CMTTKSR là những tai biến chảy máu xảy ra sau khi sổ thai, lúc rau còn
nằm trong buồng tử cung và sau khi thai đã sổ ra ngoài, chỉ gọi CMTTKSR khi số
lượng máu chảy ra quá mức bình thường, có ảnh hưởng chung đến tình trạng thai
phụ ( bình thường 80-100ml máu, bát thường > 300ml máu, nói chung tuỳ trường
hợp cụ thể gây ảnh hưởng đến toàn trạng sản phụ)
CMTTKSR là biến chứng thường gặp chẳng những trong các cuộc đẻ khó
mà ngay cả trong những trường hợp đẻ dễ. Nó là biến chứng nguy hiểm, có thể
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không kịp thời xử trí và hồi sức tốt, sản phụ có
thể tử vong.
Đánh giá chất lượng máu chảy nhiều hay ít không thể căn cứ lượng máu
chảy ra ngoài âm hộ mà có khi máu chảy đọng trong tử cung. Vì vậy phải cả máu
chảy ngoài âm hộ và co hồi tử cung.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chảy máu trong thời kỳ sổ rau (kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẢY MÁU TRONG THỜI KỲ SỔ RAU
(Kỳ 1)
CMTTKSR là những tai biến chảy máu xảy ra sau khi sổ thai, lúc rau còn
nằm trong buồng tử cung và sau khi thai đã sổ ra ngoài, chỉ gọi CMTTKSR khi số
lượng máu chảy ra quá mức bình thường, có ảnh hưởng chung đến tình trạng thai
phụ ( bình thường 80-100ml máu, bát thường > 300ml máu, nói chung tuỳ trường
hợp cụ thể gây ảnh hưởng đến toàn trạng sản phụ)
CMTTKSR là biến chứng thường gặp chẳng những trong các cuộc đẻ khó
mà ngay cả trong những trường hợp đẻ dễ. Nó là biến chứng nguy hiểm, có thể
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không kịp thời xử trí và hồi sức tốt, sản phụ có
thể tử vong.
Đánh giá chất lượng máu chảy nhiều hay ít không thể căn cứ lượng máu
chảy ra ngoài âm hộ mà có khi máu chảy đọng trong tử cung. Vì vậy phải cả máu
chảy ngoài âm hộ và co hồi tử cung.
CMTTKSR gồm: Đờ tử cung, sót rau sau đẻ, rau cài răng lược, lộn tử cung
và rách đường sinh dục.
1. Nguyên nhân chảy máu trong thời kỳ sổ rau:
1.1. Đờ tử cung:
Là dấu hiệu cơ tử cung không co chặt lại thành khối an toàn sau đẻ để thực
hiện tắc mạch sinh lí, do đó gây chảy máu. Có hai loại đờ tử cung
- Đờ tử cung còn hồi phục: Cơ tư cung giảm trương lực sau đẻ nhưng còn
đáp ứng với kích thích cơ học, lí học, hoá học.
- Đờ tử cung không phục hồi: Cơ tử cung và hệ thống thần kinh không còn
khả năng đáp ứng với bất kì kích thích nào.
1.1.1 Nguyên nhân:
- Do chất lượng cơn co tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có vết sẹo mổ
cũ, u xơ tử cung , tử cung dị dạng.
- Do tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to.
- Do chuyển dạ kéo dài.
- Do nhiễm khuẩn ối.
- Do sót rau trong buồng tử cung ( Đờ tử cung thứ phát)
- Do sản phụ suy nhược, thiếu máu, cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
1.1.2 Triệu chứng chẩn đoán:
- Chảy máu sau khi sổ thai và sau khi sổ rau là triệu chứng phổ biến, máu
chảy ứ đọng trong buồng tử cung mỗi khi có cơn co tử cung lại đẩy ra một lượng
máu, nếu tử cung đờ hoàn toàn không hồi phục thì máu chảy ra liên tục hoặc khi
ta ấn đáy TC máu chảy ra ồ ạt.
- Tử cung to, giãn mềm, co trên rốn, không thành lập cầu an toàn dù rau đã
sổ.
- Mật độ cơ tử cung nhão, khi cho tay vào buồng tử cung không thấy tử
cung co bóp lấy tay, mật độ tử cung nhão như trong cái túi, trong tử cung vón
máu cục và máu loãng.
- Toàn thân da xanh, niêm mạc nhợt, huyết áp hạ, mạch nhanh, khát nước,
chân tay lạnh, vã mồ hôi.
1.1.3 Xử trí:
- Cầm máu bằng các phương pháp sau
+ ấn động mạch chủ bụng nếu máu chảy nhiều
+ Kiểm soát tủ cung lấy máu đọng và rau sót sau khi đã chống choáng.
+ Gây phản xạ co bóp tử cung: Xoa bóp tử cung qua thành bụng, phối hợp
với tay trong tử cung hoặc chèn ép tử cung bằng 2 tay
+ Tiêm vào cơ tử cung qua thành bụng 5- 10 đv Oxytoxin
+ Truyền TM nhỏ giọt 5-10 đv Oxytoxin + HTN 5%- 500ml
+ Tiêm Ergometrin 0,2 mg hoặc Methegin 0,05mg vào bắp thịt.
Sau khi đã xoa bóp liên tục tử cung, dùng thuốc không kết quả nghĩ
tới đờ tử cung không hồi phục tiến hành mổ cắt tử cung bán phần hoặc thắt động
mạch tử cung ở người còn trẻ.
Dự phòng : Đề phòng đờ tử cung trong chuyển dạ kéo dài, nhiều thai đa
ối, thai to, đẻ nhiều lần truyền Oxytoxin 5 sau khi thai sổ, giúp rau bong sớm tránh
chảy máu. Sau khi bong rau kiểm tra kỹ bánh rau đề phòng sót rau và tiêm TM 5-
10 đv Oxytoxin vào cơ tử cung.
2.Sót rau:
2.1 Nguyên nhân:
- Do tiền sử sảy thai, nạo thai nhiều lần .
- Đẻ non, thai lưu, vết mổ cũ.
- Đẻ nhiều lần, có lần viêm niêm mạc TC
- Đẩy ấn tử cung trong lúc đẻ
2.2 Triệu chứng lam sang
- Chảy máu ngay sau khi sổ rau
- Tử cung to chảy máu đọng lại trong buồng tử cung tạo thành đờ tử cung
thứ phát.
- Lượng máu ít có thể tử cung vẫn co hồi dưới rốn
- Kiểm tra bánh rau thấy nhiều múi- chú ý bánh rau phụ khi thấy các mạch
máu trên màng rau.
2.3 Điều trị
- Kiểm soát tử cung lấy rau sót, màng rau và toàn bộ máu cục.
- Tiêm Oxytoxin 5-10 đv qua cơ tử cung.
- Truyền dịch, máu nếu mất máu nặng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chay_mau_trong_thoi_ky_so_rau_ky_1_4353.pdf