-Theo nghĩa rộng, thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá
trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của
một xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
-Theo nghĩa hẹp: thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá
trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức, phương thức và vận hành của
một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất
định.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chế độ đa đảng ớ các nước tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận - Chế độ đa đảng ớ các nước tư bản
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM
3.1 THỂ CHẾ:
- Theo nghĩa rộng, thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá
trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của
một xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
- Theo nghĩa hẹp: thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá
trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức, phương thức và vận hành của
một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất
định.
3.1 THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ:
Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những
nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức
thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở
chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ
quyền lợi và lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Khái niệm thể chế chính trị bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc
tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị.
Thể chế chính trị bao gồm thể chế nhà nước, thể chế các đảng chính trị, thể chế
các tổ chức chính trị xã hội, trong đó, thể chế nhà nước là quan trọng nhất.
- Thể chế chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc
thượng tầng kiến trúc. Song thể chế chính trị đồng thời lại là cơ sở chính trị – xã
hội quy định tính chất, nội dung của chế độ chính trị xã hội.
- Hiệu lực, vai trò của thể chế chính trị tùy thuộc vào hiệu lực và vai trò của từng
thể chế trong hệ thống chính trị cũng như của cơ chế vận hành của toàn hệ thống,
trong đó thể chế nhà nước là quan trọng nhất.
3.1 ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ:
Trong xã hội hiện đại, đảng chính trị đã trở thành đại biểu thực thụ cho các lực
lượng quần chúng nhất định trong quan hệ với quyền lực nhà nước. Hiện nay, các
học giả tư sản có hàng trăm định nghĩa khác nhau về đảng chính trị. Nhưng, từ sự
ra đời và tồn tại của các đảng chính trị đã cho thấy rõ:
- Đảng chính trị là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Đảng ra đời một
cách tự giác khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển ở trình độ cao đến mức cần phải
có một tổ chức tham mưu lãnh đạo, điều hành thống nhất về tư tưởng và hành
động của cả giai cấp. Lịch sử đấu tranh giai cấp của nhân loại bao giờ cũng có
những tổ chức tương tự như đảng chính trị. Song, lịch sử thật sự của đảng chính trị
chỉ bắt đầu từ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến và phát triển
mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Đảng sẽ mất ý nghĩa tồn tại khi sứ mệnh lịch sử
của giai cấp đã hoàn thành.
- Đảng chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Đảng chính trị không chỉ là
đại diện cho hệ tư tưởng mà còn là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của một giai
cấp; tập hợp những người giác ngộ nhất, kiên quyết nhất trong đấu tranh thực thi
quyền lực và lợi ích giai cấp mình, nên không có đảng nào là phi giai cấp hay siêu
giai cấp. Một giai cấp có thể có nhiều đảng, mỗi đảng đại diện cho một tầng lớp
trong giai cấp và cũng là đại biểu cho cả giai cấp đó. Lênin đã viết: ''Cuộc đấu
tranh của các chính đảng là biểu hiện hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ rệt nhất của cuộc
đấu tranh chính trị của các giai cấp''. Các đảng chính trị đều hướng tới 1ãnh đạo,
điều hành chính quyền nhà nước, tổ chức cho giai cấp và các lực lượng ngoài giai
cấp tiến hành đấu tranh theo đường lối chính trị của mình.Đây là vấn đề có tính
nguyên tắc.
- Bản chất giai cấp quy định vai trò lịch sử của đảng chính trị. Vai trò của một
đảng chính trị đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện
khác nhau, nhưng cơ bản nhất là phụ thuộc vào địa vị lịch sử và bản chất giai cấp
của đảng đó. Cho nên, khi xem xét toàn diện một đảng, phải tìm cho được bản chất
của nó. Lênin đã nhấn mạnh: ''Để nhận rõ được cuộc đấu tranh của các đảng, thì
không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử thật sự của đảng, nghiên cứu
chủ yếu là việc làm chứ không phải là những lời họ nói về bản thân họ, xem họ
giải quyết các vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ họ như thế nào trong
những vấn đề có 1iên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp khác nhau trong
xã hội''.
Như vậy, về bản chất, đảng chính trị là đội tiên phong của giai cấp hay tầng lớp,
lãnh đạo tầng lớp hay giai cấp đó đấu tranh để hiện thực hóa quyền lực, lợi ích của
tầng lớp và cả giai cấp mà mình đại diện trong một hoàn cảnh lịch sử xác định.
Đảng phái chính trị(thường được gọi vắn tắt là chính đảng hay đảng) là một tổ
chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định
trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng
thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại
diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu
thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ
quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia)
Trên thế giới hiện nay tồn tại hai dạng thể chế đảng chính trị bao gồm đơn đảng và
đa đảng, trong đó, loại hình đa đảng bao gồm lưỡng đảng, đa đảng và liên minh
đảng cầm quyền.
Chương 2: Chế độ đa đảng ở các nước tư sản
2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:
Chế độ đa đảng là một hình thái chính trị nhà nước trong đó lý do tồn tại của các
đảng là sự cạnh tranh về quyền lực. Mỗi đảng thường là đại diện cho các lực lượng
chính trị khác nhau, các nhóm lợi ích khác nhau… theo đuổi những lý tưởng, mục
tiêu khác nhau, thường là đối lập với nhau về nhiều mặt, từ chính sách đối nội, đối
ngoại, đến quan điểm, hệ tư tưởng – chế độ xã hội và ngày nay còn là thái độ, ứng
xử đối với môi trường.
Đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay.
Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị đều "tự do”, "bình
đẳng” trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm
quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến
thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều
thập kỷ. Mặt khác, chế độ đa đảng ở phương Tây, về thực chất, cũng là dựa trên cơ
sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư
bản.
2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐA ĐẢNG:
Căn cứ vào số lượng các đảng phái chính trị trong xã hội cũng như cách thức hoạt
động của các đảng này, người ta phân chia thành 3 dạng: lưỡng đảng, đa đảng và
liên minh đảng cầm quyền.
- Lưỡng đảng: đời sống chính trị của quốc gia do hai chính đảng chi phối, hoặc chỉ
tồn tại hai đảng, hoặc nếu nhiều hơn thì các đảng khác đều không đủ thế lực, đều
lu mờ trước sân khấu chính trị rồi ngả về ủng hộ một trong hai đảng.
- Đa đảng: Số lượng chính đảng chi phối đời sống chính trị của một quốc gia nhiều
hơn hai đảng.
- Liên minh đảng cầm quyền: Trong các quốc gia có thể chế chính trị đa đảng, một
đảng nào đó chiếm được đa số (sau thắng lợi bầu cử), nhưng chưa đạt đến mức độ
tuyệt đối thì phải liên minh với một số đảng khác tạo thành một liên minh cầm
quyền. Khi đó giữa các đảng có sự dàn xếp với nhau, điều hòa về các vị trí chủ
chốt trong nội các, điều hòa về chính sách và quyền lực. Đảng nào chiếm số lượng
cử tri đông nhất thì đảng đó có nhiều đại biểu trong quốc hội, có nhiều ghế trong
chính phủ, chiếm nhiều vị trí chủ chốt trong chính quyền nhà nước.
2.3. NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:
Sự xuất hiện học thuyết "tam quyền phân lập" (học thuyết phân chia quyền lực)
gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
chuyên chế. Để hạn chế quyền lực của nhà vua, các nhà tư tưởng của giai cấp tư
sản đã đưa ra luận điểm về sự cần thiết phân chia quyền lực nhà nước thành các
nhánh quyền lực độc lập. Những nhà tư tưởng này đã nhận thấy ở các nhà nước
quân chủ chuyên chế quyền lực nhà nước tập trung trong tay một nhà quân chủ
(một người), dẫn đến việc độc đoán, lạm quyền, tuỳ tiện trong việc sử dụng quyền
lực nhà nước.
Thuyết “Tam quyền phân lập" ra đời là một bước tiến bộ so với chế độ quân chủ
phong kiến. Nó đã trở thành ngọn cờ tư tưởng tập hợp quần chúng chống chế độ
phong kiến trong quá trình cách mạng tư sản thế kỷ XVII - XVIII. Khi giai cấp tư
sản giành được chính quyền, học thuyết "Tam quyền phân lập" trở thành nguyên
tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của nhà nước tư sản nhằm hạn chế sự độc quyền,
lạm quyền, tuỳ tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước. Nguyên tắc này đã tạo
ra cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
trong nhà nước tư sản.
Học thuyết "Tam quyền phân lập" gắn liền và phù hợp với chế độ chính trị đa
đảng của nhà nước tư sản. Có nhà nước tư sản áp dụng học thuyết này một cách
mềm dẻo (ở các nhà nước theo chính thể đại nghị, giữa hành pháp và lập pháp có
sự phối hợp với nhau và hành pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp); có những
nhà nước áp dụng học thuyết này một cách cứng rắn (ở các nhà nước theo chính
thể cộng hoà tổng thống có sự độc lập của các cơ quan quyền lực, hành pháp
không chịu trách nhiệm trước lập pháp). Như vậy, có thể thấy rằng, không có một
khuôn mẫu cố định của học thuyết "Tam quyền phân lập" để áp dụng chung cho
mọi nhà nước tư sản với các hình thức nhà nước khác nhau và càng không thể có
một khuôn mẫu chung về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước áp dụng chung
cho mọi nhà nước với những chế độ chính trị khác nhau. Ngay đối với một đất
nước, thì cách thức tổ chức và phân công quyền lực nhà nước cũng không phải là
bất biến, mà phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cho phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử của nước đó.
Xã hội tư bản lấy tự do cạnh tranh làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển chế độ
đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập. Các giai cấp có lợi ích khác nhau đều có
quyền thành lập đảng chính trị của mình và được phép hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật của nhà nước tư sản. Trong xã hội ấy, các tập đoàn tư bản lũng đoạn
khác nhau cũng thành lập ra các đảng chính trị để bảo vệ cho lợi ích của tập đoàn
đó. Họ ra sức công kích lẫn nhau. Mỗi đảng đều đưa ra cương lĩnh tranh cử nhằm
lôi kéo các tầng lớp dân cư mong chiếm được nhiều ghế trong các cuộc bầu cử
quốc hội, giành chức vụ đứng đầu cơ quan hành pháp (tổng thống, thủ tướng) để
đứng ra thành lập chính phủ.
Cơ chế đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập được coi như là cơ chế dân chủ
nhất, thích hợp nhất trong một xã hội mà quyền lực nhà nước được coi là trung
tâm giành giật trên chính trường của các thế lực tư sản. Chừng nào trong xã hội
còn sự cạnh tranh đối nghịch về lợi ích giữa các giai cấp, các tập đoàn tư bản thì
chừng ấy cơ chế đa đảng còn có thể phát huy tác dụng. Mặt khác, cũng cần lưu ý
rằng, mâu thuẫn giữa các đảng chính trị của các tập đoàn tư bản khác nhau thường
không phải là mâu thuẫn một mất, một còn. Nói chung, về bản chất nó đều bảo vệ
quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản đã được xác định trong Hiến pháp mà bất kỳ
đảng nào cũng đều phải tuân theo. Các đảng ấy chỉ khác nhau về lợi ích cục bộ,
còn về cơ bản nó vẫn thống nhất với nhau và khi cần phải bảo vệ lợi ích chung thì
nó vẫn cố kết với nhau như bàn thạch. Do đó, dù có mâu thuẫn, nhưng cuối cùng,
sau những ván bài chính trị, họ vẫn có thể nhân nhượng nhau, hợp tác với nhau,
chia sẻ quyền lực cho nhau; thành ra cơ chế đa đảng, xét đến cùng thì bản chất vẫn
là một, vẫn chỉ là đảng của giai cấp tư sản thay nhau nắm giữ quyền lực nhà nước.
- Chế độ đa đảng tồn tại ở nhiều nước trên thế giới còn do những yếu tố lịch sử,
trong quá trình đấu tranh giành độc lập, hoặc phá bỏ chế độ phong kiến, trong suốt
quá trình phát triển kinh tế, văn hóa của từng quốc gia. Từ khi giai cấp tư sản nắm
giữ được ngọn cờ dân tộc, biến dân tộc đó thành dân tộc - tư sản thì toàn bộ dân cư
của quốc gia đều vận động trong quỹ đạo của giai cấp tư sản.
2.4. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:
2.4.1. Ưu điểm:
Đa đảng đưa lại một số tác động tích cực nhất định cho các đảng tư sản và chế độ
tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho họ khả năng tránh nguy cơ độc quyền, độc
đoán, hạn chế sự lạm quyền, tuỳ tiện sử dụng quyền lực.
2.4.2. Nhược điểm:
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhìn thấy những hạn chế của thuyết phân quyền và đã
chỉ ra bản chất bên trong của nó và quyền lực nhà nước được sinh ra từ mâu thuẫn
giai cấp. Sự xuất hiện giai cấp, đồng thời cũng xuất hiện nhà nước và cùng với nó
là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực của một nhóm chủ thể
nhất định đối với toàn xã hội, với đặc thù sử dụng những biện pháp cưỡng chế
mang tính nhà nước. Quyền lực nhà nước là phạm trù thuộc thượng tầng kiến trúc,
do đó, tính chất của quyền lực nhà nước sẽ do hạ tầng cơ sở là các quan hệ kinh tế
quy định. Bộ phận cấu thành quan trọng nhất tạo nên bản chất của quyền lực nhà
nước là ý chí của giai cấp cầm quyền. Quyền lực nhà nước chỉ tồn tại thông qua bộ
máy nhà nước. Bộ máy này tạo nên sức mạnh của quyền lực nhà nước. Bản thân
nhà nước không phải là quyền lực, mà cùng với pháp luật chỉ là những công cụ
thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị, phục vụ
lợi ích của giai cấp thống trị và, do đó, về bản chất, nó là quyền lực thống nhất.
Nguyên tắc phân quyền chỉ tồn tại khi có sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực
xã hội khác nhau. Ở nhà nước tư sản, quyền lực nhà nước được tổ chức theo
nguyên tắc "Tam quyền phân lập", nhưng xét về bản chất, thì quyền lực nhà nước
lại thống nhất ở tính giai cấp và tính chính trị. Trên thực tế, phân chia quyền lực
hoàn toàn không tạo thành bức tường giữa các quyền lực, vì về bản chất, quyền
lực nhà nước là thống nhất trong một nhà nước thống nhất. Vì vậy, ngay trong các
nhà nước tư sản, bên cạnh tư tưởng về sự kiềm chế, đối trọng giữa các quyền lực,
đã đòi hỏi sự cần thiết về mối tương hỗ, phối hợp giữa các quyền lực. Đối với
những vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách nhà nước, thì mọi nhánh quyền
lực đều phải hành động thống nhất với nhau, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng vô
chính phủ và tan rã. Như vậy, có thể thấy rằng, quan điểm về tổ chức phân chia
quyền lực không có ý nghĩa tuyệt đối, phân chia quyền lực không loại trừ sự thống
nhất trong chính sách nhà nước về những vấn đề có tính nguyên tắc và sự tương
hỗ, phối hợp giữa các nhánh quyền lực.
Việc tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc "Tam quyền phân lập”, tuy có
những mặt tích cực trong việc hạn chế sự lạm quyền, tuỳ tiện sử dụng quyền lực,
nhưng mặt khác, lại tạo ra cơ chế kiềm chế, cản trở việc hình thành các cơ cấu, tổ
chức nhà nước. Vì vậy, trong những trường hợp này, để giải toả tình hình, các
nhánh quyền lực nhà nước, các chính đảng, lực lượng đối lập buộc phải thoả hiệp
với nhau.
Thể chế đa đảng cũng dễ khuyến khích các lực lượng đối lập vì lợi ích cục bộ chỉ
biết phản đối tất cả những gì của đảng cầm quyền, bất chấp phải-trái, đúng-sai,
không tôn trọng những lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực tế đã và đang diễn
ra ở không ít các quốc gia là các đảng tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây
ra rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thậm chí, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng đã đẩy một số nước lâm vào
khủng hoảng chính trị, chẳng những quyền dân chủ của người dân không được
đảm bảo mà tính mạng của họ cũng bị đe dọa.
Ví dụ: Cuộc xung đột giữa những người "áo đỏ” với Chính phủ đương nhiệm ở
Thái Lan và cuộc xung đột giữa chính phủ và phe đối lập Cư-rơ-gư-xtan vừa qua
là những ví dụ. Đảng phái chính trị (hàng trăm đảng phái) và do thế lực quân phiệt
Thái Lan cố tình dùng quyền lực của mình để đàn áp phong trào dân chủ và thanh
trừng lẫn nhau, nên trong 66 năm (từ sau Cách mạng tư sản năm 1932 – 1998),
Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo chính, bình quân cứ 2 năm lại có một cuộc đảo
chính thay đổi chính phủ.
Ví dụ: Tháng 5/2010, Thủ tướng Anh Gordon Brown- lãnh đạo Công đảng đã bất
ngờ tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo Công đảng sau khi đảng này thất bại trong cuộc
bầu cử cuối tuần trước. Trong cuộc bầu cử này, đảng Bảo thủ chiếm được nhiều số
ghế nhất nhưng không đủ đa số để thành lập chính phủ. Quốc hội Anh đã rơi vào
trạng thái “treo” do không đảng nào thu đủ đa số cần thiết 326 ghế để giành quyền
đứng ra thành lập chính phủ. Lãnh đạo Đảng Bảo thủ David Cameron trở thành
thủ tướng đứng ra lập nội các mới trong sự liên minh với đảng Dân chủ tự do của
ông Nick Clegg. Đây là chính phủ liên minh đầu tiên kể từ năm 1935 tới nay.
Chương 3: Chế độ đa đảng ở một vài nước tư sản điển hình trên thế giới
3.1 MỸ:
Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Ở nước Mỹ có nhiều chính
đảng, mỗi đảng đều đại diện cho lợi ích của những bộ phận dân cư khác nhau.
Nhưng từ ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776) tới nay, không đảng nào
có đủ sức mạnh cạnh tranh với hai đảng (Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ) đại
diện cho hai tập đoàn tư bản kếch xù. Thành thử lịch sử Nhà nước Mỹ, kể từ khi
họ giành được độc lập tới nay, là lịch sử đấu tranh, giành giật giữa hai chính đảng
mà kết cục là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Các chính
đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ trước sân khấu chính trị rồi ngả về ủng
hộ một trong hai đảng.
3.1.1 Sự hình thành hệ thống hai đảng (lưỡng đảng):
- Hình thành từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XVIII, dưới chính quyền Tổng thống
Oasinhtơn. Do không được Tổng thống ủng hộ, Jephesơn tập hợp thành nhóm
Cộng hòa đổi tên thành Cộng Hòa – Dân chủ, tiền thân của Đảng Dân chủ sau này.
- Đến năm 1824, đảng phân liệt thành nhiều phe phái và phân chia thành hai nhóm
chống đối nhau: Đảng Dân chủ (đại diện cho chế độ nô lệ ở miền Nam) và Đảng
Uých (đại diện cho các chủ ngân hàng, tư sản và chủ đồn điền miền Nam).
- Trong những năm 1850, Đảng Uých sụp đỗ và đến 1854, những người thuộc
Đảng Uých và những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ
đã thành lập Đảng Cộng hòa (đại diện cho quyền lợi của miền Bắc và miền Tây).
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau nắm chính quyền cho đến ngày nay.
- Ngoài ra, ở Mỹ còn tồn tại một số đảng khác như: Đảng Dân túy, Cấp tiến, Độc
lập, Cải cách, Đảng Cộng sản Mỹ (được thành lập 1920).
3.1.2 Đặc điểm:
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều
dài lịch sử Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp, bầu cử sơ
bộ do tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên của từng
đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó. Từ lần tổng tuyển cử năm
1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824
(mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792), và Đảng Cộng
hòa thành lập năm 1854.
- Có nhiều chính đảng, mỗi đảng đại diện cho lợi ích của những bộ phận dân cư
khác nhau à các chính đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ và ngả về ủng
hộ một trong hai đảng.
- Hệ thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở Mỹ không gắn bó và kỷ luật. Nội
bộ các đảng không đồng nhất, thiếu sự gắn kết do nền tảng xã hội mỗi đảng khác
nhau nhưng đều cùng bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản à tổ chức và hoạt
động của hai đảng như hai tổ chức bầu cử.
- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa như hai tổ chức tranh cử thường trực. Khi bầu
cử kết thúc thì hoạt động của các đảng cũng dừng.
- Tổ chức lỏng lẻo, quyền lực phân tán, không có nội quy, kỷ luật, chế định đảng
viên. Không có tôn chỉ lâu dài, không có cương lĩnh cố định.
- Các tổ chức trong đảng hoạt động độc lập, quan hệ trên dưới rời rạc.
- Tuy nhiên, hai đảng thống nhất ở mục tiêu chung là bảo vệ chế độ sở hữu tư
nhân, hiến pháp liên bang, thể chế chính trị đương thời,…
Liên hiệp vương quốc anh và bắc ailen:
3.1
3.1.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:
Các đảng chính trị ở Vương quốc Anh ra đời vào giữa thế kỷ thứ 19. Từ đó đến
những năm 1920, Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do thống trị đời sống chính trị ở
Vương quốc Anh. Tuy nhiên, năm 1923, Công Đảng – một liên minh giữa các
nghiệp đoàn và nhiều tổ chức theo đường lối xã hội chủ nghĩa – giành thắng lợi
trong cuộc tổng tuyển cử và lên nắm quyền trong một thời gian ngắn.
Trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, trong khoảng thời gian từ năm 1939
đến năm 1945, Chính phủ Vương quốc Anh là một liên minh hiệu quả của ba
chính đảng.
Từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai năm 1945, đảng Bảo thủ và
Công đảng luôn thống lĩnh chính trị nước Anh, thay nhau lên nắm quyền từ đó đến
nay.
Đảng Tự do sáp nhập với Đảng Dân chủ Xã hội mới được thành lập năm 1988 để
lập ra đảng Dân chủ Tự do và trở thành đảng lớn thứ ba ở Vương quốc Anh. Ba
đảng này đại diện cho phái đoàn của Vương quốc Anh trong Nghị viện châu Âu và
các cơ quan phân cấp ở Xcốt-len và xứ Uên.
Bắc Ai-len khác với các nước khác trong Vương quốc Anh ở chỗ sự gắn kết đảng
phái chủ yếu dựa trên gốc gác tôn giáo và dân tộc của cá nhân. Đảng Dân chủ Tự
do và Công đảng không tranh giành bầu cử ở đây. Đảng Bảo thủ có tham gia tranh
giành ghế, nhưng nhận được rất ít sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử gần đây.
Ở Vương quốc Anh có ba chính đảng chính, gồm Công Đảng, Đảng Bảo thủ và
Đảng Dân chủ Tự do.
Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương quốc
Anh và châu Âu, và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Xcốt-len, xứ Uên
và Bắc Ai-len.
Có một số đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Xcốt-len – Đảng Dân tộc
Xcốt-len – và ở xứ Uên – Đảng Plaid Cymru.
Bắc Ai-len có một số đảng bị chia tách chủ yếu dựa trên đường lối dân tộc và tôn
giáo. Các đảng như vậy bao gồm Đảng của những người liên hiệp Ulster (Ulster
Unionists), Đảng của những người liên hiệp Dân chủ (Democratic Unionists),
Đảng Dân chủ và Lao động (Social Democratic and Labour Party) và Đảng Sinn
Féin.
Đảng Xanh (Green Party) và Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UK Independence
Party) cũng nhận được khá nhiều sự ủng hộ.
3.1.2 Đặc điểm:
- Không giống các quốc gia châu Âu khác, Liên hiệp Vương quốc Anh sử dụng hệ
thống một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first-past-the-post system) để tuyển
chọn thành viên Quốc hội. Do đó, các cuộc tuyển cử và các chính đảng tại Anh bị
chi phối bởi Luật Duverger, dẫn đến việc qui tụ các ý thức hệ chính trị tương đồng
về một vài chính đảng lớn và hạn chế khả năng của các đảng nhỏ giành được
quyền đại diện tại Quốc hội.
- Trong lịch sử, chính trường Anh quốc bị chi phối bởi hệ thống lưỡng đảng, mặc
dù hiện nay có ba chính đảng đang kiểm soát hệ thống chính trị tại đây. Lúc đầu,
Bảo thủ và Tự do là hai chính đảng thống trị chính trường, nhưng Đảng Tự do sụp
đổ vào đầu thế kỷ 20 và được thế chỗ bởi Đảng Lao động. Trong thập niên 1980,
các đảng viên Tự do sáp nhập với Đảng Dân chủ Xã hội để thành lập thành lập
Đảng Dân chủ Tự do, có đủ thực lực để được xem là một chính đảng lớn. Còn có
các chính đảng nhỏ hơn tham gia vào các cuộc tuyển cử. Trong số này có vài đảng
giành được ghế tại Quốc hội.
- Sự tồn tại của hai đảng đối lập trong hoạt động nhà nước đã góp phần hạn chế
đáng kể sự lạm quyền. Một trong những biểu hiện rõ rệt của nó là chế độ nội các
bóng “shadow cabinet” ở Anh. Theo đó, đảng đối lập thành lập ra một chính phủ
riêng của mình với chức năng chủ yếu là phản biện lại chính sách của chính phủ
đương nhiệm và trong trường hợp đảng cầm quyền buộc phải ra đi, chính phủ
“trong bóng tối” này sẽ tiếp quản nhiệm vụ mới một cách tương đối dễ dàng và
suôn xẻ.
- Các đảng được tổ chức chặt chẽ, luôn thống nhất nhưng không có cương lĩnh lâu
dài và điều lệ.
- Các đảng phái tìm cách tác động đến sự hình thành bộ máy nhà nước bằng cách
cử ra ứng cử viên tham gia tranh cử vào các cơ quan lập pháp, hành pháp.
- Tác động đến hoạt động của bộ máy nhà nước: điều này được thể hiện ở sự kiểm
soát và tác động của đảng đến các thành viên của nó khi họ tham gia chính quyền,
đặc biệt là họ khi nắm giữ những chức vụ lãnh đạo cấp cao (như tổng thống, thủ
tướng). Thông qua các đảng viên cốt cán đó, đảng khéo léo đưa những chủ trương,
đường lối của mình vào chính sách, pháp luật của nhà nước theo hướng có lợi cho
đảng mình.
- Hệ thống chính phủ Anh được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới - một di sản từ
thời quá khứ thực dân — chủ yếu tại các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung
Anh. Thành viên Nghị viện (Member of Parliement) chiếm đa số trong Hạ viện
thường là phái có quyền chỉ định thủ tướng - thường là lãnh đạo của đảng lớn nhất
hay, nếu không có đảng nào chiếm đa số, là liên minh lớn nhất.
Pháp:
3.
3.1.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:
Hiện nay ở Pháp có trên 20 đảng, tập hợp thành hai phe: tả và hữu. Trong phe tả
lại chia thành tả, trung tả, cực tả. Trong phe hữu có hữu, trung hữu và cực hữu.
3.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 93_9198.pdf