từ 7-20mg/ngày. Iod giúp tuyến giáp trạng hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. Thiếu iod ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng và phát triển cơ thể, đặc biệt là não bộ. Nguồn thực phẩm cung cấp iod chủ yếu là muối iod, các sản phẩm nước chấm có bổ sung iod, thực phẩm giàu dinh iod bao gồm cá biển, rong biển,... hàm lượng iod trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượng của iod trong đất và nước của nơi cung cấp thực phẩm.NHU CẦU VITAMIN Vitamin A: Là loại vitamin tan trong dầu;Có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, bảo đảm sự phát triển bình thường của xương, răng, bảo vệ da niêm và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nguồn cung cấp vitamin A từ thực phẩm động vật như: gan, chất béo từ thịt và trứng, sữa, kem, bơ; từ thực phẩm thực vật như: củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu ăn,... Liều vitamin A khuyến nghị: 500µg/ngày.Chỉ nên bổ sung vitamin A bằng thuốc uống khi trẻ trên 6 tháng và nghi ngờ thiếu vitamin A. Vitamin D: Vitamin D được quang hợp trong da của động vật có xương sống nhờ tác động bức xạ β của tia tử ngoại. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt calci và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Nguồn cung cấp: Trong tự nhiên rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Nguồn cung cấp vitamin D gồm dầu gan cá, nhất là cá béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực). Nhu cầu vitamin D khuyến nghị ở học sinh tiểu học khoảng 5µg/ngày. Các vitamin khác như vitamin E có nhiều trong dầu ăn thực vật, các loại rau, thịt, ...; vitamin K có nhiều trong các loại rau màu xanh sẫm , dầu ăn, gan,... (sữa mẹ có rất ít vitamin K). Các vitamin tan trong nước có nhiều trong các loại rau quả tươi như: vitamin C; các vitamin nhóm B có nhiều trong ngũ cốc, vitamin PP có nhiều trong các sản phẩm men,... THỰC TẾ ? Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm để có dinh dưỡng hợp lý? Mỗi nhóm thức ăn không chỉ có một chất mà thường đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. VD: Gạo: ngoài chất chính là glucid để tạo năng lượng còn cung cấp một phần protein, vitamin, chất khoáng và chất xơ;Vừng, lạc: cung cấp chính là chất béo đồng thời có hàm lượng protein rất cao... “Thích thú với các món ăn hỗn hợp”CHẾ BIẾN MÓN ĂN Không những trong thực đơn phải có đầy đủ các nhóm thực phẩm mà cần thay đổi từng ngày, từng bữa. Từng món ăn cũng cần được chế biến hỗn hợp: - Món bít tết: chỉ có thịt bò  Món thịt bò xào: thịt bò + rau củ các loại như cà rốt, bông cải, cải ngọt, rau muống,... - Món rau luộc: chỉ có rau  Món rau trộn: rau củ các loại + thịt, tép, đậu phộng,... - Món riêu cua: chỉ có cua và cà chua  Món canh cua: rau các loại như mướp- mùng tơi, rau muống- rau nhút,... - Món cơm: trộn hoặc dặm thêm khoai, đậu,... - Món canh: nhiều loại rau như mùng tơi với mướp,... - Món xào/kho/rán: thịt, trứng, tàu hũ,... - Món tráng miệng: trái cây các loại, chè, bánh ngọt, sữa chua,...MUỐN CÓ NHIỀU LOẠI THỰC PHẨM TRONG THỰC ĐƠN NÊN CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN HỖN HỢPCÁCH TÍNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG KHUYẾN NGHỊ THEO CÂN NẶNG, TUỔI CÁCH ƯỚC LƯỢNGNHU CẦU NĂNG LƯỢNG KCAL/KGTheo cân nặng:kcal/kg 1-10 kg100 kcal/kg Trẻ em 11-20 kg1000 kcal + 50 kcal/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên Trẻ em từ 21 kg trở lên1500 kcal + 20 kcal/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên Người trưởng thành > 50kg Thêm 15kcal/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lênCÁCH TÍNH NHU CẦU NƯỚC THEO CÂN NẶNG, TUỔI VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CÁCH ƯỚC LƯỢNGNHU CẦU NƯỚC/CÁC CHẤT DỊCH, ml/kgTheo cân nặng/tuổi:- Vị thành niên (10-18 tuổi)ml/kg40Theo cân nặng:ml/kg 1-10 kg100 Trẻ em 11-20 kg1000 ml + 50ml/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên Trẻ em từ 21 kg trở lên1500ml + 20ml/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên Người trưởng thành > 50kg Thêm 15ml/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lênCÁCH TÍNH NHU CẦU NƯỚC KHUYẾN NGHỊ THEO NĂNG LƯỢNG, NI TƠ ĂN VÀO, TUỔI VÀ DIỆN TÍCH DA NĂNG LƯỢNG (kcal)NHU CẦU NƯỚC/CÁC CHẤT DỊCH, ml/kg HÀNG NGÀYTheo năng lượng ăn vào1 ml/1kcal cho người trưởng thành1,5 ml/1kcal cho trẻ em vị thành niênTheo Ni-tơ + năng lượng ăn vào100 ml/ 1g ni-tơ ăn vào + 1 ml/1 kcal (*)Theo diện tích bề mặt da1500 ml/m2 (**)Nguồn: RENI 2002.(*) Đặc biệt quan trọng và có lợi trong các chế độ ăn giàu Protein.(**) Công thức tính diện tích da (S): S= W 0,425 x H 0,725 x 71,84. Người trưởng thành có diện tích da trung bình = 1,73 m2NHU CẦU CÁC CHẤT KHOÁNG VÀ VI CHẤTNhóm tuổi, giớiCalci(mg/ngày)Iod(mcg/ngàySắt (mg/ngày)Kẽm (theo mức hấp thu vừa)(mg/ngàyMg (mg/ngàyPhospho (mg/ngày)1Z)BMI : Thừa cân (>2Z)BMI : Thừa cân (>3Z)8,5%2,5%0,7% ThứBữaThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6SángBún thịt xàoXôi mặnSữa đậu nànhCháo thịt rau củBánh mì trứng ốp-la - Sữa tươiPhở gàTrưaThịt kho trứngThịt bằm sốt cà chuaTrứng chưngThịt heo khìaĐậu hủ dồn thịtCanh bí nấu xươngCanh khoai mỡ nấu tépCanh dưa nấu sườnCanh chua thịtCanh cua nấu mướp mùng tơiRau muống xào tỏiDưa leo xào giáSu su xào Đậu que xàoCải ngọt xào thịtChuốiDưa hấuBưởiChuốiĐu đủXế chiềuSoup thịt bằmHoa quả dầmNước trái cây + bánh ngọtBánh canhChè đậu CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝÔ VUÔNG THỨC ĂNThức ăn giàu bột đường:Bột ngũ cốc,...Khoai, củ,...Thức ăn giàu protid:Thịt, cá,...Các loại đậu,...Thức ăn giàu lipid:Dầu, mỡ,...Đường.Thức ăn giàu vitamin và khoáng:Rau xanh,...Quả.Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm:* Nhóm cung cấp chất đạm * Nhómtinh bột* Nhóm chất béoThức ăn giàu chất béo* Nhóm vitamin và chất khoáng8 NHÓM THỰC PHẨMGIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỰC PHẨMVD: 100g gạo có: 344 calo, 7,9g chất đạm, 76g chất bột đường, 1g lipit...SỮA Sữa là một thức ăn phụ rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì dễ sử dụng, giá trị dinh dưỡng cao. Theo khuyến cáo tất cả mọi người không phân biệt trẻ em hay người lớn nên dùng khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý ở lứa tuổi tiểu học thì sữa không thể là thức ăn chính thay thế các thức ăn cơ bản đã kể ở trên, hoàn toàn không nên dùng sữa để thay một bữa chính trong ngày của trẻ.LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝĂn phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau.Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.Bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh của thức ăn.Duy trì nếp sống năng động và lành mạnh.Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm - Cần hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm dùng làm thức ăn hàng ngày. - Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày, thường xuyên thay đổi thực phẩm trong chế biến bữa ăn để có thể bổ sung các vi chất cần thiết.Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em vị thành niên Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng đều cao, đặc biệt là vitamin và chất khoáng như sắt, calci, vitamin A, C và D... Thiếu calci và thiếu máu là những vấn đề thường gặp nhất là bé gái tuổi bắt đầu thấy kinh phải tăng cường calci và sắt trong khẩu phần ăn. ? Từ 6 tuổi trẻ em bắt đầu đi học, nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝ 1. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đây là nguồn nhiệt lượng để cho sự hoạt động và học tập của trẻ. Tùy lứa tuổi mà có nhu cầu khác nhau. Trẻ 6 tuổi nhu cầu năng lượng là 1.470Kcal/ngày. Từ 7-9 tuổi: 1.825Kcal/ ngày. Trẻ 10-12 tuổi, nam: 2.110Kcal, nữ: 2.010 Kcal.2. Đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng: Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món ăn cho học sinh. Ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn thực vật và động vật. Sử dụng chất béo ở mức độ hợp lý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật. Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với lứa tuổi. Sử dụng muối i ốt trong chế biến thức ăn. Sử dụng nhiều rau củ trong chế độ ăn. Uống đủ nước chín hàng ngày và hạn chế uống đồ ngọt.3. Lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống bảo đảm vệ sinh an toàn – Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu chọn lựa, chế biến và ngay lúc ăn.4. Dùng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG THỰC HÀNH Cô giáo cần tìm hiểu (thông qua phụ huynh và học sinh):Những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ;Những thực phẩm có thể bị tương tác khi nấu chung;Những thực phẩm cần lưu ý trong chế biến để giảm biến đổi chất dinh dưỡng;Lưu ý một số trẻ đặc biệt,... Lưu ý Cô giáo nên hướng dẫn trẻ: Cách chọn thực phẩm qua việc tham quan bếp ăn; Cách phối hợp các loại thực phẩm trong thực đơn; Cách sắp xếp và thay đổi thực đơn hàng ngày, hàng tuần; Cách sắp xếp món ăn trên bàn ăn;Tập những thói quen ăn uống đúng và hợp lý,...Lứa tuổi tiểu học trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề về dinh dưỡng khi nhận trẻ ở lại trường:Nên nhắc phụ huynh tập cho trẻ thói quen ăn no bữa sáng để tránh trẻ ăn quà vặt ở đường phố hoặc một số trẻ ăn quá ít hoặc nhịn không ăn sáng làm trẻ mệt mỏi, không tập trung học sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí có trẻ bị hạ đường huyết trong giờ học.Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.Cho trẻ ăn đúng bữa, số bữa ăn trong ngày nên chia 3 bữa chính, 1 bữa phụ.5. Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh (fast food), thức ăn chế biến sẵn (mỳ ăn liền, ...), vì đó là các thức ăn đơn điệu, quá nhiều chất béo, khó tiêu hóa không có lợi cho cơ thể.6. Tập cho trẻ thói quen uống nước kể cả khi không khát (đảm bảo lượng nước nhập mỗi ngày 1-1,5 lít.7. Với trẻ thừa cân, béo phì hoặc gầy yếu nên định lượng suất ăn cho trẻ để tránh ăn quá ít hay quá nhiều.8. Để trẻ phát triển thể chất và hình thành những thói quen tốt trong ăn uống, nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống (rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh)... Cần cho trẻ tăng cường các hoạt động thể lực, vận động, vui chơi ngoài trời, tham gia một số hoạt động thể dục thể thao như vậy trẻ sẽ phát triển thể lực và chiều cao tốt hơn. VÍ DỤ Do trẻ phát triển nhanh, nhu cầu chất đạm rất quan trọng và đòi hỏi cao hơn. Cụ thể, trẻ 6 tuổi cần 45- 55g/ngày. Trẻ 7-9 tuổi: 55-64g/ngày. Trẻ 10-12 tuổi: 63-74g/ngày. Để có đủ lượng chất đạm trong bữa ăn, các bà mẹ có thể tính toán và quy đổi như sau: cứ 100g thịt lợn nạc có 19g đạm và 100g thịt lợn nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm hay 200g đậu phụ hoặc 2 quả trứng vịt hay 3 quả trứng gà. Dựa trên cách tính toán và quy đổi đó để tính ra lượng thực phẩm trong ngày. TÓM LẠI Bữa ăn ở trường đảm bảo 50% nhu cầu năng lượng/ngày  cần đảm bảo cân đối các chất giữa dinh dưỡng, phối hợp cả chất đạm động vật (thịt, cá, trứng...) và đạm nguồn thực vật (đậu đỗ), chất béo nguồn động vật (mỡ, bơ) và chất béo nguồn thực vật (vừng, lạc...). Tỷ lệ các thành phần sinh nhiệt nên là: đạm : béo : đường bột = 15 : 20 : 65.  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptche_do_dinh_duong_hop_li_0005.ppt
Tài liệu liên quan