Theo khuyến nghị của WHO và FAO, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi cần
được cung cấp hàm lượng đúng 17mg DHA trên 100Kcal DHA và 34mg ARA trên
100Kcal để phát huy sức mạnh trí não. Việc cung cấp đúng các dưỡng chất quan
trọng cho trí não với hàm lượng khuyến nghị vào đúng thời kỳ phát triển này
15 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bé từ 0 – 1 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bé từ 0 – 1 tuổi
Theo lời khuyên của các bác sỹ, chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn từ 0 – 1
tuổi cực kỳ quan trọng. Nếu bố mẹ không điều chỉnh, tập luyện cho con làm quen
với các loại thức ăn, các độ thô của thức ăn sẽ khiến con lười ăn và ảnh hưởng đến
sự phát triển của con.
Từ 0 – 3 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con ăn sữa hoàn toàn. Nếu mẹ cho con ăn bất
kỳ loại chất lỏng nào cũng khiến bé khó thở và lượng calori không cần thiết. Ngoài
việc cho con bú sữa mẹ, mẹ có thể cho con ăn thêm sữa ngoài.
Theo lời khuyên của các bác sỹ, tháng đầu tiên, mẹ nên cho con ăn 30ml/bữa. Ở
tháng thứ 2, cứ cách 2 – 3 giờ, mẹ có thể cho bé bú bình 60 – 90ml/bữa. Tháng thứ
3, tháng thứ 4, bé có thể bú từ 90 – 120ml/bữa.
Thực ra, số lượng chỉ ra tương đối, mẹ không cần cân, đo, đong, đếmn mà tùy
thuộc vào nhu cầu của bé. Mẹ hãy chú ý đến thái độ của bé. Nếu bé quay mặt đi
hoặc liếm lưỡi, điều đó có nghĩa bé đã no và không cần ăn thêm nữa. Nếu bé ăn
xong mà vẫn quấy khóc, có thể là bé vẫn đói và thèm ăn.
Từ 4 – 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng mẹ cho bé ăn dặm. Các nghiên cứu về
dinh dưỡng đã khẳng định rằng nếu bé ăn dặm từ tháng thứ 4 sẽ có thể gặp một số
vấn đề về béo phì, thừa cân. Tuy nhiên, nguy cơ này cũng không lớn lắm. Nếu mẹ
để sau 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm sẽ khó làm cho bé làm quen với
các loại thức ăn mới.
Mẹ nên tăng dần độ thô của thức ăn để giúp con làm quen với tất cả các loại thức
ăn
Tốt nhất, mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ tháng thứ 4. Trước tiên, bạn có thể cho con
làm quen với các loại bột ngọt, rồi chuyển sang bột mặn. Tốt nhất là mẹ hãy thay
đổi khẩu vị thường xuyên cho con để con cảm thấy thích ăn các chất xơ hơn. Hãy
để bé làm quen với một món ăn trong vòng 3 ngày rồi hãy chuyển sang món mới.
Như thế, mẹ có thể biết được bé có bị dị ứng với loại thức ăn mới không.
Từ 7 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn hai bữa bột/cháo xay một ngày. Mẹ cố
gắng nghiền nhuyễn các thức ăn cho con mịn và tăng dần độ thô của các loại thức
ăn. Nếu không, lớn lên bé sẽ không chịu nhai, ăn cơm và các loại thức ăn khác. Khi
bé ăn được các loại thức ăn khác, bé sẽ uống ít sữa đi, mẹ đừng lo lắng nhé.
Với bé từ 9 – 12 tháng tuổi, lúc này bé có thể nhai được nhiều hơn. Vì thế, mẹ có
thể cho bé ăn thêm các món ăn như rau củ quả hầm chín, luộc nhừ để kích thích bé
nhai nhiều hơn. Không nên cho bé các loại thức ăn nhỏ như đậu phộng, lạc rang,
nho khô khiến bé dễ bị nghẹn hoặc hóc. Khẩu phần ăn của bé nên dành ¼ - ½
lượng là rau xanh và các loại hoa quả, chất đạm và tinh bột. Phần còn lại, có thể
mẹ cho bé ăn bánh quy, sữa chua, váng sữa, phô mai nghiền.
Đừng quá lo lắng về việc con ăn mỗi bữa bao nhiêu mà hãy quan tâm xem con phát
triển từng ngày như thế nào, mẹ nhé!
Hướng dẫn cha mẹ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi
Các bà mẹ thường hay băn khoăn: bé sơ sinh bú bao nhiêu sữa là đủ? bé 6 tháng
tuổi cần ăn dặm bao nhiêu? Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh tới 1
tuổi, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng nhi, mời các mẹ tham khảo:
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm
bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt
nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng
cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú
lại tăng lên.
Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam,
đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn
giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam.
Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn
dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung
vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần
chuyển sang thức ăn rắn.
Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần
chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có
lợi.
Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như
sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với
sữa mẹ hay sữa ngoài.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi
Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột ngũ
cốc, nước hoa quả, rau nghiền.
Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vi tamin C như nước ép táo, nho
cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ. Nếu có tiền sử mắc
bệnh dị ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có
thể gây dị ứng cho trẻ.
Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang
đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-
3 thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm
quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho
trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ
khoảng 1 thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà
phê.
Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được
1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi
Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ
vitamin khoáng chất.
Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất “Vitamin D” hoặc 4% thay cho sữa
mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng
mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ).
Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy
nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy
cơ thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải.
Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng lượng
nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại
sữa động vật khác.
Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ
vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên
việc cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng.
Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn vừa
đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt.
Một số chú ý về ăn uống
- Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và
không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn.
- Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới, tránh
những thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú
- Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen
- Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, hoặc từ siêu nấu bột.
- Thực phẩm cho dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian
không quá 2 ngày.
- Khi bón cho trẻ nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng trẻ.
- Không nên cho trẻ ngậm bú bình khi nằm ngủ, nhất là nước ép trái cây vì nó có
thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sặc, nghẹn như bỏng ngô, lạc hạt,
chip khoai tây, quả nho, rau nguyên chất, thực phẩm cắt thái miếng quá to.
- Trong khi đang ăn nên bổ xung nước cho trẻ. Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ nuốt.
- Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây nghiện,
giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi.
- Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích thích
như chè, cà phê v v…
Dưỡng chất cho não trẻ 6 – 12 tháng tuổi
Từ 6 tháng tuổi, bé đã sẵn sàng bước vào thời kỳ ăn dặm, tuy nhiên sữa vẫn là
nguồn thực phẩm chính giúp bé duy trì tốc độ phát triển trí não và thể chất.
Mẹ cần lưu ý một số điều như sau khi lên thực đơn cho bé ở độ tuổi này:
1. Cung cấp đúng hàm lượng DHA
Việc cung cấp đúng các dưỡng chất quan trọng cho trí não không chỉ giúp trẻ
lớn về thể chất mà còn tác động nhiều đến sự phát triển cấu trúc não bộ cũng
như hoàn thiện các chức năng trí tuệ.
Theo khuyến nghị của WHO và FAO, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi cần
được cung cấp hàm lượng đúng 17mg DHA trên 100Kcal DHA và 34mg ARA trên
100Kcal để phát huy sức mạnh trí não. Việc cung cấp đúng các dưỡng chất quan
trọng cho trí não với hàm lượng khuyến nghị vào đúng thời kỳ phát triển này
không chỉ giúp trẻ lớn về thể chất mà còn tác động nhiều đến sự phát triển cấu trúc
não bộ cũng như hoàn thiện các chức năng trí tuệ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sữa mẹ vẫn nên là nguồn cung cấp dưỡng
chất chủ yếu cho bé dưới một tuổi. Do đó, các mẹ vẫn cần tiếp tục ăn uống hợp lý
các thực phẩm giàu Omega3 hoặc dùng thêm những loại vitamin và sản phẩm dinh
dưỡng dành cho bà mẹ có thai và cho con bú như Enfamama A+ để đảm bảo nguồn
dưỡng chất đầy đủ và bổ dưỡng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung sữa bột
có hàm lượng đúng DHA/ARA như một bữa ăn dặm, phụ thêm dinh dưỡng những
lúc mẹ đi làm.
Với hơn 30 nghiên cứu khoa hoc khác nhau, việc cung cấp đủ và đúng hàm lượng
DHA cho bé trong thai kỳ và trong suốt năm đầu tiên không những giúp bé cải
thiện thị lưc lúc 12 tháng tuổi tốt hơn theo nghiên cứu của Morale 2005, mà còn
giúp bé xử lý tình huống tốt hơn. Trong nghiên cứu của Drover 2009 được tiến
hành lúc trẻ 9 tháng tuổi cho thấy trẻ được bố sung đủ 17mg DHA trên 100Kcal và
34 mg ARA trên 100kcal thì có thể tiếp nhận các thông tin, lưu giữ, suy nghĩ và xử
lý tình huống tốt hơn. Cụ thể, trẻ có thể tìm món đồ chơi mà bé đang chơi khi bị
giấu đi dưới một chiếc khăn so với nhóm các bé không được bổ sung những chất
này.
2. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt
Bé ở lứa tuổi 6 – 12 tháng cần được bổ sung khoảng 11mg sắt mỗi ngày. Nếu
không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ thiếu hồng cầu, các mô, cơ quan sẽ không nhận
được lượng oxy cần thiết. Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất sắt cho bé bằng cách cho bé
uống các loại sữa công thức có bổ sung sắt. Ngoài ra, bé đã bắt đầu ăn dặm nên mẹ
có thể cho bé ăn dặm thêm ngũ cốc có tăng cường chất sắt hoặc cho bé ăn dặm đủ
các loại thực phẩm có chứa sắt khác (thịt, cá, trứng, gan…) để bổ sung dinh dưỡng
giúp bé phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu.
3. Không nên hạn chế bé ăn chất béo
Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển não bộ (60% não người là các axit béo
không no). Trọng lượng não bé tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn này là kết
quả của quá trình myelin hóa diễn ra nhanh chóng. Myelin hóa là quá trình chất
béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Myelin hóa liên quan tới sự trưởng
thành của hệ thần kinh. Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc myelin hóa tổ
chức thần kinh. Trong những năm đầu đời, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì hệ thần
kinh phát triển tốt vì trong sữa mẹ chứa nhiều lipid, năng lượng do lipid cung cấp
chiếm 50% tổng năng lượng của sữa.
4. Thận trọng khi cho bé ăn trái cây
Từ 6 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu uống thêm nước trái cây mỗi ngày nhưng
chưa nên vội cho bé uống nước cam và nước cà chua để bảo vệ dạ dày còn non nớt
của bé. Trong các tháng tiếp theo, bé dần dần ăn thêm được nhiều loại trái cây hơn,
mẹ cần gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn với khả năng nhai nuốt của bé
ở từng giai đoạn. Đặc biệt, mẹ cần chú ý gọt rửa trái cây kỹ càng và cẩn thận để
tránh các chất bảo quản gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và sức khỏe trí não của
trẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_do_dinh_duong_hoan_hao_cho_be_tu_0_0184.pdf