Mặc dù Ubuntu Linux ngày càng được người dùng yêu thích bởi sự tiện dụng và hoàn toàn mở của nó, tuy nhiên dù là người có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng hệ điều hành này cũng phải thừa nhận rằng không thể thiếu Windows. Trước đây chúng tôi đã giúp người dùng Windows có thể trải nghiệm Linux ngay trên hệ thống của mình với VMware Player. Vậy ngược lại, người dùng Linux có thể chạy Windows như là máy ảo hay không?.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chạy Windows trong Ubuntu với VMware Player, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chạy Windows trong Ubuntu với VMware Player
Mặc dù Ubuntu Linux ngày càng được người dùng yêu thích bởi sự tiện dụng và hoàn toàn mở của nó, tuy nhiên dù là người có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng hệ điều hành này cũng phải thừa nhận rằng không thể thiếu Windows. Trước đây chúng tôi đã giúp người dùng Windows có thể trải nghiệm Linux ngay trên hệ thống của mình với VMware Player. Vậy ngược lại, người dùng Linux có thể chạy Windows như là máy ảo hay không?...
>>> Chạy Ubuntu trong Windows 7 bằng VMware PlayerLinux thực sự thân thiện hơn với hầu hết chúng ta, tuy nhiên nhiều phần mềm thương mại chỉ có sẵn cho Windows và Mac. Chạy Dual-boot giữa Windows và Linux là cách được sử dụng phổ biến nhiều năm trước đây, nhưng sự bất tiện của nó ở chỗ mỗi khi cần dùng hệ điều hành khác bạn cần khởi động lại máy để chọn.Với công nghệ ảo hóa, bạn sẽ không còn gặp phải những phiền phức này. VMware Player cho phép bạn nhanh chóng cài đặt bất kỳ phiên bản Windows nào trong một máy ảo. Trong VMware bạn được tích hợp nhiều công cụ tuyệt vời để copy - paste các chương trình giữa Linux và Windows, hay thậm chí là chạy những ứng dụng Windows side-by-side với Linux.[h=2]Bắt đầu[/h] Trước tiên bạn tải về bản mới nhất của VMware Player cho Linux, chọn loại 32-bit hoặc 64-bit phù hợp với hệ thống của mình. VMware Player được tải về miễn phí, nhưng bạn cần phải đăng ký. Đăng nhập bằng tài khoản VMware hoặc tạo một cái mới nếu chưa có. Sau đó tiến kích vào link tải phần mềm:
VMware Player khá dễ dàng để cài đặt trên Linux, nhưng bạn sẽ cần khởi động trình cài đặt từ terminal. Nhập vào dòng lệnh sau và thực thi, thay thế version/build_number bằng số phiên bản ở cuối tập tin bạn vừa tải về.chmod +x ./VMware-Player-version/build_number.bundle Sau đó, nhập vào lệnh dưới đây để cài đặt, thay version/build_number bằng số phiên bản của bạn.gksudo bash ./VMware-Player-version/build_number.bundle
Bạn có thể cần nhập vào mật khẩu quản trị để bắt đầu cài đặt, sau đó trình cài đặt VMware Player dạng đồ họa sẽ hiển thị. Đánh dấu vào lựa chọn cho phép kiểm tra bản cập nhật của sản phẩm rồi ấn submit và cài đặt như bình thường.
VMware Player cần một vài phút để hoàn tất quá trình này, và bạn có thể chạy nó ngay mà không cần khởi động lại. Vào Applications > System Tools > VMware Player.
Trong lần đầu tiên sử dụng phần mềm, bạn cần chấp nhận điều khoản giấy phép của nhà cung cấp, nhấn Accept để đồng ý.
VMware player đã sẵn sàng cho bạn cài đặt các máy ảo bằng cách nhấn chọn Create a New Virtual Machine.
[h=2]Cài đặt Windows trong VMware Player trên Ubuntu[/h] Bây giờ bạn bắt đầu kích Create a New Virtual Machine. Một hộp thoại mở ra, chọn đĩa cài đặt hoặc file ảnh ISO của Windows. Như ở đây chúng tôi chọn Windows 7 ISO. Nhấn Next để tiếp tục.
Nhập vào mã sản phẩm Windows của bạn, chọn phiên bản Windows để cài, cuối cùng nhập user và password. Nhấn Next.
Tất nhiên bạn có thể để trống ở trường Windows product key để nhập vào sau, hoặc chỉ muốn dùng thử 90 ngày. VMware sẽ hỏi bạn có muốn tiếp tục? Nhấn Yes.
Cuối cùng nhập vào tên của máy ảo cần tạo và chọn vị trí lưu trữ cho nó.
Lưu ý: Việc này yêu cầu ít nhất 15GB không gian đĩa trống, vì vậy bạn cần chọn ổ đĩa đủ dung lượng để cài đặt.Do dung lượng của ổ đĩa ảo sẽ tăng lên khi được sử dụng nhiều, nên chúng tôi khuyến cáo bạn chọn ổ cứng có dung lượng cao hơn một chút. Ở đây chúng tôi chọn 40GB. Ngoài ra còn có hai lựa chọn lưu trữ ổ đĩa ảo trên một file duy nhất hay chia thành nhiều file khác nhau. Việc lưu thành một tập tin sẽ có hiệu suất tốt nhất, nhưng bạn có thể chọn trường hợp 2 theo nhu cầu của mình.
Cuối cùng, kiểm tra lại các thiết lập, nếu mọi thứ đều ổn bạn nhấn Finish để tạo máy ảo.
VMware sẽ bắt đầu cài đặt Windows mà không cần thêm bất kỳ thao tác nào từ phía người dùng. Do tính năng tuyệt vời này mà VMware được chọn là giải pháp ảo hóa dễ dàng nhất hiện nay.
[h=2]Cài đặt VMware Tools[/h] Theo mặc định, VMware Player không được tích hợp sẵn bộ công cụ VMware Tools; thay vào đó nó sẽ được tự động tải về hệ thống khi người dùng cài đặt một hệ điều hành nào đó. Nếu đây là lần đầu tiên bạn cài Windows làm máy ảo, có một nhắc nhở yêu cầu bạn tải về bộ công cụ này. Kích Download and Install.
VMware bắt đầu tải về và cài đặt bộ công cụ cần thiết. Bạn có thể cần nhập vào mật khẩu quản trị của mình.
Theo thử nghiệm của chúng tôi, toàn bộ quá trình tạo máy ảo này cần khoảng 30 phút để hoàn thành (bao gồm các driver và VMware Tools). Đáng tiếc rằng chúng ta không có tính năng Aero glass. VMware Player chỉ hỗ trợ hiệu ứng này khi sử dụng Windows làm hệ điều hành chủ.Ngoài vấn đề này, Windows đã hoàn toàn sẵn sàng cho bạn sử dụng. Bạn có thể copy – paste văn bản, hình ảnh hoặc các file giữa Ubuntu và Windows, hoặc đơn giản là chỉ cần kéo – thả.
[h=2]Chế độ Unity[/h] Sử dụng Windows trong một cửa sổ riêng biệt đôi khi gây khó khăn và phiền phức cho người dùng. Do đó hãy thống nhất các chế độ giữa các hệ điều hành lại bằng chức năng Unity. Trong menu của VMware, chọn Virtual Machine > Enter Unity.
Windows desktop lúc này sẽ biến mất, và bạn sẽ thấy một menu Windows mới dưới menu của Ubuntu. Điều này hoạt động tương tự Start Menu của Windows, bạn có thể mở các ứng dụng Windows và các tập tin trực tiếp từ đây.
Theo mặc định, các chương trình chạy từ Windows sẽ có đường viền bao quanh và một biểu tượng của VMware trên góc. Nếu không thích bạn có thể bỏ định dạng này trong pane thiết lập của VMware. Từ menu của VMware, kích Virtual Machine > Virtual Machine Settings (hoặc nhấn Ctrl + D). Chuyển sang tab Options, chọn Unity và bỏ chọn ở 2 mục Show borders, Show badges.
Unity sẽ giúp các chương trình Windows ở “cùng nhà” với Ubuntu đem lại sự tiện lợi hơn khi sử dụng song song hai hệ điều hành. Ví dụ chúng tôi có thể mở cùng lúc Word 2010, IE8 và ứng dụng Ubuntu Help. Lưu ý rằng các ứng dụng Windows hiển thị trong thanh taskbar bên dưới ứng dụng Linux, và nếu bạn sử dụng hiệu ứng đồ họa Compiz trong Ubuntu, các chương trình khác của Windows cũng sẽ được áp dụng hiệu ứng này.
Đương nhiên bạn hoàn toàn có thể chuyển trở lại chế độ chỉ chạy Windows trong VMware Player bằng cách kích nút Exit Unity trong cửa sổ VMware.
Như vậy, mỗi khi muốn sử dụng Windows trong Linux, bạn chỉ cần khởi động nó từ VMware Player.
Kết luận:VMware Player là một giải pháp ảo hóa tuyệt vời để chạy Windows trên máy tính cài Ubuntu. Ưu điểm lớn nhất của nó là làm cho các chương trình trong Windows “hòa quyện” với Linux và có thể chạy cùng lúc một cách dễ dàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chay_windows_trong_ubuntu_voi_vmware_player.doc